- Bài Thuốc Quý Từ Mồng Tơi

Mồng tơi là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình, nhưng ít ai biết rằng đây còn là một loài “thuốc quý” giúp chữa được vô vàng căn bệnh.

Mồng tơi – Loại rau sau hè chứa nhiều chất dinh dưỡng ít ai ngờ tới
Mồng tơi là món ăn mát lành rất được rất nhiều người ưa chuộng. Trong ngày hè nắng nóng oi bức hay đến mùa mưa dầm mà được thưởng thức cơm với bát canh mồng tơi nấu cua thì chẳng còn gì sánh bằng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mồng tơi rất giàu vitamin A, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa vi khuẩn và hỗ trợ xương chắc khỏe. Rau mồng tơi chứa rất ít chất béo và calo nên là loại thực phẩm phù hợp với những ai có mong muốn giảm cân.
Rau mồng tơi còn có lợi cho các mẹ bầu và thai nhi nhờ chất Axit folic là một trong những loại vitamin B ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Nó cũng tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư.

Rau mồng tơi (ảnh minh họa)

Không chỉ ăn cho mát, mồng tơi còn vô vàn công dụng chữa bệnh
Ngoài giá trị làm thực phẩm thì trong dân gian, rau mồng tơi còn được biết đến với tính dược lý rất cao. Nhiều người đã biết sử dụng mồng tơi để làm thuốc.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt.
Đặc biệt, loại rau này còn có đặc điểm nổi bật là chứa rất nhiều chất nhầy có hiệu quả giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, kích thích các nhu động ruột và tác dụng nhuận tràng tốt. Chính vì vậy, rau mồng tơi có công dụng đặc biệt trong việc điều trị bệnh táo bón.

Món ăn ngon từ rau mồng tơi (ảnh minh họa)

Nước cốt của mồng tơi có tác dụng làm lành các vết thương, đặc biệt là những vết thương do bỏng gây nên. Nguyên nhân là chất nhầy từ mồng tơi có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng.
10 bài thuốc quý từ rau mồng tơi chữa bệnh cực kỳ hiệu quả
– Chữa táo bón, nóng ruột: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ.
Hoặc lấy lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài 12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30g (rang nổ), sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.
– Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.
– Làm vết thương, chống bệnh xương khớp: Nước cốt từ rau mồng tơi có thể làm mau lành vết bỏng. Đem rau mồng tơi hầm với chân giò cho nhừ rồi ăn. Món ăn này rất có lợi cho xương khớp, phòng chống các bệnh liên quan đến xương khớp.

Bài thuốc từ rau mồng tơi (ảnh minh họa)

– Điều trị tiểu khó: Giã nhuyễn mồng tơi lấy nước cốt, hòa thêm chút muối, cho thêm nước đun sôi để nguội và uống hàng ngày sẽ giúp lợi tiểu.
– Chữa bệnh trĩ: Lấy lá mồng tơi non kèm thêm chút muối đắp vào búi trĩ, cố định bằng gạc sạch sẽ giúp chống viêm và búi trĩ co lên đáng kể.
– Chữa chảy máu mũi (chảy máu cam) do huyết nhiệt: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.
– Chữa nám, thâm da: Lấy lá mồng tơi rửa thật sạch, giã nhuyễn, sau đó đắp lên da sẽ giúp da giảm thâm, nám đáng kể.
– Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.
– Lợi sữa: Trong rau mồng tơi có rất nhiều vitamin A, sắt, chất nhầy… rất tốt cho chị em mới sinh đẻ mà ít sữa. Ăn canh rau mồng tơi nấu với thịt nạc sẽ giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa.
– Đẹp da: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt thêm ít muối thoa nhiều lần rồi rửa sạch. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Tuy rằng mồng tơi là loại thực phẩm rất quý nhưng nếu quá lạm dụng, loại rau này vẫn có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, những người bị sỏi thận, gút, bụng yếu phải kiêng loại rau này hoàn toàn vì sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Theo qtcs

Chữa táo bón cho trẻ


Táo bón ở trẻ thường làm cho cha mẹ lo lắng, nguyên nhân táo bón khoảng 95% là do rối loạn tiêu hóa hay còn gọi là táo bón cơ năng, để chữa táo bón cho trẻ loại này thành công, cha mẹ nên có một số thay đổi đúng cách khi chăm sóc cho trẻ, táo bón có thể biến mất khoảng 1 tuần áp dụng.
Táo bón ở trẻ là số lần đi đại tiện ít, có thể 4-5 ngày một lần đối với trẻ sơ sinh hay 3-4 ngày một lần với trẻ nhỏ. Tính chất của phân cứng rắn thành hòn, tình trạng nặng thì như phân dê. Đại tiện khó khăn, trẻ phải ngồi lâu, rặn nhiều, mặt đỏ bừng, có thể kêu khóc do đau rát hậu môn, phân có dính chút máu.
Táo bón ở trẻ là một triệu chứng, nếu thỉnh thoảng mắc phải thì không gây nhiều nguy hại đến sức khỏe mà thường chỉ làm trẻ khó chịu, bụng đầy chướng, hậu môn đau rát khiến trẻ hay quấy khóc, ăn không ngon, chán ăn, chậm hấp thu các chất dinh dưỡng, việc học tập vui chơi bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên nếu trẻ bị táo bón thường xuyên, cha mẹ không có giải pháp chữa trị thì táo bón có thể trở thành mạn tính kéo dài, là cơ sở dễ phát sinh một số bệnh khác như Phình đại tràng, Sa trực tràng, Bệnh trĩ, hoặc nhiễm độc mạn tính do các chất độc trong phân không được đào thải ra ngoài có thể xâm nhập trở lại cơ thể qua đường tiêu hóa và gây bệnh cho trẻ.
Khi trẻ bị táo bón, nên áp dụng kết hợp các  giải pháp sau đây để chữa táo bón cho trẻ nhanh hơn. Cha mẹ thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, tránh những hậu quả không hay cho trẻ.

1. Tăng cường lượng nước
Trẻ không dùng đủ lượng nước hàng ngày là một nguyên nhân gây nên táo bón, vì vậy việc bổ sung đủ nước là rất quan trọng giúp trẻ đỡ táo bón.
Đối với trẻ nhỏ tổng lượng nước bổ sung từ ăn uống mỗi ngày khoảng 1 – 1,5 lít (khoảng 4 – 5 cốc nước). Trong những trường hợp trẻ mất nước nhiều như ngày hè nóng bức, trẻ vận động vui chơi làm toát mồ hôi nhiều hay trẻ bị sốt thì lượng nước cần bổ sung nhiều hơn.
Tốt nhất nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, nước trái cây như nước lê, nước mận, không nên cho trẻ uống nước ngọt, nước có gas, không pha sữa quá loãng để bù nước cho trẻ.
2. Bổ sung chất xơ
Chất xơ có vai trò quan trọng giúp phòng chống táo bón. Theo các chuyên gia tiêu hóa, những trẻ có chế độ ăn giàu chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi ít gặp vấn đề táo bón hơn những trẻ ăn ít. Vì vậy khi trẻ bị táo bón cần tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả tươi như rau mồng tơi, rau cải, củ khoai lang, măng tây, quả mận, lê…
Lưu ý nên thay đổi đa dạng các loại rau trong mỗi bữa ăn hàng ngày để trẻ không cảm thấy chán, đồng thời cần chế biến hợp khẩu vị để trẻ ăn được nhiều hơn. Thích hợp nhất là các loại sinh tố từ trái cây tươi vừa bổ sung chất xơ, vừa bổ sung thêm nước và vitamin. Nếu trẻ không thích ăn rau có thể thay thế bằng chất xơ hòa tan đóng túi dạng công thức như Natufib, một sản phẩm chuyên sử dụng cho trẻ bị táo bón, hiện đang có bán trên các nhà thuốc.
3. Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ
Cơ thể con người có những phản xạ có điều kiện trong đó phản xạ đi đại tiện cũng không phải là ngoại lệ. Ở trẻ do quá ham chơi, sợ nhà vệ sinh bẩn, sợ không dám đi đại tiện ở lớp… dẫn đến những rối loạn phản xạ quên đại tiện, làm cho táo bón sẽ nặng thêm và kéo dài.
Vì vậy tập cho trẻ đại tiện đúng giờ sẽ giúp tạo cho trẻ phản xạ muốn đi ngoài. Tốt nhất nên cho trẻ đại tiện vào buổi sáng hoặc chiều tối. Khi trẻ ngồi đại tiện, không để trẻ phân tâm vào những thứ xung quanh, có thể xoa bụng quanh rốn hoặc hướng dẫn trẻ tự xoa bụng mình, trẻ sẽ đại tiện dễ dàng hơn. Lưu ý cần kiên trì trong những ngày đầu nếu trẻ không đi được, thì hôm sau cũng đúng giờ đấy vẫn nên cho trẻ ngồi bô.
4. Tăng cường vận động
Cho trẻ vui chơi vận động sẽ giúp tăng nhu động đường tiêu hóa để đẩy phân di chuyển nhanh hơn trong đường tiêu hóa. Theo nhiều thống kê cho thấy trẻ năng hoạt động có tỷ lệ gặp táo bón ít hơn so với trẻ lười vận động.
Có thể mát xa bụng cho bé bằng cách cho trẻ nằm ngửa rồi cha mẹ đặt tay lên vùng rốn xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài khoảng 10-15 phút mỗi tối hoặc di chuyển 2 chân của bé theo kiểu đạp xe đạp thêm 10 – 15 phút.
Nguồn: Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét