Thú nuôi tấn công trẻ em

Kinh hoàng những vụ trẻ em bị thú nuôi 
tấn công

Liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn do trẻ tiếp xúc với thú nuôi nên bị tấn công gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng và tương lai của trẻ. Chính vì vậy, trong những ngày nghỉ, ngày lễ các bậc phụ huynh cần lưu tâm đến trẻ để hạn chế tai nạn xảy ra.
Nhiều loài động vật như chó, mèo, gấu, khỉ… vốn được coi là những người bạn thân thiết, gần gũi gắn bó với nhiều gia đình. Đây cũng là những thú nuôi được các cô chủ, cậu chủ cưng chiều hết mức, đặt cho những cái tên mỹ miều, kiêu sa. Tuy nhiên, ngoài những mặt có lợi mà chúng đem lại thì nhiều loài động vật cũng có bản tính hung hăng, thậm chí còn dám “phản chủ”.

1. Liên tiếp 3 trẻ bị chó nhà cắn rách mặt
Hai bé ở TP HCM và một bé ở Tây Ninh vừa phải nhập viện với gương mặt mang nhiều vết rách do chó cắn. Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng, khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết, cả ba trường hợp đều được đưa đến bệnh viện trong tình trạng gương mặt đầy máu và những vết rách da lớn.
Bé gái 2 tuổi ngụ Bình Dương nhập viện Nhi đồng 1 (TP HCM) ngày 11/8 vì chó nhà cắn. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Điểm chung là các bé cùng bị chó nhà tấn công, trong đó một bé đang chơi vô tình đồ chơi rơi gần chỗ chó nằm, bé chạy lại lấy đồ chơi và bị chó bất ngờ cắn vào mặt. Hai bé còn lại cũng bị cắn khi đi đến gần chó được chính bố mẹ nuôi.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết mỗi năm bệnh viện này tiếp nhận khoảng 10 trẻ bị chó tấn công, vết thương chủ yếu ở vùng đầu mặt. Trường hợp nghiêm trọng nhất, bệnh nhi bị chó cắn mất một bên má.
Tại nạn chó cắn ở trẻ thường rơi vào ngày nghỉ hoặc khi bé hết giờ học ở trường, về nhà cha mẹ bận việc nên để bé chơi một mình. Vị trí chó cấn công trẻ thường ở vùng mặt, vết thương nham nhở, mất nhiều da và cơ. Bên cạnh đó, răng chó bẩn khiến vết thương phức tạp, dễ nhiễm trùng. 
Để tránh tai nạn, các bác sĩ khuyên phụ huynh cần cho bé chơi ở khu vực an toàn xa nơi nhốt hoặc nơi chó thường lui tới. Khi bị chó cắn nên mang bé đến ngay bệnh viện để cấp cứu kịp thời và cần thiết phải tiêm ngừa dại hoặc uốn ván.


2. Bé gái 4 tuổi suýt mù vì bị khỉ tấn công
Sáng 8/4/2015, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho biết vừa điều trị cho bệnh nhi T.T.N.Q. (bé gái, 4 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) vì bị khỉ cắn gây thương tích, nhiễm trùng nặng.
Khỉ cắn vào mắt trái làm mắt bé nhiễm trùng, sưng to
Theo lời gia đình, cậu của cháu Q. tặng cho cháu một con khỉ vừa bắt được trong rừng, nặng khoảng 17 kg. Khi cháu Q. đang chơi thì con khỉ bị đứt dây buột và vồ cắn cháu. Nghe cháu la khóc, người mẹ chạy ra phát hiện con bị khỉ cắn nên chạy đến can thiệp. Ngay sau đó, người mẹ vội bồng con đến bệnh viện.
Đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) trong tình trạng sốt cao, bé được ghi nhận nhiễm trùng vùng ổ mắt nên được điều trị bằng những loại kháng sinh tốt nhất. Bệnh nhi cũng được tính đến phương án phẫu thuật kịp thời giúp đảm bảo tồn mắt trái của bé khỏi nguy cơ mù.
Đây không phải là lần đầu trẻ em bị khỉ nuôi ở nhà tấn công. Gần 2 tháng trước, một bé trai 8 tuổi khi cho khỉ ăn cũng đã bị chú khỉ bứt xích cắn đứt gân chân phải nằm viện nhiều ngày để điều trị.
Đây là ca bị khỉ tấn công nghiêm trọng nhất mà bệnh viện Nhi Đồng 2 từng tiếp nhận. Ảnh: T.Chương

Qua những vụ việc trên, các bác sĩ khuyên không nên nuôi khỉ tại nhà vì với bản chất hoang dã, khỉ có thể tấn công người chứ không chỉ riêng trẻ em.

>> Những vụ chó ngao Tây Tạng giết người kinh hãi
Những con chó ngao Tây Tạng giá bằng cả căn biệt thự hạng sang từng gây ra nhiều vụ tấn công người kinh hoàng, đẫm máu.

3. Bé trai 3 tuổi bị gấu cắn đứt lìa cánh tay
Vụ việc  xảy ra vào khoảng 15h30 ngày 11/1/2015 trong khuôn viên căn nhà số 171 Dương Công Khi (ấp Thới Tây 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM). Khi đó, bé Đ.T.D (3 tuổi, sống trong căn nhà trên) đang chơi cùng bà ngoại gần lồng nuôi gấu của gia đình thì bị con gấu cắn trúng cánh tay, kéo vào trong lồng nhai. Cháu D. được cứu thoát nhưng cánh tay cháu vẫn bị con gấu cắn.

Lồng nuôi con gấu cắn đứt cánh tay bé D. 

Sau vụ việc xảy ra, con gấu đã bị chích điện chết để lấy phần tay còn trong miệng nó ra mong cứu chữa được cho cháu, thời điểm xảy ra vụ việc cha mẹ cháu bé không có nhà.

Các bác sĩ không thể nối lại phần tay sau khi em bé bị gấu cắn đứt tay. Ảnh VnExpress
Cho dù được đưa đi cấp cứu ngay lập tức nhưng do vết thương quá nghiêm trọng và phần lớn tay phải của bé đã bị nhai nát nên các bác sĩ đã không thể nối lại cánh tay đã bị đứt cho cháu. Trước tình trạng này, các bác sĩ đã cắt lọc phần da đã hỏng, tiến hành khâu mỏm cụt cho bé. Hiện, cánh tay chỉ còn đoạn ngắn ở sát nách.

4. Bé trai 12 tuổi bị voi đoàn xiếc quật chết
Vào lúc 18h ngày 23/12, đoàn xiếc Bình Minh, do bà Nguyễn Thị Bình (thường trú tại tỉnh Thái Bình) làm chủ có chương trình biểu diễn tại xã Đức Mạnh. Trong lúc chờ đến giờ biểu diễn, cháu Nguyễn Văn L. và một số cháu nhỏ khác tụ tập quanh voi của đoàn xiếc và lấy hoa quả cho con voi ăn.
Con voi Buk bị nhốt lại trong khuôn viên UBND xã Đức Mạnh để điều tra

Trong lúc cháu L. đang cho voi ăn thì bất ngờ bị voi dùng vòi quấn lấy người đập vào thành xe tải, sau đó dùng chân giẫm khiến cháu L. tử vong tại chỗ.

Lời khuyên từ các bác sĩ
Trước nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra do vật nuôi cắn, các bác sĩ cảnh báo, các gia đình có trẻ nhỏ không nên nuôi những loại thú hoang dã, vì bản chất của chúng rất hung dữ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ bất cứ lúc nào.
Với các thú nuôi khác, để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ từ những con vật nuôi trong nhà, các bác sĩ cũng khuyến cáo:
- Không để trẻ tiếp xúc, gần gũi với các con vật nuôi. Đặc biệt, cần dạy cho trẻ biết nhiều loài động vật nguy hiểm ngay từ khi còn nhỏ để các bé biết “sợ” mỗi khi gần chúng.
- Tuyệt đối không được để trẻ mon men lại gần khi vật nuôi đang ăn. Chúng rất dễ có những phản ứng để giữ miếng ăn cho mình.
- Không nên dùng những con vật trong nhà để dỗ dành trẻ khi trẻ quấy khóc. Không để trẻ dùng gậy, cây để xua đuổi, đánh những loài vật nuôi.
- Khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn,  nhanh chóng rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối hòa đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn. Sau đó, nạn nhân phải đến ngay cơ sở y tế để tiêm vaccine. 
- Khi nghi súc vật cắn bị dại, cần lưu ý phải tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt. Luôn tuân thủ đúng lịch hẹn tiêm vaccine để đạt hiệu quả tốt nhất.


(Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét