Một kịch bản lý giải đời sống con người ta cần suy nghĩ
Theo Phật giáo quan niệm, mỗi con người là sản phẩm của chính mình, chúng ta hiện tại là sản phẩm do chính chúng ta tạo nhân trong quá khứ và lúc này ta đang tạo ra chính mình trong tương lai.
Cuộc sống là một quá trình liên tục chỉ tạm thời gián đoạn mỗi khi thân xác vật lý biến đổi không còn phù hợp cho việc tiếp tục tồn tại và dừng hoạt động, chúng ta tạm rơi vào trạng thái không còn thân xác cho đến khi có cơ hội kết hợp đủ các yếu tố cần thiết thì một chu kỳ sống mới với thân xác mới lại bắt đầu.
Nhìn sang lĩnh vực khoa học ta thấy có sự tương tự, có những nguyên lý khoa học chỉ rất ít người có kiến thức để hiểu còn lại chúng ta cũng chỉ biết chấp nhận điều họ tuyên bố và đôi khi chúng ta phát ngôn lại như chính mình cũng biết rõ điều đó vậy. Hiểu được những khái niệm về Bigbang, về Thuyết tương đối, về Hố đen trong vũ trụ, về các hạt cấu thành vật chất đâu phải là dễ dàng cho tất cả mọi người.
- Sự so sánh hơn thua cũng gây bao đau khổ và tội lỗi trong cộng đồng người, thuyết tái sinh giúp giải toả điều này. Người không gặp nhiều may mắn trong đời cũng có phần nào tự an ủi, tìm cho mình lối thoát khỏi hoàn cảnh theo cách lương thiện và tin tưởng vào cơ hội tốt đẹp của mình nếu mình thực sự xứng đáng. Kẻ đang thụ hưởng quá nhiều may mắn bởi anh ta có thể được số phận đồng loạt thanh toán những nhân tốt đẹp của anh ta trước đây,…
Nhưng hãy cẩn thận, mỗi con người đều có tài sản trong hai ngân hàng phước và tội và luôn phải thanh toán khi cơ hội đến, nếu lối sống hiện tại của anh ta mang nhiều dấu hiệu bất lương tức là trong khi anh ta thụ hưởng nhưng không tiếp tục đầu tư thêm vào ngân hàng phước của mình, một khi quỹ phước còm cõi kia đã cạn anh ta sẽ đối mặt với kết cục khủng khiếp, nặng nề. Ở đây sẽ có thắc mắc rằng, vậy sao nhan nhản kẻ làm điều ác sờ sờ vẫn sống ung dung yên ổn sung túc đến mãn kiếp của mình thậm chí cái chết cũng rất nhẹ nhàng trong một bệnh viện đầy tiện nghi nào đó.
Họ là ai?... một kẻ tội phạm chiến tranh trốn thoát được sự trừng phạt của con người, một kẻ nhấn nút những trái bom đồng loạt cướp đi một cách đau đớn sinh mạng hàng vạn con người. thuyết tái sinh cho ta câu trả lời rằng cái kết cục tất sẽ đến và họ sẽ phải thanh toán tất cả, chỉ có điều cuộc sống liên tục bị tạm thời gián đoạn nên sẽ có một “đoạn” hoặc nhiều “đoạn” sau đó chuyện trả giá sẽ cấp tập xảy ra.
- Nêu tin vào tái sinh nhân quả và suy ngẫm về điều này người ta không thể tham lam vơ vét để làm nô lệ cho lối sống hưởng thụ quá đáng. Một nhà tỷ phú với khối tài sản khổng lồ nhưng sống một cuộc sống đạm bạc, đơn giản, dùng tài sản của mình làm từ thiện. Rất có thể đó là dấu hiệu một lối sống khôn ngoan bởi khối tài sản hoàn toàn hợp pháp kia mới chỉ là hợp pháp so với luật lệ do con người đặt ra, còn luật của trời đất liệu anh ta có dám chắc không, biết đâu thành công của anh ta trong cạnh tranh lại vô tình và gián tiếp đẩy bao nhiêu con người vào những hệ luỵ u ám kéo dài, thậm chí tuyệt vọng, hoặc sự tàn phá môi trường sống với nhiều cấp độ khác nhau.
3. Thuyết tái sinh trả lời câu hỏi: Ta là ai? Ta từ đâu đến? Ta đi về đâu?
Nói như vậy nhưng không phải ai cũng có thể trải nghiệm chuyện này một cách bình thường như thực hiện một công thức khoa học vật lý nào đó rồi tất cả cùng đi đến nhất trí. Có một số rất ít người trải qua quá trình tu tập hành thiền công phu đạt đến một trạng thái nhận biết hoàn toàn khác với chúng ta mới có khả năng cảm nhận rõ rệt về hiện tượng Tái Sinh mà không còn phải bàn cãi gì nữa, còn với chúng ta chứng nghiệm chuyện này vẫn là điều chưa thể bởi phương cách tiếp cận nó khác với phương cách tiếp cận các kiến thức thông thường chúng ta đã quen làm.
Tuy nhiên, dù chưa có khả năng như các bậc tu hành đạt đạo nhưng suy luận về nó vẫn giúp chúng ta chiêm nghiệm thêm về một kịch bản lý giải những khúc mắc, bí ẩn khi chúng ta quan sát đời sống quanh mình. Đây không hề là sự tự huyễn hoặc để quên đi nỗi siêu buồn rằng cuộc đời này là hữu hạn, người xấu, tốt, hay, dở dù cống hiến nhiều hay ít cho cuộc đời thì cuối cùng cũng bị thần chết lôi cổ đi như nhau, bình đẳng.
Tuy nhiên, dù chưa có khả năng như các bậc tu hành đạt đạo nhưng suy luận về nó vẫn giúp chúng ta chiêm nghiệm thêm về một kịch bản lý giải những khúc mắc, bí ẩn khi chúng ta quan sát đời sống quanh mình. Đây không hề là sự tự huyễn hoặc để quên đi nỗi siêu buồn rằng cuộc đời này là hữu hạn, người xấu, tốt, hay, dở dù cống hiến nhiều hay ít cho cuộc đời thì cuối cùng cũng bị thần chết lôi cổ đi như nhau, bình đẳng.
Nhìn sang lĩnh vực khoa học ta thấy có sự tương tự, có những nguyên lý khoa học chỉ rất ít người có kiến thức để hiểu còn lại chúng ta cũng chỉ biết chấp nhận điều họ tuyên bố và đôi khi chúng ta phát ngôn lại như chính mình cũng biết rõ điều đó vậy. Hiểu được những khái niệm về Bigbang, về Thuyết tương đối, về Hố đen trong vũ trụ, về các hạt cấu thành vật chất đâu phải là dễ dàng cho tất cả mọi người.
A. Thuyết tái sinh có ý nghĩa gì?
1. Lý giải tại sao con người có những khác biệt như:
- Bước chân vào cuộc đời với những hoàn cảnh sống thuận lợi, khó khăn khác nhau, thể trạng, sức vóc, bệnh tật, hình hài xấu, đẹp. Phải chăng do những quán tính, động lực là tàn dư của lối sống, cách sống từ chu kỳ sống trước, và rất nhiều chu kỳ sống trước nữa đã thúc đẩy dẫn dắt mỗi số phận bước qua những cánh cổng vào đời này khác nhau.
- Tính tình mỗi người rất khác nhau dù trong cùng một môi trường giáo dục, một hoàn cảnh sống, một gia đình. Những cái “cùng chung ” ấy do số phận ta và người xung quanh có một mẫu số chung bí ẩn nào đó, còn “cái khác” lại là vấn đề riêng của mỗi người không ai giống ai. Tuy nhiên do cùng trong các điều kiện như trên mà ít nhiều họ phải chịu một số ảnh hưởng như nhau. Ví dụ: cùng là người VN, cùng con nhà giàu hoặc nghèo, cùng một nhà đứa được học hành đứa vô học, cùng ở một vùng nơi thì hẻo lánh thiệt thòi hoặc ngược lại.v.v…
- Sự thông minh và ngu dốt trong nhận thức chung rất khác nhau, người có khiếu về toán, người tung hoành dễ dàng trong văn chương thơ phú, người thành công trong hội hoạ, âm nhạc, kẻ nhạy bén làm ăn kinh doanh.v.v... Phải chăng đây cũng là một dạng quán tính đã có từ trước bị gián đoạn dở dang bởi kiếp sống hữu hạn trước đây nay tiếp tục tận dụng quán tính này để phát huy sở trường khác nhau. Ngay trong cùng một lĩnh vực nào đó cũng mạnh yếu khác nhau kẻ thành công nhanh chóng chói sáng, người suốt đời lận đận nhì nhằng.
- Trong tranh luận với nhau sự thiện cảm hay ác cảm khi đánh giá về một chủ đề cụ thể, về một nhân vật nào đó không ai chịu ai họ bám chặt vào lý lẽ của mình rồi viện dẫn những dẫn chứng, những hiện tượng thực tế nhưng có lợi cho chính kiến của mình, họ lạnh lùng với những dẫn chứng, luận cứ của đối thủ dù biết rằng đó là sự thật và không phải không có lý.
- Một diễn viên tài năng hoá thân vào nhiều nhân vật khác nhau, tính cách khác nhau, lứa tuổi khác nhau nhuần nhuyễn, chính xác và chân thực đến mức làm cho khán giả yêu ghét hoặc thích thú chính người diễn viên như nhân vật họ đảm nhận. Liệu có phải vô vàn kiếp sống đã trôi qua trong chính con người đang làm công việc diễn xuất kia không? Và mỗi một kiếp sống anh ta là những người rất khác nhau.
Và còn nhiều điều khác nữa.
2. Thuyết tái sinh giúp con người sống lương thiện có đạo đức hơn, nhìn cuộc đời bình thản hơn, không nặng so sánh hơn thua hay tham lam hưởng thụ:
- Họ chọn lối sống đạo đức để đầu tư cho tương lai tốt hơn cho dù chuyện này có động cơ tính toán nhưng cũng giúp xã hội đỡ nhức nhối hơn, cá nhân người thực thi lối sống có đạo đức lâu dần cũng chuyển hoá lượng biến thành chất và một lúc nào đó họ thực sự trở thành lương thiện từ trong gốc rễ của mình. Tin vào nhân quả con người không dám làm điều xấu ác, đồng thời tự phán xét mình nhiều hơn đó là sự phán xét chính xác nhất. Đây là một kết quả tích cực xét từ bất cứ góc độ nào.
- Con người sống bình thản hơn không còn lo lắng về kiến thức dở dang, sự nghiệp dở dang, tài năng dở dang, không còn day dứt bởi những điều mình chưa làm được, bởi ý nguyện không thành.v.v…Tin vào tái sinh nhân quả người ta yên tâm tin rằng rốt cuộc mình cũng sẽ thực hiện được ước muốn của mình bởi sự hữu hạn kiếp sống chỉ là tạm thời. Con người không cần gấp gáp nóng vội thực hiện các mục đích lớn lao của mình.
1. Lý giải tại sao con người có những khác biệt như:
- Bước chân vào cuộc đời với những hoàn cảnh sống thuận lợi, khó khăn khác nhau, thể trạng, sức vóc, bệnh tật, hình hài xấu, đẹp. Phải chăng do những quán tính, động lực là tàn dư của lối sống, cách sống từ chu kỳ sống trước, và rất nhiều chu kỳ sống trước nữa đã thúc đẩy dẫn dắt mỗi số phận bước qua những cánh cổng vào đời này khác nhau.
- Tính tình mỗi người rất khác nhau dù trong cùng một môi trường giáo dục, một hoàn cảnh sống, một gia đình. Những cái “cùng chung ” ấy do số phận ta và người xung quanh có một mẫu số chung bí ẩn nào đó, còn “cái khác” lại là vấn đề riêng của mỗi người không ai giống ai. Tuy nhiên do cùng trong các điều kiện như trên mà ít nhiều họ phải chịu một số ảnh hưởng như nhau. Ví dụ: cùng là người VN, cùng con nhà giàu hoặc nghèo, cùng một nhà đứa được học hành đứa vô học, cùng ở một vùng nơi thì hẻo lánh thiệt thòi hoặc ngược lại.v.v…
- Sự thông minh và ngu dốt trong nhận thức chung rất khác nhau, người có khiếu về toán, người tung hoành dễ dàng trong văn chương thơ phú, người thành công trong hội hoạ, âm nhạc, kẻ nhạy bén làm ăn kinh doanh.v.v... Phải chăng đây cũng là một dạng quán tính đã có từ trước bị gián đoạn dở dang bởi kiếp sống hữu hạn trước đây nay tiếp tục tận dụng quán tính này để phát huy sở trường khác nhau. Ngay trong cùng một lĩnh vực nào đó cũng mạnh yếu khác nhau kẻ thành công nhanh chóng chói sáng, người suốt đời lận đận nhì nhằng.
- Trong tranh luận với nhau sự thiện cảm hay ác cảm khi đánh giá về một chủ đề cụ thể, về một nhân vật nào đó không ai chịu ai họ bám chặt vào lý lẽ của mình rồi viện dẫn những dẫn chứng, những hiện tượng thực tế nhưng có lợi cho chính kiến của mình, họ lạnh lùng với những dẫn chứng, luận cứ của đối thủ dù biết rằng đó là sự thật và không phải không có lý.
- Một diễn viên tài năng hoá thân vào nhiều nhân vật khác nhau, tính cách khác nhau, lứa tuổi khác nhau nhuần nhuyễn, chính xác và chân thực đến mức làm cho khán giả yêu ghét hoặc thích thú chính người diễn viên như nhân vật họ đảm nhận. Liệu có phải vô vàn kiếp sống đã trôi qua trong chính con người đang làm công việc diễn xuất kia không? Và mỗi một kiếp sống anh ta là những người rất khác nhau.
Và còn nhiều điều khác nữa.
2. Thuyết tái sinh giúp con người sống lương thiện có đạo đức hơn, nhìn cuộc đời bình thản hơn, không nặng so sánh hơn thua hay tham lam hưởng thụ:
- Họ chọn lối sống đạo đức để đầu tư cho tương lai tốt hơn cho dù chuyện này có động cơ tính toán nhưng cũng giúp xã hội đỡ nhức nhối hơn, cá nhân người thực thi lối sống có đạo đức lâu dần cũng chuyển hoá lượng biến thành chất và một lúc nào đó họ thực sự trở thành lương thiện từ trong gốc rễ của mình. Tin vào nhân quả con người không dám làm điều xấu ác, đồng thời tự phán xét mình nhiều hơn đó là sự phán xét chính xác nhất. Đây là một kết quả tích cực xét từ bất cứ góc độ nào.
- Con người sống bình thản hơn không còn lo lắng về kiến thức dở dang, sự nghiệp dở dang, tài năng dở dang, không còn day dứt bởi những điều mình chưa làm được, bởi ý nguyện không thành.v.v…Tin vào tái sinh nhân quả người ta yên tâm tin rằng rốt cuộc mình cũng sẽ thực hiện được ước muốn của mình bởi sự hữu hạn kiếp sống chỉ là tạm thời. Con người không cần gấp gáp nóng vội thực hiện các mục đích lớn lao của mình.
- Sự so sánh hơn thua cũng gây bao đau khổ và tội lỗi trong cộng đồng người, thuyết tái sinh giúp giải toả điều này. Người không gặp nhiều may mắn trong đời cũng có phần nào tự an ủi, tìm cho mình lối thoát khỏi hoàn cảnh theo cách lương thiện và tin tưởng vào cơ hội tốt đẹp của mình nếu mình thực sự xứng đáng. Kẻ đang thụ hưởng quá nhiều may mắn bởi anh ta có thể được số phận đồng loạt thanh toán những nhân tốt đẹp của anh ta trước đây,…
Nhưng hãy cẩn thận, mỗi con người đều có tài sản trong hai ngân hàng phước và tội và luôn phải thanh toán khi cơ hội đến, nếu lối sống hiện tại của anh ta mang nhiều dấu hiệu bất lương tức là trong khi anh ta thụ hưởng nhưng không tiếp tục đầu tư thêm vào ngân hàng phước của mình, một khi quỹ phước còm cõi kia đã cạn anh ta sẽ đối mặt với kết cục khủng khiếp, nặng nề. Ở đây sẽ có thắc mắc rằng, vậy sao nhan nhản kẻ làm điều ác sờ sờ vẫn sống ung dung yên ổn sung túc đến mãn kiếp của mình thậm chí cái chết cũng rất nhẹ nhàng trong một bệnh viện đầy tiện nghi nào đó.
Họ là ai?... một kẻ tội phạm chiến tranh trốn thoát được sự trừng phạt của con người, một kẻ nhấn nút những trái bom đồng loạt cướp đi một cách đau đớn sinh mạng hàng vạn con người. thuyết tái sinh cho ta câu trả lời rằng cái kết cục tất sẽ đến và họ sẽ phải thanh toán tất cả, chỉ có điều cuộc sống liên tục bị tạm thời gián đoạn nên sẽ có một “đoạn” hoặc nhiều “đoạn” sau đó chuyện trả giá sẽ cấp tập xảy ra.
- Nêu tin vào tái sinh nhân quả và suy ngẫm về điều này người ta không thể tham lam vơ vét để làm nô lệ cho lối sống hưởng thụ quá đáng. Một nhà tỷ phú với khối tài sản khổng lồ nhưng sống một cuộc sống đạm bạc, đơn giản, dùng tài sản của mình làm từ thiện. Rất có thể đó là dấu hiệu một lối sống khôn ngoan bởi khối tài sản hoàn toàn hợp pháp kia mới chỉ là hợp pháp so với luật lệ do con người đặt ra, còn luật của trời đất liệu anh ta có dám chắc không, biết đâu thành công của anh ta trong cạnh tranh lại vô tình và gián tiếp đẩy bao nhiêu con người vào những hệ luỵ u ám kéo dài, thậm chí tuyệt vọng, hoặc sự tàn phá môi trường sống với nhiều cấp độ khác nhau.
3. Thuyết tái sinh trả lời câu hỏi: Ta là ai? Ta từ đâu đến? Ta đi về đâu?
Câu hỏi treo lơ lửng trong ý nghĩ của bao con người từ cổ kim. Cuộc sống của mỗi người không thể bỗng dưng xuất hiện, rồi vận động, vật lộn trong cuộc sống đó với những tích luỹ, trải nghiệm, cống hiến, thu lượm rồi lại bỗng dưng tan biến hoàn toàn vào hư vô, hay dở thì kết cục cũng như nhau.
4. Tái sinh giúp giải toả bi kịch lớn nhất về tâm lý của con người đó là Cái Chết. Cái Chết là cú sốc khủng khiếp nhất với tất cả mọi người, cái chết của bạn bè, của người thân thiết gần gũi và đặc biệt là của chính mình, Cái Chết luôn ám ảnh mạnh mẽ nhất, ấn tượng sâu đậm nhất là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên có hai thái độ cần tránh đó là bi kịch hoá cực độ cái chết và coi thường cái chết.
- Cái chết chỉ là sự gián đoạn tạm thời bởi thân xác vật chất đã không còn đáp ứng được việc tiếp tục tồn tại, sau khi tái sinh vào một thân xác mới nó lại vận hành một chu kỳ mới trên cơ sở kế thừa tất cả những cái đã có, đã làm, đã gây ra từ những chu kỳ sống trước đó. Nhận thức như vậy để chúng ta không rơi vào trạng thái quá tuyệt vọng, không quá đau đớn, không quá tiếc nuối níu kéo, không quá dằn vặt, oán hờn. Chúng ta hãy cố gắng nhẹ nhàng chấp nhận cái chết dù biết rằng không dễ dàng gì.
- Chết là khủng khiếp nhưng lại nhan nhản những kẻ coi thường cái chết dù họ không phải anh hùng hay có hành vi can đảm gì cũng bởi nghĩ rằng chết là hết. Một kẻ tự sát, một kẻ thích phóng xe bạt mạng trên đường, một kẻ liên tục đổ rượu vào người rồi lý lẽ cuối cùng ai chả phải chết, kẻ tiêm chích chất độc hại vào người, đặc biệt có kẻ tước đoạt mạng sống của người khác mặc dù biết trước khả năng phải trả giá rất cao gần như không thoát nhưng vẫn nhắm mắt tiến hành. Nếu nhận thức được thuyết tái sinh chưa chắc họ đã dám coi thường cái chết đến như vậy bởi chết không phải là hết, một chu trình sống rất thấp kém như một con vật có thể đang chờ họ, đó mới là viến cành ngoài sức chịu đựng của họ ngăn họ dừng lại những hành vi dại dột.
B. Thuyết tái sinh có thực không?
Để tin tưởng vào thuyết tái sinh không có nghĩa chúng ta đi tìm đọc thật nhiều câu chuyện về tái sinh với những lời khẳng định là có thực kèm theo trong đó, không cần làm như vậy, chỉ cần chúng ta liên tục suy nghĩ về kịch bản này và suy luận những vấn đề cuộc sống có những dấu hiệu liên quan phù hợp.
Chúng ta cũng không cần quá thắc mắc sao không có ai đó nhớ gì rành mạch về các chu kỳ sống trước mà mình đã trải qua, đúng là hiện tại chưa có câu trả lời này và chưa biết khi nào nó sẽ được trả lời. Theo suy luận biết đâu quá trình tiến hoá về tư duy của con người Tạo hoá đưa ra những cách giải quyết bí ẩn chẳng hạn:
- Việc biết rõ các kiếp sống trước đó làm quá phức tạp quan hệ cuộc sống ân oán, nợ nần v.v…phức tạp trong việc cư xử, giả dụ con anh bây giờ đã từng là mẹ anh ngày trước, hay như câu chuyện một người nhìn xuyên qua được các kiếp sống thấy cảnh một người đang ăn thịt một con vật trước đây là cha mình, họ cho đứa con của họ cùng ăn mà đứa con trước đây lại là kẻ thù của mình, họ đuổi một con vật đang rình mò việc ăn của họ nhưng con vật kia lại từng là con mình. Đại loại ta tạm chấp nhận có sự phức tạp ở chỗ này.
- Việc biết rõ các kiếp sống trước đó là sự đảo lộn khủng khiếp cuộc sống hiện tại mà con người chưa đáng phải chịu mức hình phạt này. Thông thường chúng ta yêu cuộc sống và khát khao sống mạnh mẽ vì chúng ta dường như thấy cuộc đời này hữu hạn. Thử hỏi hàng tỷ tỷ năm trôi qua ký ức của chúng ta không bị xoá nhoà, chúng ta nhìn hoa nở, mây bay, cảnh vật dù biến đổi liên tục và ngoạn mục đến đâu vẫn khiến chúng ta cực kỳ nhàm chán, có lẽ chúng ta chỉ muốn đứng hoặc ngồi yên rồi hoá đá nếu không thể chết đi và quên tất cả đi được.
Tóm lại, trong khi chúng ta chưa tìm được lối thoát nào khả dĩ cho bi kịch cuộc sống cá nhân đó là sinh, lão, bệnh, tử. Chúng ta chưa thể tu tập đạt đến nhận thức cần phải giải thoát như mục đích của đạo Phật. Chúng ta chấp nhận thuyết tái sinh nhân quả để làm cho cuộc sống của chúng ta an toàn, yên vui, khi gặp những biến cố, đổ vỡ hay mất mát thất bại lớn trong đời chúng ta dễ dàng hơn trong việc lấy lại thăng bằng bởi ta tự hiểu chúng ta chính là tác giả của các biến cố đó. Thiết nghĩ những điều đó cũng xứng đáng để làm ta suy nghĩ và tiếp tục tìm thêm ý nghĩa của nó.
(Phạm Viết Quang, 30.4.2009)
4. Tái sinh giúp giải toả bi kịch lớn nhất về tâm lý của con người đó là Cái Chết. Cái Chết là cú sốc khủng khiếp nhất với tất cả mọi người, cái chết của bạn bè, của người thân thiết gần gũi và đặc biệt là của chính mình, Cái Chết luôn ám ảnh mạnh mẽ nhất, ấn tượng sâu đậm nhất là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên có hai thái độ cần tránh đó là bi kịch hoá cực độ cái chết và coi thường cái chết.
- Cái chết chỉ là sự gián đoạn tạm thời bởi thân xác vật chất đã không còn đáp ứng được việc tiếp tục tồn tại, sau khi tái sinh vào một thân xác mới nó lại vận hành một chu kỳ mới trên cơ sở kế thừa tất cả những cái đã có, đã làm, đã gây ra từ những chu kỳ sống trước đó. Nhận thức như vậy để chúng ta không rơi vào trạng thái quá tuyệt vọng, không quá đau đớn, không quá tiếc nuối níu kéo, không quá dằn vặt, oán hờn. Chúng ta hãy cố gắng nhẹ nhàng chấp nhận cái chết dù biết rằng không dễ dàng gì.
- Chết là khủng khiếp nhưng lại nhan nhản những kẻ coi thường cái chết dù họ không phải anh hùng hay có hành vi can đảm gì cũng bởi nghĩ rằng chết là hết. Một kẻ tự sát, một kẻ thích phóng xe bạt mạng trên đường, một kẻ liên tục đổ rượu vào người rồi lý lẽ cuối cùng ai chả phải chết, kẻ tiêm chích chất độc hại vào người, đặc biệt có kẻ tước đoạt mạng sống của người khác mặc dù biết trước khả năng phải trả giá rất cao gần như không thoát nhưng vẫn nhắm mắt tiến hành. Nếu nhận thức được thuyết tái sinh chưa chắc họ đã dám coi thường cái chết đến như vậy bởi chết không phải là hết, một chu trình sống rất thấp kém như một con vật có thể đang chờ họ, đó mới là viến cành ngoài sức chịu đựng của họ ngăn họ dừng lại những hành vi dại dột.
B. Thuyết tái sinh có thực không?
Để tin tưởng vào thuyết tái sinh không có nghĩa chúng ta đi tìm đọc thật nhiều câu chuyện về tái sinh với những lời khẳng định là có thực kèm theo trong đó, không cần làm như vậy, chỉ cần chúng ta liên tục suy nghĩ về kịch bản này và suy luận những vấn đề cuộc sống có những dấu hiệu liên quan phù hợp.
Chúng ta cũng không cần quá thắc mắc sao không có ai đó nhớ gì rành mạch về các chu kỳ sống trước mà mình đã trải qua, đúng là hiện tại chưa có câu trả lời này và chưa biết khi nào nó sẽ được trả lời. Theo suy luận biết đâu quá trình tiến hoá về tư duy của con người Tạo hoá đưa ra những cách giải quyết bí ẩn chẳng hạn:
- Việc biết rõ các kiếp sống trước đó làm quá phức tạp quan hệ cuộc sống ân oán, nợ nần v.v…phức tạp trong việc cư xử, giả dụ con anh bây giờ đã từng là mẹ anh ngày trước, hay như câu chuyện một người nhìn xuyên qua được các kiếp sống thấy cảnh một người đang ăn thịt một con vật trước đây là cha mình, họ cho đứa con của họ cùng ăn mà đứa con trước đây lại là kẻ thù của mình, họ đuổi một con vật đang rình mò việc ăn của họ nhưng con vật kia lại từng là con mình. Đại loại ta tạm chấp nhận có sự phức tạp ở chỗ này.
- Việc biết rõ các kiếp sống trước đó là sự đảo lộn khủng khiếp cuộc sống hiện tại mà con người chưa đáng phải chịu mức hình phạt này. Thông thường chúng ta yêu cuộc sống và khát khao sống mạnh mẽ vì chúng ta dường như thấy cuộc đời này hữu hạn. Thử hỏi hàng tỷ tỷ năm trôi qua ký ức của chúng ta không bị xoá nhoà, chúng ta nhìn hoa nở, mây bay, cảnh vật dù biến đổi liên tục và ngoạn mục đến đâu vẫn khiến chúng ta cực kỳ nhàm chán, có lẽ chúng ta chỉ muốn đứng hoặc ngồi yên rồi hoá đá nếu không thể chết đi và quên tất cả đi được.
Tóm lại, trong khi chúng ta chưa tìm được lối thoát nào khả dĩ cho bi kịch cuộc sống cá nhân đó là sinh, lão, bệnh, tử. Chúng ta chưa thể tu tập đạt đến nhận thức cần phải giải thoát như mục đích của đạo Phật. Chúng ta chấp nhận thuyết tái sinh nhân quả để làm cho cuộc sống của chúng ta an toàn, yên vui, khi gặp những biến cố, đổ vỡ hay mất mát thất bại lớn trong đời chúng ta dễ dàng hơn trong việc lấy lại thăng bằng bởi ta tự hiểu chúng ta chính là tác giả của các biến cố đó. Thiết nghĩ những điều đó cũng xứng đáng để làm ta suy nghĩ và tiếp tục tìm thêm ý nghĩa của nó.
(Phạm Viết Quang, 30.4.2009)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét