- Vài cây, quả "độc,lạ" ở Việt Nam (1)

Mấy ngày gần đây, người dân kéo đến trang trại ông Hùng (Phú Lộc, Huế) để xem cây đu đủ đực nhưng lại ra hoa, kết trái rất nhiều.

Hiện tại quanh cây đu đủ có hàng trăm trái to nhỏ.. Xung quang thân cây, còn có rất nhiều hoa đu đủ chuẩn bị kết trái. Điều kỳ lạ là những trái đu đủ này không mọc trên cuống như những trái đu đủ bình thường khác, mà mọc quả ở dây, rất dài.

Ông Hoàng Phi Hùng, ở thôn Nam Phổ, Lộc An (Phú Lộc, Huế) cho biết: “Chuyện cây đu đủ đực ra trái bói sau đó trái đu đủ sẽ úa vàng rồi rụng xuống đất là chuyện bình thường. 

Nhưng ở cây đu đủ của tôi thì khác, nó chẳng những không rụng xuống như bình thường, ngược lại trái đu đủ của tôi ngày càng to dần, và đã cho ra trái rất to, chín vàng, ăn rất ngọt. Chính vì thế người dân thấy lạ mới kéo nhau đến xem”.

Là cây đu đủ đực nhưng lại ra hoa, kết trái rất nhiều.

Theo lời ông Hùng kể lại, đầu năm 2010 ông mua một quả đu đủ ở chợ Truồi về ăn thấy ruột đỏ thắm và ngọt. Nghĩ giống đu đủ ngon nên cho người hàng xóm một ít hạt về đúc, còn lại vứt ở một góc vườn. Ít lâu sau đu đủ mọc lên. Khi cao khoảng 60cm, cây bắt đầu trổ hoa dài. 

Ông định nhổ bỏ đi vì nghĩ đu đủ đực không có quả, chỉ trồng tốn đất. Nhưng hàng xóm khuyên nên để lại. Đến nay cây dài hơn 1,2m cho ra trái rất nhiều. 

Đầu tháng 3/2013, cây tiếp tục trổ hoa và lần này mỗi nhánh kết một quả. Từ đó đến nay có hàng trăm người hiếu kỳ đến xem. 

Ông Phan Văn Đức, 81 tuổi, ở thôn Lộc An cho hay: “Cả đời tui sống gần cả trăm năm nhưng chưa bao giờ chứng kiến cây đu đủ đực nào ra trái như cây này. Quả thật đây là điều quá kì lạ”. 

Trong khi ông Hùng chuẩn bị bứng cây đu đủ này để vào góc trước nhà làm cây cảnh thì có rất nhiều người đến hỏi mua với giá rất cao, nhưng ông Hùng đều từ chối vì xem đây là cây lạ và mình là người có duyên với cây đu đủ này nên quyết định giữ lại.theo Khám phá



Một quả nho như vậy có đường kính từ 3 – 4cm và thường có 4 hạt to ở bên trong. Ban đầu những quả nho Jabuticaba có màu hồng nhưng khi chín sẽ chuyển dần sang màu tím.


Thông thường, loài nho này ra hoa và kết quả chỉ 1 – 2 lần trong một năm, nhưng khi được liên tục tưới nước, nó sẽ cho quả quanh năm và sinh trưởng tốt ở các quốc gia vùng nhiệt đới. Vào mùa nho Jabuticaba ở Minas Gerais, hàng nghìn túi nho sẽ được những người bán rong bày bán trên khắp các hè phố, khiến con phố này như “nhuộm” một màu tím.


Loài nho này có thể ăn ngay khi vừa hái. Nhưng chúng sẽ dễ lên men sau 3 – 4 ngày của vụ thu hoạch nên thường được dùng để làm mứt hoặc rượu. Cũng chính vì thời gian bảo quản ngắn nên những trái nho tươi hiếm được tìm thấy ngoài khu trồng trọt.


Đặc biệt, loài nho này còn có công dụng chữa nhiều loại bệnh như hen suyễn, tiêu chảy hay bệnh viêm a-mi-đan mãn tính. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang tiến hành nghiên cứu khả năng chữa bệnh ung thư của loài nho này.

Hằng năm, người dân còn tổ chức lễ hội Jabuticaba tại thành phố Sabara ở Minas Gerais. Cùng xem một số hình ảnh của loài nho đặc biệt này:





Củ su hào hình trái tim (Ảnh: Kênh 14) 

Củ su hào gây sự chú ý với hình dạng trái tim này được phát hiện vào ngày10/1/2012 vừa qua. Củ su hào này nằm trong vườn nhà em Nguyễn Thị Hường trú tạixã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. 

Theo một số ý kiến, củ su hào này bị biến dạng là do hoàn cảnh sống. Có thểtrong quá trình phát triển, nó bị một vật thể chạm vào, tạo nên hình trái timđặc biệt như hiện nay. 

An Giang: Củ khoai 9kg được trả 1 triệu

Củ khoai ngọt hình cụ rùa trong vườn nhà bà Muội (Ảnh: An Giang Online) 

Sángngày 9/1/2012, bà Phạm Thị Muội trú tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh AnGiang khi thu hoạch khoai trong vườn nhà đã phát hiện được củ khoai ngọt nặngtới 9 kg, dài gần 0,5m và có hình dánh giống hệt một cụ rùa. 

Khi củ khoai được đào lên, nhiều người dân hiếu kỳ xung quanh đã kéo đến xem rấtđông. Có người đã trả giá 1 triệu đồng, nhưng bà Muội vẫn không bán. Được biết,nhà bà Muội trồng khoai theo phương pháp tự nhiên, không sử dụng các loại phânbón, thuốc hóa học nào. 

<>Củ đậu hình trái tim

Ngắm củ khoai nặng hơn 20kg có hình thù lạ mắt 

Củ đậu có hình trái tim này được phát hiện ở nhà chị Nguyễn Thị Ngọc trú tạiđường Hàm Nghi, Cầu Diễn, Hà Nội. Được biết, chủ nhân của của đậu đặc biệt nàygieo trồng đậu từ tháng 3/2011. Sau 9 tháng không chăm sóc, ngày 14/12/2011 vừaqua, chị Ngọc quyết định đào thử thì phát hiện củ đậu "khủng" này. Củ đậu nặng13,5 kg mọng nước và khá đẹp mắt. 

<>Củ khoai nặng hơn 20kg có hình thù lạ mắt

Củ khoai vạc khủng. (Ảnh: NNVN) 

Đó là củ khoai Vạc của gia đình ông Phan Đình Phùng ở phường Hoà Hiếu, thị xãThái Hoà, Nghệ An. Điều đáng nói hơn là củ khoai có hình dáng khá lạ mắt vớinhững nhánh, mầm được sắp xếp tạo nên những hình thù lạ và sinh động, như hìnhmột chú thỏ đang ngồi, hình một con ốc...

Do có nhu cầu chiêm ngưỡng của nhiều người dân, nên chủ nhân của củ khoai đãđặt nó trước cửa tiệm ảnh màu “Phùng Nhâm” ở khối Tân Thành, phường Hoà Hiếu,thị xã Thái Hoà để bà con dễ dàng chiêm ngưỡng.

<>Quả đu đủ hình con thỏ
Quả đu đủ như 1 chú thỏ ngộ nghĩnh 

Chủ nhân của quả đu đủ này là ông Nguyễn Vang (71 tuổi) ở xã Tịnh Hà, huyệnSơn Tịnh, Quảng Ngãi. Được biết, đây chỉ là một trong số những quả đu đủ hình"con thỏ" trong lứa đầu tiên của cây đu đủ nhà ông Vang. 

Từ khi biết tin về quả đu đủ lạ kì, rất nhiều người dân trong thôn và vùnglân cận đã rủ nhau đến xem quả đu đủ hình con thỏ này. 

<>Cây đu đủ “treo” quả như đèn chùm

Cây đu đủ có trái treo lủng lẳng. 

Tuy không có hình dạng kì lạ, đặc biệt như những loại củ, quả trên nhưng câyđủ đủ này lại gây ấn tượng mạnh với việc "treo" quả bằng dây. 

Cây đu đủ này nằm trong vườn nhà anh Ngô Việt và chị Nguyễn Thị Bồng ở xãBình Định Bắc, Thăng Bình, Quảng Nam. Cây này được trồng bình thường, tuy nhiên,khi lớn, nó chia làm 2 nhánh. Điều đặc biệt hơn là khi ra trái không gắn vớithân mà vươn ra một dây dài từ 0,5 - 1m, lủng lẳng trái rất lạ mắt. 

Hiện cây đuđủ ra trái đều đặn, mỗi mùa hơn 100 trái và ra thường xuyên, trái chín và ngọt.Tuy nhiên, trong số những người tới xem cây, một số người cho biết thực chất câyđu đủ này không có gì lạ. Đó chỉ là cây đu đủ đực, khi ra quả sẽ có hiện tượngnhư trên. 

Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, việc các củ quả có hình thù kì dị đơn thuầnchỉ là hiện tượng đột biến bình thường ở thực vật khi chịu tác động của môi trường.
<>Lê Minh (Nguồn : VietnamNet)


Thực vật cũng có thể "sinh con". Cây vẹt trong hình vẽ là một trong số đó. Hiện tượng này chỉ gặp ở một số loài cây sống ở khu vực rừng lầy mặn vùng ven biển như cây đước, cây vẹt, cây trang. Chúng ra hoa, truyền phấn, thụ phấn để tạo nên hạt giống như các loài thực vật khác, chỉ khác là trong khi hạt giống của các loài thực vật khác tách ra khỏi cơ thể mẹ để lớn lên, thì hạt giống của loài này lại nảy mầm thành cây non ngay trên cây mẹ. Sau khi đã đủ điều kiện, chúng mới tách ra khỏi thân mẹ, cắm rễ vào lớp bùn ven biển, trở thành cây con.

Hiện tượng “sinh con” là một hình thức thích nghi độc đáo của một số cây sống ở vùng ngập mặn, nhờ đó cây có thể mọc được trong điều kiện thuỷ triều lên xuống hàng ngày, tránh cho hạt khỏi bị nước triều cuốn trôi đi. Ảnh: Wikipedia.

Cây nắp ấm (Nepenthaceae). Trong hình là cây nắp ấm ăn thịt chim. Cây nắp ấm là một trong những giống cây leo từ Đông Nam Á. Ở Việt Nam, nó thường xuất hiện ở các vùng đầm lầy các tỉnh miền trung như Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế.

Cây nắp ấm có chiếc lá đặc biệt với phần cuối phình to thành cái túi, hay cái bình có nắp đậy. Bên trong thành bình có nhiều lồng tuyến tiết chất dịch khiến thành bình rất trơn, chất dịch này có khả năng tiêu hoá thức ăn; mép bình lại tiết dịch thơm nên thu hút sâu bọ rất tốt. Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. 

Do lá có hình dáng và cấu trúc rất đặc biệt nên gần đây ở Trung Quốc người ta đã khai thác tạo giống cây nắp ấm thành một loài cây cảnh độc đáo và đã được xuất sang thị trường cây cảnh nước ta trong dịp Tết. Ảnh: BBC.


Điều hay còn gọi là đào lộn hột (Anacardium occidentale L.). Tên gọi của chúng xuất phát từ quả của cây này có hình dáng độc đáo. Quả gồm hai phần, phần ở bên dưới hơi giống quả đào, nạc và mọng nước, đính ở trên đó là một cái “hột” hình hạt đậu có vỏ cứng, màu sẫm. Nhìn cả hai phần chẳng khác nào một quả đào có hạt nằm lộn ra bên ngoài chứ không nằm ở bên trong như các loại quả thông thường khác. Thực chất "hột" này mới chính là quả thật sự, còn cái “quả” hình quả đào mọng nước kia là do đế hoa phát triển thành.

Ở Việt Nam, cây điều được trồng rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía nam như Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước. Ảnh: Wikipedia. 


Cây một lá (Nervilia fordii Schultze). Các cây thông thường phải có nhiều lá, nhưng có cây chỉ có một lá với tên gọi là thanh thiên quỳ hay lan cờ.

Đó là một loài lan địa sinh sống lâu năm, cùng họ với những loài lan cảnh có hoa đẹp khác. Cây cao từ 20-30cm. Thân rất ngắn, củ tròn to, có thể nặng tới 1,5-20 g. Thẳng từ củ, chỉ mọc lên có một lá riêng lẻ sau khi hoa tàn. Lá hình tim tròn, xếp theo các gân lá hình chân vịt, đường kính 10-25 cm mép uốn lượn. 

Chúng thường mọc trong các hốc đá hoặc trên lớp đất có nhiều thảm mục dưới tán rừng ẩm hoặc rừng trên núi đá vôi các tỉnh phía bắc và ở Kon Tum, Lâm Đồng. Củ của cây được dùng làm thuốc giải độc, làm mát phổi, chữa ho lâu ngày, ho lao, viêm phế quản, nhai củ tươi có thể làm giảm khát nước, bồi dưỡng cơ thể. Do có giá trị lớn nên cây bị khai thác nhiều để bán qua biên giới. Ảnh: Tulear.blogspot.com 


Loài hoa mà theo truyền thuyết là "3.000 năm mới nở một lần" - hoa Ưu Đàm được tìm thấy ở nhiều nơi của Việt Nam như Phú Yên, Hải Phòng. Theo truyền thuyết kể lại, Hoa Ưu Đàm hay udumbara là một loài hoa huyền thoại, phải mất 3.000 năm loài hoa này mới nở hoa một lần và đó cũng là điềm báo cho một vị vua sắp ra đời. Nhiều người cho rằng, loài cây này chỉ là sự tưởng tượng của người xưa.

Hoa udumbara có hình dáng mong manh như những sợi tóc. Những bông hoa này nở vào sáng sớm, sau đó cụp lại vào giữa trưa nắng. Mỗi bông hoa có đường kính dài 1 mm. Với khả năng kỳ diệu, nó có thể sinh sống trên bất kỳ bề mặt nào mà nó vô tình bám được. Cây hoa có nhiều nhánh, nở ra những bông hoa bé xíu có màu trắng hoặc xanh nhạt, nụ hoa có hình dáng của một quả trứng tí hon, hoa có mùi hương nhẹ nhàng của gỗ đàn hương. 

Tại Việt Nam, loài hoa này vẫn đang gây tranh cãi trong giới khoa học. Có chuyên gia sinh học cho rằng có thể là một loài nấm; nhiều giả thiết "trứng côn trùng", còn hòa thượng Thích Nguyên Đức nói Ưu Đàm chỉ mang tính biểu tượng. Ảnh: Thiên Lý. 


Cây có quả nằm trong đất - cây lạc (Arachis hypogaea). Ở cây Lạc, một số hoa mọc phía trên thường không cho quả, chỉ những hoa mọc phía dưới, mọc chúc xuống đất mới cho quả. Người Việt Nam thường quen gọi những phần của cây không giống rễ mà nằm ở dưới đất là “củ” như củ khoai, sắn, cà rốt, hay củ lạc, dù nó là phần nào của cây biến đổi thành. Vì vậy với cây lạc, phải gọi là “quả Lạc” mới đúng.

Cây lạc là loài cây thân thảo hàng năm tăng có thể cao từ 3–50 cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1–7 cm và rộng 1–3 cm. Ảnh: Wikipedia.

Cận cảnh mít siêu dài hơn 1 mét độc lạ đang "hot" ở Việt Nam


Giống mít siêu dài được quảng cáo rất dễ trồng, quả siêu múi, ít xơ nên khá được ưa chuộng. Đây là giống mít nhập khẩu từ Malaysia.



Giống mít siêu dài xuất xứ từ Malaysia được cho là rất hợp với đất và khí hậu Việt Nam nên được người dân săn mua để trồng nhiều hiện nay.



Khác với giống mít bình thường, mít siêu dài Malaysia mỗi quả dài đến hơn 1 mét...



... quả to khủng phải 2-3 người mới bê được



Cây mít quả dài là một giống mít mới cho năng xuất và hiệu quả kinh tế rất cao. Cây sau khi trồng 2 năm đã cho trái, thậm chí là rất siêu trái.



Theo chia sẻ của nhiều nhà vườn trồng loại mít này, mít không chỉ chất lượng mà năng suất rất cao. Thông thường, trồng từ năm thứ 3 trở đi, có thể thu hoạch từ 1,6 tấn – 1,9 tấn/sào bắc bộ/năm.



Một trong những đặc điểm khiến loại mít này được các nhà vườn ưa chuộng đó là mít rất dày múi và rất ít xơ.



Quả khi chín có màu vàng rất đẹp, múi dài, dầy, ít hạt, hạt nhỏ, ăn giòn và rất thơm ngon.



Quả mít dài ngay từ khi ra trái non khá lạ.
 


Theo Dân Việt

Ông nông dân tạo ra quả mít có múi nặng hơn 2 lạng

GD&TĐ - Hơn một năm thử ghép mít Thái và mít địa phương, ông Sơn (Bến Tre) đã tạo giống mít mới, quả nặng 20-40 kg, múi rất to.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách (Bến Tre) có niềm đam mê nhân giống các loại cây ăn trái, nhất là mít. Ông từng thử ghép thành công nhiều loại giống mới, cho năng suất cao, như: nhãn, sầu riêng, ổi, xoài...

Hơn 6 năm trước, nghe nhiều người nói, giống mít địa phương chỉ ăn luôn khi chín, chứ dùng để sấy khô thì không hiệu quả kinh tế, vì quá ngọt, múi lại mỏng, sấy dễ nát. Vậy là ông quyết định đi tìm câu trả lời.

Hiện trong vườn ông Sơn có hơn 200 cây mít nghệ Thanh Sơn đang cho trái. 

Một lần đi du lịch tại Thái Lan, thấy có giống mít ở đây cho trái to, cơm dày, nhưng màu không đẹp, ông xin hạt về ươm cây rồi đem ghép với giống mít nghệ địa phương, với hi vọng sẽ tạo thành giống mới là: mít nghệ Thanh Sơn.

Sau hơn một năm chờ đợi, kết quả như ý muốn. Cây mít đầu tiên cho chỉ 5 quả, nhưng trái nào cũng to, trọng lượng từ 20 đến 40 kg. Điều đặc biệt, múi đều, nặng hơn 200 gram, màu vàng đẹp, cơm dày và không quá ngọt.

Điện Thoại: 075.3505.686 _ 0907.179.686 (CƠ SỞ SẢN XUẤT CÂY GIỐNG THANH SƠN)

"Tôi rất vui, mang đi biếu bạn bè ăn thử, ai cũng khen", ông Sơn nói. Ông quyết định nhân giống lên hơn 200 cây. Hơn hai năm nay các cây đã cho trái đều. Tuy nhiên, hiện cây còn nhỏ nên ông chưa ép cây ra trái. Cây cũng không phải chăm sóc nhiều và chỉ khoảng hơn một năm là cho quả. Từng được thưởng thức giống mít mới của ông Sơn, ông Nguyễn Minh Châu nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, cho biết giống mít nghệ Thanh Sơn cho múi to, thịt dày, màu vàng nghệ, độ ngọt không cao nên rất phù hợp làm mít sấy.

Ông Đoàn Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình cho biết, ông Sơn là người có nhiều ý tưởng mới với các loại cây trồng và là hộ gia đình có kinh tế phát triển tại địa phương

Theo Phan Thân



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét