Bài Học từ cái chết của Quan - Trương
Trương Phi bị ám sát bởi tính cách bạo ngược khiến binh sĩ của ông bất mãn, nhưng thực tế, đằng sau sự bạo ngược của vị tướng này là một âm mưu được sắp đặt nhiều năm.
Nhà nghiên cứu Trung Quốc Uông Hoành Hoa chỉ ra, trong "Tam Quốc diễn nghĩa", tác giả La Quán Trung đã thực hiện một số "thủ thuật che đậy sự thực", nhằm phù hợp với quan niệm chính thống "Lưu chống Tào".
Theo ông Uông, trên thực tế, cái chết của Trương Phi do bị ám sát, bên cạnh nguyên nhân từ bản thân Phi là "bạo mà vô ơn", thì Lưu Bị và Gia Cát Lượng được cho là những "hung thủ giấu mặt" sắp đặt âm mưu trong một thời gian dài.
Nhằm giúp cho Lưu Thiện được thuận lợi đăng cơ, bảo vệ thiên hạ của Lưu gia, Lưu Bị đã quyết định "qua cầu rút ván", thanh trừng các "anh em" khác họ là Quan Vũ, Trương Phi.
Lưu Bị đã âm mưu loại trừ Quan Vũ, liệu có khả năng sẽ bỏ qua Trương Phi?
Sau khi cục diện "Tam Quốc đỉnh lập" được định hình, giữa Lưu Bị và Quan Vũ đã phát sinh phân cực về chính kiến.
Lưu Bị muốn làm Hoàng đế Trung Hưng, trong khi Quan Công chủ trương khôi phục triều Đông Hán.
Lục đục nội bộ khiến thế lực Thục Hán mất đi ưu thế "nhân hòa", vốn được duy trì khá tốt trong giai đoạn trước đại chiến Xích Bích.
So với Lưu Bị và Quan Vũ, Trương Phi không có lập trường chính trị rõ ràng. Ông không có xuất thân bần hàn như Lưu Bị, cũng không có tư tưởng diệt cường hào như Quan Vũ.
Trương Phi tòng quân thuần túy vì tinh thần "nhiệt huyết hào tình", cho rằng đại trượng phu thì nên ra giúp nước.
Thực tế, Trương Phi trung thành "với tất cả tông thân Hán triều", bao gồm Lưu Bị.
Khi Bị "từ chối" xưng Hán Trung Vương, Phi cũng khuyên - "Kẻ khác họ đều mong xưng đế, huống gì đại ca là chính tông của Hán triều.
Đừng nói làm Hán Trung Vương, cho dù làm Hoàng đế cũng có gì không phải!"
Có thực Lưu - Quan - Trương "cộng hưởng" thiên hạ?
Tuy nhiên, học giả Uông Hoành Hoa đánh giá con người Trương Phi "quá mức đơn giản". Ông lầm tưởng rằng con cháu của mình cũng cam tâm ở "chiếu dưới", vĩnh viễn trung thành với gia tộc họ Lưu.
Ông cũng lầm tưởng rằng "anh cả" Lưu bị sẽ mãi mãi giữ trọn lời thề nhân nghĩa, coi ông là "huynh đệ khác họ".
Trên thực tế, mô hình huynh đệ kết nghĩa "đồng sinh cộng tử" như La Quán Trung xây dựng chỉ phù hợp với thời đồng tâm hiệp lực đánh thiên hạ, không hợp với thời Hoàng đế chuyên quyền nắm thiên hạ.
"Đào viên kết nghĩa" chỉ có trong tiểu thuyết, liệu Lưu Bị có bằng lòng "chia 3" thiên hạ với Quan, Trương?. |
Nếu Lưu - Quan - Trương đã "cùng nhau" dựng nên triều đình Thục Hán, thì hậu duệ của bọn họ về lý thuyết phải cùng hưởng quyền kế thừa Hoàng vị, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc "lập trưởng không lập ấu, lập hiền không lập ngu".
Nhưng về sau này, Quan Hưng và Trương Bào lại quay sang đấu đá nhau, cho thấy thế hệ sau hoàn toàn không "mù quáng" đi theo sự sắp đặt của mối quan hệ huynh đệ từ đời trước, mà dựa vào sức mạnh để giải quyết.
Lưu Bị trong vai trò là huynh trưởng, đồng thời cũng là người có lợi ích bị đe dọa trực tiếp, đương nhiên sẽ không để mô hình chính trị "lý tưởng" đó uy hiếp quyền kế vị và thống trị của Lưu Thiện, phá hủy huyết thống "Hoàng gia chính tông" của ông.
Chưa cần nói tới việc đăng cơ làm Hoàng đế Trung Nguyên, cho dù chỉ dừng ở ngôi Hán Trung Vương hay Hoàng đế Tây Thục, khả năng Lưu Bị chia sẻ thiên hạ với 2 họ Quan, Trương cũng không thể xảy ra, nhất là khi Lưu Thiện hoàn toàn không có năng lực cạnh tranh.
Vốn đã có sẵn ý đồ thoát khỏi mô hình "chính trị huynh đệ", Lưu Bị đã ngấm ngầm mượn tay Đông Ngô triệt hạ Quan Vũ, rồi dùng danh nghĩa "tầm thù" để hóa giải lời thề "đồng sinh cộng tử".
Như vậy, minh ước kết nghĩa tự nhiên được giải trừ, mà Bị lại đường hoàng thâu tóm triều đình Thục Hán.
Giống như tổ tiên của mình là Hán Cao Tổ Lưu Bang, Lưu Bị cũng phải "tận diệt" những mối đe dọa đối với bản thân, rồi mới tính chuyện công phạt Đông Ngô.
Lưu Bị là cao thủ dùng người. Ban đầu, Bị mượn tay Quan Vũ, Trương Phi để "cất cánh". Đến khi đại công sắp thành, lại muốn mượn tay người khác để loại trừ hậu hoạ.
Người được Lưu Bị "chọn mặt gửi vàng" không ai khác ngoài quân sư Gia Cát Lượng.
Đòn hiểm của Khổng Minh
Gia Cát Lượng cũng không phụ sự kỳ vọng của Lưu Bị. Với sở trường "tâm lý chiến" của mình, ông đã khuếch đại khiếm khuyết trong tính cách của Quan Vũ và Trương Phi bằng những "viên đạn bọc đường".
Khổng Minh hiểu rõ, muốn giúp một người thành công thì chỉ cần phát huy sở trường của họ. Ông cho Quan Vũ "cơ hội" chặn Tào Tháo ở đường Hoa Dung, mục đích để Quan Công thả Tào Tháo, được tiếng "nhân nghĩa thiên hạ".
Trương Phi tự xưng "tửu thần", nhưng không ngờ đó là điều nằm trong toan tính của Lưu Bị và Khổng Minh. |
Với Trương Phi, Khổng Minh cho ông lĩnh quân mai phục, diễn màn "tiếng thét trên cầu Đương Dương đẩy lui trăm vạn Tào binh", chính là giúp Phi khoe được cái "dũng" của mình.
Đến khi Khổng Minh muốn "diệt" Quan Vũ, Trương Phi, ông chỉ cần "thổi phồng" cái Tôi của 2 vị danh tướng này lên.
Khi Quan Vân Trường nhận được địa vị "ngũ hổ thượng tướng đệ nhất dũng" mà Lượng phong tặng đã nói - "Kẻ hiểu ta chính là Khổng Minh".
Nhưng Quan Công không ngờ được đó chính là "độc dược" mà Gia Cát Lượng gieo vào đầu ông, mà tưởng rằng bản thân đích thực là uy chấn thiên hạ rồi.
Trương Phi nhận được 3 xe rượu ngon của Gia Cát Lượng gửi tặng, cũng tưởng rằng bản thân là "trí thần - tửu thần" vô địch thiên hạ, đánh đâu thắng đó.
Thực chất, cả Quan Vũ và Trương Phi đều đã vui vẻ bước vào "con đường diệt vong" mà Khổng Minh bày sẵn rồi.
Trương Phi chết vì chính thói "ham rượu"
Trong cả quá trình mưu hại Trương Phi, Lưu Bị không phải là kẻ đứng nhìn, mà còn tham gia "sâu" hơn vụ thanh trừng Quan Vân Trường.
Bề ngoài, Bị tỏ ra không tán thành Khổng Minh tặng rượu cho Trương Phi "để tránh Phi ham rượu mà để lỡ đại sự", nhưng không ngăn Gia Cát Lượng mà chỉ phái Ngụy Diên "trợ lực Trương Phi".
Lưu Bị xưng đế 3 năm không hề nhắc đến chuyện báo thù cho Quan Vũ, khiến Trương Phi "mất phương hướng", rồi đến một ngày đột nhiên hạ chỉ phát binh phạt Ngô.
Trong 3 năm đó, Trương Phi đã sớm trở thành "sâu rượu", ý chí tiêu tán, đâu còn là đại tướng lẫy lừng của Thục Hán.
Việc Lưu Bị "nuôi" Trương Phi thành một kẻ nát rượu rồi ra lệnh "cấm rượu" trước ngày phạt Ngô được các học giả hiện đại đánh giá là một "đòn độc" rất cao tay.
Trương Phi là người "ưa mềm không ưa cứng", lệnh cấm của Lưu Bị chỉ khiến Phi càng ham rượu, mà Trương Phi càng ham rượu thì càng lộ rõ tính bạo ngược.
Theo nhiều học giả Trung Quốc, việc Trương Phi bị ám sát trong quân chỉ là màn cuối trong vở kịch mà Lưu Bị và Khổng Minh đã dựng sẵn, khiến Trương Phi "vì ngu dốt mà tự hại mình".
Còn Lưu Bị khi nghe tin thì "òa khóc", có lẽ là khóc vì quá vui mừng.
Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét