(GDVN) - Càng trưởng thành, các cơ quan trong cơ thể càng hoạt động kém hiệu quả. Biết được các chỉ số cần thiết giúp phát hiện những nguy cơ bệnh tật có thể xảy ra.
1. Huyết ápHuyết áp là chỉ số thể hiện sự hoạt động của tim mạch. Huyết áp là chỉ số áp lực trong động mạch khi có dòng máu đi qua. Chỉ số huyết áp gồm 2 con số: số đầu tiên gọi là huyết áp tâm thu là trị số huyết áp cao nhất khi tim co bóp. Số tiếp theo là huyết áp tâm trương là trị số huyết áp thấp nhất khi tim nghỉ ngơi.
2. Nhịp tim nghỉTương tự huyết áp, nhịp tim cũng bị ảnh hưởng bởi tư thế hoặc mức độ hoạt động. Do vậy khi bạn nghỉ ngơi, tim cũng trong trạng thái nghỉ. Chỉ số nhịp tim nghỉ là chỉ số chênh lệch giữa nhịp tim khi nghỉ ngơi và khi hoạt động. Chỉ số lý tưởng là 6 nhịp mỗi phút.
3. Nồng độ cholesterol
Mức cholesterol đo lượng chất béo trong máu. Chúng ta đều cần chất béo trong máu nhưng không phải quá nhiều. Trans fat và chất béo bão hòa nên được hạn chế. Trong khi đó, chất béo không no là yếu tố cần thiết để hấp thụ một số vitamin như A, E, B, và K.
Có 4 loại chỉ số cholesterol cần chú ý: Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c), HDL-cholesterol (HDL-c) và triglyceride. Cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein là HDL và LDL.
Cholesterol kết hợp với LDL (được ký hiệu là LDL-c) là dạng cholesterol khi dư thừa sẽ gây hại cho cơ thể. Chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu, lắng đọng vào thành mạch máu và là yếu tố chủ chốt hình thành mảng xơ vữa động mạch.
Cholesterol kết hợp với HDL (được ký hiệu là HDL-c) là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể. HDL-c chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan.
4. Đường huyết
Đường huyết đo lượng glucose trong máu (một loại đường được tìm thấy trong carbohydrates). Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Đường huyết thường sẽ dao động, tăng sau khi bạn đã ăn. Nếu mức đường huyết tăng lên và vẫn còn cao trong một thời gian dài, nó có thể gây hại cho mạch máu, thận, mắt và thần kinh.
Nếu bạn có mức độ glucose cao, kiểm tra lượng đường trong máu có thể giúp phát hiện bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm hemoglobin A1c (hay còn được gọi là glycated hemoglobin test hoặc HbA1c), là một dạng xét nghiệm máu tiểu đường quan trọng để xác định xem bệnh tiểu đường của một người được kiểm soát như thế nào. Dạng xét nghiệm này cung cấp thông số kiểm soát lượng đường huyết trung bình trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tuần, và được dùng kèm với việc kiểm soát đường huyết tại nhà để điều chỉnh lượng thuốc tiểu đường của người bệnh.
5. Xét nghiệm CRP
Nồng độ CRP trong máu cho biết lượng protein trong máu phản ứng với viêm nhiễm. Kiểm tra thường xuyên chỉ số này vô cùng quan trọng vì nó thường không có triệu chứng khi tăng cao và có thể là kẻ sát nhân thầm lặng.
Nồng độ CRP cao thường gắn với tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim. Một thử nghiệm lấy máu có thể kiểm tra mức độ CRP của bạn. Mức độ CRP bình thường nên là dưới 1,0 mg / dl; trên 3,0 mg / dl có thể chỉ ra nguy cơ đối với bệnh tim.
6. Số vòng eo
Ngoài trọng lượng và chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể, đo trọng lượng so với chiều cao), kích thước vòng eo cũng có thể cho thấy sức khỏe tổng thể. Kích thước vòng eo cũng dễ đo lường bởi vì không cần phải đi bác sĩ hoặc làm bất kỳ bài kiểm tra nào. Vị trí chính xác để đo vòng eo là trên rốn.
Đối với phụ nữ, kích thước vòng eo khỏe mạnh là dưới 91 cm; và ít hơn 101 cm với nam giới. Chỉ số cao hơn có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim, huyết áp cao, hay tiểu đường.
MINH THU (theo LIFE HACK)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét