Nhật chủ Giáp

TÍNH CÁCH NGƯỜI THIÊN CAN GIÁP

1. Hình tượng
- GIÁP (Quái Chấn: Mộc) là cây lớn, cây đại thụ, thuộc họ thân gỗ, cứng cáp, có tán lá tỏa rộng, sống trong rừng sâu, tính chất cường tráng. Tất cả các vật bằng gỗ đều tượng trưng cho GIÁP (Mộc), các vật này nếu làm từ gỗ cây càng to, càng cao thì tính chất càng cường tráng, càng vượng khí GIÁP (Mộc). 

- Quần áo màu xanh cũng tượng trưng cho GIÁP (Mộc).

- Giáp cũng tượng trưng cho con Cua, người xưa nếu muốn thi cử khoa giáp thành công, sẽ bày một loài sinh vật có vỏ để tượng trưng cho khoa giáp, vì vỏ trong tiếng Hán là Giáp. Giáp cũng tượng trưng cho bọ cánh cứng, gián. Người cần GIÁP (Mộc) nên ăn cua, nhưng nếu như bạn kỵ Mộc thì không nên ăn.

- Tất cả những chữ có liên quan tới chữ Giáp đều tượng trưng cho GIÁP (Mộc). Ví dụ lưu niên là Giáp Tý, những chữ trùng với bản thân được gọi là phạm Thái tuế, vì vậy chữ Giáp phạm Thái Tuế, chữ Tý cũng phạm Thái Tuế. Khi năm Giáp Tý đến, sẽ bị lũ chuột gây rối loạn.


- GIÁP (Mộc) tượng trưng cho cây đại thụ cao lớn tận trời, nên dễ dàng thành công. Đàn ông GIÁP (Mộc) thường tốt hơn phụ nữ GIÁP (Mộc), đây chính là bí mật tổng kết được qua lịch sử. Nam giới thuộc GIÁP (Mộc), phần lớn đều là những nhân sĩ chuyên nghiệp hoặc người có thành tựu, thuộc tầng lớp khá cao trong xã hội.

đường hầm, thiên nhiên, mọc kỳ lạ, cây cổ thụ, Bài chọn lọc,



2. Tính chất người Thiên can GIÁP (+ Mộc)
- Thiên can “GIÁP” là đầu thiên CAN, thuộc Dương Mộc (+ Mộc) nên thường ẩn mình, không phô trương. Người có thiên can “GIÁP” nên sống kín đáo, cẩn mật, không nói nhiều mới hợp duyên trời định. Tính chất chung là học giỏi, nổi trội, thi đỗ cao (thủ khoa).


- Là người có tâm đức, luôn học hỏi, hợp với những người cùng chí hướng. Sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ những người có khó khăn. Không xăm soi người khác, luôn để lại ấn tượng cho người khác, sống đàng hoàng, chính trực.

- Là người có xương đầu to, trán cao bằng và rộng. Khuôn mặt dễ gần, dễ mến, lời nói gần, dễ nghe, dễ hiểu. Dễ có bệnh về khu vực đầu, gân, gan mật và huyết áp cao.

- GIÁP (Mộc) có khuynh hướng phát triển vươn lên theo chiều cao (chẳng hạn như vị trí, cấp bậc), nên người GIÁP (Mộc) có cá tính kiên cường khí phách, có thể đủ dung lượng che chở cho kẻ yếu thế (vì có bóng mát). GIÁP (Mộc) là đại thụ cao chọc trời, không cần phải thay đổi, không thể khom thân uốn mình.

- Người có thiên can “GIÁP” tính tình thường cứng nhắc, tính cách cương trực, có ý thức kỷ luật. Hợp làm kinh tế trong môi trường quân đội, công an (võ cách).

-------------------


=> "Giáp mộc đứng đầu trong 10 can, chủ tể của tứ thời, sanh dưỡng vạn vật. Tại Thiên là Lôi là Long. Tại Địa là Lương là Đống nên gọi Dương mộc. Khi Lộc đến Dần, thì Dần là Mộc rời Thổ, tức căn rễ đã đoạn đứt mà cành lá cũng đã tuyệt nên gọi là Tử Mộc, Mộc tử thì cứng vậy,lấy búa rìu mà chặt chẻ thì thành được khí vật. Trường sanh ở Hợi, Hợi là nước sông hồ ao đầm gọi là Tử Thủy, ngâm tẩm lâu năm thì không thể hư hoại, giống như cây sa, cây thung, ở nơi thủy thì thường chắc chắn, nếu rời thủy mà lên nguồn gặp Nhâm thủy, Nhâm thủy là nước hoạt động là nước mưa giữa trời đất, Mộc bị khi khô khi ướt dễ thành khô mục tức năng sanh Hỏa, Hỏa vượng thì Mộc phải thiêu vậy, tức có cái họa khói bay lửa cháy vậy. Còn Ngọ thuộc Ly hỏa, hỏa nhờ mộc sanh, mộc là mẹ của hỏa, hỏa là con của mộc, con vượng thì mẹ suy, có không hết lý nên Giáp mộc Tử ở Ngọ.
Kinh nói: mộc không dến Nam đúng là vậy. Lại nói Giáp là dương cương xuẩn mộc, nguyên không có căn rễ nhành lá, nếu thành khí mà dùng tất cũng nhờ nơi kim , núp giấu để không hư hoại tất cũng nhờ nơi thủy, được hỏa đắc phối thì có tượng văn minh. Dùng hỏa quá nhiều mà lại gặp Nam phương thì hóa thành than khói dẫn đến tai hại vậy. Do chỗ Giáp mộc không lấy Xuân Thu mà định sướng khổ, đụng tới vật mà biến hóa nên cũng không có định hình nên phải xem kim hỏa thủy thế nào vá lại xem hợp hóa thế nào chứ không thể chấp nhứt mà luận vậy".


TTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét