Lực lượng tác chiến mạnh nhất của Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam

Thành phần nòng cốt trong “đội quân không tiếng súng” này gồm có: lực lượng tác chiến trên đất liền với mác “doanh nhân”, lực lượng hải quân trá hình ngư dân và đơn vị chế tạo vũ khí sinh học “hàng độc”. Với một kế hoạch chặt chẽ và kỹ thuật che giấu tài tình, đội quân này đang thầm lặng giết chết người dân Việt Nam, mang về hàng bao tải tiền củng cố cho sức mạnh Trung Quốc.
20130517100844-hh9
Nhằm đảm bảo tính bảo mật, sách lược dã man này được chia thành những giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: Tận thu
Một trong những sự kiện không thể không nhắc tới là hiện tượng từng đoàn doanh nhân Trung Quốc sang Việt Nam tung tiền mua giá cao, vơ vét hàng nông sản, nhu yếu phẩm từ thủy sản, đường cát, heo, gà, vịt, trứng gà, vịt cũng bị thu mua chất hàng đống. Đặc biệt là vịt sống là sản phẩm bị chiếu cố tận tình nhất, khiến giá mỗi con từ 60.000 đồng/con tăng vọt lên 120.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Hiện tượng này đã có vài năm nay, nhưng thời gian gần đây, số lượng bị “vét” lên quá cao và không có dấu hiệu nào cho thấy “cơn dịch vét hàng” sắp chấm dứt. Chỉ riêng điều này đã khiến vật giá leo thang ngay tại Việt Nam vì thiếu hàng để bán và người dân trong nước lãnh đủ.
Không chỉ vậy, báo Tuổi Trẻ từng dẫn nguồn từ một cuộc họp của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết “nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản của Việt Nam đang phải tạm ngưng sản xuất mặt hàng này hoặc hoạt động cầm chừng do không đủ nguyên liệu sản xuất”. Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP, thời điểm đó đã có 147 doanh nghiệp ngưng chế biến và xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác, “nguyên nhân do các thương nhân Trung Quốc sang tận nơi mua hải sản mà ngư dân đánh bắt về”.
VASEP còn cho biết có tình trạng thương nhân Trung Quốc “tranh giành, đón mua” tại các cảng cá hoặc thậm chí ngay tận ngoài biển. Các công ty Việt Nam thiếu hàng xuất cảng, đẩy giá mua lên cao mà vẫn không cạnh tranh nổi với độ vung tiền của các doanh nhân Trung Quốc. Miền Trung bị ảnh hưởng bởi “cơn dịch vét hàng” nặng nhất. Hậu quả là giá tôm trắng vọt lên 90,000 đông/kg, trong lúc năm ngoái giá mua chỉ là 57,000 đồng/kg.
Ngoài ra, các tên thương gia trọc phú này còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Trung Quốc thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục.
Giai đoạn II: Triệt để cạn kiệt nguồn cung
Thủ đoạn tận thu này nay còn được biến tướng tinh vi hơn, mục tiêu nhằm vào những “mặt hàng lạ” mang tính chiến lược tận diệt nguồn hàng như thu mua lá mãng cầu, nụ thanh long, cau non, cam non, ốc bươu vàng, gỗ sưa, dứa, dừa non, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa, sừng, móng trâu bò đến đuôi trâu, phân trâu…
Trong khi đó tại ngoài khơi, ngày càng nhiều thuyền cá của Việt Nam “gặp nạn” khi đánh bắt ở các vùng biển xa, bị tấn công bởi “tàu lạ” với trang bị vũ khí. Hàng nghìn ngư dân bị nước ngoài bắt mỗi năm, khi hoạt động trong các vùng biển chồng lấn. Thực trạng này cũng đã được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nhắc tới tại một diễn đàn an ninh tại Singapore. Ông Thanh thừa nhận đã có một số vụ ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển của nước ngoài, “nhưng cũng có những vụ ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển của Việt Nam”.
Một lý do khác khiến lượng hải sản đánh bắt được ít đi, là do Trung Quốc đang đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt hải sản tại các vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền. Hàng năm Bắc Kinh vẫn đưa ra lệnh cấm đánh bắt, năm sau dài hơn năm trước, với mục đích được nói là để “bảo vệ nguồn hải sản”, lần gần đây nhất kéo dài trong hai tháng rưỡi từ 12h trưa 16/5, đến 12h ngày 1/8.
Điều đáng nói là, trong khi ban hành lệnh cấm, thì Trung Quốc vẫn để tàu thuyền “có giấy phép” tới đánh bắt ở khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngư dân Việt Nam thì than phiền rằng họ không dám ra khơi vì lo ngại rằng theo lệnh cấm này, nếu bị bắt họ sẽ bị kiểm ngư Trung Quốc tịch thu tài sản hoặc phạt vạ. Song hành cùng đó là việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 “chặn đầu” một khu vực rộng lớn vùng biển Việt Nam, đồng thời hợp thức hóa việc đe dọa, tấn công tàu cá Việt Nam không ra khơi khu vực này.
Giai đoạn III: Tuồn “hàng độc” số lượng lớn
Sau khi hút hết “hàng sạch” của thị trường Việt Nam, đơn vị chế tạo và sản xuất vũ khí sinh học “hàng độc” cung cấp cho các thương buôn Trung Quốc vượt qua biên giới tuồn vào Việt Nam bán với giá vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc người dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng “giàu ăn sạch, nghèo ăn độc”. Tượng trưng như:
175720_imge00030
Gạo nhựa Trung Quốc:
Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của Việt Nam chở sang Trung Quốc. Liền sau đó, “gạo nhựa” được thương lái tung vào Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại gạo giả làm bằng khoai lang/khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa Trung Quốc nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa đều cùng kích thước và màu sắc giống nhau.
http://kenh13.info/luc-luong-tac-chien-manh-nhat-cua-trung-quoc-dang-hoat-dong-tai-viet-nam.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét