- Cách áp dụng ‘Cái ôm đầu tiên’ chuẩn y tế

Chiến dịch “Cái ôm đầu tiên” mà Bộ Y tế vừa phát động đang được rất nhiều người quan tâm, nhất là những bà mẹ chuẩn bị sinh con. Nhiều mẹ có chung băn khoăn là nên áp dụng “cái ôm đầu tiên” thế nào cho chuẩn y tế?

Lợi ích của “Cái ôm đầu tiên”
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Cái ôm đầu tiên” hay duy trì tiếp xúc da-kề-da giữa mẹ và bé ngay sau sinh là phương pháp đơn giản giúp ủ ấm trẻ, chuyển máu từ bánh nhau và những vi khuẩn có lợi từ mẹ sang con, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.
Bác sĩ Đoàn Thị Phương Lan (Khoa Đẻ - Bệnh viện Phụ sản Trung ương) chia sẻ: “Chúng ta cần phải biết, khi trong bụng mẹ em bé đang ổn định về mặt thân nhiệt. Khi sinh ra, em bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài, việc thay đôi môi trường khiến bé bị hạ thân nhiệt, bởi vậy việc tiếp xúc da kề da với người mẹ ngay khi chào đời sẽ khiến trẻ tăng thân nhiệt cơ thế, bảo vệ trẻ không bị lạnh. Ngoài ra, còn tránh được các bệnh lý về suy hô hấp, toan hóa máu, cũng như những bệnh lý về đường hô hấp của em bé”, BS Lan chia sẻ.
Đối với bà mẹ, “Cái ôm đầu tiên” sẽ tăng cường mối tương tác mẹ con, thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ sớm và kéo dài; tăng khả năng chăm sóc con cũng như giảm lo lắng và sợ hãi.

 - 1
 

Trước đây, nhiều người cho rằng, thiệc thực hiện “cái ôm đầu tiên” ở trẻ sơ sinh là không nên vì những nguy cơ lây bệnh. Bởi, em bé mới sinh ra rất bẩn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm chưa đúng.
Thông thường, khi em bé nằm trong bụng mẹ với khối lượng nước ối vừa đủ, nước ối này giúp nuôi dưỡng em bé và hoàn toàn được vô khuẩn, nên không có chuyện mất vệ sinh. Đến khi ra đời, em bé sẽ được lau khô sạch sẽ trước khi được cho tiếp xúc da kề da với người mẹ, nên quan niêm thực hiện “cái ôm đầu tiên” mất vệ sinh là hoàn toàn sai lầm.
Thực hiện “Cái ôm đầu tiên thế nào”
Theo các bác sĩ, khi vừa chào đời, các em bé nên được được lâu khô người và thực hiện da tiếp da với mẹ ngay, sau đó mới nên làm rốn, vệ sinh và mặc đồ ủ ấm cho em bé trong khi đỡ rau và khâu tầng sinh môn cho mẹ.
Xong xuôi, em bé cần tiếp tục được chuyển đến cho mẹ ôm để tận dụng nguồn sữa non và để con bú mẹ càng sớm càng tốt.
Với trẻ sinh non, phương pháp này cũng cần được bắt đầu càng sớm càng tốt; tuy nhiên, cán bộ y tế sẽ hướng dẫn cho bà mẹ thích nghi với phương pháp kĩ càng hơn cũng như thực hiện thành thạo, để có đủ tự tin và tiếp tục làm ở nhà.
Cach ap dung Cai om dau tien chuan y te
Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có thể tự thực hiện phương pháp này vì sự sơ xuất có thể gây ra những biến cố không tốt cho em bé.
Thông thường, các bà mẹ cần có sự hướng dẫn, giám sát của nhân viên y tế trong một thời gian nhất định, đến khi mẹ thành thạo; nhất là đối với bé sinh non tháng, nhẹ cân thường hay có những cơn ngừng thở mà mẹ thường sẽ không biết cách xử trí ra sao. Hơn nữa, mẹ ấp con không đúng cách có thể khiến bé hạ thân nhiệt hay thậm chí là tím tái vì gập cổ.
Ngoài ra, không chỉ mẹ mà bản thân những người thực hiện ủ cho bé theo phương pháp da – tiếp – da sau sinh phải đặc biệt lưu ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ: tắm gội thường xuyên, cắt móng tay, rửa tay thường xuyên,…
Quan trọng nhất là cần thực hiện với thái độ nhiệt tình, mang hết tình yêu thương dành cho em bé; phải quan tâm xem bé có thoải mái, có ấm áp không; phải nhẹ nhàng và chú ý đến con để quan sát hoạt động của bé, xem bé thở như thế nào, bé đang muốn gì,…
Một điều nữa là khi mẹ ủ ấm cho bé bằng phương pháp này vẫn cần nằm trong phòng kín, không có gió lùa và đủ ánh sáng (để mẹ có thể quan sát em bé). Tránh tình trạng mẹ/ bố/ người thân vừa da-tiếp-da với bé, lại vừa nhắn tin, gọi điện hay buôn chuyện với người khác hoặc tranh thủ làm việc riêng, như thế sẽ không mang lại lợi ích như mong muốn.

Ngày 17/7, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động chiến dịch “Cái ôm đầu tiên”  nhằm khẳng định các bước đơn giản có thể cứu sống hàng ngàn trẻ sơ sinh và ngăn ngừa hàng trăm ngàn ca biến chứng mỗi năm.
Bác sỹ Hoàng Thị Bằng, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, nhiều nhân viên y tế có thể chưa biết những thực hành đơn giản này có thể bảo vệ được trẻ sơ sinh. Qua đây,Tổ chức Y tế Thế giới khuyến khích thay đổi các thực hành và tuyên truyền cho các gia đình và cá nhân để họ đòi hỏi nhân viên y tế cung cấp cách chăm sóc tốt nhất.
VietBao.vn (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét