- Nhận diện một đứa trẻ thông minh

Con bạn có thể là một người xuất chúng nhưng rất có thể, bạn không biết, và không nuôi dưỡng tài năng của con mình, dẫn đến con bị thui chột khả năng và cũng trở thành một đứa trẻ bình thường.

Một đứa trẻ thông minh bộc lộ dấu hiệu vượt trội hơn bạn bè cùng tuổi. Ảnh: popsugar.

Cha mẹ của cô bé Heidi Hankins, 4 tuổi đã được Mensan chứng minh có chỉ số IQ là 159, tức ở mức vô cùng xuất sắc, chỉ kém một điểm so với Einstein và Stephen Hawking.
Trong trường hợp của Heidi, cha mẹ bé nhận thấy em là một đứa trẻ sáng dạ từ rất sớm. Cha cô, Matthew Hankins, cho biết: "Con tôi bắt đầu thử nói chuyện ngay từ lúc mới được sinh ra, nhưng rõ ràng là con bé không thể diễn đạt bất cứ điều gì".

Trước một tuổi, cô bé này đã nói được thành câu. Bé cũng chứng minh được kỹ năng nghe hiểu bằng cách chuyển kênh truyền hình xem những gì mình thích. Lên 2 tuổi đã đọc được một cuốn sách tiểu học. Bé cũng tự học cộng và trừ... Biết được những dấu hiệu đó của con, bố mẹ Heidi đã giúp cô bé phát triển hết khả năng của mình.

Vậy còn bạn, làm thế nào để biết rằng con mình có năng khiếu? Có những cách kiểm tra IQ nhưng cách tốt nhất là quan sát hành vi của con. Bạn sẽ biết bé có năng khiếu nếu chúng đang cho thấy hành vi đa dạng và tiến bộ hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Một số trẻ em thậm chí còn bộc lộ có năng khiếu từ trước một tuổi.

Theo Hiệp hội Quốc gia về trẻ có năng khiếu của Mỹ NAGC, những trẻ được xem là có năng khiếu khi chứng minh/thể hiện được mức độ nổi bật của bản thân về khả năng lý luận và tìm hiểu ở một hoặc nhiều lĩnh vực. Các lĩnh vực được chia làm 2 nhóm, nhóm hoạt động với hệ thống ký hiệu riêng như toán, âm nhạc, ngôn ngữ…; nhóm với các kỹ năng về giác quan - vận động như hội họa, khiêu vũ, thể thao.

1. Học nhanh chóng, dễ dàng, và hiệu quả.
2. Có vốn từ vựng đặc biệt sâu rộng so với tuổi của mình.
3. Chứng tỏ khả năng lập luận chặt chẽ, logic.
4. Có bộ nhớ mạnh mẽ khác thường, nhưng chán học thuộc lòng và ngâm thơ.
5. Ít chịu sự chi phối từ bên ngoài, mà tự kiểm soát bản thân.
6. Có sở thích đặc biệt với kiến trúc, ngăn nắp, trật tự.
7. Nhanh nhạy trong suy nghĩ về mô hình, có những liên tưởng bất thường giữa các ý tưởng tách biệt.
8. Luôn bộc lộ sự tò mò về đối tượng, tình huống, hoặc các sự kiện, hỏi rất nhiều và toàn những câu hóc búa.
9. Luôn có điểm tốt ở hầu hết các môn.
10. Có khả năng tập trung cao, chú ý mãnh liệt, nếu muốn.
11. Tỉnh táo trong các tình huống, trả lời các câu hỏi rất nhanh.
12. Có tài xoay sở, giải quyết vấn đề bằng phương pháp khéo léo.
13. Có sự say mê với khoa học hay văn học.
14. Cho thấy sự độc đáo trong cách nói chuyện và cách viết.
15. Nắm bắt nhanh các khái niệm trừu tượng, và tổng hợp.
16. Cảm xúc dồi dào.
17. Có xu hướng chi phối bạn bè hoặc tình huống.
18. Sử dụng rất nhiều giác quan.
19. Luôn sẵn sàng chấp nhận sự phức tạp, tình huống khó khăn.
20. Có cảm quan rộng mở về môi trường xung quanh.

Bảo Nhiên (theo popsugar)

Mặc dù chống lại sự cám dỗ của một vài quả sấy khô có vẻ là một chuyện đơn giản, song trên thực tế với hầu hết những đứa trẻ thì đây sẽ là một bài kiểm tra vô cùng khó khăn. Đa số sẽ thất bại.

Theo các nhà nghiên cứu, những trẻ biết tự kiềm chế chờ đợi trong vài phút sẽ thực sự giỏi hơn những trẻ "háu ăn". Khi 8 tuổi, các trẻ biết giữ mình trước cám dỗ sẽ có chỉ số IQ cao hơn 7 điểm so với trẻ không giữ được mình.

Ảnh: Quizyonline.

Giáo sư Dieter Wolke, Đại học Warwick (Anh) cho biết: "Chỉ mất 5 phút thực hành, trò chơi nho khô là một phương pháp dễ dàng và hiệu quả để đánh giá khả năng kiểm soát bản thân ở trẻ nhỏ và có thể được sử dụng trong thực hành lâm sàng để xác định trẻ em có vấn đề về chú ý và học hành".

"Một trẻ 20 tháng kiểm soát bản thân tốt sẽ dự báo sự chú ý và thành tích học tập tốt lúc 8 tuổi", giáo sư Dieter Wolke cho biết thêm. Kết quả này cũng mở ra một cách phát hiện sớm khả năng chú ý và học hành của các trẻ sinh non và các nhà giáo dục có thể áp dụng để phát hiện sớm và giúp đỡ những trẻ học kém.

Nghiên cứu này thực hiện với 558 trẻ, bao gồm cả trẻ sinh non (25-38 tuần) và sinh đủ tháng (39-41 tuần) được tiến hành từ khi chúng 20 tháng tuổi. Trẻ tham gia vào nghiên cứu được đặt trước mặt một quả nho khô trong một cái cốc và dễ dàng trong tầm với. Trẻ được cảnh báo không được ăn. Sau thời gian 60 giây, những trẻ sinh non thường ăn nho trước thời gian quy định. 7 năm sau, những trẻ ăn trước sẽ có thành tích không tốt bằng trẻ kiềm chế được.


Bài kiểm tra kẹo dẻo cũng được khuyến khích áp dụng để kiểm tra khả năng chú ý và học hành của trẻ sau này. Theo các nhà khoa học, có thể áp dụng chính với các món khoái khẩu của con để kiểm tra. Ảnh: Telegraph.

Bài kiểm tra này cũng tương tự như bài kiểm tra nổi tiếng được Giáo sư Walter Mischel của Đại học Stanford phát minh vào thập niên 1960. Các em nhỏ mẫu giáo được yêu cầu ngồi trong 15 phút trước một cái kẻo dẹo. Kết quả nghiên cứu này 40 năm sau đã chỉ ra những trẻ có khả năng "kìm hãm sự sung sướng" thành công hơn, nhận thức và vị thế xã hội cao hơn, lối sống khỏe mạnh hơn và có tự trọng về bản thân lớn hơn những trẻ ăn kẹo ngay.

Ngoài nho khô, các bậc cha mẹ cũng có thể kiểm tra khả năng chú ý và năng lực học hành sau này của con bằng chocolate, kẹo dẻo hay đồ sấy khô.

Bảo Nhiên (Theo Telegraph)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét