Tham khảo

NGŨ HÀNH TRONG ÂM CHỮ

A. Ngũ hành và ngũ âm:

.....Cho đến giờ sự sắp xếp của ngũ hành của âm chữ trong tiếng Trung Quốc khá phức tạp chưa dựa trên 1 cơ sở logic nào.
 Chưa kể 2 trường phái Trung Quốc và Đài Loan 1 số chữ cũng chưa thống nhất nhau về ngũ hành, với việc xác định chuẩn ngũ hành của âm chữ trong tính danh học cực kỳ quan trọng vì nó quyết định trên 60% kết quả của môn chiết tự qua số học.

.....Tìm một cơ sở khoa học để xác định ngũ hành của chữ còn là một quá trình lâu dài trong nghiên cứu và bổ sung mai sau.
 Tuy nhiên với những gì tập hợp được bản thân nhận thấy ngũ hành của tính danh học được tập hợp xoay quanh luận điểm sau:
1. Ngũ hành dựa ngũ âm trong phát âm:

.....Âm môi: b, p, m, f, u, i thuộc Thủy
.....Âm lợi: g, kim, h thuộc Mộc
.....Âm lưỡi: d, t, u, l, j, q thuộc Hỏa
.....Âm họng: a, o, e, ẹ, ai, ei, ao, ou, an, en, ang, eng, er thuộc Thổ
.....Âm xỉ (răng): x, zh, ch, sr, r, c, s, i thuộc Kim

2. Ngũ hành dựa vào các bộ kim mộc thủy hỏa thổ ghép chung trong cấu trúc của chữ

3. Ngũ hành dựa vào tính chất tượng hình của nghề nghiệp , sự việc, món đồ...

Trên cơ sở 3 luận điểm trên, việc xác định ngũ hành của các bộ chữ được khái quát tóm tắt như sau:

..a. Bộ Kim:
.....- Các chữ bắt đầu vần S, X, Nh, Ch (đi sau là các phụ âm)
..........Ex:.... S (sĩ, sắt, sử, sư)
....................X (xâm, xã, xuất)
....................NH (nhàn, nhược)
....................CH (chỉ, chuyên)
.....- Các chữ bắt đầu vần Th, T (đi sau các phụ âm) i, u, ô, á, r, à, â, ù,ư, (riêng 2 âm kế i, u trong toàn chữ phải kết thúc bằng dấu nặng hoặc sắc, hỏi)
..........Ex: ....T (Tú, Tùng, Tiển, Tĩnh)
....................TH (thăng, thái, thu, thiện)

b. Bộ Mộc:
.....- Các chữ bắt đầu vần Kh, K (i, y) hoặc vần h (i, o, ô) đặc biệt vần h ở nhóm họ.
..........Ex: ....K (Kim, kiều, kỳ)
....................KH (khanh, khải, khang)
....................H (hứa, hồ, huỳnh) (đây là họ)
.....- Các vần bắt đầu bằng ký tự C,N, Q (u) và một số vần bắt đầu bằng Ng
..........Ex: ....Q (quốc, quân)
....................NH (nguyễn, nguyên)
....................C (công, cơ, cúc)
....................N (nam, nữ)

c. Bộ Thủy:
.....- Các chữ bắt đầu vần Ph, h (đi theo  nguyên âm ò, ọ, a, o, i, ô, ư), vần B (các nguyên âm a, i ô, ă…),vần M (a, i ô, â),vần V (a, ă, o)
..........Ex: ....Ph (phát, phúc)
....................H (hòa, hoa, hưng)
....................B (bảng, bá, bình)
...................V (văn, vọng, vắng)

.....Lưu ý : Một số bộ tượng hình như dòng chảy của nước, kiến thức.v..v: đều là bộ thủy
..........Ex: Truyền (truyền dẫn), Khổng (thông suốt)

d. Bộ Hỏa :
..... - Các chữ bắt đầu vần L (+ nguyên âm), Đ (+nguyên âm), vần N.
..........Ex:.....L (long, lâm, linh, lệ)
....................Đ (đoan, đông, đình)
....................N (phương nam)

.....Ngoài ra còn một số chữ mang tính chất như ánh sáng trí tuệ, sự rạng rở, ….đều là bộ hỏa ví dụ như Minh(sáng), Chí (hướng), chiếu, Tuấn (tài trí hơn người).
.....Một số ký tự bắt đầu T, Tr mang tính chất trừu tượng  (không xác định rõ ràng ranh giới từ vật dụng, nếp suy nghỉ…) đều là bộ hỏa. Ví dụ: Tấn (Tiến ), Thái, Triết, Trí, Trọng (ở giữa, tôn kính), Trời (Thiên), Trân (đồ trang sức ), Trường (dài), Định (yên lặng), Tú (tốt đẹp), Trữ (chất chứa)

e. Bộ Thổ:
.....- Các chữ bắt đầu từ vần V (+ nguyên âm) D,U, Ư, A, Y, Â, Ô, I
..........Ex:.....V (viên, vị, vĩ)
....................Y (yến, yên)
....................A (anh, ánh)
....................D (duy, dung, dương, dự)
....................U (Uy, uyên, uyển)
....................Ư (ương)
.................... ( Ấn, ẩn)
.....- Một số chữ biểu hiện sự rối ren, nặng nề, u tối, giam cầm như  Tù, Tài (tiền), Phú (giàu sang), Phàn (lồng chim), Ngu (do dự, tối tăm) đều là bộ Thổ.

Kết luận và nhận xét:
.....1. Từ ngũ âm tương ứng với ngũ hành bất cứ 1 tên nào khi phát âm được la tinh hóa có thể suy dễ dàng nó thuộc bộ nào.

.....2. Một tên đầy đủ của con người hoặc thương hiệu, …. Sẽ bao gồm họ, chữ lót, tên và dựa vào ngũ âm sẽ tìm được ngũ hành đầy đủ và họ tên được xem là tốt khi phải thỏa mãn yếu tố tương sinh tránh tương khắc cũng như nó phải được sinh nhập với yếu tố ngành nghề đang làm (xem bát quái với ngành nghề).

.....3. Quy luật sinh khắc của ngũ hành trong môn chiết tự được xây dựng như sau:
..........Lưỡng kim kim khuyết
..........Lưỡng mộc vạn vật sinh
..........Lưỡng hỏa thịnh phát nhưng cũng dễ thành hư
.......... Lưỡng thủy hiểm trở gập ghềnh gian nan
.......... Lưỡng thổ phát chậm dễ trì trệ
..........Tam kim tam thủy lại đắc cách
..........Tam hỏa tam thổ nữa tốt nữa xấu

.....4. Với tên họ 3 cụm từ được coi là tốt khi nằm ở thế tam quá liên châu đặc biệt là tương sinh với nhau.

..........Ex: Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ

Ngũ hành tên gọi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét