Luật quy định việc trưng dụng tài sản chỉ được tiến hành trong các trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh quốc phòng và chỉ một số Bộ trưởng mới có quyền này.
Cảnh sát giao thông điều tiết giao thông tại ngã tư Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi chiều 20/10/2015 - Ảnh: Thanh Tùng
Quy định của pháp luật tại Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công An (có hiệu lực từ ngày 15/2) cho phép cảnh sát giao thông (CSGT) được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đang gây phản ứng của dư luận.
Thông tư trái luật
Thực ra, mục đích của việc ban hành thông tư này muốn tạo điều kiện thuận lợi cho CSGT trong khi thi hành nhiệm vụ điều tiết giao thông cũng như ngăn cản hành vi vi phạm pháp luật của người đi đường một cách kịp thời khi tình trạng vi phạm này hiện có chiều hướng ngày càng phức tạp.
Tuy nhiên, đối chiếu với quy định của Hiến pháp, Bộ luật dân sự và đặc biệt là Luật trưng mua, trưng dụng được Quốc hội ban hành năm 2008 thì quy định việc cho CSGT có thẩm quyền trưng dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân như trên là trái luật.
Theo nguyên tắc quy định tại Luật trưng mua, trưng dụng tài sản thì việc trưng dụng tài sản chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và điều kiện trưng dụng tài sản chỉ áp dụng khi nhà nước đã áp dụng các biện pháp huy động khác mà vẫn không thể thực hiện được.
Vì vậy, trong điều kiện bình thường thì không thể áp dụng các biện pháp trưng dụng tài sản của người khác - đó là chưa tính đến việc giao quyền cho CSGT được trưng dụng là sai thẩm quyền.
Theo Điều 24 của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản thì chỉ có những người sau mới có quyền trưng dụng tài sản: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ giao thông - vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Y tế và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Luật cũng quy định các chủ thể trên không được ủy quyền cho người khác để quyết định trung dụng tài sản, nghĩa là kể cả thứ trưởng hoặc Phó chủ tịch tỉnh cũng không có quyền ra quyết định trưng dụng tài sản.
Cần bãi bỏ ngay thông tư vi phạm
Quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người dân và tổ chức được nhà nước tôn trọng và bảo vệ theo hiến pháp và pháp luật.
Với việc giao quyền một cách tự tiện cho CSGT trong việc trưng dụng tài sản trên phần nào thể hiện sự dễ dãi trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ công an, chỉ vì mục đích muốn tạo thuận lợi cho ngành mình quản lý.
Trưng dụng tài sản là một hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân nên khi ban hành thông tư này, đáng ra Bộ Công an cần phải thành lập hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học.
Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công An quy định quyền trưng dụng tài sản của CSGT
Tại điều 102 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do tổ chức pháp chế chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học”.
Trong trường hợp này, có thể thấy tổ pháp chế của Bộ công an chưa làm tốt trách nhiệm trong việc đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp của thông tư vừa được ban hành.
Để tránh áp dụng một số quy định trái luật của thông tư này vào cuộc sống thì Bộ trưởng Bộ Công an - theo thẩm quyền quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần ra quyết định bãi bỏ quy định này.
Bộ tư pháp cũng có thể căn cứ vào quyền hạn của mình trong việc kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật để trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định bãi bỏ, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quy định của Thông tư trái luật này.
Tại điều 102 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do tổ chức pháp chế chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học”.
Trong trường hợp này, có thể thấy tổ pháp chế của Bộ công an chưa làm tốt trách nhiệm trong việc đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp của thông tư vừa được ban hành.
Để tránh áp dụng một số quy định trái luật của thông tư này vào cuộc sống thì Bộ trưởng Bộ Công an - theo thẩm quyền quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần ra quyết định bãi bỏ quy định này.
Bộ tư pháp cũng có thể căn cứ vào quyền hạn của mình trong việc kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật để trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định bãi bỏ, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quy định của Thông tư trái luật này.
Theo Nguyễn Việt Khoa - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét