Ăn chay cần biết

7 điều người ăn chay cần biết

Ăn chay đang là chế độ ăn uống nhiều người theo đuổi, kể cả những người nổi tiếng như Bill Clinton, Jay Z hay Beyonce... Tuy nhiên, trước khi quyết định ăn chay, bạn cần phải biết một số vấn đề mình phải đối mặt.

Trước hết, đó là những vấn đề mang tính rất đời thường. Đó là sự ngạc nhiên, tò mò đôi khi là cả phẫn nộ của người nhà, bạn bè. Là việc bạn phải đọc nhãn mác thực phẩm đóng hộp một cách kỹ lưỡng để đảm bảo mình mua đúng sản phẩm dành cho người ăn chay hay không.

Nhiều người cũng tin rằng, ăn chay giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn và một điều khá hiển nhiên, ăn chay giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá trong chi tiêu dành cho thực phẩm.


Đối với những người ăn chay, không khó để tìm một nhà hàng dành riêng cho họ nhưng ngay cả trong những nhà hàng bình thường, bạn cũng khá dễ dàng khi chọn món chay nhưng cần nhắc nhân viên phục vụ rằng bạn đang ăn chay để đảm bảo món ăn của bạn “thanh tịnh” - không có bất kỳ chế phẩm nào từ động vật.

Tuy nhiên, theo Health, dưới đây mới là những vấn đề bạn thực sự cần quan tâm khi ăn chay:

1. Bạn cần nguồn vitamin B12 thay thế

Vitamin B12 chỉ có tự nhiên trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, vì vậy khi ăn chay bạn sẽ cần tăng cường các loại thức ăn có bổ sung B12 cũng như các nguồn bổ sung B12 khác.

B12 giữ cho các tế bào thần kinh và tế bào máu khỏe mạnh, giúp sản sinh DNA, vì vậy thiếu hụt B12 có thể khiến cơ thể mệt mỏi, ốm yếu, táo bón, biếng ăn, giảm cân (theo chiều hướng tiêu cực), các vấn đề về thần kinh và trầm cảm. Để kiểm tra liệu bạn có cần bổ sung B12 hay không, chỉ cần thông qua một xét nghiệm máu đơn giản.

2. Và có thể cần cả nguồn bổ sung sắt thay thế

Sắt có hai dạng: Heme và phi heme. Heme là dạng chiếm khoảng 40% sắt trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, dễ dàng được cơ thể hấp thu.

Theo TS. Christian Henderson (Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng ở New York, Mỹ): Chế độ ăn chay thuần chỉ chứa sắt dạng phi heme, khó hấp thụ hơn. Do đó bạn cần phải bổ sung sắt nếu bạn muốn đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể như chế độ ăn uống bình thường.

Nguồn bổ sung sắt đối với người ăn chay gồm các loại đỗ, hạt hướng dương, nho khô, rau lá xanh sẫm. Các thực phẩm giàu vitamin C (như ớt, cam quýt và bông cải xanh) giúp hỗ trợ hấp thu sắt.

3. Tìm nguồn protein

Mỗi bữa ăn đều cần đảm bảo protein. Protein chính là nguyên liệu làm nên cuộc sống, chúng phá vỡ các axit amin nhằm thúc đẩy sự phát triển và cải tạo tế bào.

Viện Y học (Mỹ) khuyến cáo, mỗi người lớn cần đảm bảo ít nhất 0,8gr protein trên mỗi kilogram cân nặng mỗi ngày. Nguồn protein chay tốt nhất bao gồm đậu nành tự nhiên, đậu lăng, các loại đậu, hạt quinoa và mì căn (seitan).

4. Không nên thay thế thực phẩm có nguồn gốc động vật bằng những thứ “bỏ đi”

Thay vì ăn thịt, bạn dùng bánh mỳ trắng, pasta hay bất kỳ loại thực phẩm đóng gói nào chính là sự thất bại đối với những người ăn chay.

Theo tiến sĩ Henderson: “Thật là một ý tưởng tồi khi bạn đổi thực phẩm có nguồn gốc động vật, vốn chứa protein, vitamin và các khoáng chất sang các loại đồ ăn sẵn vốn cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng cũng như calo”. Kết quả chỉ khiến bạn luôn cảm thấy đói, tăng cân và cảm thấy khó chịu.

5. Sử dụng chế phẩm từ đậu nành

Nhìn chung, các nhà phê bình đều nói quá lên về độ nguy hại của đậu nành và các nhà quảng cáo lại thổi phồng lên lợi ích của nó. Mặc dù các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi về tác dụng của đậu nành đối với ung thư và sức khỏe tim.

Theo tiến sĩ Henderson thì một điều chắc chắn là “tiêu thụ quá nhiều các loại thịt chay từ đậu nành được cho là có hại hơn việc sử dụng các loại thực phẩm chất lượng cao có nguồn gốc động vật”.

Các sản phẩm đậu nành dùng để thay thế thịt thường được chế biến và bổ dung nhiêu natri và chất bảo quản. Vì vậy, cần đọc kỹ nhãn mác sản phẩm trước khi dùng. Nguồn đậu nành bổ dưỡng nhất gồm tương miso (tương Nhật), tempeh (đậu nành lên men), đậu phụ, sữa đậu nành và đậu nành Nhật Bản edamame.

6. Bạn không nhất thiết phải ăn chay ngay lập tức

Không nhất thiết bạn phải ăn chế độ thuần chay ngay lập tức. Cần phải có thời gian cho việc đó. Bạn có thể bắt đầu bằng việc bổ sung các loại thực phẩm từ thực vật vào chế độ ăn hàng ngày, cắt giảm dần thực phẩm mặn, đặc biệt là những món phi hữu cơ và quan trọng hơn là chế biến, tinh chế thức ăn. Thay đổi dần dần và đánh giá mức độ phù hợp đối với cơ thể là điều quan trọng.

7. Thực vật có thể đáp ứng nhu cầu canxi của bạn

Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo, người lớn tuổi từ 19-50 cần có tối thiểu 1.000mg canxi mỗi ngày, nhưng nghiên cứu sơ bộ cho thấy những người ăn chay có thể chỉ cần một nửa con số đó.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí châu Âu đã phát hiện ra rằng, khi những người ăn chay tiêu thụ ít nhất 525mg canxi mỗi ngày, nguy cơ gãy xương cũng không khác biệt gì so với những người không ăn chay với lượng hấp thụ canxi tương tự.

Điều quan trọng là việc ăn các loại thực phẩm giàu canxi như cải xoăn, rau cải, hạnh nhân, đậu nành, quả sung và cam cũng như các loại thực phẩm bổ sung canxi như ngũ cốc, các loại sữa thực vật và đậu phụ làm từ canxi sunfat.

Thêm nữa, đậu nành, rau lá xanh và phần lớn thực phẩm bổ sung đều có chứa vitamin D cao, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Theo Sức khỏe Gia đình


10 tác dụng kỳ diệu của lạc ít người biết


Cải thiện trí nhớ, chống lão hóa, chống trầm cảm… là những tác dụng đáng chú ý của lạc một thực phẩm phổ biến và dân dã.
10 tác dụng kỳ diệu của lạc ít người biết - Ảnh 0
Giảm cholesterol. Làm giảm cholesterol. Lạc (hay đậu phộng) chứa các axit béo đơn không bão hòa, đặc biệt là axit oleic ngăn ngừa các bệnh mạch vành. Lạc làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Ảnh giadinh.net.vn
10 tác dụng kỳ diệu của lạc ít người biết - Ảnh 1
Ngăn ngừa ung thư dạ dày. Lạc chứa hợp chất poly-phenolic (chất chống oxy hóa) với một nồng độ cao. Nó có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày thông qua việc giảm sản xuất chất nitrosamin gây ung thư. Ảnh Zing
10 tác dụng kỳ diệu của lạc ít người biết - Ảnh 2
Điều chỉnh đường trong máu. Mangan trong lạc giúp hấp thu canxi, chất béo và điều chỉnh đường trong máu. Ảnh JAMJA
10 tác dụng kỳ diệu của lạc ít người biết - Ảnh 3
Giảm nguy cơ tăng cân trở lại. Lạc chứa chất béo đơn không bão hòa và giàu dinh dưỡng nên nó là thực phẩm được nhiều người ăn kiêng, muốn giảm cân ưa thích. Ảnh Everyday Health
10 tác dụng kỳ diệu của lạc ít người biết - Ảnh 4
Chống trầm cảm. Việc các tế bào thần kinh trong não tiết ra ít chất serotonin là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm. Trong khi đó, lạc chứa một axit amin tên là trytophan hỗ trợ giải phóng serotonin, từ đó giúp bạn không còn nỗi lo bị trầm cảm. Ảnh Food Network
10 tác dụng kỳ diệu của lạc ít người biết - Ảnh 5
Giúp da trắng sáng. Độc tố có thể gây nên mụn và dầu trên da mặt. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ cao trong lạc giúp loại bỏ những độc tố đó, khiến da mặt trở nên trắng sáng, mịm màng. Ảnh Virginia-Carolinas Peanut Promotions
10 tác dụng kỳ diệu của lạc ít người biết - Ảnh 6
Chống lão hóa. Lạc chứa vitamin C và vitamin E, hai loại vitamin có thể ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa như da nhăn, nám da. Chúng cũng chứa resveratrol, một chất chống lão hóa cũng được tìm thấy ở nho và rượu vang đỏ. Ảnh CBS News
10 tác dụng kỳ diệu của lạc ít người biết - Ảnh 7
Nguồn cung cấp biotin dồi dào. Lạc là một nguồn cung cấp Biotin dồi dào và cả folate, giúp hỗ trợ tóc khỏe. Biotin là dòng vitamin B, có tác dụng giúp tóc mọc nhanh, khỏe và dày hơn. Chất này do cơ thể tự sản sinh và có thể tìm thấy trong nhiều thực phẩm. Ảnh Dua Kelinci
10 tác dụng kỳ diệu của lạc ít người biết - Ảnh 8
Ngăn ngừa rụng tóc. Lạc chứa Vitamin C giúp hỗ trợ quá trình sản xuất collagen, giúp các mô của tóc gắn kết với nhau. Ngoài ra, lạc còn chứa chất I-arginine giúp tăng cường nang lông và thúc đẩy tóc dài. Ảnh Foodimentary
10 tác dụng kỳ diệu của lạc ít người biết - Ảnh 9
Cải thiện trí nhớ. Lạc chứa vitamin B3, giúp cải thiện chức năng của não và tăng trí nhớ. Ảnh Cooking With Janica

Thanh Nga (theo cashkaro)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét