- Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên


Vương Bưu, một viên quan thông sự của Hoàng đế triều đại nhà Đường ( 618 – 917 sau công nguyên) từng nói “Mọi sự việc gặp phải trong đời đều có nhân duyên. 

Nhân duyên và sự nghiệp đều có tiền định từ lâu. Là phúc hay họa, cả thời gian quá khứ và tương lai đều đã được định trước”.

Khi Thái hậu Võ Tắc Thiên ( 625 – 705 SCN) giành được ngai vàng, bà đã tru di tông tộc của Hoàng đế. Thái tử bị đưa đến Đại Lý Tự kết án tử hình. Thái tử nói “Ta phải chết, hà tất làm vấy máu cây đao”. Rồi đến nửa đêm, liền dùng áo treo cổ tự tử. Đã chết, nhưng đến trưa ngày sau thì tỉnh lại.

Ông ta cười đùa vui vẻ như thường. Ăn uống tự nhiên như thể đang ở nhà vậy. Khi ông ta tỉnh lại, ông nói “Ta đã đến thiên quốc của Thần, và một vị thần trên đó giận giữ với ta. Ông ta yêu cầu ta trở lại chấp hành bản án. Ta hỏi sao lại cần phải thế. Vị thần đó đưa ta xem một bộ hồ sơ về những điều ta đã làm trong những kiếp trước. Nó ghi chép rằng ta đã giết người trong kiếp trước, và kiếp này ta phải trả nợ”.

Thái tử biết rằng mọi thứ đều đã được sắp đặt sẵn nên ông không sợ hãi gì khi bị xử tử hình. Dường như khi một người sinh ra trên cõi đời, sự sống và cái chết của anh ta đã được sắp đặt sẵn. Mùa quả trong đời này là từ những hạt giống đã gieo trồng từ đời trước. Phú quí được hưởng từ việc gieo công đức. Nghiệp báo là do kiếp trước đã làm điều sai. Nhân quả không ai thoát được.

Trong thời kỳ Trinh Quán ( 627 – 649 SCN), Trương Bảo Tàng là một Võ Tướng trong Đại Nội. Ông thường đi về Lạc Dương trong những ngày nghỉ. Một ngày, ông chạy đến chỗ người thợ săn đang nướng thịt của một con thú mà anh ta đã bắn được. Ông dựa vào một thân cây, thở dài và nói “ Ta đã sống 70 năm. Điều ta tiếc nuối là chưa từng được ăn thứ thịt tươi ngon đến thế”. Ngay lúc đó, một hòa thượng đi qua và nói với ông Trương rằng “Trong vòng 60 ngày tới, ông sẽ được thăng làm quan tam phẩm, sao ông lại thở dài?” rồi hòa thượng đó đi mất. Ông Trương rất ngạc nhiên. Thay vì đi về Lạc Dương, ông quay lại kinh thành.

Cùng lúc đó, Hoàng đế Đường Thái Tông ( 599 – 649 SCN) đang mắc bệnh kiết lỵ. Không có quan ngự y nào trong triều chữa khỏi bệnh của ông. Vua bèn ban lệnh nếu quan ngự y nào tìm được một đơn thuốc hữu hiệu thì sẽ được ban thưởng chức quan xứng đáng. Trương Bảo Tàng từng mắc bệnh kiết lỵ trước đó vì thế ông biết được cách chữa công hiệu. Ông liền dâng đơn thuốc cho Đường Thái Tông.

Đường Thái Tông thử thuốc và ngay lập tức hết bệnh. Ông liền ban cho ông Trương chức quan Ngũ Phẩm. Nhưng vị tể tướng không nghe theo lệnh, hơn một tháng mà ông không soạn chiếu ban chức. Thái Tông đột nhiên mắc bệnh trở lại, ông lệnh cho dùng đơn thuốc cũ và được chữa khỏi.

Thái Tông ngạc nhiên sao ông không thấy chiếu thăng quan cho ông Trương, vì ông Trương là người dâng đơn thuốc công hiệu. Khi ông hỏi tể tướng điều gì xảy ra, tể tướng sợ hãi nói, ông không chắc là quan ngũ phẩm là chức quan quản lý hay một vị trí trong quân đội. Thái Tông biết rằng vị tể tưởng đó đã đề cử một người lên làm quan tam phẩm vì đã chữa khỏi bệnh cho tể tướng. Ông liền nói với tể tướng “Vì sao một người chữa khỏi bệnh cho hoàng thượng lại không được được ban chức ngang hàng với người đã chữa khỏi bệnh cho tể tướng? Ta muốn ông Trương làm quan tam phẩm thuộc cấp quản lý, với những lễ nghi ban chức đầy đủ”. Mệnh lệnh của hoàng đế được thực hiện trong vòng 60 ngày như lời vị hòa thượng nói.

Dường như không chỉ sinh tử đời người là hữu mệnh, mà phú quý của một người cũng là nhân duyên. Cổ nhân có câu “Mệnh lí hữu thì chung tu hữu, mệnh lí vô thì mạc cưỡng cầu” (tạm dịch: Khi điều gì đã được sắp đặt, nó sẽ đến đúng thời điểm. Nếu điều gì không được sắp đặt, không ai có thể làm nó xảy ra, vậy cần gì phải cố sức để thay đổi nó?).

Chuyện được trích từ Thái Bình Quảng ký, một sưu tập truyện được biên soạn từ năm 977 SCN đến 988 SCN.
------------------- 
Sinh tử có mệnh, phú quý do thiên.

Có rất nhiều người hiểu sai câu này vì không hiểu được quan niệm đúng đắn về ''mệnh'' và ''thiên''. Do không hiểu đúng hoặc hiểu chưa tới được ý nghĩa chân thực của câu trên mà người ta có những nhận thức và hành vi tiêu cực, sai lầm trong cuộc sống vốn đòi hỏi rất nhiều sự tích cực và sáng suốt. 


''Phú quí tại thiên'', chữ thiên ở đây có nghĩa là thiên lý, công đạo, chính nghĩa, hoàn toàn không có nghĩa là "ông trời'' trong quan niệm trời ban vận may, phước lộc.

Khổng Tử từng nói: ''Bất nghĩa nhi phú thả quí, vu ngã như phù vân”, vận hội không hợp chính nghĩa Khổng Tử không bao giờ cầu mong.

Cũng như vậy, trong vấn đề ''Tử sinh hữu mệnh'' Khổng Tử nhận có một thiên lý tồn tại. Vì ai mà hoạt động? Xả thân thụ nghĩa hay sát thân thành nhân? Giá trị và ý nghĩa đời sống là gì? Những câu hỏi đó không phải là dễ dàng trả lời.

Nếu như ta cứ theo chính nghĩa mà hành động thì sinh, tử, phú, quí đều không thành vấn đề - bất kể điều gì xảy ra thì quan trọng nhất vẫn là ta có thiện ý, có nghĩa tâm - dù tình huống nào, hoàn cảnh nào ta cũng chấp nhận. Ta không thể quyết định được sinh mệnh mình ngắn hay dài nhưng ta có thể cái biến nó thành sâu sắc

''Bất kỳ điều gì, bạn hãy cứ theo điều thiện mà làm".




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét