"Mổ đau gấp trăm lần đẻ thường"...
Với người làm mẹ, vì con họ có thể hy sinh mọi thứ, từ những mệt mỏi lúc mang thai cho tới cuộc vượt cạn một mình đầy đau đớn và nguy hiểm.
Và cũng vì sự an toàn của con, mẹ phải chấp nhận đẻ mổ, gánh lấy vết sẹo xấu xí suốt đời.
Tuy nhiên, để quyết định sinh thường hay sinh mổ, đâu phải chỉ dựa vào ý muốn của mẹ là quyết ngay được. Tùy vào tình hình sức khỏe của thai nhi, thể trạng của mẹ và còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa mà mẹ bầu buộc phải vào tình huống chọn sinh mổ.
Nói như thế không có nghĩa đẻ mổ là thứ gì đó khủng khiếp, nó vẫn có nhiều cái lợi, nhưng đối diện với cơn đau bị rạch da thịt, vừa đau vết mổ vừa đau do dạ con co bóp, liệu có mấy bà mẹ mong muốn?
Thế nhưng, điều đáng buồn là có không ít người vẫn cho rằng, những bà mẹ chọn sinh mổ là ích kỷ, không muốn đối mặt với cơn đau chuyển dạ khủng khiếp nên mới tìm cách trốn tránh trách nhiệm và chọn sinh mổ, bất chấp việc con phải chịu thiệt thòi. Suy nghĩ này vô cùng bất công với những sản phụ chọn sinh mổ, nhất là khi họ bị buộc vào tình thế phải mổ đẻ để an toàn cho cả mẹ lẫn con. Cũng như thật bất công khi nghĩ rằng “Đẻ mổ chẳng có gì để tự hào” hay “Đẻ mổ là không biết đẻ”.
Vậy, đâu là những lý do buộc một số mẹ bầu phải sinh mổ, dù biết trước mình sẽ phải chịu đau đớn, thiệt thòi gấp nhiều lần đẻ thường?
Ngoại trừ trường hợp sinh mổ cấp cứu trong cuộc sinh, còn rất nhiều những lý do mẹ bầu buộc phải bước vào cuộc đại phẫu để mẹ tròn con vuông (ở đây không nói đến những mẹ chọn sinh mổ vì mê tín).
1/ Ngôi thai ngược
Vào những tuần cuối thai kỳ, đầu thai nhi sẽ chúc xuống xương chậu để chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đến ngày chào đời bé vẫn chưa xoay về ngôi thai thuận, những trường hợp này mẹ bầu buộc phải sinh mổ để an toàn cho mẹ và con.
2/ Tiền sản giật
Với những mẹ bầu bị chứng cao huyết áp, họ sẽ gặp một số biến chứng thai kỳ trong đó có tiền sản giật. Tình trạng này làm cho việc cung cấp máu và oxy đến thai nhi bị cản trở, em bé có thể bị ngạt. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, không còn cách nào khác, mẹ phải chọn đẻ mổ.
3/ Sinh non
Nếu mẹ bầu chuyển dạ sớm trước 37 tuần, mẹ cần được mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho bé. Phần lớn các ca sinh non đều phải chọn cách mổ bắt thai bởi thai nhi và tính mạng người mẹ được đặt trong tình huống khẩn cấp.
4/ Thai nhi quá lớn
Với những trường hợp trọng lượng thai vượt quá 4kg, mẹ bầu sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho em bé. Đã có không ít những ca sinh thai to cho sinh thường khiến mẹ tử vong.
5/ Xương chậu của mẹ quá nhỏ
Sản phụ có xương chậu quá nhỏ khó có thể sinh thường khi không đủ không gian để thai nhi di chuyển đến vùng chậu và đe dọa mức độ an toàn của ca sinh.
6/ Đa thai
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các trường hợp mang đa thai thường được chỉ định sinh mổ trước ngày dự sinh. Các trường hợp đa thai sinh thường vẫn có thể tiến hành nhưng giải pháp sinh mổ nhằm bảo vệ tính mạng cho cả các con và mẹ.
7/ U xơ tử cung
Sản phụ mắc chứng u xơ tử cung sẽ khiến cho việc sinh nở tự nhiên gặp khó khăn. Do đó, sinh mổ là lựa chọn đúng đắn nhất.
8/ Nhau tiền đạo
Khi nhau thai nằm thấp trong tử cung và che kín một phần hoặc toàn bộ tử cung, sinh mổ là giải pháp an toàn.
9/ Sản phụ từng sinh mổ
Với những sản phụ từng sinh mổ ở những lần trước đó, sẽ rất nguy hiểm nếu chọn sinh thường ở lần sau, nhất là khoảng cách giữa các lần sinh quá sát nhau. Hậu quả sinh thường sau lần sinh mổ đầu thậm chí có thể gây vỡ tử cung.
10/ Mẹ mắc bệnh nhiễm trùng
Những sản phụ mắc bệnh nhiễm trùng, bệnh lây truyền qua đường sinh dục như herpes sinh dục, HIV được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho em bé không bị lây bệnh khi di chuyển qua ngả âm đạo.
1/ Đau vết mổ
Mẹ phải chịu cơn đau khủng khiếp từ vết thương sau cuộc đại phẫu, cộng với đó là cơn đau do co bóp dạ con.
2/ Dễ bị thuyên tắc phổi
Do thời gian hồi phục của mẹ sinh mổ lâu hơn sinh thường, mẹ dễ có nguy cơ bị thuyên tắc ối, thuyên tắc phổi. Thuyên tắc ối chính là sát thủ phòng sinh mà chính các bác sĩ cũng rất ám ảnh.
3/ Nguy cơ băng huyết
Đẻ mổ, mẹ có nguy cơ bị băng huyết sau sinh, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
4/ Có nguy cơ nhiễm trùng
Nếu vết mổ đẻ nhiễm trùng, mẹ sẽ phải chịu đau đớn khi hút dịch mủ trong ổ bụng và tất nhiên, nó chẳng khác nào mổ đẻ thêm lần nữa.
5/ Phải sinh mổ ở những lần sau
Thông thường những mẹ từng sinh mổ sẽ rất khó có cơ hội sinh thường ở những lần sinh con sau đó. Tuy nhiên, không phải là không thể và bằng chứng là thế giới vẫn có những ca sinh thường sau sinh mổ rất thành công.
6/ Vết sẹo xấu xí
7/ Thời gian có thai lại lâu hơn
Sau sinh mổ, mẹ phải chờ từ 2-3 năm để vết mổ lành mới có thể mang thai lại an toàn. Với những mẹ muốn sinh con năm 1 để tiện bề nuôi một lần, thì sau đẻ mổ sẽ không thực hiện được ước muốn này.
8/ Nguy cơ vỡ tử cung
Nếu mẹ đẻ mổ mang thai lại quá sớm, có thể nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con vì nguy cơ mẹ bị vỡ tử cung là rất lớn.
Theo WTT
Vậy, đâu là những lý do buộc một số mẹ bầu phải sinh mổ, dù biết trước mình sẽ phải chịu đau đớn, thiệt thòi gấp nhiều lần đẻ thường?
Ngoại trừ trường hợp sinh mổ cấp cứu trong cuộc sinh, còn rất nhiều những lý do mẹ bầu buộc phải bước vào cuộc đại phẫu để mẹ tròn con vuông (ở đây không nói đến những mẹ chọn sinh mổ vì mê tín).
Những trường hợp buộc phải chọn sinh mổ
1/ Ngôi thai ngược
Vào những tuần cuối thai kỳ, đầu thai nhi sẽ chúc xuống xương chậu để chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đến ngày chào đời bé vẫn chưa xoay về ngôi thai thuận, những trường hợp này mẹ bầu buộc phải sinh mổ để an toàn cho mẹ và con.
2/ Tiền sản giật
Với những mẹ bầu bị chứng cao huyết áp, họ sẽ gặp một số biến chứng thai kỳ trong đó có tiền sản giật. Tình trạng này làm cho việc cung cấp máu và oxy đến thai nhi bị cản trở, em bé có thể bị ngạt. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, không còn cách nào khác, mẹ phải chọn đẻ mổ.
3/ Sinh non
Nếu mẹ bầu chuyển dạ sớm trước 37 tuần, mẹ cần được mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho bé. Phần lớn các ca sinh non đều phải chọn cách mổ bắt thai bởi thai nhi và tính mạng người mẹ được đặt trong tình huống khẩn cấp.
4/ Thai nhi quá lớn
Với những trường hợp trọng lượng thai vượt quá 4kg, mẹ bầu sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho em bé. Đã có không ít những ca sinh thai to cho sinh thường khiến mẹ tử vong.
5/ Xương chậu của mẹ quá nhỏ
Sản phụ có xương chậu quá nhỏ khó có thể sinh thường khi không đủ không gian để thai nhi di chuyển đến vùng chậu và đe dọa mức độ an toàn của ca sinh.
6/ Đa thai
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các trường hợp mang đa thai thường được chỉ định sinh mổ trước ngày dự sinh. Các trường hợp đa thai sinh thường vẫn có thể tiến hành nhưng giải pháp sinh mổ nhằm bảo vệ tính mạng cho cả các con và mẹ.
7/ U xơ tử cung
Sản phụ mắc chứng u xơ tử cung sẽ khiến cho việc sinh nở tự nhiên gặp khó khăn. Do đó, sinh mổ là lựa chọn đúng đắn nhất.
8/ Nhau tiền đạo
Khi nhau thai nằm thấp trong tử cung và che kín một phần hoặc toàn bộ tử cung, sinh mổ là giải pháp an toàn.
9/ Sản phụ từng sinh mổ
Với những sản phụ từng sinh mổ ở những lần trước đó, sẽ rất nguy hiểm nếu chọn sinh thường ở lần sau, nhất là khoảng cách giữa các lần sinh quá sát nhau. Hậu quả sinh thường sau lần sinh mổ đầu thậm chí có thể gây vỡ tử cung.
10/ Mẹ mắc bệnh nhiễm trùng
Những sản phụ mắc bệnh nhiễm trùng, bệnh lây truyền qua đường sinh dục như herpes sinh dục, HIV được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho em bé không bị lây bệnh khi di chuyển qua ngả âm đạo.
Những thiệt thòi mà mẹ sinh mổ phải chịu
Đừng nghĩ đẻ mổ là sướng hay sẽ không phải chịu đau đớn, thiệt thòi. Tuy mẹ không phải đối mặt với cơn đau chuyển dạ, nhưng những gì mẹ phải chịu đựng sau đó thì quả còn hơn cả cơn đau đẻ đấy.1/ Đau vết mổ
Mẹ phải chịu cơn đau khủng khiếp từ vết thương sau cuộc đại phẫu, cộng với đó là cơn đau do co bóp dạ con.
2/ Dễ bị thuyên tắc phổi
Do thời gian hồi phục của mẹ sinh mổ lâu hơn sinh thường, mẹ dễ có nguy cơ bị thuyên tắc ối, thuyên tắc phổi. Thuyên tắc ối chính là sát thủ phòng sinh mà chính các bác sĩ cũng rất ám ảnh.
3/ Nguy cơ băng huyết
Đẻ mổ, mẹ có nguy cơ bị băng huyết sau sinh, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
4/ Có nguy cơ nhiễm trùng
Nếu vết mổ đẻ nhiễm trùng, mẹ sẽ phải chịu đau đớn khi hút dịch mủ trong ổ bụng và tất nhiên, nó chẳng khác nào mổ đẻ thêm lần nữa.
5/ Phải sinh mổ ở những lần sau
Thông thường những mẹ từng sinh mổ sẽ rất khó có cơ hội sinh thường ở những lần sinh con sau đó. Tuy nhiên, không phải là không thể và bằng chứng là thế giới vẫn có những ca sinh thường sau sinh mổ rất thành công.
6/ Vết sẹo xấu xí
Vết sẹo xấu xí khiến mẹ cảm thấy tự ti, thậm chí ảnh hưởng đến cả chuyện vợ chồng và làm mất hạnh phúc gia đình. Bản thân người mẹ cũng rất tự tin khi diện những bộ cánh gợi cảm.
7/ Thời gian có thai lại lâu hơn
Sau sinh mổ, mẹ phải chờ từ 2-3 năm để vết mổ lành mới có thể mang thai lại an toàn. Với những mẹ muốn sinh con năm 1 để tiện bề nuôi một lần, thì sau đẻ mổ sẽ không thực hiện được ước muốn này.
8/ Nguy cơ vỡ tử cung
Nếu mẹ đẻ mổ mang thai lại quá sớm, có thể nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con vì nguy cơ mẹ bị vỡ tử cung là rất lớn.
Theo WTT
Giúp bà bầu sinh thường dễ dàng hơn
Sắp đến ngày sinh nở bà bầu không nên ngồi một chỗ, hãy thường xuyên vận động nhẹ, ăn uống những đồ ăn mát, ngủ nhiều hơn, thư giãn tinh thần... sẽ giúp mẹ bầu có thể vượt cạn một cách dễ dàng.
Tận dụng lợi thế của lực hấp dẫn
Hầu như các mẹ khi đi sinh chỉ muốn nằm rên trên giường chờ sinh vì quá đau đớn. Nằm thì đỡ đau thật, nhưng lại không thuận lợi cho em bé trong hành trình tiến gần hơn đến khung xương chậu của mẹ. Người mẹ thông minh sẽ tận dụng quãng thời gian này để luyện tập để cuộc sinh nở sau đó diễn ra dễ dàng. Nếu được sự cho phép của các bác sĩ, thì trong thời gian chờ chuyển dạ, mẹ nên cố gắng di chuyển cơ thể của bạn ở một vị trí thẳng, chẳng hạn như đứng, đi bộ, uốn cong người về phía trước hoặc cúi xuống một chút để trọng lực giúp bé di chuyển xuống dưới khung xương chậu của mẹ nhanh hơn. Sự di chuyển này giúp thai nhi về đúng vị trí cần thiết để cuộc sinh diễn ra dễ dàng.
Ăn chè vừng đen nấu với bột sắn dây
Ngay từ tuần thứ 33, 34 các mẹ bầu nên nấu chè vừng đen với bột sắn dây, và đường phèn để ăn mỗi ngày 1 lần sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giúp mẹ bầu sinh thường nhanh chóng vì trong vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic rất cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh đẻ của mẹ bầu được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.
Không những thế, chè vừng đen nấu kết hợp với bột sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, chữa nhiều bệnh, tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt nữa đấy nhé.
Ngủ nhiều hơn
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Obstetrics & Gynecology (Mỹ) cho thấy mẹ nên cố gắng ngủ ít nhất là bảy giờ mỗi ngày, đặc biệt là trong những tháng cuối cùng của thai kỳ. Những mẹ ngủ ít hơn sáu giờ mỗi ngày sẽ trải qua cơn chuyển dạ lâu hơn 11 giờ so với các mẹ ngủ đủ giấc; đồng thời các mẹ ngủ ít phải đối mặt với nguy cơ sinh mổ gấp bốn lần so với các bà mẹ ngủ đủ. Đây là lý do tại sao mẹ nên coi trọng giấc ngủ khi mang thai hơn.
Nếu khó ngủ vì bụng to lấn cấn, mẹ nên đầu tư một chút để có gối ngủ dành cho mẹ bầu, hoặc kê gối cao hơn, đặt gối ôm xung quanh cơ thể để gác chân. Ngoài ra, mẹ cũng cần ăn uống đủ để giấc ngủ không bị phá giữa chừng vì đói. Trước khi ngủ, mẹ cũng không nên uống nhiều nước vì sẽ phải dậy đi tiểu nhiều lần. Nếu cần, hãy đề nghị bố ngủ riêng để mẹ có không gian ngủ rộng rãi và đỡ bị làm phiền.
Thôi miên
Đây là một phương pháp chữa bệnh trong thời gian mang thai có tác dụng hơn cả chữa bệnh bằng thuốc. Kỹ thuật chính của thôi miên là thở sâu có kỹ thuật, tập trung hình ảnh, thư giãn tinh thần. Bạn nên thực hiện phương pháp này với hướng dẫn viên hoặc tập với băng gi âm.
Ăn một chút dứa (thơm)
Đây là loại trái cây được khuyến cáo là nên tránh xa của các bà bầu, đặc biệt là trong khoảng thời gian ba tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên khi mẹ đã đến gần hoặc quá ngày sinh nở thì dứa là món ăn rất thích hợp bởi dứa tươi có chứa chất bromelain giúp làm mềm cổ tử cung, gây ra các cơn co thắt. Đơn giản chỉ cần cho thêm dứa vào các món ăn hàng ngày hoặc uống nước ép, sinh tố dứa... việc sinh thường sẽ không còn quá khó khăn.
Chịu khó di chuyển
Chăm sóc sức khỏe sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, năng động, dẻo dai hơn và giúp giảm thiểu cơn đau trong suốt quá trình sinh nở. Lời khuyên là các mẹ nên đi bộ một khoảng cách ngắn mỗi ngày, ví dụ có thể đi bộ xung quanh nhà để giữ cho cơ thể dẻo dai, mạnh mẽ. Quá trình đi bộ vừa giúp mẹ tập thở vừa giúp bền sức hơn.
Đặc biệt đi bộ khi mới chuyển dạ sẽ giúp mẹ thư giãn, điềm tĩnh và làm rút ngắn thời gian sinh nở. Bởi vì vượt cạn là một hoạt động đòi hỏi các mẹ phải có sức chịu đựng rất lớn và sức khỏe bền bỉ, nên việc chịu khó vận động và tập thể dục sẽ giúp cơ thể của mẹ chuẩn bị để chống chọi với cơn đau kéo dài trên dưới 10 tiếng đồng hồ. Mẹ cũng có thể rèn luyện sức khỏe bằng cách tham dự các khóa học yoga cho phụ nữ mang thai, hoặc thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ.
Tắm nước ấm
Ngâm mình trong bồn nước ấm được coi là sự tự nuông chiều cuối cùng dành cho các bà mẹ chuẩn bị lâm bồn. Đặc tính ấm áp và sức đẩy của nước giúp mẹ làm dịu và thư giãn cơ thể, giữ cơ thể bớt căng thẳng. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu, việc ngâm mình trong nước mang lại nhiều lợi ích tích cực như giảm khó chịu và thư giãn cơ bắp. Nếu không có bồn tắm, mẹ có thể sử dụng vòi sen để thư giãn cũng là biện pháp tốt.
Tiếp xúc với chồng hoặc người thân
Chồng an ủi động viên vợ là một cách hiệu quả để người mẹ cảm thấy giảm bớt đau đớn khi chuyển dạ, do đó các anh chồng nên quan tâm an ủi và massage cho vợ thường xuyên kể từ khi vợ mang thai. Ngoài ra, một người thân, có thể là bạn thân hoặc mẹ đẻ, chị em gái có kinh nghiệm sinh nở ở bên cạnh sẽ rất tốt khi bạn vào phòng sinh.
Dịch vụ phòng sinh gia đình cho phép người nhà vào với sản phụ từ khi sản phụ mở 4 phân. Mẹ sẽ cảm thấy yên tâm vì bên cạnh mình có một người thân thiết, rất hiểu biết và hỗ trợ hết mình giúp mẹ có tâm lý và kỹ thuật đẻ tốt nhất có thể. Người ấy sẽ truyền cho mẹ những kinh nghiệm rặn đẻ, hít thở, lấy hơi và quan trọng hơn là truyền thêm sức mạnh cho bạn khi lâm bồn, bạn sẽ không còn tâm lý bối rối, hốt hoảng vì không biết nên làm gì.
Uống nước thật nhiều
Nên nhớ, khi chuyển dạ hãy luôn đặt cạnh mình chai nước vì quá trình sinh nở cũng mất sức như bạn đang chạy trên một quãng đường dài. Thường xuyên cung cấp nước để bù lại lượng mồ hôi đã tiết ra trong khi đau đẻ.
(Theo_24h)
sau sinh phụ nữ thường bổ sung ngũ cốc lợi sữa để cung cấp đủ sữa cho con bú, nâng cao chất lượng sữa
Trả lờiXóa