Tham khảo

NGŨ HÀNH

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc,HỏaThổKim và Thủy (tiếng Trung: 木, 火, 土, 金, 水; bính âm: Mù, huǒ, tǔ, jīn, shuǐ). Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.[1][2][3]
Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 - Sinh) còn gọi là Tương sinh và (克 - Khắc) hayTương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng.
  • Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
  • Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hóathừa thắng và hạ nhục,bổ - tả thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.
Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt NamNhật BảnHàn QuốcTriều TiênĐài LoanHồng KôngSingapore... từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự v.v.
Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.

Các quy luật

Tương sinhtương khắc, tương thừa, tương vũ kết hợp thành hệ chế hoá, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.
  • Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.
  • Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại).
Hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.

Quan hệ với các lĩnh vực khác

Ngũ hànhMộcHỏaThổKimThủy
Số Hà Đồ32541
Cửu Cung3,495,8,27,61
Thời gian trong ngàyRạng sángGiữa trưaChiềuTốiNửa đêm
Năng lượngNảy sinhMở rộngCân bằngThu nhỏBảo tồn
Bốn phươngĐôngNamTrung tâmTâyBắc
Bốn mùaXuânHạChuyển mùa (mỗi 3 tháng)ThuĐông
Thời tiếtGió (ấm)NóngẨmMát (sương)Lạnh
Màu sắcXanh LụcĐỏVàngTrắng/Da CamĐen/Xanh lam
Thế đấtDàiNhọnVuôngTrònNgoằn ngoèo
Trạng tháiSinhTrưởngHóaThâuTàng
Vật biểuThanh LongChu TướcKỳ LânBạch HổHuyền Vũ
Mùi vịChuaĐắngNgọtCayMặn
Cơ thểGânMạchThịtDa lôngXương tuỷ não
Bàn tayNgón cáingón trỏNgón giữaNgón áp útNgón út
Ngũ tạngCan (gan)Tâm (tim)Tỳ (hệ tiêu hoá)Phế (phổi)Thận (hệ bài tiết)
Lục phủĐởm (mật)Tiểu trường (ruột non)Vị (dạ dày)Đại trường (ruột già)Bàng quang
Ngũ cănXúc giác, ThânThị giác, MắtThính giác, TaiKhứu giác, MũiVị giác, Lưỡi
Ngũ tânBùn phânMồ hôiNước dãiNước mắtNước tiểu
Ngũ đứcNhânLễTínNghĩaTrí
Xúc cảmGiậnMừngLoBuồnSợ
GiọngCaCườiKhócNói (la, hét, hô)Rên
Thú nuôiChóDê/CừuTrâu/BòHeo
Hoa quảMậnTáo tàuĐàoHạt dẻ
Ngũ cốcLúa mìĐậuGạoNgôHạt kê
Thập canGiáp, ẤtBính, ĐinhMậu, KỷCanh, TânNhâm, Quý
Thập nhị chiDần, MãoTỵ, NgọThìn, Tuất, Sửu, MùiThân, DậuTý, Hợi
Âm nhạcMiSonĐôLa
Thiên vănMộc Tinh (Tuế tinh)Hỏa Tinh (Huỳnh tinh)Thổ Tinh (Trấn tinh)Kim Tinh (Thái Bạch)Thủy Tinh (Thần tinh)
Bát quái ¹Tốn, ChấnLyKhôn, CấnCàn, ĐoàiKhảm
Ngũ uẩn (ngũ ấm)Sắc uẩnThức uẩnHành uẩnTưởng uẩnThọ uẩn
Tây Du KýBạch Long MãTôn Ngộ KhôngĐường Tam TạngSa Ngộ TĩnhTrư Bát Giới
Ngũ NhãnThiên nhãnPhật nhãnPháp nhãnTuệ nhãnNhục, thường nhãn
  1. Đây là 8 quái cơ bản, từ đó biến ra 64 quẻ của Kinh Dịch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét