Chiến tranh xảy ra nếu Mỹ xâm nhập vùng 12 hải lý trên Biển Đông?

Mỹ muốn đưa tàu chiến xâm nhập khu vực 12 hải lý cách đảo nhân tạo của Trung Quốc. Đây là ranh giới cuối cùng có thể dẫn đến xung đột quân sự ở Biển Đông, Naional Interest phân tích.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tháng trước đã đề nghị tăng cường hoạt động quân sự của hải quân Mỹ ở Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam – PV). Chính sách mới bao gồm việc đưa các tàu chiến xâm nhập khu vực 12 hải lý mà Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trái phép.
Mỹ thay đổi chiến lược ở Biển Đông
Máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Mỹ đã tuần tra trên khu vực đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép nhưng việc tàu chiến Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt.
Chien tranh xay ra neu My xam nhap vung 12 hai ly tren Bien Dong?Tàu sân bay hạt nhân USS Geogre Washington của Mỹ có thể tham gia tập trận ở Biển Đông.
Điều này sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ với mối đe dọa lớn hơn thay vì những chiếc máy bay tuần tra ở độ cao khoảng 4.600 m. Đề nghị của ông Carter cho thấy Mỹ đang có sự thay đổi chiến lược ở Biển Đông.
Nếu như Washington đưa tàu chiến đến khu vực 12 hải lý cách đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép mà không đưa ra được những hành động răn đe, điều này sẽ tạo nên những hiệu ứng tiêu cực từ trong nước. Điều này cũng xung khắc chính sách của Bắc Kinh nên có thể gây ra một cuộc chiến tranh.

Trung Quốc sẽ đáp trả Mỹ như thế nào?
Trang National Interest phân tích, nếu như Mỹ cương quyết phủ nhận tuyên bố của Trung Quốc và tiếp tục tuần tra trong khu vực 12 hải lý, Trung Quốc sẽ có những hành động đáp trả.
Bắc Kinh đã nhận ra bài học từ những sự cố liên quan đến Mỹ. Thời gian ngắn sau khi tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã bay qua khu vực mà Trung Quốc không đưa ra bất kỳ đối sách nào.
Có những phân tích cho rằng, những máy bay Mỹ không bay đến Trung Quốc và do đó không tạo ra mối đe dọa trực tiếp. Tuy nhiên, xét từ quan điểm của Bắc Kinh, việc không ngăn chặn máy bay Mỹ là một thất bại quân sự và chính trị.
Chien tranh xay ra neu My xam nhap vung 12 hai ly tren Bien Dong?Mỹ từng đưa các máy bay B-52 xâm nhập ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố trên biển Hoa Đông.
Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã tiến hành tuần tra, trinh sát và hộ tống quy mô trên Biển Đông. Kể từ vụ va chạm năm 2001, Mỹ và Trung Quốc đã tham gia vào nhiều sự cố xảy ra trong khu vực. Đụng độ trên Biển Đông xảy ra ở trên không, trên biển, dưới biển và trên vũ trụ. Những xung đột thỉnh thoảng xảy ra liên quan đến lực lượng bán quân sự như tàu đánh cá có vũ trang.
Đáng tiếc rằng, Mỹ và Trung Quốc chưa thiết lập bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Những hành động tương tự như việc gửi tàu chiến tuần tra trong khu vực 12 hải lý sẽ chỉ gây ra sự hiểu lầm và kéo theo nguy cơ xung đột tiềm tàng giữa hai nước, theo National Interest.
Nguy cơ xảy ra xung đột quân sự
Các nhà hoạch định chiến lược và quân sự ở Washington và Bắc Kinh chắc chắn sẽ cân nhắc chiến lược thông qua khả năng xung đột quân sự tiềm tàng trên Biển Đông.
Cang thang o Bien Dong: 3 tinh huong co the xay ra xung dot
Giáo sư Michael Auslin thuộc Đại học Yale của Mỹ cảnh báo, một “tai nạn” ở Biển Đông có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ-Trung, và nguy cơ xung đột xảy ra giữa hai cường quốc này hiện nay cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong 20 năm qua.
Xung đột quân sự sẽ chỉ xảy ra một cách hạn chế nhằm đảm bảo chiến lược cân bằng chung giữa hai nước. Theo National Interest, giao tranh sẽ chỉ diễn ra trên biển với các tàu chiến cỡ nhỏ. Khả năng can thiệp bằng không quân của cả Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông đều hết sức hạn chế.
Chien tranh xay ra neu My xam nhap vung 12 hai ly tren Bien Dong?Tàu tác chiến gần bờ LCS Fort Worth từng bị tàu Trung Quốc theo dõi trên Biển Đông.
Mỹ hoàn toàn có thể đưa thêm các tàu sân bay đến Biển Đông nhưng điều này sẽ tạo nên mối đe dọa lớn hơn cũng như chi phí vận hành cao hơn. Khả năng chống can thiệp quân sự của Trung Quốc đến từ hạm đội tàu ngầm, không quân và tên lửa tầm xa cũng khiến người Mỹ phải cân nhắc.
National Interest nhận định giao tranh trên biển không phải là ưu thế của quân đội Mỹ. Hải quân Mỹ đang phát triển các vũ khí tấn công mới như vũ khí laser, tên lửa chống hạm tầm xa, súng điện từ lắp đặt trên các tàu chiến. Trong tương lai gần, Mỹ chưa thể chiến thắng trong những cuộc chiến với những tàu nhỏ hơn.
Những tàu tác chiến ven bờ (LCS) nhiều khả năng sẽ tham gia vào xung đột (nếu có) với Trung Quốc. Tuy nhiên, trang bị vũ khí hạn chế là nhược điểm của LCS so với các tàu chiến mang tên lửa dẫn đường Type 054A của Trung Quốc. Hạm đội Nam Hải hiện đang biên chế 8 tàu chiến Type 054A và 5 tàu hộ vệ Type 056.
Chien tranh xay ra neu My xam nhap vung 12 hai ly tren Bien Dong?
Trung Quốc đã đưa 2 khẩu pháo tới một trong những hòn đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép trên Biển Đông khiến Mỹ nghi ngờ tuyên bố của Bắc Kinh về việc các đảo này chỉ phục vụ mục đích dân sự.
Theo National Interest, hai tàu chiến Type 054A có khả năng tiêu diệt một tàu LCS của Mỹ. Hạm đội từ 3 tàu 054A hoàn toàn khống chế 2 tàu LCS mà Mỹ có thể triển khai trên Biển Đông. Nếu sử dụng tàu hộ vệ Type 056, Trung Quốc sẽ cần đến 4 hoặc 5 tàu để đối trọng với các tàu chiến Mỹ.
Nếu Mỹ triển khai các tàu khu trục lớp Zumwalt đến Biển Đông, khả năng giành chiến thắng trong xung đột là cao hơn. Theo National Interest, hải quân Mỹ không thể dựa vào các tàu chiến tối tân để chiếm ưu thế trong một khu vực như ở Biển Đông. Đó cũng là lý do mà các tàu LCS được phát triển.
National Interest so sánh sự kiện Vịnh Bắc Bộ với nguy cơ xung đột hiện tại ở Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ khó có thể sử dụng chiến lược này vì điều này có thể dẫn đến chiến tranh quy mô hơn với Trung Quốc.
Có nhiều lý do để Mỹ tiếp tục can thiệp vào tình hình Biển Đông. Một số chuyên gia Mỹ tin rằng quân đội cần phải hành động dứt khoát và quyết đoán hơn. Nhưng nếu một cuộc chiến tranh nổ ra, không ai có thể biết liệu điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau đó.
Đăng Nguyễn
VietBao.vn (Theo_Người Đưa Tin )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét