11 dấu hiệu cho thấy một cuộc suy thoái kinh tế lớn sẽ diễn ra vào cuối năm 2015
Mọi chuyển xảy ra như được sắp đặt một cách hoàn hảo cho một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế lớn có thể bắt đầu vào mùa thu và mùa đông 2015.
Trong vòng 1 tháng qua, chính phủ Trung Quốc đã có những phiên điều chỉnh sụt giảm giá trị đồng tiền lớn nhất lịch sử kể từ khi ra đời đồng tiền này. Điều này gây ra hệ quả vô cùng nặng nề đối với các đồng tiền cũng như các nền kinh tế khác trên thế giới.
Thậm chí có thể gây sụp đổ tương quan quan hệ giữa các đồng tiền đó với đồng Đô La Mỹ. Bên cạnh đó, giá dầu thô giảm kỉ lục trong vòng 6 năm trở lại đây, thị trường Chứng Khoán thế giới đang trong cơn hỗn loạn toàn cục. Đó thực sự là những dấu hiệu đáng lo ngại cho nền kinh tế thế giới.
Với những gì đã và đang diễn ra trong vòng 1 năm qua đối với tình hình kinh tế thế giới, có thể nói rằng kinh tế thế giới sẽ còn rối loạn hơn nữa trong thời gian tới.
Sau đây là những dấu hiệu cho thấy rằng một khủng hoảng tài chính toàn cầu có khả năng xảy ra nhiều hơn sau khi các sự kiện diễn ra liên tiếp trong vài ngày qua.
1. Sự điều chỉnh giảm mạnh của đồng Nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ diễn ra đầu tháng 8 là một tin sốc đối với toàn bộ phần còn lại của Thế Giới. Động thái này làm cho giá trị của đồng đô la Mỹ tăng cao hơn. Nó như một đòn giáng mạnh vào phố Wall. Các định chế tài chính đang lo sợ một cuộc chiến tranh tiền tệ mới xảy ra cùng với sự tăng trưởng chậm từ nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc.2. Chúng ta đã biết chính sách đồng tiền yếu đã và đang được sử dụng cho rất nhiều đồng tiền. Mục đích chính là giúp nền kinh tế đó tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cụ thể bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu. Đó cũng chính là lí do vì sao Trung Quốc quyết định phá giá đồng Nhân dân tệ. Nhìn lại tháng 7, xuất khẩu Trung Quốc giảm 8,3%; cùng thời điểm đó, thương mại toàn cầu giảm với tốc độ chưa từng có kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.
3. Ngay sau khi Trung Quốc phá giá đồng tiền của mình, hàng loạt các nền kinh tế lớn nhỏ khác cũng tham gia vào cuộc đua phá giá đồng tiền để nhằm duy trì tính cạnh tranh lẫn nhau. Ngay cả Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cũng tham gia vào cuộc đua này và liên tiếp điều chỉnh tỉ giá, đồng thời nới rộng biện độ dao động lên thay vì mức trần 1% cũ, nhằm mở đường cho lần điểu chỉnh giảm mới nếu cần thiết.
4. Tại ngày 15 tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên biên độ dao động 50 ngày của chỉ số Down đã bằng cả biên độ dao động của cả 200 ngày trong vòng 4 năm trở lại đây. Có thể thấy đây là một dấu hiệu rất nguy hiểm báo hiệu tiềm tàng cho một cái chết trước mắt. Dưới góc độ kĩ thuật, tất cả các dấu hiệu kĩ thuật phổ biến nhất mà các nhà đầu tư trên thế giới sử dụng để đánh giá cho thấy rằng nền kinh tế thế giới đang thiếu tính bền vững hơn bao giờ hết. Và nguy cơ khủng hoảng toàn cầu là hiện hữu và hoàn toàn có cơ sở.
5. Giá dầu giảm kỉ lục trong vòng 6 năm trở lại đây. Năm 2014, khi giá dầu bắt đầu giảm, nhiều chuyên gia cho rằng đó là một dấu hiệu tốt cho nền kinh tế Mỹ cũng như thế giới nói chung, nhưng xem ra họ đã lầm.
Tại thời điểm này, giá dầu đã giảm đến mức ác mộng cho nền kinh tế thế giới nếu nó vẫn giữ nguyên mức giá này lâu thêm nữa. Đó chính là điều mà Ông Vua Trái Phiếu Jeff Gundlach cảnh báo nền kinh tế thế giới từ tháng 12 năm 2014 nếu giá dầu thô xuống tới mức 40$/thùng:
“Tôi hi vọng rằng giá dầu thô sẽ không xuống tới mức 40$/thùng, bởi vì khi đó sẽ có những điều kinh khủng xảy ra với nền kinh tế thế giới. Không những vậy, nó còn có thể gây ra những hậu quả to lớn về địa chính trị. Thật kinh khủng.”
6. OPEC không hề có dấu hiệu giảm khai thác dầu do nhu cầu từ Trung Quốc vẫn không giảm. Động thái này có thể đẩy giá dầu xuống thấp hơn nữa và đi đến đỉnh điểm kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.
7. Giá hàng hóa đang ở thời kì giảm kỉ lục và nó đang xảy ra tương tự một cách kì lạ với những gì xảy ra trước cuộc khủng hoảng 2008. Ngay cả vào ngày 11 tháng 8 vừa qua, giá một số mặt hàng bị giảm xuống mức kỉ lục nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.
8. Cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ không những không giảm mà còn có dấu hiệu leo thang. Trái phiếu chính phủ Brazil cũng bị giáng xuống hạng thấp hơn với cảnh báo nguy hiểm.
9. Tại cuộc khủng hoảng 2008, tỉ giá đồng đô la Mỹ so với nhiều đồng tiền của các nước mới nổi tăng mạnh, và những gì xảy ra hiện tại toàn toàn tương đồng. Thị trường Chứng Khoán của các nước mới nổi chạm đáy trong vòng 4 năm trở lại đây do có sự hệ lụy từ sự tụt dốc không phanh của thị trường Chứng Khoán Trung Quốc.
10. Ngay tại Mỹ, tỉ lệ hàng tồn kho bán buôn đã đạt tới mức kỉ lục kể từ cuộc suy thoái kinh tế 2008. Điều đó có nghĩa là một lượng hàng hóa lớn đang nằm trong khác kho chứa mong chờ sẽ được bán ra cho một nền kinh tế đang giảm tốc độ phát triển một cách nhanh chóng. Nói tóm lại, chỉ số tiêu dùng Mỹ đã giảm ở mức kỉ lục và chạm đáy trong nhiều năm trở lại đây.
11. Niềm tin nơi người tiêu dùng đang sụt giảm một cách trầm trọng. Tại Mỹ, số người bi quan rằng nền kinh tế đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn cao hơn 50% so với số người tin rằng nền kinh tế ngày càng trở nên tốt hơn. Tại Trung Quốc thì xảy ra một cuộc tháo chạy của cải, tiền tệ lớn sang các nước châu Âu hoặc châu Mỹ.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là một cuộc khủng hoảng kinh tế mới chắc chắn sẽ xảy ra như đề cập bên trên. Nó cần bị tác động bởi một cú hích mạnh nào khác để kéo theo sự sụp đổ dây chuyền.
Trên hết, mọi thứ diễn ra trong vòng 10 năm trở lại đây cho thấy nền kinh tế thế giới đang ngày càng thiếu tính bền vững và nguy cơ xảy ra những cuộc khủng hoảng kinh tế thường xuyên hơn là hoàn toàn có cơ sở.
Theo Tri Thức Trẻ
Suy thoái Kinh tế (Recession) là gì?
Nền kinh tế thế giới đang cho thấy có rất nhiều những dấu hiệu cảnh báo cho một cuộc Đại suy thoái quy mô toàn cầu có thể sắp xảy ra.
Suy thoái Kinh tế là gì?
Dấu hiệu nhận biết.
Nguyên nhân dẫn tới suy thoái.
Và bây giờ sau một gần 2 thập kỷ, rất nhiều người đang lo ngại một cuộc suy thoái toàn cầu (Global recession) có thể đang diễn ra. Theo Wiki thì Suy thoái kinh tế là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi.
Suy thoái kinh tế (Recession) không giống với kinh tế trì trệ (Stagnation) là tăng trưởng thấp hoặc bằng 0, và cũng không như Khủng hoảng kinh tế (Depression) là sự sụt giảm nghiêm trọng kéo dài trong nhiều năm. Một cuộc suy thoái trầm trọng và lâu dài sẽ được gọi là khủng hoảng kinh tế.
Suy thoái có nghĩa là giá trị của tất cả hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia đi xuống trong 6 tháng liên tiếp.
Suy thoái kinh tế xảy ra từ Q3 2008 đến Q1 2009
Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) họ đã đo lường và thu thập dữ liệu hàng tháng của bốn lĩnh vực khác bên cạnh GDP để dự báo: Thu nhập thực tế, Việc làm, Sản xuất và Bán lẻ. Nếu các chỉ số này suy giảm thì cũng sẽ dẫn tới khả năng GDP cũng giảm.
Kể từ năm 1960 đến 2007 đã có 122 cuộc suy thoái xảy ra trên 21 nền kinh tế công nghiệp phát triển. Nghe có vẻ như là nhiều nhưng những nền kinh tế này chỉ xảy ra khủng hoảng trong khoảng 10% của thời gian trên.
Mỗi một cuộc suy thoái đều đặc biệt, nhưng chúng đều có những đặc điểm chung. Mỗi cuộc suy thoái đều kéo dài trong khoảng 1 năm, và GDP của quốc giá đó sụt giảm khoảng 2%, và trong một số trường hợp có thể lên tới 5%.
Khi đó đầu tư, xuất nhập khẩu, các ngành công nghiệp sản xuất đều bị suy giảm. Thị trường tài chính như chứng khoán, nhà đất… cũng thường rơi vào hoảng loạn. Tất cả điều này đều có ảnh hưởng một cách tiêu cực tới người dân của quốc gia đó. Nhiều người mất việc làm, và thậm chí nếu họ không có khả năng trả nợ cho những khoản vay thế chấp sẽ dẫn đến mất nhà vô gia cư, và giá nhà sẽ giảm mạnh.
Người dân cũng sẽ có ít tiền hơn để chi tiêu vào các việc mua sắm tại cửa hàng, nhà hàng…điều này cũng dẫn đến việc buôn bán kinh doanh sẽ bị thu hẹp, tiền kiếm được ít hơn, hoặc không có nhưng chi phí vẫn phải trả sẽ dẫn đến phá sản.
Vậy có cách nào để nhận biết trước khi suy thoái xảy ra?
Một số nhà kinh tế học tập trung vào số lượng người làm việc trong các lĩnh vực sản xuất. Trong lĩnh vực sản xuất, các đơn hàng đều được đặt hàng tháng, nhưng khi các nhà máy và các công ty có ít đơn hàng hơn, họ sẽ dừng việc tuyển nhân sự mới, và thậm chí bắt đầu sa thải bớt người cũ trong công ty. Đây là một trong những dấu hiệu tốt để nhận ra nền kinh tế đang phát triển chậm lại.
Các chuyên gia cũng nhìn vào thị trường trái phiếu chính phủ để dự đoán, họ nhìn vào khả năng sẵn sàng của các nhà đầu tư cho chính phủ vay tiền trong một khoảng thời gian dài đó là việc mua trái phiếu chính phủ dài hạn. Và khi các nhà đầu tư nhận ra nền kinh tế đang có những dấu hiệu suy thoái, họ sẽ bán cổ phiếu của các công ty và thay vào đó cho chính phủ vay tiền để đầu tư vào trái phiếu dài hạn. Đó là lý do tại sao trái phiếu chính phủ được coi là tài sản ít rủi ro để đầu tư khi xảy ra suy thoái.
Nguyên nhân dẫn đến suy thoái.
Một nền kinh tế khỏe mạnh sẽ có rất nhiều tiền được chảy qua hệ thống đó.
Ngân hàng trung ương các nước hạ lãi suất cho vay, kích thích cho vay và tiền hay bơm tiền vào nền kinh tế.
Chủ sở hữu của các công ty đưa tiền vào hệ thống kinh doanh của họ và thuê rất nhiều nhân công tạo ra nhiều công ăn việc làm.
Người tiêu dùng tiêu sài nhiều tiền cho các sản phẩm dịch vụ.
Ngân hàng Trung ương bơm và kích thích thị trường bằng dòng tiền lớn.
Nhưng khi dòng tiền bị chăn lại, hoặc có ít tiền hơn trong thị trường, sẽ dẫn đến suy thoái.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến dòng tiền bị chặn hoặc chậm lại.
Ngân hàng trung ương tiến hành chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách nâng lãi suất cho vay, điều này khiến tiền không còn được vay dễ dàng nữa. Và với lãi suất gửi cao, khiến người dân đưa tiền khỏi hệ thống vào ngân hàng để gửi tiết kiệm. Cả hai điều này khiến dòng tiền ít đi, do khuyến khích tiết kiệm, ít vay mượn sẽ khiến chi tiêu sụt giảm.
Niềm tin của người dân (tiêu dùng hay nhà đầu tư) cũng là một nguyên nhân, người dân nhận thấy hoặc lo lắng về nền kinh tế cũng sẽ dẫn đến việc giữ tiền lại thay vì tiêu sài hay đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán hay bất động sản lao dốc, do không có thêm tiền được bơm vào và do mất niềm tin vào thị trường.
Lạm phát cũng được coi là nguyên nhân lớn nhất, nó khiến giá cả hàng hóa dịch vụ tăng cao, nó cũng sẽ khuyến khích tiết kiệm và ít tiêu sài.
Suy thoái có thể xảy ra khi dòng tiền trong nền kinh tế bị thắt lại.
Khi nền kinh tế đi xuống tại một quốc gia nó sẽ lan đến biên giới và tạo ra hiệu ứng Domino.
Ví dụ vào năm 1997, khủng hoảng tài chính tại khu vực Đông Á, và tại các nước Đông Nam Á bắt nguồn từ Thái Lan khi giá trị đồng Thái Bath bị sụp đổ, kéo theo sự mất niềm tin của các nhà đầu tư tại Thái Lan và bắt đầu lây lan ra khu vực, khách du lịch tại Thái Lan bị giới hạn khả năng đem theo tiền mặt ra khỏi đất nước. Tiền tệ tại các quốc gia khác như đồng Ringgit của Malaysia và Rupiah Indonesia cũng bắt đầu bị mất giá trị. Điều này làm các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu nghi ngại và lưỡng lự khi đầu tư vào các nước đang phát triển.
Gần đây, Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đã ảnh hưởng lên nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hai siêu cường quốc này sản xuất và buôn bán khoảng 40% sản lượng đầu ra của toàn cầu. Nhiều chuyên gia lo ngại sự căng thẳng leo thang sẽ dẫn tới một cuộc suy thoái toàn cầu tiếp theo.
Trade war có thể gây nên suy thoái theo hiêu ứng Domino lên các nước trong khu vực Châu Âu và thế giới.
Hãy lấy Đức làm ví dụ, Đức là một quốc gia lớn dựa vào xuất khẩu, Đức kiếm được rất nhiều tiền nhờ việc sản xuất máy móc, trang thiết bị và bán sang các nước khác như Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc lo ngại chiến tranh thương mại làm nhu cầu từ Mỹ giảm nên sẽ làm giảm các đơn hàng từ Đức. Khi Đức là một nền kinh tế lớn nhất nhì khu vực Châu Âu lâm vào tình thế khó khăn sẽ kéo theo sự suy thoái của toàn bộ khu vực.
Hiện tại thế giới đang trong giai đoạn của cuối chu kỳ tăng trưởng kinh tế, khi nhiều dữ liệu cho thấy một tương lai không chắc chắn, mong manh, dễ đổ vỡ đối với nền kinh tế. Những căng thẳng thương mại và chính trị giữa các nước hay bất kỳ sự kiện khó dự đoán nào xảy ra đều có thể dẫn tới suy thoái của toàn bộ nền kinh tế. Chúng ta hãy cùng chờ đón điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét