Trẻ khóc về đêm, tiếng khóc to, mặt đỏ, miệng và hơi thở nóng, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng mỏng, cần phải dùng bài thuốc thanh tâm giải nhiệt.
Theo Đông y, hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, gọi là chứng “Tiểu nhi dạ đề”. Trẻ thường khóc về ban đêm, trằn trọc khó chịu, ngủ không yên; hoặc đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp khóc lè nhè cho đến sáng.
Cha mẹ cần bình tĩnh khi trẻ khóc đêm.
Bác sĩ Đông y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, khóc dạ đề chủ yếu do “thần khí” còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng còn yếu, dễ bị các kích thích bên ngoài làm cho khiếp sợ. Một số nguyên nhân khác là tâm nhiệt (tạng tâm bị nhiệt), tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, chức năng tiêu hóa yếu)...
Khóc dạ đề còn do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Trẻ nhỏ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề.
Bác sĩ cho biết, khóc dạ đề có rất nhiều nguyên nhân, trẻ cần phải thăm khám tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để có bài thuốc đặc trị phù hợp. Ông giới thiệu các bài thuốc Đông y trị chứng khóc dạ đề cho trẻ như sau:
Bài 1: Dạng tỳ vị hư hàn: Bụng lạnh, tiêu hóa kém.
Trẻ khóc đêm, trán vã mồ hôi, người uể oải, mệt mỏi, hơi thở lạnh, bụng lạnh, đau, chán ăn, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng mỏng. Cần sử dụng những loại thuốc có tác dụng “ôn trung kiện tỳ" nghĩa là làm ấm bụng và tăng cường tiêu hóa.
Bạch truật 6 g, đẳng sâm 8 g, phục linh 6 g, cam thảo 3 g. Sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Ngoài ra có thể sử dụng gừng tươi 5 g, thái chỉ, cho vào cốc sứ, đổ nước sôi vào hãm khoảng 5 phút, sau đó cho đường đỏ 15 g vào quấy đều, chia ra cho trẻ uống trong ngày và trước lúc đi ngủ.
Bài 2: Dạng tâm nhiệt
Trẻ khóc về đêm, tiếng khóc to, mặt đỏ, miệng và hơi thở nóng, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng mỏng. Cần phải dùng bài thuốc thanh tâm giải nhiệt.
Lá vông nem 6 g, diếp cá 8 g, rau má 12 g, gừng tươi 2 lát, sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Ngoài ra, các mẹ có thể sắc lá tre, chắt lấy nước, cho gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn trong ngày.
Bài 3: Lo sợ bất an
Trẻ khóc đêm do sợ hãi, đêm nằm hay bất chợt tỉnh dậy khóc thét, cần dùng bài thuốc giúp dưỡng tâm an thần.
Xác ve 2 g, phục thần 4 g, táo nhân 4 g, viễn chí 4 g. Sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Lương y khuyến cáo, quan trọng nhất là khi dỗ bé, các mẹ phải luôn giữ bình tĩnh và thoải mái. Nếu trẻ khóc, mẹ cần phải biết chắc rằng bé không bị đói. Nên giữ phòng thoáng đãng và yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi. Cố gắng giúp trẻ có chế độ ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ giấc.
Ngoài ra có thể sử dụng gừng tươi 5 g, thái chỉ, cho vào cốc sứ, đổ nước sôi vào hãm khoảng 5 phút, sau đó cho đường đỏ 15 g vào quấy đều, chia ra cho trẻ uống trong ngày và trước lúc đi ngủ.
Bài 2: Dạng tâm nhiệt
Trẻ khóc về đêm, tiếng khóc to, mặt đỏ, miệng và hơi thở nóng, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng mỏng. Cần phải dùng bài thuốc thanh tâm giải nhiệt.
Lá vông nem 6 g, diếp cá 8 g, rau má 12 g, gừng tươi 2 lát, sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Ngoài ra, các mẹ có thể sắc lá tre, chắt lấy nước, cho gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn trong ngày.
Bài 3: Lo sợ bất an
Trẻ khóc đêm do sợ hãi, đêm nằm hay bất chợt tỉnh dậy khóc thét, cần dùng bài thuốc giúp dưỡng tâm an thần.
Xác ve 2 g, phục thần 4 g, táo nhân 4 g, viễn chí 4 g. Sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Lương y khuyến cáo, quan trọng nhất là khi dỗ bé, các mẹ phải luôn giữ bình tĩnh và thoải mái. Nếu trẻ khóc, mẹ cần phải biết chắc rằng bé không bị đói. Nên giữ phòng thoáng đãng và yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi. Cố gắng giúp trẻ có chế độ ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ giấc.
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/bai-thuoc-dieu-tri-chung-khoc-da-de-o-tre-so-sinh-3253666.html
Giác Sự tìm ra Cái Gốc để chữa chứng này của trẻ. NHẤT BÁCH HỘI HUYỆT HẠ DẠ ĐỀ.
Từ nghĩa Lý: DẠ ĐỀ. Tôi đã đi đến Huyệt Đạo: Bách Hội.
Tôi diễn Nghĩa như vậy:
DẠ là cái Bụng
ĐỀ mang nghĩa TÂM ĐẠO.(dẫn dụ: Bồ Đề.Chuẩn Đề... nghĩa Lý chữ ĐỀ thâm sâu khó diễn bày)
Thuở xưa tôi nghe Ông Bà khen 1 đứa nhỏ thông minh thường có câu: " Thằng Nhỏ trông vậy mà SÁNG DẠ".
Vậy cái Dạ(Bụng) mà Thông minh sao. Từ đó tôi áp dụng Lý Đồng Ứng. Tôi suy ra cái Bụng ĐỒNG cái Đầu.
Ở bụng có Rốn. Chính Rốn là con đường nuôi dưỡng Thai Nhi lớn lên. Huyệt ở ngay lỗ rốn (khuyết), được người xưa coi là nơi chứa thần khí của con người, vì vậy gọi là Thần Khuyết.
Ở Đầu có Bách Hội Huyệt. Huyệt là nơi các (nhiều = bách) các đường kinh Dương họp lại (hội) vì vậy gọi là Bách Hội.
Lý tương khắc đơn giản: ĐÊM - NGÀY. TỐI - SÁNG
Phần diễn Nghĩa còn nhiều thiếu sót kính mong Quí Vị bổ khuyết và Hoan hỷ cho Giác Sự kiến thức còn kém cõi.
SỰ THẬT HÀNH:
Hồi 8 giờ tối ngày 7-3-2018 vừa qua, tôi được ông Bạn Già nói qua điện thoại, ông hỏi tôi về chứng khóc đêm của cháu ông. Qua điện thoại, tôi nói với ông mấy cách chữa bệnh đó. Cuối câu chuyện, tôi khuyên ông nên dùng điếu ngải hơ trên huyệt Bách hội cho cháu.
Tôi cẩn thận chia sẽ ông cách cứu điếu ngải để ông nghe. Tôi nói: “Đốt điếu ngải, phải đợi cho mồi lửa cháy hồng khắp đầu điếu ngải. Tay cầm điếu ngải, cần có hai ngón tay 4-5 để lên đầu cháu bé làm cữ, sao cho mồi ngải cách huyệt khoảng 2-3 cm. Sức nóng từ điếu ngải xông xuống huyệt, làm cho da đầu cháu dần dần ửng hồng lên. Không được hơ gần quá, sợ gây bỏng da đầu bé. Hơ khoảng 5-7 phút, da xung quanh huyệt ửng hồng lên là được.
Gần 10 giờ đêm 14-3- 2018, ông gọi điện thoại đến cảm ơn tôi, và ông nói: “Đêm đầu tiên, Tôi hơ cho cháu, cháu đỡ khóc hơn một ít. Đêm thứ hai,tôi hơ xong, cháu khóc ít hẳn đi. Sau lần hơ đêm thứ ba, cháu không khóc nữa. May quá, cả nhà thoát được nỗi khổ mất ngủ, mệt mỏi, vì phải thức theo cháu. Nhất là mẹ cháu và bà nội cháu”. Ông cảm ơn tôi.
Sách Đông y nhi khoa viết:
Dạ đề, nghĩa chữ là “kêu đêm”, một loại khóc không có nước mắt.Trẻ em ban ngày thì yên tĩnh, ban đêm thì kêu khóc không yên. Đêm nào cũng thế, giống như có quy luật, cho nên gọi là “dạ đề.” Nếu như bởi có mụn ở miệng, do sữa làm hại; do phát sốt; hoặc trẻ mới được cai sữa; cho tới ban đêm có tập quán ưa nhìn đèn; hoặc bởi có sự thay đổi hoàn cảnh đã dẫn đến khóc đêm, đều không phụ thuộc phạm vi bài này, nên phân biệt để xử lý cho đúng.
Nguyên nhân bệnh:
Có ba nguyên nhân là: Tâm nhiệt, tỳ hàn và sợ hãi.
– Tâm nhiệt: Trẻ em mới sinh, do bẩm thụ nhiệt ẩn náu từ trong thai, tâm hoả tích thịnh, thao nhiễu không yên, đưa đến khóc đêm.
– Tỳ hàn: Trẻ em mới sinh, bẩm phú bất túc, tỳ tạng hư hàn, ban đêm đến âm thịnh, khí trệ, tỳ không vận hoá, đến nỗi uất tích không thư. Hoặc do đau bụng kéo dài, kêu khóc không dứt.
– Sợ hãi: Trẻ em mới sinh, bởi thần khí non nớt, cảm xúc về tiếng động lạ, vật lạ, sợ hãi quá mức làm cho giấc ngủ không yên, khi phát sợ hãi thì khóc…”
Theo thời sinh học cổ Phương Đông, trẻ em sinh ra phạm giờ dạ đề, chúng đều có chứng khóc đêm. Cách tính trẻ sinh phạm giờ dạ đề.
Mùa Đông sinh - giờ mão ( 5h - 7h)
Mùa Xuân sinh - giờ Ngọ (11h - 13h)
Mùa Hạ sinh - giờ Dậu (17h - 19h )
Mùa Thu sinh - giờ Tý (23h - 1h)
http://vndongunglieuphap.blogspot.ca/2018/03/be-khoc-em-dan-gian-goi-la-khoc-da-e.html#more
Dùng Mẹo
Với những mẹo đơn giản giúp trẻ ngủ ngon đến sáng.
Xông khói quả bồ kết
Đầu tiên, mẹ phải bế trẻ sang phòng khác. Ở phòng cũ, mẹ chuẩn bị một niêu than hồng rồi cho vài trái bồ kết vào nướng để khói bốc lên. Xông phòng bằng khói quả bồ kết theo sẽ giúp các luồng khí xấu và hơi ẩm trong phòng mất đi. Mặc khác, hương bồ kết còn có tính sát khuẩn, tốt cho việc phòng trừ bệnh đường hô hấp nên cực tốt cho phòng bà đẻ và phòng có con nít.
Đợi phòng thông thoáng hoàn toàn, không còn khí than và mùi bồ kết nữa thì ẵm bé quay trở lại phòng, bé sẽ đỡ khóc, ngủ ngoan hơn hẳn.
Để củ tỏi, cành dâu đầu giường ngủ
Lấy một vài củ tỏi hoặc cành dâu tằm để ở đầu giường nằm của hai mẹ con. May thêm một cái túi dây rút nhỏ, cho vào đó 1-2 tép tỏi rồi rút lại, lấy kim đính vào áo bé.
Tỏi và thân lá cây dâu tằm từ lâu đã là hai loại thuốc dân gian cực kỳ hiệu nghiệm trong việc sát khuẩn, tăng cường sức đề kháng, làm mạnh khí huyết… Mặt khác, tỏi để trong phòng trẻ sơ sinh có thể sát trùng không khí phần nào, hạn chế vi khuẩn xâm nhập môi trường sống và nhờ đó ngừa mắc bệnh, khó chịu, giúp bé ăn ngủ nghỉ ngon hơn.
Dùng hương lá trầu không
Lấy vài lá trầu không đem hơ nóng vừa phải rồi đắp lên trán, lên bụng và lưng cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể vò nát lá trầu không trong lòng bàn tay, sau đó bỏ lá đi, lấy tay sờ lên trán, lên thóp con, bé sẽ đỡ quấy khóc đi nhiều. Lá trầu cực tốt trong phòng và chữa nhiều bệnh cho bà đẻ và trẻ sơ sinh.
Các mẹo dân gian khác
Ngoài 3 cách trên, nhiều người còn bảo để một con dao ở đầu giường bé nằm, bồng trẻ nhảy qua bếp than, lấy 1 bộ quần áo cũ trong nhà đốt đi, ngậm một nhúm rượu rồi phun xung quanh các chân giường… cũng có thể giải được tình trạng “nặng vía” cho bé.
Ngoài ra, còn mẹo theo y học hiện đại:
- Vuốt ve cẳng chân của bé: Cẳng chân là nơi hội tụ nhiều dây thần kinh quan trọng. Mẹ massage, vuốt ve nhẹ nhàng cẳng chân con có thể trấn tĩnh tinh thần và giúp bé ngủ ngon.
- Ôm và vỗ về bé: Khi khóc có thể bé đang sợ hãi, mẹ hãy ôm ấp vỗ về nhịp nhàng để yên lòng và nín khóc từ từ. -Cho bé bú mẹ: Bú mẹ cũng là một cách cực kỳ hay để giúp bé nín khóc, vừa không bị đói vừa ổn định thần kinh, con sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
- Đưa bé đi xét nghiệm vi chất xem có bị thiếu chất gì khiến cơ thể khó chịu, khó ăn, khó ngủ hay không.
Theo yeugiadinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét