Lá Quốc Kỳ là niềm tự hào của mỗi quốc gia, nhưng riêng lá Quốc Kỳ của nước Mỹ có nhiều ẩn ý bên trong & các thông điệp thú vị trong những giai đoạn hình thành.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_k%E1%BB%B3_Hoa_K%E1%BB%B3 Lịch sử ra đời của lá cờ nước Mỹ
Lá cờ nước Mỹ có ngày ra đời chính thức là 14 tháng 6 năm 1777 với nguyên gốc gồm 13 ngôi sao. Và cũng chính trong năm này, lá cờ Mỹ chính thức trở thành lá cờ quốc gia đại diện cho sự độc lập, chủ quyền của dân tộc Mỹ. Đến ngày 4 tháng 7 năm 1960 thì lá cờ đã có chính thức 50 ngôi sao hiện nay. So với nhiều bang khác thì lịch sử thành lập của Hoa Kỳ được xem là khá trẻ tuy nhiên cờ quốc kỳ lại nằm trong top 3 lá cờ lâu đời nhất.
Đối với người dân Hoa Kỳ thì lá cờ tổ quốc là biểu tượng quan trọng hết sức ý nghĩa gắn bó với dân tộc trong quá trình hình thành, đấu tranh xây dựng đất nước. Lá cờ này có tiền thân từ cuộc nổi dậy chống lại người Anh, khi đó George Washington đã yêu cầu tạo một lá cờ với mục đích tại nguồn hứng khởi cho binh lính chiến đấu. Và đây chính là nguyên nhân cho sự ra đời đầu tiên của lá cờ.
Khi đó, lá cờ có tổng cộng 13 vạch (cụ thể gồm 6 vạch trắng và 7 vạch đỏ), phần góc lá có tổng cộng 13 ngôi sao nổi bật màu trắng in trên nền xanh (13 ngôi sao tương ứng với 13 bang tại nước Mỹ).
Cho đến nay, lá cờ gồm 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 bang (cứ mỗi bang nhập vào Hoa Kỳ thì quốc kỳ lại gắn thêm một ngôi sao mới). Cùng với lá cờ nước Mỹ thì tại mỗi bang của nước Mỹ đều có lá cờ riêng tượng trưng cho bang.
Ý nghĩa của những ngôi sao
Theo chuyên gia nghiên cứu những lá cờ cổ Jeff Bridgeman thì: “Những họa tiết đơn giản đầu tiên của lá cờ là 13 ngôi sao cùng với 13 vạch trắng đỏ, cả 2 đều tượng trưng cho các bang đầu tiên hợp nên nước Mỹ.” Và như vậy, những ngôi sao trên lá Quốc kỳ tượng trưng cho các bang của nước Mỹ. Các ngôi sao đó được tăng lên mỗi khi có bang ra nhập Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Chính phủ Hoa Kỳ không quy định về việc sắp xếp những ngôi sao trên lá cờ cho đến năm 1912, vì thế những người thiết kế đã biến chúng thành những hình thù khác nhau như một ngôi sao lớn, vòng tròn hay trong những hàng ngang, thậm chí một số ngôi sao đại diện cho những bang đầu tiên còn nằm đúng vị trí bang đó trên bản đồ.
Sự phân biệt Nam – Bắc thời kỳ hỗn chiến
Nước Mỹ có một thời kỳ nội chiến gọi là “cơn thịnh nộ của phương Bắc”. Trong đó lá cờ chính là minh chứng rõ nhất cho việc phân biệt Nam – Bắc trong lịch sử nước Mỹ.
Green Mountain Boys là biệt danh của các binh sĩ đến từ vùng Vermont. Theo chuyên gia Bridgeman thì lá cờ là sản phẩm của một phụ nữ có con phục vụ trong lực lượng quân đội Vermont dùng để bày tỏ lòng căm phẫn của mình đối với miền Nam.
Trong lá cờ này chỉ có 20 ngôi sao chứ không phải 34 hay 35 hoặc 36 vào khi kết thúc cuộc nội chiến. Người thiết kế đã bỏ qua lời cảnh báo của Abraham Lincoln và vẫn tiếp tục loại bỏ những ngôi sao tượng trưng cho các bang miền Nam. Lý do là bởi người phụ này hẳn đã mất một hoặc vài người con trai trong cuộc nội chiến.
Sự thách thức của miền Nam
Lá cờ của liên minh miền Nam được hình thành ngay sau khi kết thúc cuộc nội chiến 1861-1865, khi miền Nam bị đánh bại. Những ngôi sao được đặt trong hình chữ thập, biểu tượng của liên minh miền Nam, hàm ý họ đang khéo léo ẩn mình trong những ngôi sao và sọc trắng đỏ.
Đến nay người ta vẫn còn thấy những lá cờ như thế phấp phới bay ở những bang miền Nam nước Mỹ.
Ánh sao chói lọi
Tưởng chừng chỉ là một lá cờ nhưng nó cũng có tuổi và lá cờ nổi tiếng nhất của nước Mỹ hiện đã hơn 200 tuổi. Lá cờ này có kích thước khổng lồ.
Lá cờ 15 sao 15 sọc, truyền cảm hứng cho lời thơ tạo thành bài hát của bài quốc ca Mỹ khi cờ bay trên Fort McHenry trong trận Baltimore năm 1814, được luu tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Công nghệ Smithsonian.
Lá cờ ra đời năm 1813 trong cuộc chiến của người Mỹ với những kẻ thống trị tại pháo đài McHenry tại Baltimore, Maryland. Người sĩ quan lãnh đạo đã yêu cầu có một lá cờ mà người Anh có thể dễ dàng nhìn thấy từ khoảng cách xa; hơn nữa dùng lá cờ để quy tụ và củng cố tinh thần người dân và các binh lính dưới quyền. Lá cờ có kích thước 9×12.8m và được gọi với cái tên là Ánh sao chói lọi – Star-Spangled Banner.
Lá cờ trắng và nghệ thuật hiện đại
Vài thập kỷ sau khi nước Mỹ chọn được cho mình hình mẫu chuẩn Quốc kỳ, nghệ sĩ Jasper Johns đã lấy nó làm ý tưởng để sáng tác nên tác phẩm lá cờ trắng – White Flag vào năm 1955. Hiện lá cờ đặc biệt này đang được trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York.
Ngày nay, Quốc kỳ chính thức của nước Mỹ là lá cờ với hình ảnh những ngôi sao và sọc đỏ trắng được treo ở khắp mọi nơi từ các tòa nhà của Chính phủ, trụ sở thành phố cho tới trường học… như một phần không thể thiếu của nước Mỹ.
| ||||
Cho đến năm 1912, lá cờ của nước Mỹ đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau với những thông điệp gắn với lịch sử và văn hóa của đất nước này qua từng giai đoạn.
Hình ảnh lá quốc kỳ với những ngôi sao và sọc đỏ trắng được treo ở khắp mọi nơi từ các tòa nhà chính phủ, không thể thiếu của nước Mỹ cùng với bài quốc ca The Star-Spangled Banner. Nhưng không nhiều người thành phố, trường học... như một phần không biết rằng, trước đó, đã có nhiều hình ảnh khác nhau được dùng làm quốc kỳ Mỹ; chỉ đến năm 1777, mẫu cờ với những ngôi sao và sọc trắng đỏ mới chính thức được công nhận là lá cờ quốc gia của siêu cường số 1 thế giới sau này. Hơn nửa khoảng thời gian 234 năm lịch sử của lá cờ là những thiết kế với sự hoán đổi cách sắp xếp các ngôi sao. Chính những thiết kế không hề bị ràng buộc bởi một quy tắc cứng nhắc nào như vậy đã khiến nhà nghiên cứu nghệ thuật lịch sử Andrew Graham-Dixon phải thốt lên rằng mỗi lá cờ là một tác phẩm nghệ thuật đích thực. "Họ đã không có một tiêu chuẩn cho việc thiết kế, điều này đã làm nên sự khác biệt trong mỗi lá cờ", Andrew cho biết - “Quốc kỳ của mỗi nước đều cố định như những biển số hay logo, nhưng ở Mỹ thì khác, lá cờ là nơi những người thiết kế gửi gắm sự sáng tạo hay cảm xúc của họ." Bí mật của những ngôi sao Chuyên gia nghiên cứu những lá cờ cổ Jeff Bridgeman cho biết: "Những ký tự đơn giản đầu tiên của lá cờ là 13 ngôi sao cùng với 13 vạch trắng đỏ, cả 2 đều tượng trưng cho các bang đầu tiên hợp nên nước Mỹ." Những ngôi sao tượng trưng cho các bang của nước Mỹ. Từ đó, các ngôi sao biểu trưng cho các bang của đất nước này và được tăng lên mỗi khi có một bang mới gia nhập vào Hợp chủng quốc. Chính phủ Hoa Kỳ không quy định về việc sắp xếp những ngôi sao trên lá cờ cho đến năm 1912; vì thế những người thiết kế đã biến chúng thành những hình thù khác nhau - một ngôi sao lớn, vòng tròn hay trong những hàng ngang, thậm chí một số ngôi sao đại diện cho những bang đầu tiên còn nằm đúng vị trí bang đó trên bản đồ.
Cơn thịnh nộ của phương Bắc
Suốt thời kỳ nội chiến, lá cờ chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phân biệt Nam - Bắc trong giai đoạn hỗn loạn nhất trong lịch sử của nước Mỹ. Những chàng trai vùng núi Green – Green Mountain Boys là biệt danh của các binh sĩ đến từ vùng Vermont. Theo chuyên gia Bridgeman thì lá cờ là sản phẩm của một phụ nữ có con phục vụ trong lực lượng quân đội Vermont dùng để bày tỏ lòng căm phẫn của mình đối với miền Nam. Lá cờ của liên minh miền Bắc trong cuộc nội chiến. Trong lá cờ này chỉ có 20 ngôi sao chứ không phải 34 hay 35 hoặc 36 vào khi kết thúc cuộc nội chiến. Người thiết kế đã bỏ qua lời cảnh báo của Abraham Lincoln về điều không nên làm - đó là loại bỏ những ngôi sao tượng trưng cho các bang miền Nam. Người phụ nữ này hẳn đã mất một hoặc vài người con trai trong cuộc nội chiến; vì thế bà đã thốt lên: “Không, bọn chúng phải biến đi. Tôi sẽ không cho những ngôi sao đại diện cho chúng vào lá do chính tay tôi làm.” Sự thách thức của miền Nam
Lá cờ của liên minh miền Nam được hình thành ngay sau khi kết thúc cuộc nội chiến 1861-1865, khi miền Nam bị đánh bại. Những ngôi sao được đặt trong hình chữ thập, biểu tượng của liên minh miền Nam; đó là một cách tinh tế để thể hiện sự đồng lòng của nhân dân miền Nam. Họ đang khéo léo ẩn mình trong những ngôi sao và sọc trắng đỏ.
Andrew đã ví hình ảnh này như những tiếng hét thách thức của người miền Nam: “Lá cờ như muốn nói: chúng tôi đã bị ép phải tham gia liên bang, nhưng trong sâu thẳm chúng tôi vẫn là những người miền Nam.” Đây là điều rất thú vị khi một hình ảnh tưởng rằng rất cứng nhắc như một lá cờ lại có khả năng thể hiện được nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc nội chiến. Đến nay người ta vẫn còn thấy những lá cờ như thế phấp phới bay ở những bang miền Nam nước Mỹ Ánh sao chói lọi Lá cờ nổi tiếng nhất của nước Mỹ đã hơn 200 tuổi, điểm đặc biệt của nó chính là kích thước khổng lồ. Năm 1813 trong cuộc chiến của người Mỹ với những kẻ thống trị, một trận đánh ác liệt dự kiến sẽ diễn ra tại pháo đài McHenry tại Baltimore, Maryland. Người sĩ quan lãnh đạo đã yêu cầu có một lá cờ mà người Anh có thể dễ dàng nhìn thấy từ khoảng cách xa; hơn nữa dùng lá cờ để quy tụ và củng cố tinh thần người dân và các binh lính dưới quyền. Lá cờ khổng lồ 9x12.8m được trưng bày tại bảo tàng. Do yêu cầu này mà người thợ thủ công làm cờ Mary Pickersgill và những phụ tá trẻ của mình đã mất nhiều tuần để làm nên lá cờ có kích thước 9x12.8m. Từ đó, lá cờ được gọi với cái tên Ánh sao chói lọi - Star-Spangled Banner, hiện tại nó đang được trưng bày tại bảo tàng Smithsonian ở thủ đô Washington. Lá cờ trắng và nghệ thuật hiện đại Vài thập kỷ sau khi nước Mỹ chọn được cho mình hình mẫu chuẩn quốc kỳ, nghệ sĩ Jasper Johns đã lấy nó làm ý tưởng để sáng tác nên tác phẩm lá cờ trắng – White Flag vào năm 1955. Hiện lá cờ đặc biệt này đang được trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York. Nhà nghiên cứu Graham-Dixon cho biết tác phẩm là cách Jasper thể hiện cảm nhận của ông về nước Mỹ, nó được ra đời vào thời kỳ lộng quyền của Thượng nghĩ sĩ McCarthyite - tác giả là một người đồng tính và theo cánh tả. Lá cờ trắng nổi tiếng của Jasper Johns Jasper chưa bao giờ nói rõ ý nghĩa tác phẩm của mình, nhưng Graham-Dixon cho rằng những ngôi sao đã bị làm trắng nhằm thể hiện sự hoài nghi về những người yêu nước cánh hữu của nước Mỹ. Tác phẩm được thể hiện bằng sáp ong trên những lớp giấy báo, tờ quảng cáo và thư dành cho biên tập viên của nhiều tờ báo khác nhau. Nguyên nhân Jasper sử dụng lá cờ làm nguồn cảm hứng sáng tác là bởi, không như những quốc gia khác nơi lá cờ chỉ xuất hiện vào những dịp đặc biệt; ở Mỹ, lá cờ là vật dụng xuất hiện hàng ngày và ở khắp mọi nơi, nó đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong đời sống người dân Mỹ. Theo Graham-Dixon: “Với một quốc gia có diện tích khổng lồ như Mỹ, ngoài việc là điểm nhấn, nơi quy tụ của mọi tầng lớp người dân Mỹ, lá cờ còn là hình ảnh thể hiện cho sự đoàn kết và lòng yêu nước của quốc gia này." Tùng Đình |
Ông Trump đang thực hiện đúng lời dặn của Vị Cha lập quốc?
Bởi cuối cùng, tất cả là vì nước Mỹ...
Tổng thống đầu tiên, một trong 4 Vị Cha lập quốc của Hoa Kỳ, George Washington khi hết nhiệm kỳ mà không tái ứng cử vào năm 1797 đã làm nên một sự kiện mà theo Politico đánh giá là “điều người dân lúc đó không hề mong đợi, bởi hầu hết họ đều muốn ông làm tổng thống trọn đời, nếu có thể”.
Bức thư chia tay được đăng trên tờ Daily American Advertisinger của Philadelphia đã trở thành một trong những văn kiện lịch sử quan trọng nhất của Hoa Kỳ. Một kiệt tác mà theo Henry Cabot Lodge viết là: “Không người nào để lại được lời di chúc chính trị đáng kính nể hơn” (No men ever left a nobler political testament).
Điểm qua những điểm nổi bật nhất trong bức thư, có thể thấy đương kim Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đang thực hành theo những chỉ dẫn mà người dân nước này hết mức trân quý và tin tưởng của Washington.
Nước Mỹ trên hết
Để phát huy sức mạnh của Liên bang (Hoa Kỳ), Washington kêu gọi người dân đặt cái tên “người Mỹ” hay dân tộc lên trên danh tính của họ với tư cách là thành viên của một liên bang và tập trung nỗ lực, tình cảm của họ vào đất nước trên tất cả các lợi ích địa phương khác.
“Tên ‘người Mỹ’, thuộc về các bạn, trong năng lực quốc gia của các bạn, phải luôn nâng cao niềm hãnh diện chính đáng của lòng yêu nước, hơn bất kì danh xưng nào phát xuất từ các phân biệt địa phương”.George Washington, Farewell Address, 1796.
Washingon cũng cảnh báo về sự nguy hiểm của của việc chia phe cánh, đảng phái chính trị đối với đất nước. Ông cho rằng việc mọi người tổ chức và hoạt động trong các đảng chính trị là điều tự nhiên, nhưng ông cũng lập luận rằng mọi chính phủ đều công nhận các đảng chính trị là kẻ thù và đã tìm cách đàn áp họ vì xu hướng tìm kiếm quyền lực nhiều hơn các nhóm khác và để trả thù đối thủ chính trị. Ông cảm thấy rằng những bất đồng giữa các đảng chính trị làm suy yếu chính phủ (Elkins, Stanley; McKitrick, Eric (1995), Thời đại của chủ nghĩa liên bang: Cộng hòa Mỹ sớm, 1788-1800, Nhà xuất bản Đại học Oxford).
Theo lời dặn về trách nhiệm với đất nước, dân tộc và việc tránh đặt nặng phục vụ đảng phái hơn phục vụ tổ quốc, những gì ông Trump làm khá tương đồng với mong mỏi của Vị Cha lập quốc đầu tiên của Hoa Kỳ.
Từ lý do bước ra tranh cử tổng thống cho đến tất cả những nỗ lực trong cả nhiệm kỳ của ông Trump, đều xoay quanh những tuyên bố nhất quán của ông: Nước Mỹ trên hết và làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Theo Western Journal, ông Sebastian Gorka, nhà phân tích quân sự và tình báo, cựu trợ lý của Tổng thống Trump tại Nhà Trắng và cộng tác viên của Fox News, chia sẻ tại Hội nghị Values Voter ngày 22/9/2018 tại thủ đô Washington rằng:
“Ông ấy chỉ muốn hai thứ cho tất cả người dân Hoa Kỳ. Ông muốn tất cả các bạn được an toàn, và ông muốn gia đình các bạn được phát triển thịnh vượng”. Ông Gorka khẳng định: “Ông ấy muốn điều đó cho tất cả người Mỹ, cho dù bạn có bỏ phiếu cho ông ấy hay không”.
Khi còn là một doanh nhân thành đạt, ông Trump từng nói về ý định tranh cử tổng thống nếu các chính trị gia không làm gì để vực nước Mỹ dậy. Và giờ đây khi đã trở thành đương kim tổng thống, ông cũng nhắc lại lý do mình hy sinh rất nhiều tiền bạc và thời gian, công sức cho công việc này. Đó là vì nhân dân và nước Mỹ, vì các chính khách đã không làm tròn vai trò của mình.
Trong diễn văn nhậm chức của mình, ông nói: “Từ lúc này, chỉ có Hoa Kỳ trên hết. Mọi quyết định về thương mại, thuế, di dân, ngoại giao, sẽ có để làm lợi cho người lao động và gia đình Mỹ… Tôi sẽ chiến đấu cho các bạn bằng mọi hơi thở, sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng. Hoa Kỳ sẽ bắt đầu chiến thắng, như chưa từng… Tại Mỹ, chúng ta hiểu một quốc gia chỉ sống khi nỗ lực. Chúng ta sẽ không còn chấp nhận các chính khách chỉ nói mà không làm, lúc nào cũng than vãn mà chả làm gì”, (bản dịch của BBC tiếng Việt).
Trong một dòng tweet ngày 29/4 vừa qua, ông nói: “Truyền thông tin giả đang ủng hộ mạnh mẽ Joe (Biden) ‘ngủ gật’. Điều buồn cười là, tôi trở thành tổng thống vì Biden và Obama. Họ không làm nhiệm vụ của họ và hiện giờ quý vị có Trump, người hoàn thành các công việc (của Tổng thống)”.
Ông ra làm tổng thống là để cùng người dân Mỹ “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Ông phục vụ nước Mỹ chứ không phục vụ đảng Cộng hòa, nên Donald Trump cảm thấy rất khó chấp nhận được việc đảng Dân chủ luôn tìm cách cản trở công việc ông đang làm để phụng sự nước Mỹ.
Ông đã mô tả vụ luận tội của đảng Dân chủ đối với tổng thống là “cuộc thập tự chinh đảng phái” trong bức thư gửi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. New York Times đăng lại những gì được viết trong thư: “Các người đã can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ. Các người đã lật đổ nước Mỹ dân chủ. Các người cản trở công lý. Các người mang lại nỗi đau và sự thống khổ cho đảng Cộng hòa của chúng tôi vì lợi ích cá nhân, chính trị và lợi ích đảng phái ích kỷ của riêng mình”.
Không chỉ thể hiện ý chí nước Mỹ trên hết qua các quyết sách và đối nội trong nước, ông Trump đã thực hiện những bước đi ngoại giao bất ngờ khiến các nước khác cũng phải sững sờ.
Ngay sau khi nhậm chức, ông Trump đã bắt đầu chiến tranh thương mại với một loạt quốc gia từ đối thủ cho tới các đồng minh. Hoa Kỳ cũng đã rút ra khỏi một loạt thỏa thuận song phương cũng như đa phương quốc tế, như thỏa thuận hạt nhân với Iran hay hiệp định về biến đổi khí hậu Paris, hiệp định TPP. Tổng thống cũng lên án OPEC đã “cướp bóc” phần còn lại của thế giới, lên án WHO vì không làm tròn nhiệm vụ và rút tài trợ cho tổ chức này.
Những hành động này của ông Trump không phải thể hiện một thái độ vô trách nhiệm với các tổ chức quốc tế và liên minh, mà theo ông là để bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ, khi các quốc gia khác đã lợi dụng Mỹ quá nhiều. “Chúng tôi sẽ không bao giờ hy sinh chủ quyền của Mỹ cho một bộ máy quan liêu toàn cầu. Nước Mỹ chỉ chịu sự quản lý của người Mỹ. Chúng tôi bác bỏ tư tưởng toàn cầu hóa. Chúng tôi tin theo học thuyết về chủ nghĩa yêu nước”, ông phát biểu tại Kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 9/2018.
Điều này hoàn toàn không vi phạm những lời dặn của Washington: “Chống lại những mưu chước xảo quyệt của ảnh hưởng nước ngoài (tôi trịnh trọng kêu gọi các bạn hãy tin tôi, hỡi đồng bào,) sự cảnh giác của một dân tộc tự do nên được liên tục đánh thức; vì lịch sử và kinh nghiệm chứng minh, rằng ảnh hưởng của nước ngoài là một trong những kẻ thù độc hại nhất của chính phủ Cộng hòa… Hãy để những cam kết này (với nước ngoài) được tôn trọng trong ý nghĩa xác thực của chúng”, (George Washington, Farewell Address, 1796).
Tầm quan trọng của tôn giáo và đạo đức
Một trong những điều được nhắc đến nhiều nhất trong thư chia tay của Washington là tầm quan trọng của tôn giáo và đạo đức trong việc thúc đẩy hạnh phúc riêng tư cũng như sự thịnh vượng của quốc gia. Ông cho rằng các nguyên tắc tôn giáo thúc đẩy việc bảo vệ tài sản, danh tiếng và cuộc sống là nền tảng của công lý. Ông cảnh báo quốc dân đừng nên suy nghĩ rằng đạo đức của quốc gia có thể được duy trì mà không cần tôn giáo.
“Trong tất cả các khuynh hướng và thói quen dẫn đến sự thịnh vượng chính trị, tôn giáo và đạo đức là những hỗ trợ không thể thiếu… Chính trị gia đơn thuần, ngang hàng với người ngoan đạo, nên tôn trọng và trân trọng họ… Thực chất đức hạnh hay đạo đức là một mùa xuân cần thiết của chính phủ”.George Washington, Farewell Address, 1796.
Ông cũng từng nói:
“Không có đạo đức, và sự chính trực thì những tài năng vượt trội nhất và những thành tựu rực rỡ nhất không bao giờ nhận được sự tôn trọng và lòng kính mến của nhóm người tinh anh nhất”.George Washington
“Hạnh phúc và bổn phận đạo đức là sự kết nối không thể tách rời”.George Washington
Đạo đức có được nhờ những câu thúc từ tôn giáo, bởi không có đức tin, không tin vào sự trừng phạt và cái nhìn dõi theo của thế lực siêu nhiên nào đó, con người sẽ không biết sợ. Sẽ chẳng còn gì níu giữ những ý định trục lợi bằng cách chà đạp lên lợi ích của người khác, của cộng đồng.
Ông Trump có thể nói là một trong những tổng thống Hoa Kỳ nhắc tới niềm tin vào Thiên Chúa nhiều nhất trong những lần diễn thuyết công khai trước quốc dân. Trong bài diễn văn nhậm chức của mình, ông nói “Chúng ta sẽ được bảo vệ nhờ những con người vĩ đại của quân đội, chấp pháp, và quan trọng nhất nhờ Thượng đế”. Vào ngày Độc Lập (4/7/2017), ông nói: “Ở Mỹ, chúng ta không tôn kính chính phủ, chúng ta tôn kính Chúa”.
Trong lễ Điểm tâm Cầu nguyện Quốc Gia (National Prayer Breakfast) lần thứ 66 tại Washington DC 8/2/2018, ông một lần nữa nhấn mạnh niềm tin tôn giáo của người dân Hoa Kỳ: “Mỗi năm, sự kiện này nhắc nhở chúng ta rằng đức tin là trung tâm của cuộc sống và nền tự do của Hoa Kỳ. Những người sáng lập quốc gia này đã nhắc đến Đấng Tạo Hóa bốn lần trong bản Tuyên ngôn Độc lập. Giấy bạc của chúng ta cũng khẳng định ‘Chúng tôi tin tưởng nơi Thiên Chúa’. Và chúng ta đặt tay lên tim mình khi đọc Lời Tuyên Thệ trung thành và tuyên bố chúng ta là ‘Một Dân tộc dưới quyền Thiên Chúa’”.
Tư tưởng của George Washington và Donald Trump tương đồng ở những phương diện này vì họ đều ý thức được vị trí và trách nhiệm của một người đứng đầu đất nước. Đó là làm tất cả để phụng sự người dân và quốc gia. Đó là vượt qua những cám dỗ, hiềm khích, guồng quay quyền lực và lợi ích để thực hiện bổn phận một cách bất vị kỷ nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét