Ăn chay- Những điều ngộ nhận

Ý nghĩa việc ăn chay: Những điều ngộ nhận

Người Phật tử nên ăn chay để thực hành hạnh từ bi của mình. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người đang có sự ngộ nhận về việc này nên đã phát khởi sự e ngại trong tâm thức của mình.

Nhiều sự ngộ nhận không cần thiết
Đức Phật dạy Phật tử phải ăn chay để tránh quả báo xấu, để tăng trưởng lòng từ bi. Đồng thời để chúng sinh cùng nhau chung sống trong hòa bình, an vui. Song nhiều người đang có sự ngộ nhận về việc ăn chay.
Trong đó, ngộ nhận đầu tiên là ăn chay khó, đến đêm đói bụng khó ngủ, trông chờ mau qua khỏi 12 giờ đêm để ăn mặn, vì bụng đói lại thèm ăn.

thienvien Ý nghĩa việc ăn chay: Những điều ngộ nhận
Ăn chay giúp chúng ta trưởng dưỡng lòng từ bi…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ngộ nhận này. Hoặc người ăn thấy ăn chay dễ tiêu cho nên mau đói hoặc họ nghĩ chỉ ăn 1 hay 2 ngày nên nấu nướng thức ăn qua loa (thường chưa biết nấu món ăn chay – PV). Do đó người ăn không ngon miệng, tạo cho sự ăn chay khó.
Do đó, hằng ngày chúng ta nấu vài món chay cho ngon miệng, nên nấu vài món khác nhau, người ăn chay sẽ dễ ăn hơn như món giò chay, đậu sốt, ruốc chay… Người biết nấu món ăn chay hãy hướng dẫn, phổ biến cách nấu các món ăn ngon, nhờ đó người ta ăn được mình cũng có phước.
Ngộ nhận thứ hai là ăn chay mất sức khỏe vì thiếu chất dinh dưỡng. Sự ngộ nhận này phát xuất do ngững người ăn chay trường gây ra. Rất nhiều người tu sĩ cũng như cư sĩ cho rằng tu là tiết dục, ăn uống giản dị cũng nhằm mục đích đó.
Chẳng hạn chỉ ăn cơm với muối mè, muối tiêu, ăn cơm với tương hột, ăn cơm với chao, toàn là những thức ăn thiếu dinh dưỡng.
Ăn chay đạm bạc như thế, lâu ngày đương nhiên thiếu chất dinh dưỡng, sinh ra bệnh tật, từ đó người khác cho rằng ăn chay mất sức khỏe. Vì vậy phải ăn cho đủ chất bổ dưỡng, thân thể có khỏe mạnh chúng ta mới dùng nó để làm phương tiện tu học.
Bằng cách nấu ăn với những món giàu chất dinh dưỡng như đậu hủ tươi hay chiên, tàu hủ ky, giá, các thứ đậu, rau muống, nấm rơm tươi, khô hay nắm đông cô, rau cải.
Ngộ nhận thứ ba là ăn chay trường khó. Thật ra thì không khó, đừng bao giờ nghĩ rằng nấu tạm bợ, ăn qua loa như vậy làm cho người ăn chay trường khó ăn. Nếu trong gia đình có hai ba người hoặc cả gia đình ăn chay thì dễ dàng hơn, khó không phải vì ăn mà khó vì sự nấu nướng thức ăn gây ra.

Phật tử phải nhận thức đúng việc ăn chay
Trước hết phải nhận thức đúng việc ăn chay là vì trưởng dưỡng lòng từ bi, tránh nghiệp sát sinh và hơn nữa là vì sức khỏe của chính bản thân. Có nhiều cách ăn chay khác nhau nhưng nói chung chỉ ăn ngũ cốc, rau, trái cây, không ăn thịt động vật.
an com Ý nghĩa việc ăn chay: Những điều ngộ nhận
Ăn cơm trong chánh niệm
Ngoài ra, nên hạn chế tối đa việc dùng Ngũ vị tân, bao gồm hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ. Người ăn chay trường cũng không ăn vì chúng có chất kích thích dục vọng, trừ khi dùng Ngũ vị tân để chữa bệnh.
Không nên ăn quá kiêng khem, phải ăn cho đủ chất dinh dưỡng, nên ăn các thứ rau, đậu, giá, đậu hủ và mì căng. Tránh làm và ăn những món ăn chay giả mặn như gà, vịt hay thịt bò, thịt…
Khi đi đám tiệc hay đến nhà người khác, nếu người ta không biết trước để chuẩn bị món ăn chay thì cứ ăn tạm với những thức ăn có thể ăn được như rau, củ, quả, nước tương. Không nên làm cho gia chủ thấy khó chịu vì không tiếp đãi được mình như ý muốn.
Đối với người ăn chay, tuyệt đối không nên kiêu mạn vì tránh nghiệp xấu. Vì lòng từ với chúng sinh nên mới ăn chay, đó cũng là cái duyên lành. Không nên cho là ta hay ta giỏi ta tinh tấn hơn mọi người, coi rẻ người chưa ăn chay sẽ gây ác cảm với người khác và làm tổn đức của mình.
Ăn chay dưới quan điểm của Phật giáo
Nói chung Phật giáo khuyên ăn chay và hạn chế tối đa ăn mặn, điều này bắt nguồn chủ yếu từ việc giới cấm sát sinh và tránh mọi khổ đau cho chúng sinh ở tôn giáo này. Tuy nhiên để không quá cứng nhắc thì tín đồ tại gia có thể chỉ phải ăn chay một số ngày được quy định trong tháng (còn gọi là ăn chay kỳ, ngược lại ăn chay dài ngày thì gọi là ăn chay trường – PV).
Người xuất gia thì vẫn có thể ăn thịt nếu nó thỏa mãn tiêu chuẩn gọi là tam tịnh nhục: Không thấy con vật đó bị giết; Không nghe tiếng con vật kêu la khi bị giết; Người ta giết con vật ấy không phải vì mình.
Thêm vào đó thì thịt con vật tự chết hoặc thịt còn dư của động vật ăn thịt bỏ lại cũng ăn được, gọi là ăn theo ngũ tịnh nhục. Ngoài ra, có 10 loại thịt đặc biệt khác mà người xuất gia không được sử dụng. Đó là thịt người, voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu.
Đức Phật cũng khuyên không nên ăn sau giờ ngọ tức 12 giờ trưa, còn gọi là “không ăn phi thời”, lý giải được đưa ra là để cơ thể được nhẹ nhàng, thân tâm an tĩnh dễ thiền định và ngủ ngon hơn.
Về số lượng thức ăn đưa vào cơ thể quan điểm là ăn để đủ sống chứ không nhằm mục đích gì khác, nguyên nhân thì có nhiều trong đó có việc tránh giết các loài thực vật một cách vô ích. Tránh lãng phí và tránh dư thừa năng lượng có thể dẫn đến nảy sinh dục vọng.

"Phật có nói điều gì đều là vô lượng phương tiện vì tất cả chúng sanh ngu tối, căn cơ thấp kém chẳng tỏ nghĩa lý sâu mầu, nên mới mượn việc thế gian hữu vi để mà thí dụ. Nếu chẳng lo tu hạnh ở trong, chỉ chạy ra ngoài mà cầu hy vọng được phước thì thật vô lý.
Nói chùa cũng như nói nơi thanh tịnh. Nếu dứt trừ ba độc, thường tịnh sáu căn, thân tâm rỗng lặng, trong ngoài thanh tịnh, đó là nghĩa cất chùa.
Còn nói đúc vẽ hình tượng là nói tất cả chúng sanh mong cầu đạo quả; các hạnh giác để tu là phỏng theo chân dung diệu tướng của Như Lai, chớ đâu nói chuyện hữu vi vật chất! Cho nên người cầu giải thoát phải lấy thân làm lò, dung pháp làm lửa, dùng trí huệ làm thợ khéo, ba tụ tịnh giới sáu độ là khuôn. Ung đúc chơn như tánh Phật trong thân cho vào khuông giới luật.
Còn nghĩa thắp hương cũng vậy; là thứ hương Chánh pháp vô vi, xông lên để tẩy sạch các uế nghiệp ác vô minh, hết thảy đều tiêu diệt. Hương chánh pháp có mấy thứ: Một là hương Giới, nghĩa là ý nói hay dứt các ác, hay tu các điều thiện. Hai là hương Định, nghĩa là tin sâu Đại thừatâm không thối chuyển. Ba là hương Huệ, là thường quán sát trở vào trong tự thân tâm. Bốn là hương Giải thoát, là dứt hết cả vô minh trói buộc. Năm là hương Giải thoát tri kiến, là xét xoi thường tỏ, thông suốt không ngại. Năm thứ hương như thế là hương Tối thượngthế gian không sánh được. Phật ở thế gian bảo các đồ đệ dùng lửa trí huệ đốt thứ hương vô giá này để cúng dường mười phương chư PhậtChúng sanh ngày nay chẳng hiểu nghĩa chơn thật của Như Lai, chỉ dùng lửa ngoài mà thắp các hương vật chất thế gian để mong cầu phước báo làm kết quả.
Còn nghĩa rãi hoa cũng vậy, là nói công đức đem Chánh pháp mà giảng dạy lợi ích chúng sanhthấm nhuần khắp tánh Chơn Nhưbố thí trang nghiêm. Thứ hoa công đức nầy Phật thường khen ngợi, cứu cánh hằng còn không bao giờ héo tàn. Nếu ai rải hoa như thế sẽ được phước báo vô lượng. Nếu nói Phật dạy chúng sanh cắt xén bông hoa, tổn thương thảo mộc cho được hoa để rải thì thật là vô lý. Vì sao thế? Vì người giữ giới thanh tịnh thì tất cả sum la vạn tượng trong trời đất cũng không xúc phạm. Khi lầm phạm còn có ăn năn huống chi là dạy cố phá tịnh giớitổn thương vạn vật để cầu phước báo; muốn lợi lại thành hại, há có như thế sao?
Lại nữa, nói luôn luôn đốt đèn sáng là ý nói cái tâm Chánh giác tỏ suốt ví cũng như đèn sáng. Cho nên ai muốn cầu giải thoát phải lấy thân làm đài, tâm là tim, các giới hạnh làm dầu, trí huệ tỏ suốt làm lửa. Thường thắp đèn Chơn chánh giác, chiếu phá tất cả vô minh ngu tối, hay dùng pháp nầy lần lượt khai thị lẫn nhau tức là một ngọn đèn mồi ra trăm ngàn ngọn; cứ như thế mãi mãi vô cùng, nên gọi là Vô Tận Đăng.
Xưa có Phật tên là Nhiên Đăng, ý nghĩa Nhiên Đăng là thế.
Chúng sanh ngu si chẳng rõ lối nói phương tiện của Như Lai, luống làm theo sự, đắm chấp việc hữu vi; bèn dùng các thứ đèn dầu thế gian đốt lên luống soi nhà trống, rồi bảo làm đúng theo kinh, há chẳng lầm lắm sao?
Vì sao thế? Vì Phật phóng một đạo hào quang trắng ở giữa hai chơn mày, có thể chiếu suốt mười tám ngàn cõi nước phương Đông, há đợi nhờ đèn dầu thế gian leo nheo như thế để làm lợi ích! Gẫm xét cái lý phải chẳng thế sao!
Lại nữa sáu thời hành đạo nghĩa là nói nơi sáu căn luôn luôn thực hành Phật đạo, tu các hạnh giác. Điều phục sáu căn, mãi mãi không hở, gọi là sáu thời. Còn quanh tháp hành đạo, chữ tháp nơi đây làm ám chỉ cho thân tâm đó! Nghĩa là thường sanh giác huệ tuần sát thân tâm luôn luôn chẳng hở, gọi là quanh tháp. Các bực Thánh đã qua đều nhờ thực hành cách ấy mà được Niết Bàn. Người đời nay chẳng rõ lý nầy, chẳng thực hành nơi tâm, chỉ chấp trở ra mà tìm, đem cái thân chướng ngại đi quanh tháp thế gian ngày đêm lũ lượt, luống uổng nhọc công, đối với Chơn tánh không chút lợi ích.
Còn nói ăn chay phải càng thêm để ý, nếu chẳng rõ lý nầy thì càng nhọc công vô ích. Chữ chay ở chữ Hán là chữ Trai, mà chữ Trai lại từ chữ Tề mà biến, nhưng chữ Tề cũng như nghĩa chữ Bình. Nghĩa là tề bình thân tâm, chẳng để tán loạn. Chữ ăn nơi đây cũng như nghĩa chữ giữ. Nghĩa là giữ các giới hạnh, đúng pháp tu hành. Ở ngoài phải ngăn ngừa sáu tình, ở trong phải chế ngự ba độc, siêng giác sát, tịnh thân tâm, biết rõ nghĩa nầy mới gọi là ăn chay.
Lại nữa, chữ ăn ở đây có năm nghĩa:
1. Một, ăn là vui với pháp, nghĩa là giữ y chánh pháp hoan hỷ vâng làm.

2. Hai, ăn là vui với Thiền định, nghĩa là trong ngoài lặng suốt, thân tâm vui đẹp.

3. Ba là ăn bằng suy nghĩ, nghĩa là thường nghĩ chư Phật lòng miệng như nhau.
4. Bốn là ăn bằng nguyện, nghĩa là đi đứng nằm ngồi thường cầu nguyện lành.
5. Năm là ăn bằng giải thoát, nghĩa là tâm thường thanh tịnh, chẳng nhiễm tục trần.

Năm nghĩa ăn nầy gọi là ăn chay. Nếu ai chẳng nhận năm nghĩa chay tịnh nầy mà tự hào là ăn chay đều là làm việc vô lý. Cần nhất phải dứt cho được cái ăn mê muội. Nếu phải va chạm gọi là phá trai. Nếu đã phá trai sao gọi là được phước? Đời có người mê chẳng rõ lý này, thân tâm phóng túng theo các nghiệp áctham dục buông tình, chẳng biết xấu hổ. Chỉ ăn được ba thứ rau cải rồi tự hào là ăn chay thì thật là phi lý.
Còn nói lễ lạy theo phép thì ở trong phải tỏ thông lý thể, ở ngoài thì tùy sự quyền thông. Lý có khi phải hiện, có khi phải ẩn. Biết được nghĩa như thế mới gọi là y theo pháp. Vả chăng, lễ nghĩa là kỉnh, lạy nghĩa là phục. Nghĩa là cung kỉnh chơn tánh, hàng phục vô minh; đó là lễ báiNếu có thể dứt trừ lòng ác, thiện niệm hằng giữ; tuy chẳng hiện tướng, nhưng đó mới thật là lễ lạy.
Tướng là pháp tướngThế Tôn muốn làm cho người đời tỏ lòng khiêm tốn cũng dạy lễ lạy. Nên ở trong khuất phục, ngoài hiện khiêm cung; nêu cái bên ngoài để rõ bên trong, tánh tướng như nhau. Nếu không căn cứ trên lý pháp, chỉ chấp tướng bề ngoài mà cầu, trong thì mở cửa ba độc, thường làm nghiệp ác, ngoài làm ra tướng ghê gớm, trá hiện oai nghi, chẳng khỏi luân hồi, há thành công đức?":  Trích Luận Phá Tướng
KINH BỒ ĐỀ ĐẠT MA QUÁN TÂM PHÁP (https://thuvienhoasen.org/a7659/bo-de-dat-ma-quan-tam-phap)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét