- J. KRISHNAMURT với THÔNG THIÊN HỌC và HỘI THÔNG THIÊN HỌC

Radha Burnier (Bản dịch: Như Hải)

(Radha Burnier, Hội trưởng Hội TTH Quốc tế, trả lời những câu hỏi của thanh niên TTH tại Trung tâm TTH San Rafael ở Argentina, tháng tư năm 2004. Công bố lần đầu trong Tạp chí Nhà TTH, tháng tám năm 2005) 

1- Có nhiều người nói rằng khi rời khỏi Hội TTH, Krishnamurti đă phản bội Hội TTH và các vị Chân sư đă dạy dỗ ông. Bà nghĩ gì về điều này?

Không phải nhiều người, chỉ một số người nói như vậy. Tôi nghĩ đó là một ý tưởng không đúng. Không có vấn đề Krishnamurti phản bội Hội TTH hay các vị Chân sư đă dạy dỗ ông ta. Vào thời điểm đó ở Hội TTH, có một nhóm người khẳng định là họ có tiếp xúc với các vị Chân sư và họ giả định thẩm quyền của mình. Họ tin tưởng là họ đang ở một vị thế để tuyên bố: “Bạn được chọn vào hàng đệ tử dự bị; người nào khác thì trở thành đệ tử của Chân sư”, hay “Bây giờ bạn là một Điểm đạo đồ”. Nhưng nhìn qua cách hành xử của những người này thì họ không hoàn thành được những điều kiện đă mô tả trong cuốn Chân sư và Thánh đạo và những sách khác về những gì mà người đệ tử thật sự của Chân sư phải có hay những điều kiện Điểm đạo như thế nào. Vì vậy nó như một tuồng kịch, một trò khôi hài, và Krishnamurti không thích một chút nào về tất cả những điều này.

Chính Krishnamurti nói rằng Tiến sĩ Annie Beseant đă già, bà đă làm việc quá nhiều năm, làm việc liên tục cho Hội TTH, cho phong trào tự do chính trị của Ấn độ, và nhiều sự nghiệp khác, chẳng hạn như công cuộc nâng cao giá trị của người phụ nữ, chống lại việc mổ xẻ vật thí nghiệm sống để bảo vệ thú vật và những sinh hoạt hướng đạo. Con số sự nghiệp mà bà bênh vực đáng ngạc nhiên; không một ai khác có thể làm được. Krishnaji nói rằng khi thể xác già nua, bà không còn có cùng một loại năng lực tinh thần y như lúc trước. Vì vậy, khi nhóm người này vây quanh bà nói tất cả những điều này, bà không can thiệp vào chuyện ấy và cũng chẳng đưa ra kết luận nào về nó. Cha của tôi, người từng làm thư ký cho bà một thời gian, và là người biết rõ về bà trong những năm cuối cùng của đời bà, nói về bà như sau: Bà là người có bản tính rất tin cậy người khác. Bà tin tất cả những người làm việc với bà - điều này có thể là một lý do tại sao bà không chống đối lại những niềm tin này. Mặc dù Krishnaji cho rằng Hội TTH đang đi sai hướng và ông không thể ngăn cản xu hướng này, và do đó rời xa Hội. Tôi tin rằng bà Annie Besant đă có nhiều sự quan tâm sâu xa về Krishnamurti hơn là buồn phiền, ông Krishnaji sẽ tự chăm sóc lấy mình sao đây vì ông không được chuẩn bị để tự chăm sóc lấy mình trong sự hỗn độn của thế giới này. Vì thế bà khuyên một số hội viên TTH chăm sóc ông và làm việc cho ông.

Tôi cho rằng ý nghĩ ông đă phản bội các vị Chân sư là điều buồn cười. Ý kiến cá nhân của tôi là ông đă thường tiếp xúc với các vị Chân sư. Ông đă biết rất rõ Chân sư là gì hơn hầu hết những người nói nhiều về Chân sư và khẳng định mình là đại diện của các ngài. Theo Krishnaji, điều nhầm lẫn đă làm trong Hội TTH lúc đó hạ thấp những điều thánh thiện và linh thiêng xuống mức vật chất và con người. Swami T. Subba Row phản đối ngay cả bà Blavatsky khi mà bà nói nhiều đến Chân sư, bởi vì sự nguy hiểm của việc làm giảm giá trị khái niệm về Chân sư. Người ta nói rằng Thượng đế được tạo theo hình ảnh con người; tương tự như vậy, người ta gán cho Chân sư những gì quen thuộc đối với họ, tuy nhiên điều đó thực ra cũng đúng một chút về các Ngài: là những người rất minh triết, thanh khiết và thiêng liêng. Bà Blavatsky cũng làm sáng tỏ sự việc này, bà nói những người muốn tiếp xúc với Chân sư phải nâng cao mức độ của mình lên mức độ của các Ngài, chứ không thể đem các Ngài xuống mức độ thuộc về thế gian này. Nhưng sự việc hạ xuống là những gì đang xảy ra. Krishnaji bác bỏ những ý tưởng về Chân sư, nhưng không bác bỏ có sự hiện hữu của những đấng đă giải thoát.

Theo sự mô tả của Pupul Jayakar về cuộc đời của Krishnaji, khi “tiến trình” đang xảy ra, thỉnh thoảng ông nói: “Các Ngài ấy ở đây”. Vậy “các Ngài” đó là ai ? “Các Ngài” ấy đang làm gì cho cái năo của ông và v…v… Ngay cả trước khi chết, người ta tường thuật rằng ông nhận xét như sau:
”Tôi sẵn sàng ra đi. Các Ngài đang chờ tôi”. Một khía cạnh khác tạo thành vấn đề đó là trong Hội TTH nói quá nhiều về nơi sinh sống của các Ngài, về tóc của từng Ngài màu gì và những điều đại loại như vậy. Những chi tiết này, ngay cả nếu chính xác, thì chỉ là sự quan tâm về diện mạo bề ngoài; Chân sư thực sự là một trạng thái tâm thức. Ngài khoác vào một thể nào đó, trong một lúc nào đó và một thể khác vào lúc khác. Tưởng tượng diện mạo bề ngoài và thể xác như là Chân sư thì hoàn toàn sai lầm.. Bà Blavatsky đã viết, người nào nói rằng họ muốn tiếp xúc với Chân sư thì quả thật là họ không biết họ đang nói gì, bởi vì cái thể xác chỉ là sự giả hình, không phải là điều thực. Điều này đúng ngay cả cho trường hợp của chúng ta nữa; cái thể xác chỉ là sự giả hình, che đậy một thực tại khác. Trong trường hợp của Chân sư, thực tại chỉ là một mức độ và tính chất tâm thức nào đó. Có lẽ Krishnaji không thích làm giảm các vị Chân sư xuống còn là những tiểu tiết này, và tưởng tượng các Ngài như một con người có phần giống như chúng ta.

2- Theo một cách nào đó, Krishnamurti có còn tiếp xúc với Hội TTH không?

Sau khi ông rời khỏi Hội TTH, có nhiều người trong Hội TTH cảm thấy ông đă tạo nên một sự náo động, nhưng cũng có người trong Hội TTH cho rằng ông đang nói điều gì đó uyên thâm và có giá trị. Chính bởi vì họ đă tạo ra bầu không khí cho Krishnaji trở lại tiếp xúc nhiều với Hội TTH sau này. Chính ông đă nói với tôi rằng Ngài Jinarājadāsa (mà ông gọi là Rājā) luôn rất tử tế với ông. Họ không cùng chung ý kiến. Thông thiên học qui ước của Huynh trưởng Rājā và lối trình bày mới của Krishnaji không hài hòa với nhau về nhiều điều. Nhưng ông nói với tôi rằng Ngài Rājā luôn luôn tỏ sự trìu mến với ông. Ngài đem sách vở và những thứ khác cho ông, ban xe và tiền cho ông. Đó là những ngày Krishnaji chưa được nổi tiếng. Khi cha tôi trở thành Hội trưởng, ông khéo léo mang đến một sự thay đổi trong Hội TTH, có sự thông cảm với những gì Krishnamurti đang nói.

3- Có phải Krishnamurti chối bỏ các Chân sư không? Có phải ông từ chối con đường của người đệ tử?
Ông dùng một từ vựng không truyền thống. Ông không dùng những chữ như “đường đạo”. Thực vậy, ông nói “Chân lý là mảnh đất không lối vào”, và nhiều người vẫn còn bối rối bởi nó. Nhưng từ quan điểm TTH, mỗi Chơn thần là duy nhất và bước vào cõi vật chất theo con đường riêng duy nhất của nó. Sự phát triển xảy ra trong mỗi cá nhân không giống với bất cứ cá nhân nào - toàn thể Thiên nhiên đều như vậy. Vài năm trước đây, người ta nói rằng dấu tay mỗi một triệu người thì khác nhau và có thể nhận diện được. Bây giờ họ nói họ có thể nhận diện được một người qua răng, giọng nói, tóc và v…v…Chúng ta thấy rằng thể loại độc nhất hiện hữu ngay cả ở mức độ vật chất. Vì thế mỗi người phải tiến hành qua sự hiểu biết của riêng mình để đi tới chân lý. Không người nào khác có thể nói “Đây là con đường mà bạn phải bước đi”.

Krishnaji không nói về hoặc là đường đạo hoặc là con đường của người đệ tử, bởi vì một người đệ tử được cho là phải vâng lời; và sự vâng lời, nhất là nếu sự vâng lời mù quáng thì đó là một hàng rào ngăn cản sự phát triển trực giác và trí tuệ đích thực mà ông dùng chữ “thấu hiểu” cho điều này. Người ta đă quen sẵn ý tưởng về ý nghĩa của những chữ này, và có lẽ ông dùng những chữ khác để khuyến khích người nghe xem xét lại nghĩa của nó một lần nữa.

4- Một số hội viên TTH nói rằng công việc của Krishnamurti không liên quan đến huyền bí học, nó là một từ được bà Blavatsky và Chân sư dùng rồi .

Những gì được gọi là huyền bí là những gì còn ẩn giấu. Có vô số điều vẫn còn ẩn giấu khỏi mắt, tai và những giác quan khác của chúng ta vì chúng có một tầm mức giới hạn. Vài trăm năm trước đây, nếu bạn văn nút một thiết bị để nghe âm nhạc cách xa hai ngàn dặm, họ sẽ gọi nó là pháp thuật, nhưng bây giờ thì nó là khoa học. Khi bạn hiểu biết Thiên nhiên và những định luật của nó, thì càng ngày càng nhiều sự huyền bí không còn là huyền bí nữa. Nhưng sự huyền bí được gọi như thế cũng có thể là những gì mà chính họ không biết, ngoại trừ những điều nghĩ là họ biết. Họ gieo rắc những thông tin sai lạc hay giả mạo vì lợi lộc. Do đó trong Hội TTH, chúng tôi không khuyến khích chú ý quá nhiều về những điều điều gọi là huyền bí. Bà Alice Bailey viết về Các Cung (Rays). Có mấy người biết rằng chúng là gì, và không biết những gì bà ta nói đúng hay sai? Tốt nhất là giữ cho tâm trí cởi mở về những vấn đề này. Điều này cũng áp dụng đúng y như vậy đối với ông Leadbeater, hay bà Blavatsky. Chúng ta không cần bác bỏ hay chấp nhận những gì người ta nói, nhưng hăy giữ một tâm trí cởi mở. Tạm hoãn phán đoán của mình là điều rất quan trọng.

Câu chuyện minh họa của Đức Phật về mũi tên độc bắn trúng một người phải được nhắc lại. Người bị trúng tên đi tìm hiểu mũi tên từ đâu tới, ai là người thợ mộc làm ra mũi tên đó, và nó bay với vận tốc bao nhiêu? Điều đó vô lý thôi. Người ấy trước hết phải rút mũi tên ra và chữa lành vết thương đă. Vì vậy Đức Phật không nói về những điều khó hiểu hay huyền bí. Phương pháp của ông Krishnamurti tương tự như vậy. Ông nói, “Nhà bạn đang cháy”, có ý nghĩa là chính thế gian đang ở trong sự nguy hiểm lớn. Sự chú ý không cần hướng về đây sao, và không nên nói về những điều huyền bí sao?. Ông không muốn người ta tự rối trí. Nhưng ông là người giác ngộ biết nhiều điều uyên thâm và huyền bí về sự sống mà chúng ta không biết

5- Bạn nghĩ gì về những cảm xúc của Krishnamurti liênquan đến Hội TTH.
Tôi nghĩ cảm xúc của ông là thân thiện, điều đó không có nghĩa đại khái là ông đồng ý với những gì hội viên TTH nói và suy nghĩ, bởi vì như bạn biết, ngay cả giữa những hội viên cũng có mọi loại ý kiến khác nhau, vì Hội TTH tiêu biểu cho sự tự do tư tưởng. Một số người vẫn theo TTH, theo những gì bà Blavatsky đă viết và không có gì khác nữa.. Điều này không khác với tư tưởng Hồi giáo, mà Muhammed là nhà tiên tri cuối cùng và duy nhất.: “Sau Muhammed, không có ai khác nữa”. Bất cứ điều gì khác với điều của bà Blavatsky thì không phải là TTH, hay được gọi là mạo danh TTH. Nhưng những người khác vẫn khẳng định rằng sự minh triết là TTH, nó đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều thời đại khác nhau. Ngay cả người chưa giác ngộ cũng có thể nói những điều gì đó khôn ngoan. Vì vậy thái độ hợp lý duy nhất là “Trí óc cởi mở và tâm hồn thanh khiết” như bà Blavatsky đă mô tả. Điều này cần dược khuyến khích.

Krishnaji nói về cái trí không điều kiện. Hội TTH làm việc cho tình huynh đệ đại đồng - không phân biệt chủng tộc, tôn giáo và tất cả những cái đó chia rẽ con người mà chỉ mỗi thể thức điều kiện là một tâm trí đại đồng, một tâm trí không điều kiện. Tôi nghĩ - dĩ nhiên là tôi không thể nói thay cho ông Krishnaji - rằng ông cảm kích một số phương cách cơ bản của Hội TTH. Có một lần, ông mỉm cười nói với tôi: “Bà biết là tôi thích Hội TTH mà”.

6- Theo ý kiến của bạn thì nền tảng của Hội TTH và sự nghiệp của Krishnamurti đều cùng là một phần kế hoạch của Chân sư hay là hai thứ khác nhau?
Khi C.W. Leadbeater thấy Krishnaji lần đầu tiên trên bãi biển Adyar đông người. Krishnaji đi cùng với người em trai, và có lẽ vì suy dinh dưỡng, Krishnaji trông có vẽ đần độn, một số người nghĩ ngay rằng ông không bình thường về trí tuệ. Người em trai của ông thì sáng sủa hơn, và trong trường thì học giỏi còn Krishnaji thì không. Có thể ông quá nhạy cảm để mang lấy gánh nặng cuộc đời. Nhưng khi ông Leadbeater thấy Krishnaji, ông không do dự nói ngay: “Đây là một linh hồn tiến hoá cao, không bị ô nhiễm bởi sự ích kỷ và đă có nhiều kiếp liên hệ với Chân sư”. Sau đó ông Leadbeater viết cho bà Annie Beasant rằng hai bé trai mồ côi mẹ không được chăm sóc thích hợp, bà thu xếp để chăm sóc cho hai anh em. Bà và ông Leadbeater nghĩ rằng ông sẽ là hiện thân của Đức Chưởng giáo cai quản thế gian này. Ngay cả lúc đầu, bà Annie Besant trong những lần diễn thuyết cũng đă nói về sự giáng lâm của Đức Chưởng giáo. Trước khi khám phá ra Krishnaji, một số người nói rằng ông Leadbeater đă nhận lầm một đứa trẻ khác như là hiện thân của Đức Chưởng giáo mà ông thực sự không biết thì điều này không đúng; vì chuyện ông thừa nhận một nhầm lẫn là việc quá đơn giản. Nhưng khi thấy Krishnaji ông tin chắc một cách tuyệt đối, và bà Annie Besant cũng vậy, và rồi họ làm đủ mọi việc mà họ đă suy nghĩ là phù hợp với Krishnaji.

Một ý nghĩ phổ biến khác của nhiều người cũng sai lầm nữa – họ nói rằng Krishnaji là Đấng Chưởng Giáo. Họ không nói thế. Ông sẽ là hiện thâncủa Đấng Chưởng Giáo, và ở một lúc nào đó tâm thức của ông hòa lẫn với tâm thức của Đức Chưởng Giáo. Vào ngày 12 tháng giêng năm 1910, bà Annie Besant viết cho ông Leadbeater: “Rõ ràng rằng Đức Bồ Tát đă sử dụng thể xác của em bé mến yêu này. Dường như là một trách nhiệm nặng nề để trông chừng và giúp đỡ thể xác đó sao cho phù hợp với Đức Chưởng Giáo, và khi Ngài nói, Tôi cảm thấy rằng hơi khá bị áp đảo…..” (Mary Lutyens, Years of Awakening, ch.I). Vào năm 1926, Krishnaji viết cho Leadbeater: “Con biết số phận và việc làm của con. Con biết một cách chắc chắn rằng con đang hòa nhập vào tâm thức của đấng Huấn sư duy nhất, và Ngài sẽ thỏa mãn con hoàn toàn.”

Có một lần bà Jayakar hỏi Krishnaji: “Nếu Hội TTH không khám phá ra ông, điều gì sẽ xảy ra?” Ông trả lời là: “Tôi sẽ chết”. Bà đáp lại: “Không, ông sẽ không chết. Ông sẽ giống như Ramana Maharshi, và người ta sẽ đến với ông.” Krishnaji nói: “Không”; dường như có một chương trình và mục đích mà theo đó cha ông được đưa dến Adyar. Nếu Krishnaji còn ở trong vòng gia đình Bà La Môn chính thống, thì ông sẽ chẳng thể cảm thấy dễ dàng đến với toàn thể thế giới và cũng chẳng có được những cuộc tiếp xúc tất yếu với quốc tế nếu ông không ở ngoài Hội TTH. Tôi có khuynh hướng nghĩ rằng dòng đời của ông là một phần của Thiên cơ. Người ta nói rằng tất cả chi tiết của Thiên cơ không cố định ở phía trước, nhưng Thiên cơ tổng quát được vận hành tốt lành.

Krishnaji ngưỡng mộ và yêu mến Tiến sĩ Annie Besant. Bà chăm sóc ông và nói về ông như là người sẽ trở thành một đại huấn sư ngay cả khi người ta cười chế nhạo hay trách bà. Vài người bạn ở Ấn Độ nói với bà: Nếu bà muốn đỡ đầu cho người nào đó, thì thiếu gì bé trai giỏi hơn Krishnamurti. Họ giận dỗi bà, nhưng bà không thay đổi. Chính Krishnaji thuật lại câu chuyện trong một đại tiệc ở nước Anh, nơi những nhà chính trị tự do như Ngài Lansbury người ủng hộ cho sự tư do của Ấn Độ lúc bấy giờ, Bernard Shaw đã chế nhạo bà Annie Besant khi bà đưa Krishnaji theo bà. Shaw, người luôn chế giễu mọi chuyện, nói: “Annie, đây có phải là Đấng cứu thế bé nhỏ của bà phải không?”, và mọi người cười ồ. Nhưng bà khôngngần ngại. Bà không bận tâm đến thái độ người khác như thế nào, bởi vì bà biết chắc rằng qua Krishnaji một đại thông điệp sẽ đưa ra cho đời. Ông đề cập đến sự việc xảy ra tình cờ đặc biệt này và nói là bà lúc nào cũng ủng hộ ông cho đến cuối cùng.

http://www.thongthienhoc.com/bai%20vo%20krishnamurty%20va%20tth.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét