Không chỉ trên thế giới, ở Việt Nam cũng có nhiều ngôi làng khiến nhiều người phải ngạc nhiên hay trầm trồ thích thú.
1. Làng sử dụng ngôn ngữ riêng
Làng Đa Chất sử dụng ngôn ngữ cổ có từ thời Âu Lạc
Làng Đa Chất (Phú Xuyên) nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, dân trong làng sử dụng một thứ ngôn ngữ riêng biệt để nói chuyện với nhau hàng ngày nên nếu không có phiên dịch, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác mình lọt vào một... đất nước khác, hoặc đang ở chung với... dân tộc khác. Nguyên nhân nằm ở chỗ làng Đa Chất xưa vốn có nghề làm cối xay, để giữ bí mật nghề nghiệp, những người thợ đã tạo ra một thứ tiếng riêng mà chỉ người trong nghề mới hiểu, thứ tiếng đó đã được truyền qua nhiều thế hệ cho tới tận ngày nay.
2. Làng “đầu thai”
Vùng núi Hòa Bình ẩn giấu rất nhiều câu chuyện kỳ lạ liên quan đến tâm linh
Tỉnh Hòa Bình có rất nhiều câu chuyện kỳ lạ liên quan đến đời sống tâm linh, trong những thập niên gần đây lại càng nở rộ câu chuyện “đầu thai” tại các bản làng thuộc xã Chiềng Châu (Mai Châu, Hòa Bình). Đó là câu chuyện của những đứa trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường, đến khi biết nói (tầm 3 – 4 tuổi) lại tự nhận mình là người của những gia đình khác cách xa đến cả chục cây số, dù trước đó hai gia đình không hề quen biết nhau, các bé còn có thể tả vanh vách đường đi, vật dụng trong “ngôi nhà xưa” mặc dù chưa đi đến đó lần nào.
3. Làng “khổng lồ”
Hầu hết người dân trong thôn Đình Tràng đều có đôichân dài"quá khổ"
Thôn Đình Tràng (Phủ Lý, Hà Nam) được gọi là làng “khổng lồ” vì vóc dáng cao lớn của người dân nơi đây. Chiều cao trung bình của nữ giới trong thôn là 1,70m, còn nam giới là 1,8m. Đây là chiều cao đáng mơ ước có thể sánh với các nước châu Âu. Hai anh em Ngô Văn Công và Ngô Văn Kiều đều cao trên 1,90m, là tuyển thủ của bóng chuyền Việt Nam.
4. Làng sinh đôi
Ấp Hưng Hiệp là làng có nhiều cặp song sinh nhất Việt Nam
Ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, tỉnh Đồng Nai là nơi có nhiều cặp sinh đôi nhất Việt Nam. Ở ấp có tới hàng chục cặp sinh đôi, lớn tuổi nhất đã ngoài 60, nhỏ nhất mới chỉ 2 – 3 tuổi. Toàn xã Hưng Lộc hiện nay có khoảng 100 cặp sinh đôi thì chỉ riêng ấp Hưng Hiệp đã chiếm tới 70 cặp.
5. Làng không có liệt sĩ
Cây đa Tân Trào - biểu tượng của cách mạng Việt Nam
Làng Tân Lập, xã Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang là ngôi làng duy nhất ở Việt Nam không có Liệt sĩ mặc dù ở làng đã có tới 104 thanh niên lên đường ra trận, chiến đấu ở những chiến trường ác liệt nhất trên khắp cả nước. Làng chỉ có 2 thương binh và 2 bệnh binh, còn lại đều an toàn từ cuộc chiến trở về. Người làng cho rằng chính các vị thần linh thiêng trong đình Tân Trào đã phù hộ để có được điều kỳ diệu này.
6. Làng dựng tường bằng tiểu sành
Làng gốm Thổ Hà có tục xây tường bằng tiểu sành
Làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang vốn có nghề làm gốm lâu đời nên từ xưa đến nay, người dân trong làng đã tận dụng những chiếc tiểu sành vỡ, hỏng, không bán được để làm vật liệu xây tường. Những chiếc tiểu sành rỗng ruột này lại trở thành nơi trú ngụ của bầy ong, thường thì bức tường nào ở làng Thổ Hà cũng có vài tổ ong sinh sống. Đi giữa những bức tường làm bằng tiểu sành, thi thoảng lại nghe thấy tiếng vo ve kỳ dị này, không ít người phải rợn tóc gáy.
7. Làng không có cửa
Các ngôi nhà trong làng thường không xây cửa ra vào
Ấp Xóm Mũi ở Cà Mau là một ngôi làng cực kỳ thân thiện, an toàn đến mức hơn 80% các ngôi nhà ở đây không cần xây cửa ra vào. Vậy mà chưa nhà nào bị trộm “ghé thăm”. Có lẽ do người dân khu vực này chất phác, không tham lam, làng lại nằm ở nơi hẻo lánh, chỉ có một con đường độc đạo dẫn vào nên không kẻ trộm nào dám tới.
8.Làng không chồng ở Nghệ An
Ngôi làng không hề có bóng dáng một người đàn ông, không phải vì họ đã hi sinh trong chiến tranh mà bởi những người phụ nữ nơi đây đều quyết định có con mà không cần đến chồng.
Câu chuyện buồn bắt đầu từ thời chiến tranh chống Mỹ, khi thanh niên Việt Nam bỏ lại tuổi thanh xuân của mình cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Một thập kỉ sau hòa bình lập lại, những người phụ nữ đầu tiên của làng Lòi, cũng giống như bao nhiêu người cùng thế hệ khác cùng có chung nỗi lòng khi hạnh phúc gia đình không trọn vẹn.
Bà Nguyễn Thị Nhan cùng cháu nhỏ trong ngôi nhà ở làng không chồng, làng Lòi, Nghệ An.Vào thời điểm đó, phụ nữ Việt Nam thường kết hôn ở tuổi 16, những người vẫn còn độc thân ở tuổi 20 thường được coi là đã “quá lứa” hay đã qua tuổi kết hôn.
Khi những người đàn ông sống sót trở về từ chiến tranh, họ thường lấy những phụ nữ trẻ tuổi hơn. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi khi đó, do chiến tranh nên tỉ lệ giới thiếu cân bằng.
Theo Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2009, sau khi thống nhất đất nước, trung bình tỉ lệ là 88 người đàn ông ứng với 100 phụ nữ tuổi từ 20 tới 44 vào năm 1979.
Không chấp nhận cuộc sống đơn thân cô độc khi về già, một nhóm phụ nữ ở làng Lòi đã quyết định mỗi người, bằng cách này hay cách khác, đi xin, kiếm cho mình một đứa con.
Hiểu cho những thân phận éo le và khát khao làm mẹ của chị em làng Lòi nên cũng chẳng ai xì xào bàn tán chuyện gì.
Họ đã cống hiến hết mình cho dân tộc trong chiến tranh, bên trong họ là nguồn nội lực mạnh mẽ giúp họ vượt qua mọi rào cản của xã hội để đi đến quyết định không cam chịu chết đơn độc khi về già mà không người hương khói, tờ New York Times kể về những người phụ nữ làng Lòi.
Bà Harriet Phinney, trợ lý giáo sư nhân chủng học tại trường Đai học Seattle, cho biết: “Đây là điều khác thường và rất đặc biệt”. Sở dĩ đặc biệt là bởi việc cố gắng để có con ngoài giá thú là điều “chưa từng có” trước thời kì cách mạng.
Bà Phinney cho rằng đây không những là sản phẩm về lòng dũng cảm của các bà mẹ mà còn là sự cảm thông của xã hội sau chiến tranh với những người phụ nữ có cuộc sống đặc biệt trên khắp Việt Nam, bao gồm hàng ngàn góa phụ phải nuôi con một mình.
Theo New York Times, một số người phụ nữ trong làng Lòi khá cởi mở, họ sẵn lòng chia sẻ những câu chuyện buồn của mình.
Tuy nhiên, họ cũng nhất quyết giữ bí mật tên bố của những đứa trẻ. Một trong số những phụ nữ đầu tiên “xin con” ở làng Lòi là chị Nguyễn Thị Nhan, hiện đã 58 tuổi.
Chị Nhan từng là thanh niên xung phong trong chiến tranh. Sau chiến tranh, chị Nhan cùng đứa con gái sắp chào đời tưởng sẽ được đoàn tụ cùng chồng nhưng anh đã bỏ rơi hai mẹ con, định cư ở Lâm Đồng cùng gia đình mới.
Chị sinh con trong cô đơn, tủi hổ. Trốn tránh miệng lưỡi thế gian, chị ôm con tới một một bãi đất hoang ở làng Lòi, dựng nhà sinh sống.
Đến năm 1988, chị liều “xin” một đứa con với người đàn ông cùng xã. Sau lần đó, chị có thêm một đứa con trai. Tiếp bước chị còn có hàng chục phụ nữ khác cùng hoàn cảnh, “khai sinh” nên ngôi làng không chồng.
Những mảnh đời éo le này cùng nương tựa vào nhau mà sống. Dù cuộc sống đơn thân còn bộn bề khó khăn nhưng chỉ cần có tiếng trẻ con là bao nỗi cô đơn, nặng nhọc đều vơi đi.
Ngoài làng Lòi còn rất nhiều phụ nữ Việt Nam có chung quyết định đơn thân, đặc biệt là những người đã từng tham gia cách mạng. Một thời gian dài, điều này đã gây sự chú ý của Hội Phụ nữ, cơ quan chính phủ giám sát các chương trình dành cho phụ nữ.
“Rất nhiều phụ nữ đã hi sinh tất cả trong chiến tranh và việc ghi nhận sự hi sinh này là điều vô cùng quan trọng”, bà Trần Thị Ngôi, hội trưởng Hội Phụ nữ huyện Sóc Sơn, Hà Nội nói.
Năm 1986, chính phủ Việt Nam đã thông qua luật Hôn nhân Gia đình, trong đó lần đầu tiên công nhận những bà mẹ đơn thân và con cái của họ là hợp pháp. Đây là chiến thắng cho những người phụ nữ làng Lòi và những người phụ nữ khác cùng cảnh ngộ với họ.
“Mọi phụ nữ đều có quyền làm một người vợ, người mẹ và nếu họ không thể có một người chồng, họ vẫn có quyền có con”, bà Ngôi cho biết.
Kể từ đó, chính phủ vẫn đang làm việc với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy quyền bình đẳng cho phụ nữ cũng như nâng cao giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho họ.
Ngày nay, tuy những bà mẹ đơn thân vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng nhưng sáng hiến và hỗ trợ của chính phủ cũng đã phần nào đạt được kết quả.
Hiện nay, ở làng Lòi chỉ còn lại 4 người trong số 17 người thành lập nên ngôi làng này. Ba người đã mất, một số người chuyển đến sống cùng con cái ở làng khác, số khác lấy những người đàn ông đã góa vợ.
9.Làng có hàng chục giáo sư, tiến sĩ y khoa
Nói đến làng Hành Thiện (xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định) sẽ có nhiều người nhớ ngay đó là vùng đất hiếu học đã nổi tiếng nhiều thế kỷ nay ở VN. Nhưng ít người biết, mảnh đất này đã sinh ra rất nhiều thầy thuốc nổi tiếng
Nói đến làng Hành Thiện (xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định) sẽ có nhiều người nhớ ngay đó là vùng đất hiếu học đã nổi tiếng nhiều thế kỷ nay ở VN. Nhưng ít người biết, mảnh đất này đã sinh ra rất nhiều thầy thuốc nổi tiếng
GS-TS Phạm Gia Triệu (thứ 2 từ phải qua) là chuyên gia nổi tiếng về phẫu thuật thần kinh- Ảnh: tư liệu của BV 108Từ khi hòa bình lập lại năm 1954 đến nay, ngôi làng này đã cống hiến cho nền y học nước nhà 11 giáo sư (GS), 9 phó giáo sư cùng 18 tiến sĩ (TS). Trong đó có 5 Thầy thuốc Nhân dân và nhiều Thầy thuốc Ưu tú. Ấy là chưa kể, Hành Thiện cũng từng có một Bộ trưởng Y tế - TS Đặng Hồi Xuân.Những cây đại thụ
Trong thời phong kiến, ngôi làng này cũng đã có một số danh y chữa bệnh bằng nam dược kỳ diệu như cụ lang Tài, cụ Cử Tái, cụ Kép Khái, cụ Ba Phấn (Chu Sỹ), cụ Cả Tập, cụ Nguyễn Như Lệ... Có những danh y luôn được mời chữa cho những vua chúa của triều đình và các nguyên thủ của nhà nước ta sau này.
GS Đặng Vũ Hỷ, tốt nghiệp bác sĩ nội trú ở Pháp về, sau một thời gian ngắn mở phòng mạch, ông từ bỏ giàu sang, quyền quý, để năm 1946 lên chiến khu tham gia kháng chiến, giúp ngành y tế non trẻ của nước nhà cùng toàn quân, toàn dân chống Pháp. Ông trở thành chuyên gia đầu ngành về da liễu và có công lớn trong phát triển các bệnh viện điều trị bệnh phong ở nước ta sau hòa bình 1954. Ông tham gia viết nhiều cuốn sách cũng như nhiều công trình khoa học có giá trị thực tiễn, được phong GS đợt đầu (năm 1955) và nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh cũng đợt 1 (năm 1996).
Thiếu tướng, GS Nguyễn Sỹ Quốc, sinh ra trong gia đình cực nghèo, phải bắt đom đóm thay đèn dầu mà học. Được làng trợ giúp một phần bởi quỹ ruộng công dành cho học trò nghèo, vậy mà ông đã đỗ đại học y khoa và tham gia kháng chiến chống Pháp. Ông được phong hàm GS năm 1980 với nhiều đóng góp cụ thể, trở thành Cục trưởng Cục Quân y rồi Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân đội. Ông đã chủ trì và viết nhiều công trình y học quân sự, được ứng dụng trong chiến đấu và được tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2000. Vợ ông, bà Vũ Thị Phan, cũng là GS, Thầy thuốc Nhân dân có tiếng.
Thiếu tướng, GS-TS, Anh hùng Lực lượng vũ trang Phạm Gia Triệu, là một thầy thuốc trưởng thành trong chiến đấu chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1955, ông được cử sang Liên Xô làm TS y khoa về phẫu thuật thần kinh - một chuyên ngành hết sức mới mẻ. Về nước, ông đã cứu sống hàng trăm cán bộ, chiến sĩ bị chấn thương sọ não cực nặng, cận kề cái chết. Năm 1963, ông viết cuốn Chấn thương thần kinh - cuốn sách đầu tiên ở VN về phẫu thuật thần kinh. Sau này, ông tiếp tục có hàng loạt công trình khoa học về u não, về bệnh lý mạch máu não và vết thương sọ não - cột sống. Năm 1980, ông được phong hàm GS và năm 1989 được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, được truy tặng Giải thưởng Nhà nước vào năm 2000. Điều thú vị là con trai ông nối nghiệp cha xứng đáng về chuyên ngành thần kinh sọ não. Đó là thiếu tướng Phạm Hòa Bình, PGS-TS, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
GS-TSKH y khoa Đặng Đức Trạch, Anh hùng Lao động, Thầy thuốc Nhân dân, Giải thưởng Nhà nước năm 2000 do có đóng góp lớn, để lại cho nền y học VN 95 công trình khoa học. Ông nguyên là Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Chủ tịch Tổng hội Y học VN, là nhà vi trùng học số một nước ta và là Chủ tịch Hiệp hội Y học các nước Đông Nam Á. Cũng như gia đình GS Phạm Gia Triệu, cả hai cha con ông cùng theo một chuyên ngành của y học. Con trai GS Trạch hiện nay là TS y học, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và vừa mới được phong hàm GS năm 2012.
Và, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới tên của các GS khác là người làng Hành Thiện có tên tuổi, như GS-TS, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Thụ, Giải thưởng Hồ Chí Minh; GS-TSKH Đặng Xuân Thu; GS-TS Trương Việt Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học - Đào tạo Bộ Y tế; GS-TS Đặng Vũ Phương Anh; PGS-TS y học dân tộc Nguyễn Nhược Kim; PGS-TS Đặng Quốc Tuấn, Phó chủ nhiệm Khoa Cấp cứu BV Bạch Mai, Hà Nội...
Giáo sư y khoa thuộc hàng trẻ nhất thế giới
Điều mà người Hành Thiện nói riêng, người VN nói chung có thể tự hào, đó là ở Bỉ, vào năm 2012 đã có một GS y khoa thuộc loại trẻ nhất thế giới, khi mới 32 tuổi. Đó là tiến sĩ thần kinh học Đặng Vũ Thiên Thanh. Anh rời Việt Nam khi mới 2 tuổi và nay trở thành một chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu giấc ngủ - một lĩnh vực đặc biệt của thần kinh học. GS Thiên Thanh nhận bằng tiến sĩ y học khi mới có 23 tuổi và năm 28 tuổi, anh tiếp tục bảo vệ tiến sĩ lần 2 với đề tài y sinh và dược. Anh đang say sưa đeo đuổi nghiên cứu về bí mật của giấc mơ, ý thức của con người trong giấc ngủ... và anh đã giành được hàng loạt giải thưởng của các tổ chức rất uy tín trên thế giới về y học như Hội Nghiên cứu giấc ngủ châu Âu, Hội Nghiên cứu giấc ngủ Hoa Kỳ, Hội Thần kinh học Bỉ...
GS Vũ Khiêu từng thảo tấm văn bia khắc nơi đình làng Hành Thiện rằng: "Việc học hành, đất dưỡng thông minh, Đường khoa bảng, trời ban tài trí.
Đã nhiều tiến sĩ, cử nhân, Lại lắm giáo sư, viện sĩ...".
10. Làng có nhiều tiến sĩ nhất Việt NamLàng Mộ Trạch (xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) từ lâu đã tự hào là ngôi làng có nhiều tiến sĩ nhất Việt Nam vừa tưng bừng tổ chức lễ hội vào ngày 7-2, tức mùng 8 tháng Giêng âm lịch.
Đây là một trong những ngôi làng cổ có truyền thống hiếu học nhất miền Bắc. Ở đất Hải Dương hay còn gọi là Thành Đông trước kia, không ai không biết câu vè: “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Trằm”.
Làng Trằm chính là một trong những tên khác của làng Mộ Trạch. Thành hoàng làng là Đức thần Tổ Vũ Hồn (804-853).
Ngôi làng này cũng là quê hương của nhiều danh sĩ như nhà văn Vũ Ngọc Phan, lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn (tên thật là Vũ Nguyễn Bác), quê ngoại của Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu...
Ngày hội làng Mộ Trạch không chỉ là ngày hội của người dân trong làng mà còn là ngày con cháu dòng họ Vũ - Võ tụ họp để ôn lại và nhân lên truyền thống hiếu học của mảnh đất này.
Phóng viên Báo Người Lao Động ghi lại một số hình ảnh về ngày hội làng nhiều ý nghĩa này:
Đình làng Mộ Trạch, nơi thờ Đức thánh Tổ Vũ Hồn, nô nức con cháu tề tựu trong ngày khai hội làng
Người dân làng Mộ Trạch thắp hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
11. Làng trồng bí đao khổng lồ
Bí đao ở đây nặng đến 40 - 50 kg/quả nhưng giá bán lại rẻ như cho
Làng Chánh Trạch (Đình Định) là nguyên quán của một loại sản vật kỳ lạ, đó là những quả bí đao khổng lồ. Bí đao bình thường trông ở những nơi khác chỉ nặng tầm 7 – 10 kg, nhưng riêng bí trồng ở Chánh Trạch, quả nào quả nấy nặng từ 40 – 50 kg, thậm chí nhiều quả còn nặng gần 1 tạ. Hiện nay vẫn chưa ai lý giải được tại sao ở làng quê rất đỗi bình thường ấy lại trồng được những quả bí đao to “khủng khiếp” đến vậy.
Bí đao ở đây nặng đến 40 - 50 kg/quả nhưng giá bán lại rẻ như cho
Làng Chánh Trạch (Đình Định) là nguyên quán của một loại sản vật kỳ lạ, đó là những quả bí đao khổng lồ. Bí đao bình thường trông ở những nơi khác chỉ nặng tầm 7 – 10 kg, nhưng riêng bí trồng ở Chánh Trạch, quả nào quả nấy nặng từ 40 – 50 kg, thậm chí nhiều quả còn nặng gần 1 tạ. Hiện nay vẫn chưa ai lý giải được tại sao ở làng quê rất đỗi bình thường ấy lại trồng được những quả bí đao to “khủng khiếp” đến vậy.
Theo Phunutoday
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét