Người dân trồng loại cây này chủ yếu lấy quả để ăn, lá làm gia vị. Trong Đông y, chanh được tận dụng từ quả, lá, rễ để làm vị thuốc, được thu hái gần như quanh năm, dùng cả tươi và khô.
Chanh có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể |
Lớp vỏ xanh của chanh chứa tinh dầu là một chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm chanh, còn vỏ trắng chứa pectin.
Trong dịch quả chanh có 80-82% nước, 5-7% a-xít xitric, 1-2% xitrat a-xít canxi, kali, xitrat ety và 0,4-0,5% a-xít malic. Ngoài ra còn 0,4-0,75% đường interverti, 0,5% sacaroza, 0,75-1% protit. Độ tro 0,5%, vitamin C 65 mg trong 100 g dịch tươi.
Lá chanh chứa tinh dầu mùi thơm dễ chịu. Hàm lượng tinh dầu trong lá thay đổi từ 0,33-0,5%. Ngoài ra,lá còn chất stachydrin, một dẫn xuất của prolin.
Chữa bệnh cùng chanh
Dịch quả: Tính mát, thông tiểu tiện, có tác dụng chữa bệnh tê thấp, liều dùng 30-120 g/ngày, pha thành nước uống. Nó cũng có thể dùng chữa bệnh scorbut (bệnh do thiếu vitamin C) của trẻ sơ sinh, thậm chí cả người lớn. Ngoài ra, dịch quả chanh còn làm nguyên liệu chế a-xít xitric thiên nhiên.
Múi: Có thể phối hợp với muối ăn dùng ngâm chữa hoa, viêm họng. Sau khi gội đầu, bạn có thể vắt một ít nước chanh quả lên có tác dụng làm trơn tóc.
Lá và ngọn: Lá thường dùng làm gia vị ăn với thịt gà, ốc, nấu nước để xông trị cảm cúm. Lá và búp non chanh giã nát đắp lên rốn trẻ em chữa bí đái, đầy trướng bụng.
Rễ: Dùng chữa ho dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với rễ dâu tằm, ngày dùng 6-12 g.
Tinh dầu quả và lá: Pha nước gội đầu, làm thơm các thuốc phiến, thuộc bột hay thuốc ngậm.
Vỏ thân cây: Dùng là thuốc bổ đẵng giúp tiêu hóa, ngày uống 4-10 g dưới dạng thuốc sắc.
Hạt quả: Dùng làm thuốc tẩy giun.
ND (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét