Không cho con bú mẹ, ăn dặm quá sớm với nhiều thực phẩm bổ dưỡng là những điều nhiều bố mẹ nghĩ rằng sẽ tốt cho con mình. Song sự thật hoàn toàn ngược lại.
1. Không cho con bú sữa mẹ
Theo thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198, sai lầm lớn nhất của các mẹ là không cho con bú mẹ vì mục đích giữ dáng hoặc cho con bú sai cách nên không đủ lượng sữa cho con.
Trong khi đó, sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ khi vừa lọt lòng mẹ và nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Trong sữa mẹ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, các bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,... Tuy nhiên, nhiều mẹ đã vô tình bỏ qua những lợi ích quý giá này.
Thực tế có nhiều chị em khi sinh đứa con đầu lòng rất ít sữa, sang đứa thứ 2 lại rất nhiều sữa. Bác sĩ Vi cho rằng do các mẹ thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật cho con bú. Theo đó, chỉ nên cho con bú trong tư thế ngồi và cho con ngậm sâu vào phần thâm của ti, tuyệt đối không nằm bú.
Ảnh minh họa.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho hay thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn bổ sung - ăn dặm là khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Lúc này, nhu cầu của trẻ tăng cao, sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thêm thức ăn cho trẻ.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều bố mẹ quan niệm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ cứng cáp hơn và không bị đói. Vì vậy trẻ được ăn bổ sung từ tháng thứ 4-5, thậm chí không ít trẻ còn được ăn bổ sung từ tháng tuổi thứ 3.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo trẻ được ăn dặm sớm làm ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ và bản thân trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Đồng thời, việc ăn bổ sung sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Đặc biệt, thức ăn thường khó tiêu, nên bé sẽ biếng ăn. Khi đó, trẻ không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến chậm tăng cân và dễ suy dinh dưỡng.
Do đó, các bố mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Chế độ ăn nên được tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm.
3. Ăn thừa đạm
Vẫn theo bác sĩ Tiến, bữa ăn bổ sung của trẻ phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu: nhóm đường bột, nhóm cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Bữa ăn đủ nhu cầu, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển tốt, ngược lại bé sẽ bị nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi.
Theo đó, nhu cầu chất đạm của trẻ từ 6-11 tháng tuổi là 2-2,5 g/kg/24 giờ, nhu cầu trung bình là 14-17 g/24 giờ (tương ứng với 20-30 g thịt/bữa). Ngoài ra, trẻ còn cần có 1-2 thìa cà phê dầu ăn/bữa ăn, 1-2 thìa cà phê rau xanh/bữa ăn.
4. Xem nhẹ giai đoạn đầu đời
Bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho hay chế độ dinh dưỡng ngay từ khi nằm trong bụng mẹ và 2 năm đầu đời (đặc biệt là 1000 ngày đầu tiên) rất quan trọng trong việc điều tiết tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.
Giai đoạn 1000 ngày đầu đời này chính là thời gian quyết định để phòng ngừa các bệnh mãn tính có liên quan đến dinh dưỡng như thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa, các bệnh tim mạch, huyết áp, loãng xương.
Vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ khi còn trong vào thai đến khi trẻ được 2 tuổi là rất quan trọng, quyết định đến chiều cao, cân nặng, bệnh tật và bộ não của trẻ khi trưởng thành.
Nếu giai đoạn này trẻ không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì dù chúng ta có nỗ lực đến đâu cũng không thể bù đắp.
"Nhốt" bé trong nhà
Đưa bé ra ngoài hít thở không khí trong lành (cho dù là mùa lạnh) thực sự có ích cho bé. Bé không chỉ được tăng miễn dịch tự nhiên mà còn ngủ tốt hơn, tăng cảm giác ngon miệng, cải thiện tâm trạng.
Nếu trẻ quá ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, lúc nào cũng được giữ ở nhà thì đến tuổi đi học nhà trẻ, mẫu giáo... trẻ sẽ dễ mắc bệnh hô hấp hơn các trẻ được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài. Nguyên nhân là do trẻ chưa có miễn dịch với các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trong môi trường.
Tuy nhiên với những bé mới sinh (nhất là bé sơ sinh nhẹ cân) thì bạn không nên đưa con ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 15°C. Khi trời mưa phùn, gió mùa hoặc khi bé bị sốt, bạn cũng không nên cho bé ra ngoài bởi bé dễ mắc bệnh hô hấp khi trời lạnh quá hoặc do không khí ẩm ướt. Tốt nhất chỉ nên cho bé ra ngoài trời khi trời không quá lạnh và không khí khô ấm.
Nhịn tắm khi trẻ bị ốm
Khi trẻ bị sốt cao nhiều ông bố, bà mẹ lâu nay vẫn nghĩ rằng: Trẻ đang bị sốt không nên tắm. Thực tế đây là một suy nghĩ sai lầm. Theo các bác sỹ chuyên khoa nhi, trẻ càng sốt cao càng cần phải tắm. Tuy nhiên phải biết tắm cho trẻ đúng cách. Tắm cho bé cũng góp phần làm bé hạ sốt. Phải chọn chỗ tắm kín gió, nước vừa đủ ấm, tắm từng phần chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần. Tắm xong phần nào nên lau khô cho trẻ ngay phần ấy, quấn khăn vào càng tốt. Xong hết thì thay quần áo cho sạch sẽ.
Lúng túng khi trẻ bị sốt, ho
Khi trẻ sốt, bạn nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt, mỗi lần uống từng ít một. Không nên vội vàng cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt (trừ khi trẻ sốt trên 38 độ). Hãy dùng khăn nhúng vào nước ấm, vắt khô, thường xuyên lau, chườm cho trẻ.
Khi trẻ ho, bạn không nên tự mua thuốc giảm ho cho bé vì phản xạ ho sẽ không thể thực hiện, trẻ không tống được chất đờm trong phế quản ra ngoài sẽ dễ bị bệnh nặng hơn. Chỉ nên cho trẻ uống các loại thuốc ho được bào chế từ dược liệu đơn giản, phù hợp để làm thông thoáng đường thở (luôn hỏi bác sỹ trước khi cho trẻ uống). Cũng có thể cho trẻ ăn húng chanh hấp mật ong hay các bài thuốc dân gian, trẻ sẽ giảm ho một cách tự nhiên.
Khi trẻ sổ mũi mà còn quá bé, không tự hỉ mũi được, mẹ nên làm thông thoáng mũi bằng cách nhỏ dung dịch nước muối có bán ở các hiệu thuốc tây (nhớ nói rõ độ tuổi của con để có được loại phù hợp), dùng dụng cụ hút mũi để hỗ trợ cho bé.
Khi nào bệnh nặng mới uống thuốc
Đây là suy nghĩ sai lầm. Bạn có thể xác định không uống thuốc từ đầu, nhưng nếu có ý đinh dùng thuốc chống cảm lạnh/cúm thì nên uống ngay khi vừa bị bệnh. Bởi vì, khi bệnh kéo dài một thời gian rồi, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh kháng thể chống lại virus cảm lạnh/cúm. Nếu lúc này uống thuốc cảm, những kháng thể mới hình thành sẽ bị tác dụng của thuốc làm yếu đi, thậm chí bị tiêu diệt, trong khi mầm bệnh vẫn tồn tại. Do đó, ngay khi bị bệnh, bạn nên sử dụng các loại thuốc mà bác sỹ kê.
Vaccine phòng cúm gây bệnh
Các vaccine phòng cúm luôn đi đôi với các tác dụng phụ không mong muốn. Vì khi tiêm vaccine phòng cúm sẽ gây gây đau đầu, sốt, buồn nôn nên nhiều người nghĩ vắc phòng cúm khiến cơ thể bị bệnh. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này không kéo dài lâu. Tiêm phòng cúm khiến virus cúm không thể hoạt động hoặc chết đi nên có tác dụng tốt trong phòng bệnh.
Đưa trẻ đi bệnh viện quá muộn
Theo nghiên cứu gần đây, cơn ho khi bị cảm lạnh thường kéo dài 17-18 ngày. Bạn đừng quá lo lắng khi ho hơn một tuần mà không khỏi, bởi nó có thể kéo dài hơn bạn nghĩ. Trường hợp, bạn thở khò khè, nghẹt thở, khó thở, ho ra máu hoặc nuốt khó, đến bệnh viện là điều cần thiết. Nhưng nếu chỉ ho bình thường thì không sao, điều đó thể hiện bạn sắp khỏi cảm lạnh. Đối với các trường hợp trẻ thở nhanh và gấp nhưng vẫn tỉnh táo, có thể đưa trẻ đi khám ở các phòng khám, bệnh viện, sau đó điều trị ngoại trú ở nhà và theo dõi chặt chẽ, khoảng 2 ngày sau thì khám lại.
Theo AFamily
Theo AFamily
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét