Xem ngày tốt xuất hành theo lịch của Khổng Minh – Gia Cát Lượng
- Ngày nay khi mà xã hội có quá nhiều bất ổn, những bất ổn đó một phần do chính con người chúng ta gây ra, nó là những tác nhân cơ bản làm cho rất nhiều người cảm thấy bất an trong cuộc mưu sinh, dẫn đến trong xã hội đã xuất hiện một bộ phận người, lợi dụng những hạn chế tâm lý này để làm giàu bất chính, đôi khi gây hoang mang sợ hãi cho không ít người nhẹ dạ cả tin, và tin một cách mù quáng vào những quan niệm về cuộc mưu sinh mang tính huyền bí.
- Mặc dù vậy tất cả những điều đó đôi khi cũng không phải là không có cơ sở, duy chỉ có điều trong văn hóa Phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng những kinh nghiệm mà cha anh đúc kết lại được lưu truyền như một phương thức mang tính bí ẩn, thiếu cơ sở khoa học đôi khi mang tính tiên định, đó là căn do của mọi ưu tư mà trong cõi nhân sinh mỗi chúng ta đều đối mặt.
- Xin giới thiệu một phần văn hóa huyền bí mà thực ra đã nằm trong hiểu biết của rất nhiều người từ nhiều ngàn năm nay, xong những tham chiếu đó theo cá nhân tôi cũng chưa thực sự có cơ sở xác tín để đưa ra chân lý thỏa đáng.
- Bảng xem ngày của cụ Khổng Minh dựa vào bảng này ta có thể sơ bộ tính được ngày tốt ngày xấu trong một năm trên cơ sở đó thỏa mãn phần nào những băn khoăn của một bộ phận người.
BẢNG XEM NGÀY CỦA CỤ KHỔNG MINH
(CHÚ Ý TIẾT LỆNH THÁNG AL).
- Tháng1 Dần: Ngày Lập xuân (Tìm Hiểu Thêm Ngày Đầu Tiên Của Năm) đến Kinh trập.
- Tháng2 Mão: Kinh trập đến Thanh minh.
- Tháng3 Thìn: Thanh minh đến Lập hạ.
- Tháng4 Tị: Lập hạ đến Mang chủng.
- Tháng5 Ngọ: Mang chủng đến Tiểu thử.
- Tháng6 Mùi: Tiểu thử đến Lập thu.
- Tháng7 Thân: Lập thu đến Bạch lộ.
- Tháng8 Dậu: Bạch lộ đến Hàn lộ.
- Tháng9 Tuất: Hàn lộ đến Lập đông.
- Tháng10 Hợi: Lập đông đến Đại tuyết.
- Thang11 Tý: Đại tuyết đến Tiểu hàn.
- Tháng12 Sửu: Tiểu hàn đến Lập xuân.
=> Vd: Năm này Đinh Dậu (2017), tại Việt Nam Lập xuân lúc 22h 34' ngày 03/02/2017DL - tức mùng 7tết, (Nhưng do độ trễ thời gian của tháng 12AL là 20phút (ngày ngắn đêm dài), nên Lập xuân sẽ vào lúc 22g 54phút (Cuối giờ Kỷ Hợi). Như vậy, gần trọn ngày mùng 7 (Tức ngày Tân Dậu), vẫn thuộc tháng Tân Sửu năm Bính Thân (2016). Khi xem ngày theo Tiết khí, ta phải tính mùng 7 Tết vẫn thuộc tháng 12AL năm Bính Thân mới chính xác.
1-Tháng 1, 4, 7, 10: (THEO NGÀY ÂM LỊCH)
Các ngày Hảo Thương (Tốt) trong các tháng này là: 06, 12, 18, 24, 30
Các ngày Đạo Tặc trong các tháng này là: 05, 11, 17, 23, 29
Các ngày Thuần Dương(Tốt) trong các tháng này là: 04, 10, 16, 22, 28
Các ngày Đường Phong (Tốt) trong các tháng này là: 01, 07, 13, 19, 25
Các ngày Kim Thổ trong các tháng này là: 02, 08, 14, 20, 26
Các ngày Kim Dương (Tốt) trong các tháng này là: 03, 09, 15, 21, 27
Ngày Đường Phong : Rất tốt, xuất hành thuận lợi, cầu tài được như ý muốn, gặp quý nhân phù trợ
Ngày Kim Thổ : Ra đi nhỡ tàu, nhỡ xe, cầu tài không được, trên đường đi mất của, bất lợi.
Ngày Kim Dương: Xuất hành tốt, có quý nhân phù trợ, tài lộc thông suốt, thưa kiện có nhiều lý phải.
Ngày Thuần Dương: Xuất hành tốt, lúc về cũng tốt, nhiều thuận lợi, được người tốt giúp đỡ, cầu tài được như ý muốn, tranh luận thường thắng lợi.
Ngày Đạo Tặc: Rất xấu. Xuất hành bị hại, mất của.
Ngày Hảo Thương: Xuất hành thuận lợi, gặp người lớn vừa lòng, làm việc việc như ý muốn, áo phẩm vinh quy.
2- Tháng 2, 5, 8, 11:
Các ngày Thiên Đạo trong các tháng này là: 01, 09, 17, 25
Các ngày Thiên Thương (Tốt) trong các tháng này là: 08, 16, 24, 30
Các ngày Thiên Hầu trong các tháng này là: 07, 15, 23
Các ngày Thiên Dương (Tốt) trong các tháng này là: 06, 14, 22
Các ngày Thiên Môn (Tốt) trong các tháng này là: 02, 10, 18, 26
Các ngày Thiên Đường (Tốt) trong các tháng này là: 03, 11, 19, 27
Các ngày Thiên Tài (Tốt) trong các tháng này là: 04, 12, 20, 28
Các ngày Thiên Tặc trong các tháng này là: 05, 13, 21, 29
Ngày Thiên Đạo: Xuất hành cầu tài nên tránh, dù được cũng rất tốn kém, thất lý mà thua.
Ngày Thiên Môn: Xuất hành làm mọi việc đều vừa ý, cầu được ước thấy mọi việc đều thành đạt.
Ngày Thiên Đường: Xuất hành tốt, quý nhân phù trợ, buôn bán may mắn, mọi việc đều như ý.
Ngày Thiên Tài: Nên xuất hành, cầu tài thắng lợi. Được người tốt giúp đỡ. Mọi việc đều thuận.
Ngày Thiên Tặc: Xuất hành xấu, cầu tài không được. Đi đường dễ mất cắp. Mọi việc đều rất xấu.
Ngày Thiên Dương: Xuất hành tốt, cầu tài được tài. Hỏi vợ được vợ. Mọi việc đều như ý muốn.
Ngày Thiên Hầu: Xuất hành dầu ít hay nhiều cũng cãi cọ, phải tránh xẩy ra tai nạn chảy máu, máu sẽ khó cầm.
Ngày Thiên Thương: Xuất hành để gặp cấp trên thì tuyệt vời, cầu tài thì được tài. Mọi việc đều thuận lợi.
3- Tháng 3, 6, 9, 12
Các ngày Bạch Hổ Đầu (Tốt) trong các tháng này là: 02, 10, 18, 26
Các ngày Bạch Hổ Kiếp (Tốt) trong các tháng này là: 03, 11, 19, 27
Các ngày Bạch Hổ Túc trong các tháng này là: 04,12,20, 28
Các ngày Huyền Vũ trong các tháng này là: 05, 13, 21, 29
Các ngày Chu Tước trong các tháng này là: 01, 09, 17
Các ngày Thanh Long Túc trong các tháng này là: 08, 16, 24, 30
Các ngày Thanh Long Kiếp (Tốt) trong các tháng này là: 07, 15,25, 23
Các ngày Thanh Long Đâu (Tốt) trong các tháng này là: 06, 14, 22
Ngày Chu Tước: Xuất hành, cầu tài đều xấu. Hay mất của, kiện cáo thua vì đuối lý.
Ngày Bạch Hổ Đầu: Xuất hành, cầu tài đều được. Đi đâu đều thông đạt cả.
Ngày Bạch Hổ Kiếp: Xuất hành, cầu tài được như ý muốn, đi hướng Nam và Bắc rất thuận lợi.
Ngày Huyền Vũ: Xuất hành thường gặp cãi cọ, gặp việc xấu, không nên đi.
NgàyThanh Long Đầu: Xuất hành nên đi vào sáng sớm. Cỗu tài thắng lợi. Mọi việc như ý.
Ngày Thanh Long Kiếp: Xuất hành 4 phương, 8 hướng đều tốt, trăm sự được như ý.
Ngày Thanh Long Túc: Đi xa không nên, xuất hành xấu, tài lộc không có. Kiện cáo cũng đuối lý.
Ngày Bạch Hổ Túc: Cấm đi xa, làm việc gì cũng không thành công. Rất xấu trong mọi việc.
Kiêng nhất là ngày sát chủ, ngày thụ tử, việc gì cũng phải tránh. Mỗi tháng có ba ngày là ngày năm, mười bốn, hai mươi ba, gọi là ngày nguyệt kỵ, việc gì cũng nên kiêng và nhất là nên kiêng nhập phòng. Trong một năm lại có mười ba ngày gọi là ngày Dương công kỵ nhật, hết thảy việc gì cũng phải tránh những ngày ấy.
Những ngày ấy là:
Ngày 13 tháng Giêng
Ngày 11 tháng Hai
Ngày 9 tháng Ba
Ngày 7 tháng Tư
Ngày 5 tháng Năm
Ngày 3 tháng Sáu
Ngày 8, 29 tháng Bảy
Ngày 27 tháng Tám
Ngày 25 tháng Chín
Ngày 23 tháng Mười
Ngày 21 tháng Một
Ngày 19 tháng Chạp
Hễ phạm phải ngày ấy thì việc gì cũng hư hỏng không thành.
Phàm việc lại cần kén ngày hợp mệnh, mà kiêng ngày tuổi.
Ngoại giả lại còn những ngày thập linh, ngày đức hợp là tốt, ngày thập ác đại bại, ngày tứ lỵ, ngày tứ tuyệt là xấu.
Nói qua mấy việc dân gian cần dùng nên kén nên kỵ.
Cưới xin nên tìm ngày thiên đức, nguyệt đức, kỵ ngày trực phá, trực nguy. Làm nhà nên tìm ngày thiên ân. Thiên hỷ, kỵ ngày thiên hỏa, địa hỏa và ngày kim lâu. Xuất hành nên tìm ngày lộc mã, hoàng đạo, kỵ ngày trức phá, trực bế. An táng nên tìm ngày thiên hỷ, thiên đức, kỵ ngày tử khí quan phù...
Còn như kén giờ thì việc gì lúc mới bắt đầu như lúc mới xuất hành, lúc mới ra ngõ đi cưới, lúc mới dựng nhà, lúc hạ huyệt... Thường đều kén lấy giờ hoàng đạo. Phép tính giờ hoàng đạo phải nhớ bốn câu thơ:
Lúc đánh giờ trước hết phải biết ngày gì, rồi dùng hai câu thơ dưới mà bấm theo giờ ở bốn câu thơ trên. Hễ bấm mà gặp cung nào có chữ "đạo, viễn, thông, đạt, dao hoàn" thì giờ ấy là giờ hoàng đạo...
... Xét phép chọn ngày, từ đời Đường, Ngu, Tam đại đã có. Song khi bấy giờ thì chỉ tùy việc mà chọn ngày: Nội sự dụng nhu, ngoại sự dụng cương.
Đến đời sau các nhà âm dương thuật số mỗi ngày mới bày thêm ra ngày tốt, ngày sao xấu, ngày này nên là việc nọ, ngày kia nên làm việc kia. Hết ngày rồi lại có giờ sinh, giờ hợp, giờ xung, giờ khắc, động làm việc gì cũng phải xem ngày, kén giờ, thực là một việc phiền toái quá.
Các ngày Đạo Tặc trong các tháng này là: 05, 11, 17, 23, 29
Các ngày Thuần Dương(Tốt) trong các tháng này là: 04, 10, 16, 22, 28
Các ngày Đường Phong (Tốt) trong các tháng này là: 01, 07, 13, 19, 25
Các ngày Kim Thổ trong các tháng này là: 02, 08, 14, 20, 26
Các ngày Kim Dương (Tốt) trong các tháng này là: 03, 09, 15, 21, 27
Ngày Đường Phong : Rất tốt, xuất hành thuận lợi, cầu tài được như ý muốn, gặp quý nhân phù trợ
Ngày Kim Thổ : Ra đi nhỡ tàu, nhỡ xe, cầu tài không được, trên đường đi mất của, bất lợi.
Ngày Kim Dương: Xuất hành tốt, có quý nhân phù trợ, tài lộc thông suốt, thưa kiện có nhiều lý phải.
Ngày Thuần Dương: Xuất hành tốt, lúc về cũng tốt, nhiều thuận lợi, được người tốt giúp đỡ, cầu tài được như ý muốn, tranh luận thường thắng lợi.
Ngày Đạo Tặc: Rất xấu. Xuất hành bị hại, mất của.
Ngày Hảo Thương: Xuất hành thuận lợi, gặp người lớn vừa lòng, làm việc việc như ý muốn, áo phẩm vinh quy.
2- Tháng 2, 5, 8, 11:
Các ngày Thiên Đạo trong các tháng này là: 01, 09, 17, 25
Các ngày Thiên Thương (Tốt) trong các tháng này là: 08, 16, 24, 30
Các ngày Thiên Hầu trong các tháng này là: 07, 15, 23
Các ngày Thiên Dương (Tốt) trong các tháng này là: 06, 14, 22
Các ngày Thiên Môn (Tốt) trong các tháng này là: 02, 10, 18, 26
Các ngày Thiên Đường (Tốt) trong các tháng này là: 03, 11, 19, 27
Các ngày Thiên Tài (Tốt) trong các tháng này là: 04, 12, 20, 28
Các ngày Thiên Tặc trong các tháng này là: 05, 13, 21, 29
Ngày Thiên Đạo: Xuất hành cầu tài nên tránh, dù được cũng rất tốn kém, thất lý mà thua.
Ngày Thiên Môn: Xuất hành làm mọi việc đều vừa ý, cầu được ước thấy mọi việc đều thành đạt.
Ngày Thiên Đường: Xuất hành tốt, quý nhân phù trợ, buôn bán may mắn, mọi việc đều như ý.
Ngày Thiên Tài: Nên xuất hành, cầu tài thắng lợi. Được người tốt giúp đỡ. Mọi việc đều thuận.
Ngày Thiên Tặc: Xuất hành xấu, cầu tài không được. Đi đường dễ mất cắp. Mọi việc đều rất xấu.
Ngày Thiên Dương: Xuất hành tốt, cầu tài được tài. Hỏi vợ được vợ. Mọi việc đều như ý muốn.
Ngày Thiên Hầu: Xuất hành dầu ít hay nhiều cũng cãi cọ, phải tránh xẩy ra tai nạn chảy máu, máu sẽ khó cầm.
Ngày Thiên Thương: Xuất hành để gặp cấp trên thì tuyệt vời, cầu tài thì được tài. Mọi việc đều thuận lợi.
3- Tháng 3, 6, 9, 12
Các ngày Bạch Hổ Đầu (Tốt) trong các tháng này là: 02, 10, 18, 26
Các ngày Bạch Hổ Kiếp (Tốt) trong các tháng này là: 03, 11, 19, 27
Các ngày Bạch Hổ Túc trong các tháng này là: 04,12,20, 28
Các ngày Huyền Vũ trong các tháng này là: 05, 13, 21, 29
Các ngày Chu Tước trong các tháng này là: 01, 09, 17
Các ngày Thanh Long Túc trong các tháng này là: 08, 16, 24, 30
Các ngày Thanh Long Kiếp (Tốt) trong các tháng này là: 07, 15,25, 23
Các ngày Thanh Long Đâu (Tốt) trong các tháng này là: 06, 14, 22
Ngày Chu Tước: Xuất hành, cầu tài đều xấu. Hay mất của, kiện cáo thua vì đuối lý.
Ngày Bạch Hổ Đầu: Xuất hành, cầu tài đều được. Đi đâu đều thông đạt cả.
Ngày Bạch Hổ Kiếp: Xuất hành, cầu tài được như ý muốn, đi hướng Nam và Bắc rất thuận lợi.
Ngày Huyền Vũ: Xuất hành thường gặp cãi cọ, gặp việc xấu, không nên đi.
NgàyThanh Long Đầu: Xuất hành nên đi vào sáng sớm. Cỗu tài thắng lợi. Mọi việc như ý.
Ngày Thanh Long Kiếp: Xuất hành 4 phương, 8 hướng đều tốt, trăm sự được như ý.
Ngày Thanh Long Túc: Đi xa không nên, xuất hành xấu, tài lộc không có. Kiện cáo cũng đuối lý.
Ngày Bạch Hổ Túc: Cấm đi xa, làm việc gì cũng không thành công. Rất xấu trong mọi việc.
A - THÁNG: 1 – 4 – 7 – 10
B - THÁNG 2 – 5 – 8 – 11:
C - THÁNG 3 – 6 – 9 – 12:
Đây là cách bấm độn để tìm biết xem giờ mình bắt đầu làm một việc gì là tốt hay giờ xấu.
Theo phép Độn Lục Nhâm phải tính trên bàn tay trái và bàn tay chia làm sáu cung:
1. Đại an ở cung Dần thuộc Kim,
2. Lưu liên ở cung Tỵ thuộc Thủy,
3. Tốc hỷ ở cung Ngọ thuộc Hỏa,
4. Xích khẩu ở cung Mùi thuộc Kim,
5. Tiểu cát ở cung Tý thuộc Mộc,
6. Không vong ở cung Sửu thuộc Thổ.
Phép động Lục nhâm giản dị hơn cách kén giờ đã nói trên. Thường độn Lục nhâm người ta chỉ bấm khi việc bắt đầu làm, hoặc ít nhất giờ khởi sự đã quyết định rồi. Độn Lục nhâm chỉ cần biết Nguyệt, Nhật, Thì, nghĩa là tháng, ngày và giờ mà không cần đến những yếu tố khác.
Muốn bấm độn, người ta bắt đầu tháng Giêng khởi từ cung Dần, rồi tính xuôi tháng Hai tại Tỵ, tháng Ba tại Ngọ, tháng Tư tại Mùi, tháng Năm tại Tý, tháng Sáu tại Sửu, và như vậy, tháng Bảy lại trở lại cung Dần, cứ thế xuôi đi cho đến tháng mình độn quẻ ở cung nào.
Sau đó bắt đầu từ cung ấy khởi tính ngày mồng một và tính xuôi qua sáu cung trên cho đến ngày mình độn ở cung nào.
Rồi lại từ cung ấy, bắt đầu khởi giờ Tý, tính xuôi cho đến giờ độn quẻ là giờ gì và đóng ở cung nào tức là trúng quẻ ở cung ấy.
Đây là một thí dụ (ngày âm):
Một người đi xa, xuất hành vào giờ Thìn, ngày mồng 4 tháng 6.
Tính tháng Giêng ở cung Dần thì tháng Sáu ở cung Sửu, lại bắt đầu mồng một tại cung Sửu cho đến cung Ngọ là ngày mồng 4. Lại khởi ngay giờ Tý tại cung Ngọ tính xuôi cho đến giờ Thìn thì vào cung Dần. Cung Dần là quẻ Đại An.
Được quẻ rồi, thì căn cứ vào quẻ mà đoán cát hung.
Ý NGHĨA SÁU QUẺ TRONG PHÉP ĐỘN LỤC NHÂM
Trong sáu quẻ, mỗi quẻ có ý nghĩa riêng, có quẻ tốt, có quẻ xấu.
Đại An. - Gặp bạn hiền, được thết đãi ăn uống, có tiền. Bình yên, vô sự, thanh nhàn. Có thể gặp quý nhân giúp đỡ.
Lưu liên. - Triệu bất tường, tìm bạn không gặp lại có sự chia ly. Có nhiều điều cản trở trong việc làm.
Tốc hỷ. - Vạn sự may mắn. Gặp thầy, gặp bạn, gặp vợ, gặp chồng. Có tài có lộc, cầu sao được vậy, nhiều việc vui mừng.
Xích khẩu. - Quẻ xấu, có khẩu thiệt, gặp thị phi. Có mất của hoặc bị thương tích, chó cắn. Vợ chồng chia rẽ.
Tiểu cát. - Ngộ Thanh Long, có tài, có lộc, toại ý muốn. Gặp thầy cho chữ, gặp bạn giúp đỡ.
Không vong. - Bệnh tật, khẩu thiệt, vợ con ốm đau, mất trộm mất cắp. Quẻ này xấu nhất trong sáu quẻ.
Coi ngày thì phải xem đến lịch. Sách lịch do Tòa Khâm Thiên giám soạn ra. Mỗi năm về ngày mồng một tháng Chạp, Hoàng Đế ngự điện khai trào, các quan Khâm thiên giám cung tiến Hiệp Kỷ Lịch, rồi khâm mạng vua mà ban lịch khắc nơi...
... Ban lịch trọng thể nhất là để cho thiên hạ biết chính xác nhất tiết khí, tháng thiếu tháng đủ, ngày tốt ngày xấu, để tuân hành được đều nhau.Đại để ngày nào có nhiều sao cát tinh như thiên đức, nguyệt đức, thiên ân, thiên hỷ... hoặc là ngày trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn thì là ngày tốt. Ngày nào có những sao hung tính như sao trùng tang, trùng phục, thiên hình, nguyệt phá thì là ngày xấu.
Coi ngày tốt - xấu trong cưới xin và xây nhà
Coi ngày thì phải xem đến lịch. Sách lịch do Tòa Khâm Thiên giám soạn ra. Mỗi năm về ngày mồng một tháng Chạp, Hoàng Đế ngự điện khai trào, các quan Khâm thiên giám cung tiến Hiệp Kỷ Lịch, rồi khâm mạng vua mà ban lịch khắc nơi...
... Ban lịch trọng thể nhất là để cho thiên hạ biết chính xác nhất tiết khí, tháng thiếu tháng đủ, ngày tốt ngày xấu, để tuân hành được đều nhau.Đại để ngày nào có nhiều sao cát tinh như thiên đức, nguyệt đức, thiên ân, thiên hỷ... hoặc là ngày trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn thì là ngày tốt. Ngày nào có những sao hung tính như sao trùng tang, trùng phục, thiên hình, nguyệt phá thì là ngày xấu.
Kiêng nhất là ngày sát chủ, ngày thụ tử, việc gì cũng phải tránh. Mỗi tháng có ba ngày là ngày năm, mười bốn, hai mươi ba, gọi là ngày nguyệt kỵ, việc gì cũng nên kiêng và nhất là nên kiêng nhập phòng. Trong một năm lại có mười ba ngày gọi là ngày Dương công kỵ nhật, hết thảy việc gì cũng phải tránh những ngày ấy.
Những ngày ấy là:
Ngày 13 tháng Giêng
Ngày 11 tháng Hai
Ngày 9 tháng Ba
Ngày 7 tháng Tư
Ngày 5 tháng Năm
Ngày 3 tháng Sáu
Ngày 8, 29 tháng Bảy
Ngày 27 tháng Tám
Ngày 25 tháng Chín
Ngày 23 tháng Mười
Ngày 21 tháng Một
Ngày 19 tháng Chạp
Hễ phạm phải ngày ấy thì việc gì cũng hư hỏng không thành.
Phàm việc lại cần kén ngày hợp mệnh, mà kiêng ngày tuổi.
Ngoại giả lại còn những ngày thập linh, ngày đức hợp là tốt, ngày thập ác đại bại, ngày tứ lỵ, ngày tứ tuyệt là xấu.
Nói qua mấy việc dân gian cần dùng nên kén nên kỵ.
Cưới xin nên tìm ngày thiên đức, nguyệt đức, kỵ ngày trực phá, trực nguy. Làm nhà nên tìm ngày thiên ân. Thiên hỷ, kỵ ngày thiên hỏa, địa hỏa và ngày kim lâu. Xuất hành nên tìm ngày lộc mã, hoàng đạo, kỵ ngày trức phá, trực bế. An táng nên tìm ngày thiên hỷ, thiên đức, kỵ ngày tử khí quan phù...
Còn như kén giờ thì việc gì lúc mới bắt đầu như lúc mới xuất hành, lúc mới ra ngõ đi cưới, lúc mới dựng nhà, lúc hạ huyệt... Thường đều kén lấy giờ hoàng đạo. Phép tính giờ hoàng đạo phải nhớ bốn câu thơ:
- Dần, thân gia tý; mão dậu dần
- Thìn, tuất tầm thìn: tý ngọ thân;
- Tị, hợi thiên cương tầm ngọ vị
- Sửu mùi tòng tuất định kỳ chân
Lại cần phải nhớ hai câu:
- Đạo viễn kỷ thời thông đạt
- Lộ dao hà nhật hoàn trình.
- Đạo viễn kỷ thời thông đạt
- Lộ dao hà nhật hoàn trình.
Lúc đánh giờ trước hết phải biết ngày gì, rồi dùng hai câu thơ dưới mà bấm theo giờ ở bốn câu thơ trên. Hễ bấm mà gặp cung nào có chữ "đạo, viễn, thông, đạt, dao hoàn" thì giờ ấy là giờ hoàng đạo...
... Xét phép chọn ngày, từ đời Đường, Ngu, Tam đại đã có. Song khi bấy giờ thì chỉ tùy việc mà chọn ngày: Nội sự dụng nhu, ngoại sự dụng cương.
- Nội sự là việc trong như việc tế tự cưới xin... thì dùng những ngày âm can là các ngày: ất, đinh, kỷ, tân, quý.
- Ngoại sự là việc ngoài như đánh dẹp, giao thiệp... thì dùng ngày dương can là các ngày: Giáp, bính, mậu, canh, nhâm.
Dùng như thế chỉ có ý làm các việc êm ái, hòa nhã thì theo về ngày âm, việc cứng cáp mạnh mẽ thì theo về ngày dương, nghĩa kén lấy ngày có chút ý nghĩa hợp với nhau mà thôi.
Đến đời sau các nhà âm dương thuật số mỗi ngày mới bày thêm ra ngày tốt, ngày sao xấu, ngày này nên là việc nọ, ngày kia nên làm việc kia. Hết ngày rồi lại có giờ sinh, giờ hợp, giờ xung, giờ khắc, động làm việc gì cũng phải xem ngày, kén giờ, thực là một việc phiền toái quá.
Đã đành làm việc gì cũng nên cẩn thận, mà chọn từng ngày, kén từng giờ mà phí câu nệ khó chịu. Mà xét cho kỹ thì có ích gì đâu, chẳng qua việc thành hay bại cốt do ở người chớ có quan hệ gì ngày tốt hay ngày xấu. Nếu cứ chọn ngày giờ mà nên việc thì không cần gì phải dùng đến sức người nữa hay sao?
Trích "Việt Nam phong tục" của Phan Kế BínhNguồn: Lý học phương Đông
Trích "Việt Nam phong tục" của Phan Kế BínhNguồn: Lý học phương Đông
ĐỔNG CÔNG TUYỂN TRẠCH NHẬT YẾU DỤNG
THÁNG GIÊNG
(Nguyệt kiến Dần: Lập xuân - Vũ thủy - Từ ngày 4-5 tháng 2 DL)
Trước Lập xuân một ngày là Tứ tuyệt
Sau Lập xuân, Tam sát ở phương Bắc, phương Hợi, Tý, Sửu, kị tu tạo, động thổ.
NGÀY KIẾN là ngày Dần:
Ngày Vãng vong, không lợi cho việc khởi tạo, kết hôn nhân, nạp thái (ăn hỏi), chủ về gia trưởng bị bệnh, bị gọi vì việc quan, trong vòng 60 ngày và 120 ngày tổn tiểu khẩu, trong vòng một năm thấy trùng tang, trăm việc không nên dùng.
NGÀY TRỪ là ngày Mão:
Không nên khởi tạo, hôn nhân, phạm vào cái đó thì trong vòng 60 ngày tổn gia trưởng, bị gọi vì việc quan, trong vòng 3-6 năm thấy xấu, lãnh thoái, chủ về huynh đệ bất nghĩa, mọi nghiệp chia tan, gặp phải người ác, sinh ly tử biệt.
NGÀY MÃN là ngày Thìn:
Là Thiên phú, Thiên tặc, là Thiên la, lại nói:
Giáp Thìn tuy có khí khích giống với Mậu Thìn, cung mà sát tập trung, trăm việc đều kị, phạm phải cái đó thì chủ về việc khởi đầu giết người, của bị giảm (thoái), rất hung.
Trừ mà ở ngày Thìn cũng không tốt.
Là Tiểu hồng sa, có Chu tước, Câu giảo đáo châu tinh, phạm vào cái đó chủ về bị gọi vì việc quan, tổn gia trưởng trạch, đàn bà, con gái trong vòng 3-5 năm lớp lớp bất lợi, phá của, rất hung, ruộng tằm không thu được sản vật, chết vì tự thắt cổ, bị người ác cướp bóc.
NGÀY ĐỊNH là ngày Ngọ:
Là Hoàng sa, có Hoàng la, Tử đàn, Thiên hoàng, Địa hoàng, Kim ngân, Khố lâu, Điền đường, nguyệt tài khố trữ tinh che, chiếu, nên khởi tạo, an táng, dời chỗ ở, khai trương, xuất hành, trong vòng 60 ngày, 120 ngày, tiến hoành tài, hoặc nhân phụ ký thành gia (nhờ vả mà thành nghiệp), làm lớn thì phát lớn, làm nhỏ thì phát nhỏ, chủ về ruộng, tằm thu lớn, vàng bạc đầy kho.
NGÀY CHẤP là ngày Mùi:
Là Thiên tặc, có Chu tước, Câu giảo, trong vòng 60 ngày, 100 ngày lục súc hại, lừa ngựa thành ác tật.
Ất Mùi sát tập trung cung càng kị khởi tạo, nhập trạch (về nhận nhà mới), hôn nhân, khai trương, tu chỉnh.
NGÀY PHÁ là ngày Thân:
Có Chu tước, Câu giảo, bị gọi vì việc quan, khẩu thiệt, giảm gia súc và của, trong vòng 3-5 năm thấy mộ đàn bà, việc xấu.
Ngày Canh Thân là chính tứ phế, càng xấu.
NGÀY NGUY là ngày Dậu:
Tân Dậu ở tháng giêng, tư, bỏ, không nên dùng vào việc.
Duy có ngày Đinh Dậu có Thiên đức, Phúc tinh che, chiếu, nên an táng, hoàn phúc nguyện, xuất hành, khai trương, vào việc quan gặp quý, tốt, chỉ không nên các việc khởi tạo, hôn nhân, giá thú, vẫn cái đó vào ngày đó.
Ngoài ra, các ngày Dậu khác không nên dùng.
NGÀY THÀNH là ngày Tuất:
Có Thiên hỉ, nhưng lại là ngày Địa võng, mọi việc không nên phạm ngày đó, chủ về gia trưởng bệnh, nhân khẩu không có nghĩa, lạnh lùng mà lui (lãnh thoái).
Lại nói Bính Tuất, Mậu Tuất, Canh Tuất, Nhâm Tuất là sát tập trung cung, phạm vào cái đó chủ về khởi đầu giết người, anh em bất nghĩa, tử biệt sinh ly, kị trước nhất là khởi tạo, hôn giá, nhập trạch, tu tác.
NGÀY THÂU là ngày Hợi:
Có Câu giảo, không nên dùng vào việc, phạm cái đó tổn gia trưởng, hại con cháu, trong vòng 60 ngày, 120 ngày, chủ phương Nam Bạch y hình hại, nam nữ nhiều tai vạ, rất xấu.
Duy có ngày bình địa chi với nguyệt kiến âm dương hợp đức, là tốt vừa phải (thứ cát).
NGÀY KHAI là ngày Tý:Ngày Giáp Tý là kim tự chết, ngày ngũ hành âm kị.
Nhâm Tý là mộc đả bảo bình chung (gỗ đánh vào bình quí cuối cùng), là phương Bắc, nơi tắm gội (mộc dục), không nên khởi tạo, hôn nhân, nhập trạch, khai trương.
Chỉ có riêng ba ngày Mậu Tý, Bính Tý, Canh Tý duy thủy thổ sinh người, dùng cái đó rất tốt, trong có Hoàng la, Tử đàn, Thiên hoàng, Địa hoàng, Kim ngân, tàng tài trữ, liên châu, chúng tinh che, chiếu. Trong vòng 60 ngày, 120 ngày được rất nhiều của, quý nhân tiếp dẫn, giữ chức lộc, mưu việc thì nhiều may mắn, vượng lục súc, thêm tài sản, cũng nên an táng.
Đổng Trọng Thư
Con người luôn luôn động và chịu ảnh hưởng của môi trường sinh hóa khách quan nên có những việc ta muốn thì được có cái ta muốn vẫn không được, rồi có những lúc ta không muốn mà vẫn được. Với sự mưu cầu hạnh phúc lý tưởng là điều ta “muốn sẽ được”.
Dịch Lý đã mã hóa ra 64 Quẻ Dịch là công thức Biến Hóa của Vũ Trụ, nên ta cần hòa nhập thuận theo nó nhằm đạt được ý muốn, còn gọi là “Thuận Thiên Hành Đạo”. Từ đó “phương pháp chọn ngày giờ theo công thức Biến Hóa của Vũ Trụ” là một trong những cách cần làm để được Thuận Thiên.
Theo công thức hữu thường thì trong mỗi giờ âm lịch (giờ tý, giờ sửu…đến giờ hợi) đều có 2 tiếng đồng hồ, đều được an một Dịch Tượng đầy đủ là Chánh tượng (Bổn quẻ) và Biến Tượng (Biến quẻ) rồi quẻ "Hỗ" là cái lý của Tạo Hóa sẽ diễn ra trong giờ đó và sẽ nối dài suốt nếu là giờ khởi sự của sự lý.
Từ đó ta có câu biến thông của Chánh Biến hợp lý trong phạm vi sự lý cần chọn để khởi sự. Đó là bí quyết để chọn giờ khởi sự theo Dịch Lý.
Từ đó ta có câu biến thông của Chánh Biến hợp lý trong phạm vi sự lý cần chọn để khởi sự. Đó là bí quyết để chọn giờ khởi sự theo Dịch Lý.
Thí dụ:
1/ Động thổ để cất nhà với ý muốn là:
Nhà được ở yên, công việc làm được ổn định và có nhiều tài lộc.
Nhà được ở yên, công việc làm được ổn định và có nhiều tài lộc.
Trong phạm vi này ta có thể chọn các giờ sau:
a.Giờ: Đại Hữu – Đỉnh với câu biến thông tổng quát: Có nhiều tiền bạc và ở ổn định vững chắc.
b.Giờ: Đại Hữu – Thuần Kiền với câu biến thông tổng quát: Có nhiều tiền bạc chính thức.
2/ Động thổ để cất nhà với ý muốn là: đầu tư bán lại:
a. Ta có thể chọn giờ: Cách – Phong: Thay đổi sẽ được mùa thịnh vượng đẹp.
b. Ta có thể chọn giờ: Hàm – Cách: Thọ nhận khi thay ngôi đổi chủ.
3/ Ngày cưới hỏi với ý muốn: Gia đình hạnh phúc hòa thuận và có tài lộc.
Trong phạm vi này ta có thể chọn các giờ:
a.Giờ: Gia Nhân – Tiệm với câu biến thông tổng quát: Gia đình nẩy nở – phúc lộc tuần tự đến.
Lễ cưới trước trước Thánh đường, bàn thờ ông bà: Với ý muốn: vợ chồng tin tưởng đi bên nhau suốt đường đời:
b. Giờ: Trung Phu – Lý: Niềm tin thương yêu nhau trên đường đời.
4/ Chọn ngày đăng ký học hành cho được thành công.
*Giờ: Đại Hữu – Đỉnh: Nhiều trí sáng sủa và rèn luyện học hỏi.
Với ý nghĩa quẻ này thì học viên sẽ có nhiều sức khỏe cơ hội thời gian và trí tuệ sáng suốt trên bước đường học vấn của mình đồng thời khi học xong (luyện dược thành đan) thì cũng có nhiều cơ hội làm được nhiều tiền vàng bạc.
(Nguồn:DLVN)
Với ý nghĩa quẻ này thì học viên sẽ có nhiều sức khỏe cơ hội thời gian và trí tuệ sáng suốt trên bước đường học vấn của mình đồng thời khi học xong (luyện dược thành đan) thì cũng có nhiều cơ hội làm được nhiều tiền vàng bạc.
(Nguồn:DLVN)
Vài thí dụ gợi ý mong các bạn thiện xảo trong ứng dụng & tiến bộ để sở cầu tất ứng sở nguyện tòng tâm.
=>>> https://www.chuabuuchau.com.vn/loi-phat-day/nghe-loi-phat-day-ve-ngay-lanh-thang-tot-va-gio-hung-cat_42097.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét