- Rượu Tỏi-Thần Dược Quý Mà Lại Không Hiếm

Đây là một loại thuốc tuyệt vời của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ lại có hiệu quả chữa bệnh cao.

Cách đây không lâu, tôi tình cờ được một nhà đầu tư chứng khoán quen biết giới thiệu về rượu tỏi. Năm nay, đã gần 70 tuổi nhưng trông ông vẫn còn đạo mạo, da dẻ hồng hào, tinh anh. Ông khẳng định, sức khỏe của ông được như ngày hôm nay là nhờ rượu tỏi.
Cách đây hơn 2 năm, các căn bệnh tuổi già như thấp khớp, cao huyết áp liên tục hành hạ ông. Tuy không phải làm việc nặng nhọc nhưng chân tay cứ nhức mỏi rã rời, không thể nào yên giấc, nhất là những ngày thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh cao huyết áp thì đòi hỏi phải sử dụng thuốc tây liên tục, trong người lúc nào cũng nóng mà bệnh tình không khỏi dứt điểm. 

Được bạn bè mách về công dụng của rượu tỏi, ông uống thử, sau một tháng thấy cả bệnh thấp khớp lẫn bệnh cao huyết áp giảm đến 90%. Từ đó, ông và cả gia đình cùng duy trì sử dụng rượu tỏi. 

Đến nay, sức khỏe của ông rất tốt, bệnh cao huyết áp và thấp khớp đã khỏi dứt điểm, ông không còn phải đến "thăm" bác sĩ thường xuyên như trước kia nữa.

Bản thân tôi khi nghe về tác dụng của rượu tỏi thì ngạc nhiên vô cùng, đồng thời cũng hết sức vui mừng vì hy vọng rượu tỏi sẽ làm thuyên giảm chứng mỏi cổ, mỏi vai và lưng do phải ngồi làm việc bên vi tính nhiều. Và tôi đã quyết định ngâm một lọ rượu tỏi để uống thử xem như thế nào. Vì dẫu sao, tỏi cũng là dược liệu tự nhiên, hàng ngày vẫn được sử dụng trong nấu nướng, do đó, nếu không phù hợp với chứng mỏi cơ thì nó cũng không hề gây phản ứng phụ cho cơ thể. Hiện giờ, tôi đã ngâm được một lọ rượu tỏi vàng óng và sử dụng được khoảng 1 tuần. Thêm một lần nữa, rượu tỏi làm tôi thật sự ngạc nhiên, chứng mỏi cơ đã giảm tới 70%.

Mới đây, tôi có tìm hiểu và được biết, vào những năm 60-70 của thế kỉ XX, tổ chức Y tế thế giới WHO phát hiện ở Ai Cập- một nước nghèo nàn, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ tương đối cao. WHO đã có chiến dịch nghiên cứu trên toàn bộ lãnh thổ Ai Cập, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng có khí hậu khắc nghiệt. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu (đông nhất là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản) nhận thấy, ở Ai Cập, nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống. Nhân dân Ai Cập từ bao đời nay vẫn duy trì như vậy.

Ở mỗi vùng có công thức ngâm rượu tỏi khác nhau. Các chuyên gia đã đem những công thức này về nghiên cứu và phân tích, rồi đưa ra một công thức ngâm rượu tỏi đạt hiệu quả chữa bệnh cao nhất, công thức này đã được WHO thông qua và phê chuẩn.

Trong Tỏi Có 2 Chất Quan Ttrọng:
Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.
Hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành quách mạch máu, làm cho đường đi của máu từ tim ra & về tim bị nghẽn.
Chính nhờ 02 chất này mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.

Công Thức Điều Chế:
Tỏi khô đã bóc vỏ (không sử dụng tỏi tươi) 200gr, thái nhỏ, cho vào một lọ sạch.
Rượu nếp (50 độ), lấy 500ml.
Ngâm tỏi trong rượu nếp khoảng 10 ngày, thỉnh thoảng lắc lọ để tỏi có thể ngấm đều rượu. Những ngày đầu rượu vẫn nguyên màu trắng, sau dần chuyển sang màu vàng và đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu vàng nghệ. Và lúc này rượu tỏi đã sẵn sàng để sử dụng.

Cách Dùng:
Mỗi ngày uống 2 lần, vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Mỗi lần 40-80 giọt, tương đương với một > hai thìa cà phê nhỏ. 

Lượng rượu tỏi ít nên khi uống bạn có thể pha thêm chút nước sôi để nguội cho thành ngụm dễ uống. 

200gr tỏi như thế uống được khoảng 2 tháng. Gần hết ta tiếp tục ngâm 1 lọ mới gối đầu, để thể uống liên tục. 

Nên duy trì sử dụng rượu tỏi suốt đời. Người phải kiêng hoặc không uống được rượu vẫn có thể sử dụng vì mỗi lần chỉ uống 40 > 80 giọt, là một lượng rượu rất ít, không đáng kể.

Kết Quả Chữa Bệnh.

Sau các cuộc hội thảo, tổng kết, đến năm 1980, WHO thông báo: Rượu tỏi chữa được 4 nhóm bệnh:
1.Thấp khớp: sưng khớp, vôi hóa các khớp xương, mỏi xương cốt. 
2.Tim mạch: hở van tim, ngoại tâm thu, huyết áp cao, huyết áp thấp. 
3.Phế quản: viêm phế quản, viêm họng, hen. 
4.Tiêu hóa: ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày. 

Tới năm 1993, Nhật Bản lại công bố bổ sung thêm hai nhóm bệnh nữa mà rượu tỏi chữa được là:
5.Trĩ nội và trĩ ngoại. 
6.Đái tháo đường. 

Một Số Lưu Ý:

Nên tìm mua loại rượu nếp ngon, đạt tiêu chuẩn 50 độ trở lên. Như vậy, khi ngâm tỏi sẽ cho chất lượng tốt hơn. 

Rượu tỏi tương đối khó uống. Vì mùi tỏi hăng nồng, uống xong sẽ xộc lên mũi rất khó chịu. Mùi hăng này có thể sẽ làm bạn nhụt chí anh hùng khi phải dùng thần dược thường xuyên. Nên kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy, trước khi uống, chúng ta nên chuẩn bị sẵn một viên kẹo, một miếng trái cây, hoặc bất cứ đồ ăn nào mà bạn thích (nhưng nên nhớ chỉ cần 1 ít thôi) để ngay khi uống xong, có thể ăn luôn, như vậy sẽ át được mùi khó chịu của tỏi. Nếu bạn phải kiêng đường trong kẹo thì vẫn có thể sử dụng vì chỉ cần ngậm trong vòng 30 giây, mùi tỏi sẽ hết và bạn không cần tiếp tục ngậm viên kẹo nếu không muốn.

Quả không sai khi gọi rượu tỏi là thần dược. Bài thuốc này vô cùng hiệu quả lại dễ làm. Đặc biệt với người dân Việt Nam, có rất nhiều loại rượu nếp ngon nổi tiếng, còn tỏi thì có quanh năm, chất lượng lại rất tốt nên việc mỗi gia đình đều có thần dược trong nhà là chuyện trong tầm tay. Thiết nghĩ, bài thuốc này cần được phổ biến rộng rãi vì đúng như kết luận của người Nhật: đây là thứ thuốc tuyệt vời nhất của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ, lại có hiệu quả chữa bệnh cao.

慧智聡.

9 điều cấm kỵ khi ăn tỏi: Làm được đủ thì rất tốt

Nguyên tắc “9 không” sẽ giúp bạn tận dụng tối đa công hiệu của tỏi và tránh được cảnh “tiền mất, tật mang” vì những tác dụng phụ không mong muốn.

Sở hữu chất diệt khuẩn mạnh là allicin, tỏi được mệnh danh là “thuốc kháng sinh đến từ tự nhiên” bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó.

Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa hai hoạt chất liallyl sulfide và ajoene có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới tim mạch, huyết áp, não bộ…

Ngoài ra, loại củ này còn có công dụng ngăn chặn các notrosamine, giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và phòng chống nhiều loại ung thư như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng…

Tuy nhiên, tỏi mặc dù tốt nhưng lại không thể sử dụng một cách tùy tiện. Nguyên tắc “chín không” dưới đây sẽ giúp bạn tận dụng loại củ “nhỏ nhưng có võ” này một cách an toàn và hiệu quả.

1. Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt
Trung y có câu: “Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt”. Bởi loại củ này có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.
Cuốn “Bản thảo cương mục” trứ danh Trung y khi đề cập về tỏi có viết: “Ăn tỏi nhiều và thương xuyên sẽ tổn thương đến gan và mắt”. (Ảnh minh họa).

2. Không ăn tỏi khi đang bị đi tả

Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.
Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.

3. Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ
Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ. (Ảnh minh họa).

Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn với tỏi bao gồm: Thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó.

Tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc. Tương tự như vậy, cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng. Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.

4. Không ăn tỏi khi đói bụng
Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.

5. Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa

Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. 

Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sở hữu vị cay, tính nóng, tỏi không thích hợp với những người dễ dị ứng hoặc tiêu hóa kém. (Ảnh minh họa).

6. Không ăn tỏi nếu có tiền sử mắc các bệnh về gan

Nhiều người cho rằng tỏi có tác dụng chuẩn khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. Thậm chí, có người sau khi mắc bệnh gan vẫn kiên trì ăn tỏi hằng ngày. Đây là cách làm “lợi bất cập hại”.

Danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân từng viết: “Tỏi ăn lâu dài sẽ tổn thương gan”. Nguyên nhân là do loại củ này có vị cay, tính nóng, gây kích thích mạnh.

Người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.

7. Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh nặng
Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc.

Không ăn tỏi khi đang sử dụng thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS… người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

8. Không ăn tỏi nếu có thể trạng suy yếu
Theo kinh nghiệm của cổ nhân, ăn quá nhiều tỏi sẽ làm tiêu tan khí huyết. Cuốn “Thảo mộc tòng tâm” của Trung Hoa từng ghi chép: “Tỏi cay, nóng, có độc, khiến sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí, hao máu. 

Người thể trạng suy yếu, nóng trong thì chớ nên ăn.”

9. Không ăn tỏi quá nhiều

Tỏi tuy tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ.

Tỏi được xếp vào nhóm gia vị cay, ăn nhiều có thể làm mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới chứng chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí còn ảnh hưởng tới thận, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.

Theo soha.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét