Chùm ảnh “tu sạn đạo” thời hiện đại ở Trung Quốc

Sạn đạo là đường xây bằng cầu treo hoặc ván gỗ xếp hai bên sườn núi đá, dùng để đi qua các khu vực núi non hiểm trở. Trung Quốc cổ đại, những con đường này đã từng là huyết mạch xuyên qua dãy núi Tần Lĩnh để nối giữa các thung lũng sông Vị và sông Hán Thủy.

Thời Hán Sở tương tranh từ Tam Tần tiến vào Ba Thục có đường chính lộ duy nhất là sạn đạo. Lưu Bang được Hạng Vũ cấp cho đất Ba Thục với mục đích cô lập ông, tránh trở thành mối họa sau này. Khi vào, mưu sĩ của Lưu Bang là Trương Lương đã đốt đường sạn đạo để binh sĩ không còn mơ tưởng đến ngày về, tạo điều kiện cho Hán Vương Lưu Bang chỉnh đốn quân mã chờ ngày tiến khỏi Ba Thục. Sau Hàn Tín lại dùng kế dương đông kích tây, ngày đêm ra sức sửa đường sạn đạo nhưng thực chất lại dẫn đại quân theo đường Trần Thương đi qua huyện Cố Đạo đánh úp Ung Vương Chương Hàm. Chương Hàm đón đánh quân Hán ở Trần Thương, thua chạy về đất Hạo Trĩ giao tranh tiếp, lại thua trận, bỏ chạy đến Phế Khâu. Hán vương đuổi theo, bình định đất đai của Ung Vương, đi về phía đông đến Hàm Dương, lại cho một cánh quân riêng vây Ung Vương ở Phế Khâu, còn sai các tướng bình định Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng Quận. Từ tích ấy mà trong dân gian lưu truyền câu thành ngữ "minh tu sạn đạo, ám lộ Trần Thương", ý chỉ kế dương đông kích tây Hàn Tín đã dùng để qua mặt Hạng Vũ.
Con đường san đạo đầu tiên được xây dựng vào thời Chiến Quốc, quân Tần đã đi qua con đường này để đánh Thục và Ba. Dưới đây là chùm ảnh các công nhân Trung quốc đang “tu sạn đạo” ở Hoa sơn, thuộc Tây An – một trong mười “hành lang” hiểm trở nhất trên thế giới:

Trung Quốc, sạn đạo, làm đường,
Trung Quốc, sạn đạo, làm đường,
Trung Quốc, sạn đạo, làm đường,
Trung Quốc, sạn đạo, làm đường,
Trung Quốc, sạn đạo, làm đường,
Trung Quốc, sạn đạo, làm đường,
Trung Quốc, sạn đạo, làm đường,
Trung Quốc, sạn đạo, làm đường,
Trung Quốc, sạn đạo, làm đường,
Trung Quốc, sạn đạo, làm đường,

Ngày nay, ít người Việt còn nhớ sạn đạo là gì, từ cổ này xuất hiện ít nhất từ thời hoàng đế Tần Thủy Hoàng (gần 3.000 năm trước), trong câu “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” (công khai cho sửa chữa sạn đạo, nhưng bí mật tiến quân theo đường Trần thương) – điển cố lẫy lừng gắn liền với sự xuất hiện của nhà Hán.
Tích truyện “Hán Sở tranh hùng” kể: Hạng Vũ sau khi chiếm được thiên hạ, bèn phong Lưu Bang làm Hán vương, sai ra trị nhậm đất Thục, là chốn hiểm trở khô cằn, chung quanh lại là đất Tam Tần do các tướng lãnh thân tín của Hạng Vũ trấn nhậm.
Để che mắt, ngay khi vào Thục, Trương Lương hiến kế cho Lưu Bang, đốt đường sạn đạo nối vùng đất phong của mình với Tần, tỏ ý an phận, không muốn trở về trung nguyên nữa.
Tháng tám năm 206 Tr.CN, Lưu Bang phong Hàn Tín làm đại tướng, bắt đầu kế hoạch chinh phục trung nguyên. Hàn Tín lại đề xướng sách lược tấn công là “Minh tu Sạn Đạo, ám độ Trần thương” (công khai cho sửa chữa sạn đạo, nhưng bí mật tiến quân theo đường Trần thương), tức phái một bộ phận binh sĩ công khai đi sửa chữa lại đường sạn đạo mà trước kia đã bị đốt bỏ, làm ra vẻ như sẽ dùng con đường này để xuất quân, đánh lạc hướng Chương Hàm. Đồng thời, dẫn quân chủ lực tiến theo con đường Trần thương, để xuất kỳ bất ý đánh vào Chương Hàm.
Hàn Tín âm thầm thống lĩnh đại quân đi vòng qua ngã Trần Thương đánh úp Ung vương Chương Hàm. Từ đó, lịch sử bước sang trang mới: Đại Hán sẽ lẫy lừng thiên hạ thống trị trung nguyên.

Bruce Phan, tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét