Có thể bạn chưa biết: 5 điều khiến Tom luôn luôn thua Jerry
Tom & Jerry là cuộc đối đầu vô tận giữa chú mèo vụng về và chú chuột thông minh. Tại sao một con mèo to xác lại luôn thua con chuột bé nhỏ như vậy?
Từ khi ra đời, phim hoạt hình Tom & Jerry đã mang đến cả triệu triệu tiếng cười cho biết bao nhiêu thế hệ thiếu nhi nối tiếp nhau, và đương nhiên là cho tất cả các bậc phụ huynh nữa.
Tom & Jerry được công nhận là một trong những huyền thoại điện ảnh sống mãi trong lòng công chúng và lịch sử điện ảnh Mỹ. Năm 2000, Tạp chí TIME công bố Tom & Jerry là một trong những show truyền hình hay nhất mọi thời đại.
Đạt đến ngưỡng thành tích rực rỡ như vậy, bộ phim không chỉ đơn thuần là gây cười, mà nó còn truyền tải những thông điệp, những bài học thật ý nghĩa.
Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra, series phim dài 163 tập thì 123 tập Jerry thắng và chỉ có 8 tập Tom thắng (còn lại là cả 2 đều thắng hoặc thua nhân vật khác).
Vậy tại sao một con mèo to xác lại luôn thua con chuột bé nhỏ như vậy? Đây cũng chính là những bài học quý báu cho chúng ta.
1. Kích cỡ chưa bao giờ là vấn đề!
Kích cỡ của mèo Tom to gấp hàng trăm lần Jerry. To xác là thế, có sức khỏe là thế, vậy mà mèo Tom luôn bị đánh bại bởi đối thủ tí hon!
Đó là do mèo Tom chỉ biết lợi dụng ngoại hình của bản thân mà quên mất rằng trong bất cứ cuộc chiến nào cũng phải sử dụng một cái đầu thông minh.
Còn Jerry tuy nhỏ nhưng biết sử dụng sự khôn khéo, nghĩ ra những kế sách hay ho để hạ gục đối thủ khổng lồ.
Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, không phải cứ ai "to xác" cũng luôn là người chiến thắng. Ngoại hình vượt trội sẽ chỉ là ưu thế với những ai biết sử dụng nó.
Dù là một người có ngoại hình như thế nào đi chăng nữa, miễn sao bạn biết sử dụng sự linh hoạt và khôn khéo của bản thân, thì bạn sẽ luôn là người chiến thắng.
2. Tự tin là một yếu tố của thành công
Bạn biết đấy, Jerry nhỏ bé chưa bao giờ tự ti về ngoài hình của nó cả. Ngay cả khi đối thủ của nó là mèo Tom to lớn.
Ngược lại, con chuột luôn luôn tìm và phát huy những thế mạnh của bản thân. Nó biết cách thoát khỏi những trở ngại, những khó khăn và những lần đột ngột bị mèo Tom rượt đuổi. Cuối cùng, Jerry đã chiến thắng và ngày càng tự tin.
Eleanor Roosevelt từng nói: “Không ai có thể hạ bệ bạn mà không nhận được sự đồng ý từ bạn”. Thật đúng vậy! Miễn sao bạn có niềm tin ở bản thân, bạn sẽ không bao giờ dễ dàng bị hạ gục.
Nếu đã từng thất bại, hãy trở về với chính mình và khám phá sức mạnh thật sự của bản thân nhé! Đừng để sự tự ti che mờ mắt bạn!
3. Không phải lúc nào thất bại cũng là "mẹ của thành công"
Thất bại sẽ là mẹ của thành công nếu sau mỗi lần thất bại, bạn biết lỗi sai của mình ở đâu và biết cách khắc phục nó.
Mèo Tom rất nhiều lần rượt đuổi Jerry nhưng bất thành. Sau mỗi lần như vậy, nó chẳng bao giờ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân mà cứ nối tiếp sau đó là những sai lầm giống hệt lần trước.
Thực tế, không ai có thể đảm bảo là mình không bao giờ thất bại, nhưng người thông minh sẽ không để bản thân mắc sai lầm như vậy nữa. Họ sẽ coi thất bại đó là bài học, là kinh nghiệm quý báu trên con đường chinh phục thành công.
Còn nếu bạn như mèo Tom, không dám nhận và không nhìn ra được lỗi lầm của mình thì sẽ vĩnh viễn không thể thành công được.
4. Chỉ nên đánh giá con người từ bên trong
Một trong những nguyên nhân thất bại của mèo Tom chính là đánh giá sai khả năng của đối thủ. Có lẽ Tom chỉ nhìn vào ngoại hình thấp bé của Jerry mà vội vàng kết luận tài năng của con chuột giống như ngoại hình của nó.
Trong mọi cuộc chiến, biết người biết ta thì bạn mới có thể tìm được giải pháp hữu hiệu để đánh bại kẻ thù.
Vậy nên, chớ vì vẻ ngoài mà đánh giá bất kỳ một ai. Tâm hồn, trí thông minh và sự tinh tế từ bên trong mới là thứ không bao giờ có thể so sánh được.
5. “Núi cao có núi khác cao hơn”
Có thể nhìn ở một khía cạnh khác: mèo Tom không hề kém cỏi như chúng ta vẫn thấy. Có thể so với những con mèo khác, nó là một con mèo to lớn và thông minh. Tuy nhiên, khi đối đầu với chuột Jerry, nó lại trở thành một kẻ thất bại.
Trong cuộc sống này cũng vậy, có thể ở một phạm vi nhỏ này bạn là nhất, nhưng khi đến một môi trường khác rộng lớn hơn, bạn lại không là gì cả. Bạn giỏi, sẽ có người khác giỏi hơn bạn!
Vậy nên đừng đánh giá quá cao bản thân, bạn sẽ càng sốc hơn nếu gặp phải thất bại đấy! Hãy giữ cho mình sự tự tin, chứ không phải tự cao!
Trí Thức Trẻ
Tom & Jerry: vài thứ bạn chưa biết về cuộc chiến giữa mèo và chuột
Khi nhắc tới các bộ phim hoạt hình ăn khách nhất trên toàn thế giới, không thể không nhắc đến film cartoon kinh điển Tom & Jerry.
Ra mắt khán giả kể từ thập niên 1940, Tom & Jerry được xem như món ăn tinh thần của hàng triệu người trên khắp Quả Đất, từ thiếu nhi cho đến người trưởng thành.
Tác phẩm này gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ, quen thuộc đến nỗi người ta xem nó như là một biểu tượng tiêu biểu mỗi khi nghĩ về thể loại film hoạt họa.
Nội dung các tập film xoay quanh những âm mưu bắt tên chuột láu cá Jerry của mèo ngố Tom. Quá trình đuổi bắt của hai nhân vật có mối thù truyền kiếp đã tạo ra nhiều tình huống gay cấn và hài hước, khiến cho người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Đối với một tác phẩm quá nổi tiếng thì càng có nhiều câu chuyện xoay quanh nó. Dĩ nhiên, bộ film hoạt họa đình đám này cũng không phải là ngoại lệ. Sự thành công, những điểm đặc biệt về các chi tiết trong film, cũng như một số điều thú vị khác mà không phải ai cũng tường tận và hiểu rõ.
Sau đây là vài thứ bạn chưa biết về cuộc chiến giữa mèo và chuột, cùng xem nhé bồ tèo!
1) Nguồn gốc hình thành
Cuối năm 1939, loạt phim cartoon ngắn Puss Gets The Boot của hãng MGM được hoàn thành, với nội dung nói về màn đuổi bắt giữa mèo và chuột, nhưng lại không được phổ biến rộng rãi. Chính vì thế, hãng phim MGM đã phải cho dừng lại dự án film mang đề tài này.
Thế nhưng, điều kỳ diệu đã xảy ra đối với MGM, movie ngắn này được lọt vào danh sách đề cử giải Oscar cho hạng mục phim ngắn xuất sắc vào năm 1941. Không bỏ lỡ cơ hội, MGM đã bắt tay vào làm tiếp đề tài đó, với cái tên mới là Tom & Jerry. Siêu phẩm đã bắt đầu quá trình chinh phục khán giả trên toàn thế giới kể từ thời điểm này.
2) Người đặt tên phim
Cuộc rượt đuổi của hai nhân vật có mối thù truyền kiếp gây tiếng vang rộng khắp thế giới, đến nỗi mà khi nhắc đến tên phim thì hầu như ai cũng biết. Chính họa sĩ hoạt hình John Carr là người đã đặt ra tựa đề cho siêu phẩm này.
Vào thời điểm đó, những người tham gia vào quá trình sản xuất film đã tổ chức cuộc thi đặt cái tên mới cho sêri nói về cuộc chiến của cặp đôi oan gia ngõ hẹp. Và John Carr đã vinh dự giành được chiến thắng tuyệt đối với tựa đề rất ngắn gọn và súc tích của mình.
3) Thành tựu đạt được
Với sức lan tỏa rộng rãi trên toàn thế giới, Tom & Jerry đã đạt được nhiều danh hiệu xuất sắc. Tiêu biểu nhất là nó đã vinh dự được đề cử giải Oscar tới 13 lần, trong đó có đến bảy lần được trao tặng giải thưởng danh giá này.
TIME, một trong những tạp chí có uy tín hàng đầu trên thế giới, cũng đã công nhận tác phẩm nằm trong danh sách những show truyền hình hay nhất mọi thời đại trên mặt báo của mình vào năm 2000.
Bộ phim cartoon này cũng đã khá thành công về mặt doanh thu, khi nó được công bố là film hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại vào năm 1961.
Với những thành công vượt ngoài mong đợi như vậy, thật không nói quá chút nào khi cho rằng đây là một huyền thoại đáng tự hào trong lịch sử điện ảnh của nước Mỹ, và cũng là siêu phẩm tuyệt vời đối với khán giả ở mọi quốc gia trên thế giới.
4) Những tập phim xuất sắc nhất
Lịch sử phát triển của film đã trải qua khá nhiều giai đoạn cũng như đã qua tay nhiều nhà sản xuất. Nhưng đối với nhiều khán giả, nhà phê bình, các tập phim thuộc giai đoạn đầu (1940-1958), do hai vị cha đẻ của Tom and Jerry là William Hanna và Joseph Barbera sản xuất là hay nhất.
Giới chuyên môn nhận xét rằng, ở các tập này, nét đặc trưng riêng của cặp đôi oan gia được khắc họa rõ nét hơn nhiều so với những tập ở giai đoạn trở về sau. Các tình tiết lẫn phần âm nhạc cũng tạo ra hiệu ứng rất thu hút đối với khán giả. Chính vì sự xuất sắc đó, các tập film ở giai đoạn đầu đã vinh dự nằm trong loạt danh sách những bộ phim hoạt hình ngắn giành nhiều giải Oscar nhất.
5) Tình bạn giữa hai đối thủ
Khán giả đã quá quen với màn đuổi bắt của hai nhân vật có mối thù truyền kiếp này. Thế nhưng, vẫn có vài tập phim tiểu hổ và chuyên gia đục khoét lại trở thành bạn của nhau. Đó là vào thời điểm năm 1975, khi Jerry được vẽ thêm chiếc nơ đỏ. Không còn những màn đấu đá, cả hai đã bắt tay làm hòa, kề vai sát cánh trong những cuộc phiêu lưu.
Tuy vậy, cốt truyện đôi bạn song hành này lại chỉ diễn ra trong vài tập phim. Có lẽ, những trận chiến kịch liệt giữa chú miêu và cu cậu gặm nhấm đã trở nên quá quen thuộc, gây ra nhiều tràng cười sảng khoái cho khán giả, nên nhà sản xuất vẫn muốn tiếp tục thực hiện mô típ đó.
6) Sự thay đổi của Tom
Có ai biết rằng, trước khi có cái tên là Tom, bạn miu được đặt tên là gì không nhỉ? Trong Puss Gets the Boot, tập đầu tiên của loạt phim hoạt họa này, tên nguyên thủy của chú là Jasper. Cách đi của Tom cũng khác so với lúc đầu. Khi đó, chú thường đi bằng bốn chân, nhưng kể từ tập Dog Trouble, chú hầu như di chuyển bằng hai chân.
7) Những điều khiến Tom luôn thua Jerry
Cuộc chiến không hồi kết của hai nhân vật này đã mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả. Thật quái lạ là tuy tiểu hổ to xác hơn chuyên gia đục khoét rất nhiều, nhưng số lần mà nó đánh thắng Jerry chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Hầu hết trong mọi màn đuổi bắt, miu miu phải ngậm đắng nuốt cay, chịu thua trước con vật tinh ranh.
Vậy lý do mà Tom luôn thua Jerry là gì nhỉ? Nếu ngồi suy ngẫm lại, có lẽ chúng ta sẽ rút ra được khá nhiều bài học bổ ích dành cho mình, tùy theo cảm nhận của mỗi người.
“Không nên đánh giá mọi thứ chỉ qua vẻ bề ngoài”, đây là một chân lý muôn đời không sai. Có vẻ như bạn mướp đã quá xem thường ngoại hình tí hon của cu cậu gặm nhấm. Nghĩ rằng Jerry chỉ là con vật yếu ớt, búng một cái là văng ra xa, nên Tom đã chủ quan trong nhiều tình huống.
Ngược lại, Jerry tuy có ngoại hình nhỏ bé nhưng cái đầu cu cậu này rất thông minh. Nó đã vận dụng mưu trí tài ba của mình để có thể giành được chiến thắng. Bởi vậy mới thấy, ngoại hình không nói lên tất cả, mà chính sự thông minh, khôn khéo thì mới có cơ hội thành công.
Sai lầm lớn ở chú mướp đó là sau mỗi lần chịu thua Jerry, chú lại không biết rút ra cho mình bài học kinh nghiệm từ sự thất bại. Chú cứ hấp tấp đấu đá với Jerry, mà không nhìn nhận lại lý do mình bị thua “nhục mặt” trước con vật tinh ranh. Vậy nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi Tom bị bại trận hết lần này đến lần khác.
Xem những màn đối đầu giữa Tom và Jerry, ta luôn thấy được sự nhanh trí của chú chuột. Trước khi đối phó với tiểu hổ, con chuột tinh ranh luôn có sự tính toán rất thông minh và chính xác. Áp dụng với cuộc sống thực tại, ta có thể thấy được rằng, mỗi khi làm bất cứ chuyện gì, ta đều phải dùng cái đầu để suy xét. Suy nghĩ thấu đáo trước khi chuẩn bị thực hiện điều gì đó, sẽ mang lại kết quả cao hơn cho chúng ta.
Bộ phim có một điều rất đặc biệt rằng, mặc dù là hai đối thủ truyền kiếp của nhau, có những màn đối đầu khá gay cấn, nhưng khi một trong hai rơi vào hoàn cảnh nguy cấp, hoặc bị một kẻ thứ ba hãm hại, Tom và Jerry lại kề vai sát cánh, giúp đỡ nhau tận tình.
Từ chi tiết này, ta có thể rút ra được một điều rằng, trong cuộc sống, ta nên học cách tha thứ cho ai đó. Cho dù giữa bạn và họ từng có mâu thuẫn lớn đến thế nào đi chăng nữa, thì hãy bỏ qua mọi chuyện, sẵn sàng cứu giúp nếu chẳng may họ lâm vào cơn hoạn nạn.
8) Những phân đoạn bị cắt bỏ
Trong movie, Mammy Two Shoes là người thường phát cáu với những màn phá phách long trời lở đất, khiến đồ đạc trong nhà bị hư hỏng của mèo và chuột. Đây là nhân vật gây ra khá nhiều tranh cãi khi có quan điểm cho rằng, cách xây dựng hình tượng Mammy Two Shoes thể hiện sự phân biệt chủng tộc.
Với làn da đen, tóc xoăn, đi kèm với đôi môi thâm và dày, Mammy Two Shoes khiến nhiều người liên tưởng đến những người da màu, bị người da trắng kỳ thị vào thời điểm đó. Nhà biên kịch Joseph Barbera đã giải thích rằng, ông chỉ muốn hướng đến vấn đề nóng hổi lúc bấy giờ dưới góc nhìn hài hước, chứ không hề mang tư tưởng phân biệt chủng tộc.
Tuy vậy, hiện nay vẫn có nhiều sự xét nét về vấn đề này. Chính vì mức độ nhạy cảm như vậy, những cảnh quay có gương mặt của nhân vật Mammy Two Shoes đều được kiểm duyệt và cắt bỏ bớt trước khi lên sóng. Thậm chí, vào những năm 1990, giọng lồng tiếng cho nhân vật này trước đó là một người da màu thì cũng được đổi lại bằng giọng lồng tiếng của người Ireland.
His Mouse Friday cũng bị liệt vào danh sách các phân cảnh cần phải cắt khi phát sóng trên truyền hình, với lý do là đề cập đến bộ tộc ăn thịt người. Còn đối với trường hợp một số nhà đài vẫn phát sóng tập này, người xem chỉ thấy được khẩu hình miệng của bộ tộc ăn thịt, chứ không nghe được họ nói gì vì phần tiếng nói đã bị cắt bỏ trước khi lên sóng.
Sau khi nhận được quá nhiều lời phàn nàn của các bậc phụ huynh về các phân đoạn hút thuốc trên phim, kênh truyền hình thiếu nhi Boomerang đã hạn chế những tình tiết này khi cho phát sóng.
Các bậc phụ huynh đưa ra quan điểm, việc các nhân vật cầm điếu thuốc hút sẽ dễ làm cho trẻ em nghĩ rằng, hút thuốc là một hành động ấn tượng, thể hiện sự ra oai, cá tính. Vì Tom & Jerry giống như một món ăn tinh thần của trẻ em, nên điều này dễ khiến chúng có tâm lý muốn bắt chước theo nhân vật.
9) Tập phim mãi mãi không được phát hành
Trong danh sách vài thứ bạn chưa biết về cuộc chiến giữa mèo và chuột, không thể bỏ qua được một trường hợp rất đặc biệt. Hiếm ai mường tượng được rằng, trong một loạt sêri về cặp đôi oan gia ngõ hẹp, lại có một tập đã được dàn dựng xong xuôi nhưng cho đến nay, và có lẽ mãi mãi về sau nữa, sẽ không bao giờ được phát hành.
Tập phim “xấu số” này do một nhà làm phim người Tiệp Khắc, Gene Deitch thực hiện. Sau khi nó được hoàn thành, khi ngồi xem lại, Gene Deitch đã nhận thấy tập này có chất lượng không tốt, âm thanh khó nghe, và quan trọng hơn cả là ông cảm thấy nội dung không phù hợp với đề tài hoạt hình, có thể sẽ chịu sự phản đối từ dư luận. Thế là ông quyết định không công bố thành phẩm này.
Được biết, nội dung tập phim có nói về sự chết chóc, với khung cảnh máu me rất rùng rợn. Gene Deitch quả là rất sáng suốt khi hủy bỏ thành phẩm này, bởi vì với nội dung mang tính chất man rợ như vậy, chuyện bị cấm chiếu là hoàn toàn có thể xảy ra.
10) Yếu tố bạo lực
Có những quan điểm cho rằng, Tom & Jerry mang màu sắc bạo lực, khi các phân đoạn đấu đá của 2 nhân vật có một số chi tiết rùng rợn như nhân vật bị cắt khúc, sử dụng bom mìn, súng ống, đầu bị kẹp dưới cửa sổ, v.v…
Tùy vào góc nhìn của người xem để cảm nhận những tình tiết này theo chiều hướng nào. Dù sao thì trong toàn bộ các tập film, cũng không xuất hiện phân cảnh có máu me, nên khán giả có thể đánh giá những yếu tố đó theo chiều hướng nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, những phân đoạn trên đã tạo ra sự thu hút cũng như tràng cười long trời lở đất cho khán giả.
11) Spike và Tyke
Sêri ngoại truyện của film, Spike và Tyke, được người xem rất yêu thích. Sêri này đề cập đến tình yêu vô bờ bến của chú chó Spike dành cho đứa con Tyke. Được xây dựng với hình ảnh là dễ nổi cáu và khá hung dữ, nhưng Spike đối với con của mình thì lại rất dịu dàng. Cứ mỗi khi chú ru con ngủ thì màn rượt đuổi của Tom và Jerry lại phá tan sự yên tĩnh, khiến chú tức sôi máu.
Tuy rất lôi cuốn, nhưng sêri ngoại truyện Spike và Tyke lại không được kéo dài lâu. Với lý do thời điểm đó studio đóng cửa nên sêri này phải dừng lại khi mới ra lò được rất ít tập.
12) Tom and Jerry Kids Show
Sau loạt thành công của Tom & Jerry, hãng MGM đã lên ý tưởng về việc tạo ra sêri nói về thời gian còn bé xíu xiu của hai con vật này. Ý tưởng này không hề tồi chút nào sau khi được bắt tay vào sản xuất và cho ra mắt đến công chúng vào những năm 90, với tựa đề là Tom and Jerry Kids Show.
Vẫn nói về mối thù truyền kỳ, phiên bản nhí tạo được rất nhiều dấu ấn tốt đối với công chúng. Tom and Jerry Kids Show được xem là tuyệt phẩm hay ngang ngửa so với phiên bản gốc, với hình tượng đáng yêu không tả nổi của hai nhân vật chính, cùng với nội dung lôi cuốn và hấp dẫn.
13) Mèo Tom và chuột Jerry xuất hiện trên các bộ phim khác
Có mem nào đã xem qua bộ phim Who Framed Roger Rabbit chưa nhỉ? Bộ phim này từng lên kế hoạch cho sự xuất hiện hình ảnh của mèo Tom và chuột Jerry trong các phân cảnh bên cạnh người thật. Trời không chiều lòng người, do mắc phải một số vấn đề trong khâu pháp lý, kế hoạch này đã bị hủy bỏ.
Tuy nhiên, vẫn còn cơ hội để khán giả nhìn thấy hai nhân vật đáng yêu này trong một số dự án phim khác. Điển hình là movie nhạc kịch Anchors Aweigh, ra mắt vào năm 1945. Chuột Jerry được ưu ái hơn miu miu trong movie này, khi tần số xuất hiện của chú chiếm nhiều hơn. Jerry có nhiều phân đoạn xuất hiện cùng Gene Kelly trong những màn khiêu vũ hài hước. Thật thiệt thòi cho bạn mèo làm sao khi bạn ấy chỉ đóng vai trò quản gia trong Anchors Aweigh.
May mắn thay, sự kết hợp đầy mới lạ lại mang đến sự thành công cho bộ film nhạc kịch này. Nhờ đó, hai em thú đáng yêu này lại được tiếp tục góp mặt trong movie Dangerous When Wet (1953) và Invitation to the Dance (1956).
14) Phiên bản ăn theo
Hầu hết bộ phim nào cũng vậy, khi nó đã quá thành công, tạo dựng được tiếng vang rộng khắp trên toàn thế giới, không tránh khỏi có những sêri khác ăn theo. Tom & Jerry cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, khi đã xuất hiện một phiên bản được xây dựng với mô típ rất giống nó.
Đó là movie cũng nói về cuộc chiến giữa miu miu và cu cậu gặm nhắm, có tựa đề là Herman and Katnip. Tuy nhiên, Tom & Jerry vốn đã gây ấn tượng quá sâu đậm đối với người xem. Thế nên, đối với nhiều khán giả, Herman and Katnip chẳng thể nào vượt qua được cái bóng của “ông trùm” Tom & Jerry.
Người ta thường nói: “Nghệ thuật đỉnh cao nằm ở những thứ đã có từ lâu nhưng xem đi xem lại vẫn cứ hay như thường”. Câu nói này không hề sai chút nào. Có những tác phẩm đã xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng cho đến tận ngày hôm nay, chúng vẫn được xem là một biểu tượng bất tử, và minh chứng rõ ràng nhất là movie Tom & Jerry.
Để dàn dựng một bộ film hoạt hình, các nhà sản xuất film phải làm như thế nào nhỉ? Mời bạn xem qua video dưới đây để biết thêm về cảnh hậu trường những bộ phim hoạt hình nghìn tỉ của Hollywood nhé!
Theo lalung.vn
Theo lalung.vn
Thật là cả bầu trời tuổi thơ
Trả lờiXóatư vấn điện
công ty tư vấn điện
nhiệt điện