Toàn bộ đời sống tinh thần của chúng ta hiện nay là gì, nếu không phải là sản phẩm của văn hoá?
Chúng ta đang sống với chính những thước đo hình thành trong quá khứ. Những thước đo thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ thẩm mỹ đến pháp luật, từ phong tục đến lối sống, từ đạo đức đến nghệ thuật...Văn hoá chính là phương tiện, là môi trường và cũng là cách thức để quá khứ tác động đến hôm nay. Tuy nhiên, quá khứ không phải bao giờ cũng tốt lành. Trước sự phát triển như vũ bão của thế giới gần đây, một số học giả bi quan cho rằng con người cũng chẳng sung sướng hơn mấy, rằng ngày nay, thời gian mà chúng ta có thể chủ động tham gia vào cuộc sống giảm đi nhanh chóng. Họ đi đến kết luận rằng chúng ta đang sống theo những giá trị mà quá khứ quy định, tức là sống theo định kiến, trong khi cuộc sống đã thay đổi về cơ bản. Tôi cho rằng tương lai của cuộc sống được quyết định bởi trí tưởng tượng của con người, còn quá khứ là gông xiềng đối với bất kỳ ai.
Để thoát ra khỏi sự trói buộc đó, tôi nghĩ rằng con người phải nhận thức được những tiêu chuẩn chất lượng, hay đòi hỏi tự nhiên, của cuộc sống hiện tại. Con người phải tập thói quen tìm hạnh phúc trong mỗi hoàn cảnh và nhịp điệu của cuộc sống hiện tại. Không có niềm vui lâu dài. Không có buổi dạ hội nào kẻo dài suốt cuộc đời. Nếu có một ai đó chỉ mơ tưởng đến cảm giác vui vẻ hạnh phúc, bay nhảy thì đó là một người phi thực tế, hay thậm chí là một người ngu ngốc. Cuộc sống con người buổi gồm các pha khác nhau, các trạng thái khác nhau.
Người Trung Hoa là điển hình cho một loại người quá mơ tưởng và sùng bái quá khứ. Cho đến nay ở Trung Quốc người ta vẫn xem thời đại Nghiêu, Thuấn là thời đại hoàng kim của đời sống tinh thần. Không Tử giỏi mấy đi nữa, phân tích mãi đi nữa, cuối cùng vẫn quay về giá trị của Nghiêu, Thuấn. Những người truy tìm hạnh phúc của mình trong quá khứ để khai thác kinh nghiệm quá khứ và để tìm những thông điệp hay những cái có lý của cuộc sống là những người không có trí tưởng tượng.
Con người phải tập làm quen với cuộc sống hiện đại, không còn lối thoát nào khác. Đừng hy vọng có một giải pháp trung dung nào cho đời sống của con người nếu không tìm ra được bí quyết để sống với hiện tại. Con người có tầm nhìn phải tưởng tượng ra, phải truy tìm những yếu tố tương lai của cuộc sống để không bị động với cuộc sống. Con người tiên tiến chính là người tìm ra chất lượng của tương lai đểi làm quen với nó từ trong hiện tại.
Mà hiện tại của chúng ta thì thật nhiều biến động. Nó liên quan đến những thay đổi căn bản trong thế kỷ XX. Ngày nay, quá trình lưu chuyển hàng hoá và thông tin trở nên sôi động trên toàn thế giới, nhất là khi thông tin đã trở thành tầng điện ly thứ hai của quả địa cầu, thì cộng đồng cần phải được mở rộng hơn nữa. Tầng ozon bị chọc thủng đã buộc nhân loại nhận thức ra rằng mình không thể sống tách rời nhau được. Khi con người nhận thấy trữ lượng của mọi nguồn tài nguyên đều hữu hạn thì cuộc sống cũng có thể hữu hạn, cuộc sống hữu hạn thì con người phải biết rằng nếu chúng ta tiêu dùng nhiều trong thế hệ này thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của thế hệ sau. Con người ngày càng nhận ra sự xuất hiện của nhiều vấn đề mang tính toàn cầu cho nên cộng đồng bây giờ trở thành cộng đồng toàn cầu Hiện tại của chúng ta là một thứ hiện tại toàn cầu.
Ngay cả khái niệm văn hoá cũng được hiểu ngày một rộng hơn và cũng sâu sắc hơn, vai trò của nó cũng ngày càng được đề cao, nhưng đặc tính của văn hoá thì không thay đổi. Và thật ra thì sự mở rộng khái niệm như thế cũng chỉ là những thay đổi do nhận thức chứ không phải là thay đổi của bản thân văn hoá. Văn hoá có tính bền vững của nó. Tính bền vững tương đối của văn hoá được quy định trước hết bởi chính bản chất của văn hoá. Chính nhờ tính bền vững tương đối ấy mà văn hoá có thể được truyền lại, có thể được tiếp nhận.
Để thoát ra khỏi sự trói buộc đó, tôi nghĩ rằng con người phải nhận thức được những tiêu chuẩn chất lượng, hay đòi hỏi tự nhiên, của cuộc sống hiện tại. Con người phải tập thói quen tìm hạnh phúc trong mỗi hoàn cảnh và nhịp điệu của cuộc sống hiện tại. Không có niềm vui lâu dài. Không có buổi dạ hội nào kẻo dài suốt cuộc đời. Nếu có một ai đó chỉ mơ tưởng đến cảm giác vui vẻ hạnh phúc, bay nhảy thì đó là một người phi thực tế, hay thậm chí là một người ngu ngốc. Cuộc sống con người buổi gồm các pha khác nhau, các trạng thái khác nhau.
Người Trung Hoa là điển hình cho một loại người quá mơ tưởng và sùng bái quá khứ. Cho đến nay ở Trung Quốc người ta vẫn xem thời đại Nghiêu, Thuấn là thời đại hoàng kim của đời sống tinh thần. Không Tử giỏi mấy đi nữa, phân tích mãi đi nữa, cuối cùng vẫn quay về giá trị của Nghiêu, Thuấn. Những người truy tìm hạnh phúc của mình trong quá khứ để khai thác kinh nghiệm quá khứ và để tìm những thông điệp hay những cái có lý của cuộc sống là những người không có trí tưởng tượng.
Con người phải tập làm quen với cuộc sống hiện đại, không còn lối thoát nào khác. Đừng hy vọng có một giải pháp trung dung nào cho đời sống của con người nếu không tìm ra được bí quyết để sống với hiện tại. Con người có tầm nhìn phải tưởng tượng ra, phải truy tìm những yếu tố tương lai của cuộc sống để không bị động với cuộc sống. Con người tiên tiến chính là người tìm ra chất lượng của tương lai đểi làm quen với nó từ trong hiện tại.
Mà hiện tại của chúng ta thì thật nhiều biến động. Nó liên quan đến những thay đổi căn bản trong thế kỷ XX. Ngày nay, quá trình lưu chuyển hàng hoá và thông tin trở nên sôi động trên toàn thế giới, nhất là khi thông tin đã trở thành tầng điện ly thứ hai của quả địa cầu, thì cộng đồng cần phải được mở rộng hơn nữa. Tầng ozon bị chọc thủng đã buộc nhân loại nhận thức ra rằng mình không thể sống tách rời nhau được. Khi con người nhận thấy trữ lượng của mọi nguồn tài nguyên đều hữu hạn thì cuộc sống cũng có thể hữu hạn, cuộc sống hữu hạn thì con người phải biết rằng nếu chúng ta tiêu dùng nhiều trong thế hệ này thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của thế hệ sau. Con người ngày càng nhận ra sự xuất hiện của nhiều vấn đề mang tính toàn cầu cho nên cộng đồng bây giờ trở thành cộng đồng toàn cầu Hiện tại của chúng ta là một thứ hiện tại toàn cầu.
Ngay cả khái niệm văn hoá cũng được hiểu ngày một rộng hơn và cũng sâu sắc hơn, vai trò của nó cũng ngày càng được đề cao, nhưng đặc tính của văn hoá thì không thay đổi. Và thật ra thì sự mở rộng khái niệm như thế cũng chỉ là những thay đổi do nhận thức chứ không phải là thay đổi của bản thân văn hoá. Văn hoá có tính bền vững của nó. Tính bền vững tương đối của văn hoá được quy định trước hết bởi chính bản chất của văn hoá. Chính nhờ tính bền vững tương đối ấy mà văn hoá có thể được truyền lại, có thể được tiếp nhận.
Nguyễn Trần Bạt Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét