Trung Quốc được gì khi xây đảo nổi khổng lồ

Nếu triển khai được một chuỗi đảo nổi khổng lồ ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ nâng cao đáng kể khả năng giám sát và kiểm soát, đồng thời tiến gần thêm một bước nữa trong kế hoạch thiết lập ADIZ tại khu vực này.

Đồ họa về một đảo nổi mà Trung Quốc dự kiến xây dựng. Ảnh: popsci

Tập đoàn Phát triển Jidong (JDG) của Trung Quốc cuối tháng 7 công bố thiết kế Kiến trúc Nổi Cực lớn (VLSF) đầu tiên tại triển lãm Thành tựu Công nghệ và Khoa học Quốc phòng tổ chức ở Bắc Kinh. Loại kiến trúc này do nhiều module nổi nhỏ ghép lại để tạo ra một nền tảng lớn hơn. Không giống như các đảo nhân tạo, VLSF có khả năng lưu động, di chuyển với tốc độ lên đến 18 km/h, ông Wang Yandong, giám đốc JDG, cho biết.
VLSF có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định VLSF của Trung Quốc được thiết kế chủ yếu để trở thành các căn cứ quân sự nổi.
Trung Quốc hiện chưa bắt tay xây VLSF nhưng động thái công bố ý tưởng này cho thấy Bắc Kinh rất quan tâm đến những mẫu thiết kế quốc phòng tối tân, đặc biệt là các mô hình giúp nước này tăng thêm sức mạnh trong tranh chấp trên biển. Theo Business Insider, đảo nổi di động VLSF chắc chắn sẽ là một vũ khí mang ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm mọi cách tăng cường ảnh hưởng ở châu Á, nhất là trên Biển Đông.
Việc chế tạo và dùng đảo nổi không phải là điều gì quá mới mẻ. Hải quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến II từng có kế hoạch chế tạo một "tàu sân bay" nặng hai triệu tấn nhằm đánh chìm tàu ngầm U-Boat của Đức hay những chiến hạm khác của quân phát xít gây cản trở các tuyến giao thương trên biển. Hải quân Mỹ năm 2000 cũng thử nghiệm một đảo nổi tương tự, sở hữu cả đường băng dài 2,4 km.
Nhưng kết hợp với việc Trung Quốc đang ráo riết cải tạo trái phép một số bãi đá trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông thành đảo, xây dựng tại đó những cơ sở quân sự hòng tuyên bố chủ quyền phi lý trên phần lớn diện tích khu vực, VLSF được cho là rất hữu ích đối với chiến lược Chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Bắc Kinh, tác giả Jack Detsch bình luận trên The Diplomat.
Theo Popular Science, Trung Quốc vẫn chưa muốn dừng lại ở đó. Bắc Kinh dường như còn ôm tham vọng triển khai một loạt đảo nổi nhân tạo khổng lồ trên Biển Đông rồi sử dụng những thực thể này để mở rộng tối đa phạm vi hoạt động của lực lượng hải quân.
Giới quan sát quân sự nhận định, khả năng Trung Quốc xây dựng đường băng trên đảo nổi cũng là một kịch bản dễ xảy ra. Trung Quốc nhờ đó có thể điều động tới đây các loại phi cơ trinh sát, máy bay cảnh báo sớm... nhằm nâng cao năng lực kiểm soát trên Biển Đông, giành ưu thế so với các nước láng giềng nhỏ bé hơn, cũng như đặt ra thách thức lớn cho hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực.
Đảo nổi nhân tạo cùng những công trình mà Trung Quốc đặt trên đó cũng sẽ trở thành một tổ hợp công cụ hữu hiệu để Bắc Kinh nâng cao năng lực điều động quân sự toàn cầu, đặc biệt giúp nước này giải quyết một trong những điểm yếu chiến lược, thua kém hoàn toàn so với Mỹ: sự thiếu hụt các căn cứ ở nước ngoài.
Một bài viết đăng trên trang web chính thức của Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam đánh giá nếu triển khai thành công các đảo nổi nhân tạo khổng lồ, Trung Quốc sẽ thu về rất nhiều lợi thế.
VLSF có tính cơ động cao. Với vận tốc đạt khoảng 18 km/h, các đảo nổi này được xem như những con tàu lớn di chuyển với tốc độ thấp. Về lý thuyết, khác với tàu sân bay hay giàn khoan, VLSF không yêu cầu một lực lượng hộ tống hùng hậu nên chi phí vận hành được giảm thiểu. Đảo nổi có khả năng thay đổi vị trí, vì vậy dễ dàng thiết lập hệ thống ngăn chặn từ nhiều hướng khác nhau, nâng cao năng lực kiểm soát vùng biển và vùng trời. Đặc điểm này sẽ hỗ trợ đắc lực cho Trung Quốc nếu nước này vẫn đang có kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Mặt khác, khả năng tiếp cận của VLSF là tương đối lớn. Tàu sân bay hay giàn khoan thường được xem như mối đe dọa về an ninh và tài nguyên thiên nhiên song đảo nổi lại thừa hưởng ưu điểm của tàu dân sự. Các quốc gia ven biển sẽ rất khó để cấm cản hay ngăn chặn chúng đi vào lãnh hải của mình. Điều này giúp Trung Quốc phần nào củng cố yêu sách "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò" mà nước này tự đưa ra.

Không chỉ ồ ạt bồi đắp các rạn san hô, Trung Quốc còn đang xây dựng các đảo nổi di động kích thước lớn, có khả năng phục vụ cho mục đích quân sự trên Biển Đông. 


Sĩ quan quân đội Trung Quốc công bố dự án xây dựng các đảo nổi trên Biển Đông. Ảnh: Huang Bohai News

Sĩ quan quân đội Trung Quốc công bố dự án xây dựng các đảo nổi trên Biển Đông với mục đích quân sự. Ảnh: Huang Bohai News
Trên tạp chí Popular Science, hai chuyên gia Jeffrey Lin và P.W. Singer cho biết các đảo nổi di động sẽ do hai công ty Trung Quốc là Tập đoàn Phát triển Kí Đông (JDG) và Công ty Công nghiệp Hải Nam Hải thi công. Đảo đầu tiên trong số trên sẽ được dùng để khai thác dầu khí xa bờ ở Biển Đông.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho hay tại cuộc họp báo tháng này, một sĩ quan quân đội Trung Quốc đã tuyên bố các đảo nổi sẽ mang nhiều mục đích quân sự.
"Đảo nổi có thể hỗ trợ cả các nhiệm vụ dân sự và quân sự, trong đó có tiếp tế, đỗ máy bay và làm căn cứ cho các phương tiện đổ bộ", hai tác giả cho biết.
Đảo nổi của JDG được thiết kế theo kiểu mô-đun, lắp ráp từ các kết cấu thân nửa nổi nửa chìm và ban đầu sẽ có ba kích thước khác nhau. Đảo nhỏ nhất sẽ dài 300 m và rộng 90 m, trong khi đảo lớn nhất sẽ dài tới 900 m và rộng 120 m. Kích cỡ đảo nổi tầm trung dài 600 m và rộng 120 m.
Các tác giả ước tính rằng ba đảo nổi trên dự kiến có tải trọng từ 400.000 đến 1,5 triệu tấn, và có thể di chuyển với vận tốc 16 km/h.
Thiết kế dạng mô-đun cho phép JDG tiếp tục mở rộng các đảo bằng cách ghép thêm kết cấu nửa nổi nửa chìm giống như trò chơi xếp hình Lego. Dù mỗi mô-đun có kích thước lớn, việc lắp ghép vẫn dễ dàng diễn ra ở ngoài khơi. Các mô-đun sẽ được những tàu hạng nặng kéo từ các xưởng đóng tàu trên bờ ra biển.
Thiết kế này cũng khiến các đảo khó bị đánh chìm.Hình ảnh minh họa từ máy tính cho thấy một đảo nổi có thể dài đến 2 km. "Những căn cứ lớn như thế có thể chở nhiều tiểu đoàn lính thủy đánh bộ và một phi đội máy bay tiêm kích, tấn công. Không giống những căn cứ đảo cố định, chúng có thể được tái triển khai ngoài tầm tên lửa của đối phương", các tác giả cho biết.
Trung Quốc đang ráo riết củng cố lực lượng trên Biển Đông, dường như để làm bàn đạp cho việc thành lập Vùng Nhận dạng Phòng Không (ADIZ). Nước này đang ngang nhiên biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo thông qua dự án cải tạo đất quy mô lớn, bất chấp sự phản đối của quốc tế. 
Tuần trước, những hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang xây dựng đường băng đầu tiên ở bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Vũ Hoàng
Trung Quốc đang xây dựng hạm đội tàu cá mới trên Biển Đông nhằm phục vụ cho lực lượng dân quân biển, động thái có thể đẩy căng thẳng khu vực leo thang.

Hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc ra Biển Đông hôm 1/8, sau khi lệnh cấm đánh bắt nước này đơn phương đưa ra hết hiệu lực. Ảnh: Hinews

Lực lượng dân quân biển - một trong những ẩn số về sức mạnh trên đại dương của Trung Quốc - thực tế sử dụng tàu cá dân sự trong nhiều nhiệm vụ như giải cứu các tàu  mắc cạn hay thậm chí hỗ trợ đổ bộ lên các vùng đảo tranh chấp. Dù nhiều ý kiến trong nội bộ Trung Quốc từ lâu yêu cầu đưa dân quân biển vào hoạt động chính thức, nhưng đây là lần đầu tiên lực lượng này có một hạm đội tàu cá riêng, tăng cường sức mạnh đáng kể cho nhà sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ cá lớn nhất thế giới.
Trong cuộc hội thảo về sức mạnh hải quân Trung Quốc, Zhang Hongzhou, nghiên cứu viên của trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Singapore trình bày "dường như Trung Quốc đang xây dựng hạm đội tàu đánh cá quốc doanh nhằm phục vụ lực lượng dân quân trên Biển Đông".
Vai trò quan trọng của dân quân biển Trung Quốc trong hoạt động đánh bắt cá không quá mới. Từ năm 2013, trong một chuyến thăm làng chài ở tỉnh Hải Nam, Chủ tịch Tập Cận Bình nói với dân quân ở đây rằng họ không nên chỉ dẫn đầu việc đánh cá mà còn cần thu tập thông tin và hỗ trợ xây dựng các đảo, rạn san hô vì lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông. Bài phát biểu của Tập Cập Bình đã tạo đà cho sự phát triển lực lượng dân quân biển, nhiều thành phố ven biển thành lập những đơn vị dân quân mới, kêu gọi nguồn lực, tài nguyên cung cấp cho hoạt động đào tạo người đánh cá và xây dựng tàu mới.
Tuy nhiên động thái xây dựng hạm đội tàu cá quốc doanh cho dân quân trên biển Đông là "một hiện tượng mới", Zhang nói. Khi có hạm đội riêng, họ sẽ hoạt động mà không phải phụ thuộc vào việc thuê tàu cá của ngư dân hay các công ty khác.
Theo quan điểm của Zhang, sự thay đổi này của chính phủ Trung Quốc phản ánh sự bất lực của Bắc Kinh trong công tác quản lý ngư dân. Sau một loạt vấn đề, trong đó có việc ngư dân khiếu nại mức chi trả thấp cho các việc mà họ làm theo lệnh chính phủ, chính quyền trung ương dường như đã quyết định rằng họ cần lực lượng riêng để tiện kiểm soát và chỉ huy,Zhang nói.
Ông cũng không hề hoài nghi việc Trung Quốc sử dụng hạm đội tàu cá mới này để củng cố vị trí của mình ở Trường Sa. Theo nghiên cứu, có hơn 1,8 triệu tấn tài nguyên hải sản trong vùng biển gần quần đảo với số lượng khai thác hàng năm có thể có thể lên đến 500.000 đến 600.000 tấn. 
"Hạm đội tàu cá tất nhiên sẽ được triển khai ở Trường Sa", ông phân tích.
Tuy nhiên Zhang cũng cảnh báo việc tăng cường sử dụng lực lượng dân quân biển có thể gây leo thang tranh chấp trong khu vực và làm phá hoại quyền lợi của chính Trung Quốc. Zhang cho rằng dân quân biển có thể lợi dụng "vỏ bọc" lòng yêu nước để tiến hành các hành động bất hợp pháp gồm khai thác trộm san hô, rùa biển và các loài quý hiếm khác, điều này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế.  Họ cũng có thể hoạt động trên vùng biển tranh chấp, làm leo thang căng thẳng với các quốc gia láng giềng.
"Điều này thực tế có thể gây ảnh hướng đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc và phá hoại mối quan hệ với các nước láng giềng", Zhang kết luận.
Việc Trung Quốc sẽ giải quyết những rủi trước mắt này như thế nào vẫn còn là ẩn số, khi chi tiết về số lượng và thời gian phát triển của hạm đội mới này vẫn chưa rõ ràng. Tỉnh Hải Nam đã ra lệnh xây dựng với 84 tàu dân quân biển cho cái gọi là "thành phố Tam Sa". 10 tàu cá sẽ được giao trong năm 2015. Hiện tại, hạm đội chỉ có 4 tàu. Ông Zhang cho rằng sẽ phải mất vài năm để hoàn thiện cả hạm đội.

Tuấn Vũ (theo The Diplomat)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét