TT - Người cha (nguyên đơn) khởi kiện ba đứa con (bị đơn) đòi lại nhà đất các con đang chiếm hữu. Vợ cũ (mẹ của các con nguyên đơn, là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án) cũng vắng mặt vì đang ở tù.
Ra chốn pháp đình, câu chữ trong bản án lạnh lùng “nguyên đơn có quyền khởi kiện đòi lại di sản thừa kế do người khác đang quản lý sử dụng”.
Con ruột mà được gọi là “người khác” nghe đã xót. Xót hơn khi cha tố con đòi chém, đòi giết...
Khu vực dành cho các đương sự chỉ mình nguyên đơn. Còn lại là những dãy ghế trống. Mấy người chú và dượng của nguyên đơn ngồi phía cuối phòng. Thư ký tòa án báo cáo hội đồng xét xử các con nguyên đơn vắng mặt không lý do.
Vợ cũ (mẹ của các con nguyên đơn, là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án) cũng vắng mặt vì đang thi hành án phạt tù.
Thẩm phán chủ tọa công bố các bị đơn đã được triệu tập lần thứ hai nhưng vắng mặt không lý do nên tòa vẫn xử.
Con “dữ”, cha phải “nhờ” tòa?
Nhà đất diện tích 100m2 tọa lạc tại đường Nguyễn Gia Thiều, phường Phú Hậu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế do cha mẹ ông L.V.P. (45 tuổi) tạo lập. Cha mẹ ông P. chỉ có mình ông là con.
Năm 2004 cha ông P. mất, không để lại di chúc. Năm 2007, vợ và ba con (hai trai, một gái) của ông P. đến sống cùng mẹ ông (tức bà nội của các con ông).
Thời gian này, ông P. sống như vợ chồng ở bên ngoài với người phụ nữ khác. Năm 2012 mẹ ông P. mất, không để lại di chúc. Về đòi nhà để ở nhưng vợ con không chịu, ông P. đâm đơn ly hôn đến tòa.
Sau khi ly hôn, vợ con vẫn “ở lì” nên ông P. đứng nguyên đơn khởi kiện, đòi lại di sản thừa kế (nhà ở đường Nguyễn Gia Thiều).
TAND TP Huế xét xử sơ thẩm, giao nhà nói trên cho ông P. (là hàng thừa kế thứ nhất) nhưng cho phép các con ông được lưu cư thời gian ba tháng, đồng thời tuyên ông P. phải thanh toán cho vợ cũ số tiền bà đã bỏ ra sửa nhà.
Ông P. không đồng ý thanh toán tiền và không đồng ý cho con lưu cư nên có đơn kháng cáo. Ngày 16-7, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế xét xử phúc thẩm.
Phần thủ tục, thẩm phán chủ tọa công bố đã tống đạt giấy triệu tập cho các bị đơn nhưng nhà không có người. Do đó tòa án niêm yết công khai văn bản tố tụng theo quy định. Các bị đơn vắng mặt không có lý do, nhưng đã triệu tập hợp lệ lần hai nên phiên tòa vẫn mở.
Trước lúc đi vào phần thẩm vấn, tòa giải thích nguyên đơn có quyền rút toàn bộ khởi kiện, rút toàn bộ, một phần hay thay đổi kháng cáo.
Ông P. nói: “Tôi giữ nguyên khởi kiện, kháng cáo. Khi còn sống, cha mẹ tôi tạo lập hai ngôi nhà là nhà tôi đang đòi lại và nhà tại khu tái định cư Phú Hậu (phường Phú Hậu) cũng diện tích 100m2. Các con tôi có hộ khẩu thường trú ổn định tại nhà tái định cư, sao lại còn chiếm luôn nhà bên này? Trước đây, tôi đòi lại nhà này để ở thì bà C. (vợ cũ ông P.) cầm dao chém. Các con tôi cũng hùa theo mẹ chém tôi”.
Tòa nhắc: “Ông chỉ trình bày những vấn đề liên quan việc tranh chấp. Chuyện riêng của gia đình yêu cầu ông không trình bày ở đây”.
Ông P. vẫn “tố”: “Khi mẹ tôi còn sống, tôi và mẹ nhiều lần bảo bà C. dọn qua ở nhà kia, nhưng bà C. khăng khăng bảo bà là vợ tôi nên không dọn đi đâu cả. Bà đòi giành cả hai cái. Tôi phải làm đơn ly hôn bà để có cơ sở đòi lại nhà”.
Tòa lại nhắc: “Ông trình bày kháng cáo của ông thôi”. Như sợ tòa “cắt”, ông P. vội vàng nói một thôi một hồi. Ông cho rằng đã ly hôn vợ cũ. Hai ngôi nhà cha mẹ để lại, ông để “phần” cho các con nhà tái định cư. Vậy mà chúng nó còn chiếm luôn nhà ở đường Nguyễn Gia Thiều. Có nhà không về được, phải lang thang ở nhờ, ông P. yêu cầu tòa giải quyết để ông có chỗ ở.
Ngao ngán hai chữ “gia đình”
Tòa hỏi: “Ông có đồng ý thanh toán 20 triệu đồng bà C. yêu cầu do bà đã bỏ ra sửa nhà?”. Giọng ông P. bực tức: “Tôi không đồng ý. Bà phá nhà tôi thêm chứ sửa gì. Đó, nhà tôi bà dùng bán bia ôm, bán ma túy. Sau khi bà bị bắt đi tù, tôi về đây ở, làm lại cửa ngõ, cổng, cửa sắt. Nhưng các con tôi lợi dụng lúc tôi đi ra khỏi nhà chặt khóa nhà, chặt khóa cổng, chở đồ đạc vô ở. Tôi báo công an, công an nói việc gia đình không giải quyết”.
Tòa hỏi nhà ở khu tái định cư hiện nay ai sử dụng, ông P. trả lời: “Nghe các con tôi cho ai thuê đó”. Tòa lại hỏi: “Vậy ông không đồng ý cho các con lưu cư thì khi tòa tuyên, bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay thì các con ông làm sao có đủ thời gian tìm nơi ở mới?”.
Ông P. nói: “Nhà đang ở mà tụi hắn tự ý cho thuê không nói gì với tôi thì mặc kệ”. Thẩm phán chủ tọa hỏi gặng: “Vậy ông vẫn không đồng ý cho các con lưu cư?”. Ông P. dứt khoát: “Dạ”.
Đại diện viện kiểm sát hỏi: “Trước khi vợ cũ ông đi tù, ông gặp bà lần cuối cùng lúc nào?”. Ông P. đứng ngẩn người một lúc nhưng không nhớ ra. Kiểm sát viên hỏi tiếp: “Vậy các con ông?”.
Ông P. trả lời: “Các con tôi dữ quá, nên tôi tính chỉ còn cách gặp ở tòa”. Vậy nhưng cả mấy phiên tòa vợ cũ và các con ông P. đều vắng mặt nên phần tranh luận diễn ra chóng vánh. Ông P. không phải tranh luận với ai, chỉ còn mỗi việc yêu cầu tòa chấp nhận kháng cáo của ông.
Tòa nghị án. Ông P. theo mấy người chú, dượng ra hành lang đứng. Hỏi các con ông làm nghề gì, ông P. bảo hai đứa con trai hình như qua Lào làm ăn, làm gì ông không rõ, còn con gái hình như làm nghề may.
Hỏi sao làm cha mà không biết gì về con cả vậy, chỉ toàn hình như, ông P. lại bảo vì chúng nó dữ lắm, không tới gần được. Cũng vì lo ngại hôm nay “chúng nó” gây chuyện nên các chú và dượng ông P. đi theo đến tòa. Ông P. chìa ngón tay có vết sẹo, kể lể đó là do con trai lớn chém khi ông đòi một ngôi nhà để ở.
Ông thở dài bảo con cái vậy nên ông không dám thí thân, phải nhờ pháp luật giải quyết. Hỏi ông P. có phải do ông bỏ vợ con ra ngoài ở với người đàn bà khác nên con cái mới sinh ra vậy?
Ông P. chống chế hồi lấy bà C. thì bà hơn ông sáu tuổi, còn ông chưa đủ tuổi kết hôn nên không đăng ký kết hôn được. Riết rồi ở vậy cũng không đăng ký luôn.
Thời gian chung sống không hợp ông ra ngoài, có quen người khác nhưng cũng chỉ “qua đường” chứ không con cái gì. Dượng ông P. thở hắt ra, thể hiện sự ngao ngán...
Nhìn ngôi nhà sau cánh cổng khóa chặt, cảm giác mục ruỗng tan hoang...
HỒ CẨM LY
Khu vực dành cho các đương sự chỉ mình nguyên đơn. Còn lại là những dãy ghế trống. Mấy người chú và dượng của nguyên đơn ngồi phía cuối phòng. Thư ký tòa án báo cáo hội đồng xét xử các con nguyên đơn vắng mặt không lý do.
Vợ cũ (mẹ của các con nguyên đơn, là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án) cũng vắng mặt vì đang thi hành án phạt tù.
Thẩm phán chủ tọa công bố các bị đơn đã được triệu tập lần thứ hai nhưng vắng mặt không lý do nên tòa vẫn xử.
Con “dữ”, cha phải “nhờ” tòa?
Nhà đất diện tích 100m2 tọa lạc tại đường Nguyễn Gia Thiều, phường Phú Hậu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế do cha mẹ ông L.V.P. (45 tuổi) tạo lập. Cha mẹ ông P. chỉ có mình ông là con.
Năm 2004 cha ông P. mất, không để lại di chúc. Năm 2007, vợ và ba con (hai trai, một gái) của ông P. đến sống cùng mẹ ông (tức bà nội của các con ông).
Thời gian này, ông P. sống như vợ chồng ở bên ngoài với người phụ nữ khác. Năm 2012 mẹ ông P. mất, không để lại di chúc. Về đòi nhà để ở nhưng vợ con không chịu, ông P. đâm đơn ly hôn đến tòa.
Sau khi ly hôn, vợ con vẫn “ở lì” nên ông P. đứng nguyên đơn khởi kiện, đòi lại di sản thừa kế (nhà ở đường Nguyễn Gia Thiều).
TAND TP Huế xét xử sơ thẩm, giao nhà nói trên cho ông P. (là hàng thừa kế thứ nhất) nhưng cho phép các con ông được lưu cư thời gian ba tháng, đồng thời tuyên ông P. phải thanh toán cho vợ cũ số tiền bà đã bỏ ra sửa nhà.
Ông P. không đồng ý thanh toán tiền và không đồng ý cho con lưu cư nên có đơn kháng cáo. Ngày 16-7, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế xét xử phúc thẩm.
Phần thủ tục, thẩm phán chủ tọa công bố đã tống đạt giấy triệu tập cho các bị đơn nhưng nhà không có người. Do đó tòa án niêm yết công khai văn bản tố tụng theo quy định. Các bị đơn vắng mặt không có lý do, nhưng đã triệu tập hợp lệ lần hai nên phiên tòa vẫn mở.
Trước lúc đi vào phần thẩm vấn, tòa giải thích nguyên đơn có quyền rút toàn bộ khởi kiện, rút toàn bộ, một phần hay thay đổi kháng cáo.
Ông P. nói: “Tôi giữ nguyên khởi kiện, kháng cáo. Khi còn sống, cha mẹ tôi tạo lập hai ngôi nhà là nhà tôi đang đòi lại và nhà tại khu tái định cư Phú Hậu (phường Phú Hậu) cũng diện tích 100m2. Các con tôi có hộ khẩu thường trú ổn định tại nhà tái định cư, sao lại còn chiếm luôn nhà bên này? Trước đây, tôi đòi lại nhà này để ở thì bà C. (vợ cũ ông P.) cầm dao chém. Các con tôi cũng hùa theo mẹ chém tôi”.
Tòa nhắc: “Ông chỉ trình bày những vấn đề liên quan việc tranh chấp. Chuyện riêng của gia đình yêu cầu ông không trình bày ở đây”.
Ông P. vẫn “tố”: “Khi mẹ tôi còn sống, tôi và mẹ nhiều lần bảo bà C. dọn qua ở nhà kia, nhưng bà C. khăng khăng bảo bà là vợ tôi nên không dọn đi đâu cả. Bà đòi giành cả hai cái. Tôi phải làm đơn ly hôn bà để có cơ sở đòi lại nhà”.
Tòa lại nhắc: “Ông trình bày kháng cáo của ông thôi”. Như sợ tòa “cắt”, ông P. vội vàng nói một thôi một hồi. Ông cho rằng đã ly hôn vợ cũ. Hai ngôi nhà cha mẹ để lại, ông để “phần” cho các con nhà tái định cư. Vậy mà chúng nó còn chiếm luôn nhà ở đường Nguyễn Gia Thiều. Có nhà không về được, phải lang thang ở nhờ, ông P. yêu cầu tòa giải quyết để ông có chỗ ở.
Ngao ngán hai chữ “gia đình”
Tòa hỏi: “Ông có đồng ý thanh toán 20 triệu đồng bà C. yêu cầu do bà đã bỏ ra sửa nhà?”. Giọng ông P. bực tức: “Tôi không đồng ý. Bà phá nhà tôi thêm chứ sửa gì. Đó, nhà tôi bà dùng bán bia ôm, bán ma túy. Sau khi bà bị bắt đi tù, tôi về đây ở, làm lại cửa ngõ, cổng, cửa sắt. Nhưng các con tôi lợi dụng lúc tôi đi ra khỏi nhà chặt khóa nhà, chặt khóa cổng, chở đồ đạc vô ở. Tôi báo công an, công an nói việc gia đình không giải quyết”.
Tòa hỏi nhà ở khu tái định cư hiện nay ai sử dụng, ông P. trả lời: “Nghe các con tôi cho ai thuê đó”. Tòa lại hỏi: “Vậy ông không đồng ý cho các con lưu cư thì khi tòa tuyên, bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay thì các con ông làm sao có đủ thời gian tìm nơi ở mới?”.
Ông P. nói: “Nhà đang ở mà tụi hắn tự ý cho thuê không nói gì với tôi thì mặc kệ”. Thẩm phán chủ tọa hỏi gặng: “Vậy ông vẫn không đồng ý cho các con lưu cư?”. Ông P. dứt khoát: “Dạ”.
Đại diện viện kiểm sát hỏi: “Trước khi vợ cũ ông đi tù, ông gặp bà lần cuối cùng lúc nào?”. Ông P. đứng ngẩn người một lúc nhưng không nhớ ra. Kiểm sát viên hỏi tiếp: “Vậy các con ông?”.
Ông P. trả lời: “Các con tôi dữ quá, nên tôi tính chỉ còn cách gặp ở tòa”. Vậy nhưng cả mấy phiên tòa vợ cũ và các con ông P. đều vắng mặt nên phần tranh luận diễn ra chóng vánh. Ông P. không phải tranh luận với ai, chỉ còn mỗi việc yêu cầu tòa chấp nhận kháng cáo của ông.
Tòa nghị án. Ông P. theo mấy người chú, dượng ra hành lang đứng. Hỏi các con ông làm nghề gì, ông P. bảo hai đứa con trai hình như qua Lào làm ăn, làm gì ông không rõ, còn con gái hình như làm nghề may.
Hỏi sao làm cha mà không biết gì về con cả vậy, chỉ toàn hình như, ông P. lại bảo vì chúng nó dữ lắm, không tới gần được. Cũng vì lo ngại hôm nay “chúng nó” gây chuyện nên các chú và dượng ông P. đi theo đến tòa. Ông P. chìa ngón tay có vết sẹo, kể lể đó là do con trai lớn chém khi ông đòi một ngôi nhà để ở.
Ông thở dài bảo con cái vậy nên ông không dám thí thân, phải nhờ pháp luật giải quyết. Hỏi ông P. có phải do ông bỏ vợ con ra ngoài ở với người đàn bà khác nên con cái mới sinh ra vậy?
Ông P. chống chế hồi lấy bà C. thì bà hơn ông sáu tuổi, còn ông chưa đủ tuổi kết hôn nên không đăng ký kết hôn được. Riết rồi ở vậy cũng không đăng ký luôn.
Thời gian chung sống không hợp ông ra ngoài, có quen người khác nhưng cũng chỉ “qua đường” chứ không con cái gì. Dượng ông P. thở hắt ra, thể hiện sự ngao ngán...
Tòa giữ nguyên quyết định của án sơ thẩm, cho phép các con ông P. được lưu cư thời gian ba tháng kể từ ngày tuyên án phúc thẩm. Ông P. phải thanh toán lại 20 triệu đồng vợ cũ bỏ ra sửa nhà. Ông P. tỏ vẻ “cam chịu”, cùng mấy người thân “hộ vệ” ra về.
Sau phiên xử, đến ngôi nhà ông P. phải “nhờ” tòa để đòi lại từ các con thấy cửa đóng then cài. “Mấy đứa con ông P. giờ cũng chẳng ở nhà này, nhưng hễ cha định vào ở là chúng nó xuất hiện, kéo theo mấy đứa bạn tóc xanh tóc đỏ ngông nghênh dọa chém” - dượng ông P. kể.
Nhìn ngôi nhà sau cánh cổng khóa chặt, cảm giác mục ruỗng tan hoang...
HỒ CẨM LY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét