Trẻ em do sức đề kháng yếu nên cứ hễ thời tiết thay đổi là rất dễ bị ho, viêm họng. Nếu bệnh nhẹ trẻ chỉ bị sốt vài ngày và được cha mẹ chăm sóc tốt là sẽ khỏi. Nếu bệnh nặng, trẻ dễ biến chứng thành viêm phế quản, viêm phổi.
Tại sao trẻ hay bị viêm mũi họng?
Mũi và hầu là đường không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể. Không khí hít vào đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 – 6 lần trong một năm, tần số có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo sau đó giảm dần. Chính vì vậy chúng ta không nên quá lo lắng khi thấy con đi trẻ vài ngày lại phải nghỉ vài ngày vì ho, sổ mũi. Đây cũng chính là quá trình thích nghi cần thiềt để cơ thể trẻ có đủ khả năng miễn dịch. Tuy nhiên viêm mũi sẽ trở thành bệnh lý khi tái phát quá nhiều lần hoặc đưa đến những biến chứng như viêm phổi, viêm tai…
Viêm mũi ở trẻ em chủ yếu là do virut. Khởi đầu virut xâm nhập làm rối loạn hoạt động bình thường của mũi và làm suy yếu sự đề kháng tại chỗ, tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, đưa đến sự bội nhiễm vi khuẩn.
Sốt: Thường sốt xuất hiện đột ngột và khá cao 39-40oC, trong 2-3 ngày.
Trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn ói, tiêu chảy.
Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho.
Các biểu hiện kéo dài 5-7 ngày rồi thuyên giảm, nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi.
Các biến chứng có thể gây nguy hiểm
Trẻ sốt cao có thể dẫn đến co giật, đặc biệt thường gặp nhất là viêm tai giữa, trẻ sốt cao, trẻ lớn sẽ kêu đau trong tai, nghe kém, trẻ nhỏ hay dụi vào tai, nặng hơn là chảy mủ tai, viêm xoang hàm cấp ở trẻ lớn và viêm thanh quản cấp (tiếng khóc bị khàn, trẻ khó thở), viêm phế quản, viêm phổi (trẻ thở mệt, khò khè).
Xử trí khi trẻ bị viêm mũi họng:
Nếu trẻ sốt cao trên 38o C, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và thuốc hạ sốt.
Dùng khăn bông cho vào nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ 37 – 40oC) vắt ráo, lau khắp người trẻ và xếp các khăn này để vào hai bên nách và bẹn, đổi khăn lần lượt đến khi nhiệt độ của trẻ dưới 38oC thì không cần lau mát mà cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, nơi trẻ nằm phải thoáng, tránh gió mạnh, tránh quạt và vẫn phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Dùng thuốc hạ sốt nhóm paracetamol. Ngoài ra cho trẻ uống nhiều nước vì sốt làm mất nước.
Nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 4 – 5 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách hỉ mũi đúng (bịt một bên, hỉ mũi bên kia). Đặc biệt theo dõi sát để phát hiện sớm các biến chứng và điều trị kịp thời. Đặc biệt chú ý khi trẻ đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng viêm tai để dùng kháng sinh toàn thân ngay. Nếu có chảy mủ tai phải được xử trí kịp thời bằng đặt dẫn lưu để tránh biến chứng thủng màng nhĩ.
Chú ý
Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của thầy thuốc, vì có thể làm bệnh nặng hơn; tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho trẻ em. Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Chế độ ăn của trẻ phải đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín… có như vậy mơi giúp trẻ nhanh hồi phục.
Dùng kháng sinh thế nào khi trẻ bị viêm họng, viêm phế quản
Hỏi: Con trai tôi 20 tháng tuổi, 14 kg, cháu rất hay bị viêm họng, viêm phế quản. Cứ 1 tháng cháu bị đến 2 lần, nên gần như uống kháng sinh thường xuyên. Sau mỗi đợt uống, cháu thường bị đi ngoài, rối loạn tiêu hoá mất vài ngày và rất lười ăn. Xin bác sĩ cho biết làm cách nào để hạn chế tối đa bệnh viêm họng và viêm phế quản, và nên uống thuốc nào bổ sung sau mỗi đợt uống kháng sinh để không bị rối loạn tiêu hóa.
Trả lời: Trẻ sau 6 tháng tuổi đến 2-3 tuổi thường hay mắc bệnh đường hô hấp do trẻ tiếp xúc với môi trường mà chưa có kháng thể nên trẻ dễ mắc bệnh hơn nhóm tuổi khác. Mặt khác, một số trẻ sức đề kháng kém nên tần suất mắc bệnh sẽ nhiều hơn trẻ khác.
Không phải tất cả những trường hợp nào viêm đường hô hấp đều phải sử dụng kháng sinh. Do đó chỉ định kháng sinh phải từ bác sĩ. Kháng sinh có thể làm rối loạn tiêu hóa nhưng khi cần thì bắt buộc phải dùng. Hiện nay có một số chất có thể làm giảm tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa của kháng sinh chẳng hạn như Probiotic.
Hỏi: Thưa bác sỹ, Trong trường hợp bé bị sốt, ho, viêm họng, có nên kiêng nước và gió cho trẻ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nước và kiềng không tắm gội không ạ? Vì sao?
Bác sĩ tư vấn:
Chào bạn, xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Trong những ngày bé bị ho, sốt, viêm họng, việc chăm sóc y tế cho bé ở nhà, cha mẹ cần:
- Vệ sinh miệng, mũi cho trẻ ngày 3 lần lúc đói;
- Không kiêng tắm gội và vệ sinh thân thể cho bé trong những ngày bị bệnh;
- Ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa, ấm về mùa đông và mát về mùa hạ
- Cho trẻ uống thêm nước, theo dõi những dấu hiệu nặng như: Sốt cao liên tục, ho cơn, khó thở, mệt. Nếu bệnh nặng hơn nên đưa trẻ tới cơ sở y tế khám ngay
Những chăm sóc cần thiết trên giúp trẻ mau khỏi bệnh và tránh bội nhiễm.
Trị viêm họng ở trẻ nhỏGừng và mật ong: Nạo một miếng gừng và thêm mật ong vào. Cho trẻ ngậm miếng gừng thấm mật ong. Gừng có đặc tính kháng viêm sẽ làm dịu cổ họng và chống viêm. Mật ong cũng có tác dụng giảm bớt cơn viêm họng.
Xoa dầu mù tạt: Dùng một ít dầu mù tạt ấm bôi lên cổ họng, sau đó vuốt nhẹ nhiều lần. Cách này điều trị viêm ở trẻ nhỏ rất hữu hiệu.
Nước ấm: Khi bị đau họng, trẻ cần được uống nước âm ấm để xoa dịu cơn đau và tiêu diệt vi khuẩn.
Dầu khuynh diệp: Nhúng một miếng vải hoặc bông trong dầu khuynh diệp ấm, sau đó xoa lên cổ họng và mát xa vùng này.
Dầu bạc hà: Xoa ngực và lưng trẻ với tinh dầu bạc hà. Nếu trẻ cũng bị cảm lạnh, nó sẽ giúp giảm nghẹt mũi.
Tỏi: Đun sôi tỏi trong nước và để nguội. Nhỏ vài giọt nước tỏi vào cổ họng thông qua ống nhỏ sẽ giảm đau. Cách này còn giúp trẻ nuốt chất lỏng, thức ăn dễ dàng.
Sữa chua: Nếu trẻ bị viêm họng, cho trẻ ăn sữa chua do bạn tự làm. Nhưng đừng cho trẻ ăn sữa chua lạnh.
Chanh và mật ong: Thêm vài giọt nước cốt chanh vào mật ong và bôi lên lưỡi trẻ. Cứ để trẻ mút tự nhiên.
2. Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh do liên cầu khuẩn. Khi trẻ bị viêm họng cấp sẽ sốt rất cao, lên đến 39, 40 độ. Bệnh thường tiến triển trong vòng 3,4 ngày sau đó trở lui. Không có thuốc đặc trị bệnh viêm họng cấp mà chỉ có thể điều trị triệu chứng, chăm sóc, nâng đỡ trẻ khi trẻ bị bệnh.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm họng cấp:
Thời tiết lạnh, ẩm là môi trường thuận lợi cho liên cầu phát triển, gây nên viêm họng, sau đó tiển triển thành viêm đường hô hấp trên. Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, triệu chứng là người bệnh sốt cao 39 – 40 độ C, nuốt đau, rát họng, khàn tiếng, sụt sịt, chảy nước mũi, tắc mũi, khàn giọn, ho khan. Hạch vùng cổ, hạch góc hàm thường viêm tấy, sưng đau, khiến trẻ đau lên tai và đau nhói khi nuốt.
Viêm họng cấp thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, sau đó, bệnh sẽ lui dẫn, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh, sốt giảm dần, hiện tượng đau rát họng cũng không còn.
Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, nếu kéo dài hơn có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai, mũi, phế quản. Ở trẻ em, nguy hiểm hơn nữa, còn có thể gây bệnh thấp tim. Liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.
Triệu chứng chung của thấp tim do viêm họng cấp là trẻ sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm họng cấp
Khi trẻ bị viêm họng cấp, cần phải cho trẻ nghỉ ngơi, giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là giữ ấm cho các bộ phận cổ, ngực, gan bàn chân. Đồng thời nên cung cấp cho trẻ nhiều vitamin C bằng cách ăn các hoa quả như cam, quýt, bưởi hoặc viên uống, nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu trẻ có triệu chứng trở nặng, lâu khỏi, sốt cao trên 38độ C cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để chỉ định cho thuốc uống, không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị.
Nếu viêm họng cấp do virus gây ra, điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả nên chủ yếu là điều trị triệu chứng. Cần cho trẻ súc miệng, súc họng thường xuyên bằng nước muối ấm loãng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ. Cần uống đủ liều, dù các triệu chứng đã biến mất, để đề phòng kháng thuốc.
Trẻ có biến chứng thấp tim cần được điều trị chu đáo, phải theo dõi điều trị hàng tháng.
Chăm sóc khi trẻ bị viêm họng cấp
Viêm họng cấp là loại bệnh chiếm tỷ lệ hàng đầu tại các phòng khám nhi khoa. Khi trẻ bị viêm họng cấp, cha mẹ cần biết cách chăm sóc để tránh bị biến chứng ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khác.
Về điều trị, với em bé dưới 1 tuổi khi bị sốt, có thân nhiệt trên 38°C thì nên cần nhanh chóng được khám, tránh tự ý điều trị, vì trẻ em sốt cao rất dễ đưa đến co giật. Cần cho bé uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.
Phòng bệnh viêm họng cấp cho trẻ
Giúp bé vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày như: đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.
Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng.
Với phòng ngủ, cần thoáng mát, nếu có điều hòa nhiệt độ cần giữ ở mức khoảng 24 – 26°C. Nếu sử dụng quạt, nên cho trẻ nằm quạt tốc độ lớn trong thời gian ngắn giúp trẻ dễ ngủ, sau đó giảm dần cường độ, quạt phải luôn được quay thay đổi hướng gió.
Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội, đánh răng sau mỗi bữa ăn, tập thể dục.
Tập thói quen rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng tốt, dinh dưỡng cân bằng, đủ dưỡng chất, uống vitamin A đầy đủ theo hướng dẫn, tắm nắng chống còi xương, suy dinh dưỡng.
Luôn giữ cho trẻ ấm áp, tránh gió lùa, tránh tập trung nơi đông người, tránh nơi môi trường bị ô nhiễm, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi.
Cho bé uống thuốc đúng cách
Đa số các bậc cha mẹ đều cảm thấy rất khó khăn và vất vả khi cho con nhỏ uống thuốc. Vài bí quyết nhỏ dưới đây có thể giúp bạn làm việc này đơn giản hơn:
Bạn nên cho bé uống thuốc cách xa bữa ăn nếu không muốn bé nôn sẽ ra hết cả phần thức ăn đó.
Chỉ cho bé uống thuốc khi thật sự cần thiết.
Báo với bác sĩ “khẩu vị” của bé (thích chua, ngọt, mùi dâu, táo…) để họ có thể cho bé những loại thuốc có mùi vị mà bé thích.
Cho bé uống thuốc từ từ, từng chút một. Nếu bé nôn ra thì cho uống lại liền sau đó. Đối với những bé còn ẵm ngửa thì cha mẹ nên cho uống thuốc bằng xilanh, bơm từng chút một để bé nuốt dần. Khi bé lớn hơn, có thể dụ bé bằng cách đút một muỗng thuốc kèm theo sau muỗng thức ăn mà bé thích.
Có bé rất thích bắt trước người lớn nên cha mẹ nên làm ra vẻ cùng uống thuốc với trẻ.
Hoan hô, tán thưởng bé sau mỗi muỗng thuốc uống vào thành công.
Không pha thuốc vào sữa, vào thức ăn để lừa bé. Tránh trường hợp bé sợ thuốc, sợ luôn thức ăn và sữa.
Những bé còn quá nhỏ chỉ có thể uống các loại thuốc ở dạng bột, siro hoặc viên sủi. Do đó cha mẹ nên tán nhuyễn thuốc trước khi cho bé uống, nếu không trẻ dễ bị sặc.
Với những bé khó nạp thuốc bằng đường uống (trẻ luôn nôn ra với bất kỳ loại thuốc nào) thì cha mẹ nên cho bác sĩ biết để tìm giải pháp khác như nhét vào hậu môn hoặc thuốc tiêm.
Cha mẹ cần chăm sóc vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên
Đó là lời khuyên của Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai. Viêm hô hấp, mũi họng có những dấu hiệu ban đầu là ho hắng, sụt sịt, thở khò khè, hắt hơi, sốt… Những triệu chứng ho, sốt, ói, sổ mũi, biếng ăn là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý ở trẻ nhỏ, do đó cha mẹ không nên quá chủ quan. Nếu không chăm sóc bé cẩn thận, bé rất dễ bị viêm nhiễm từ đường hô hấp trên lan xuống đường hô hấp dưới như viêm phổi.
Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc cho bé khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Trẻ mệt thường ăn ít, cha mẹ không nên ép bé ăn, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho bé, chế biến đồ ăn mềm mịn, dễ tiêu hóa.
Cha mẹ cần chú ý tăng cường miễn dịch tự nhiên cho trẻ thông qua dinh dưỡng. Cha mẹ cần bổ sung cho con một số chất quen thuộc như sắt, kẽm, DHA, omega 3,… trong bánh mì, một số loại nấm, hạt ngũ cốc… Nên cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để giúp hệ miễn dịch của bé được tăng cường.
Nếu trẻ bị nghẹt mũi do đờm nhớt, cha mẹ nên thường xuyên rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Trong tiết trời lạnh, cha mẹ nên mặc ấm cho bé, giữ ấm cổ cho bé trước khi ra khỏi nhà, hạn chế đưa bé tới chỗ đông người. Cho bé tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm phòng của Quốc gia.
Thường xuyên vệ sinh chân tay cho bé. Không nên cho bé ăn đồ ăn lưu cữu từ lâu vì khả năng có vi khuẩn trong đó là rất cao. Nếu bé sốt, cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện.1. Tìm hiểu thêm về bệnh của con
Ảnh: Getty images
Mũi và hầu họng là đường không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể. Không khí hít vào đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 - 6 lần trong một năm, tần số có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo sau đó giảm dần.
Chính vì vậy chúng ta không nên quá lo lắng khi thấy con đi trẻ vài ngày lại phải nghỉ vài ngày vì ho, sổ mũi. Đây cũng chính là quá trình thích nghi cần thiềt để cơ thể trẻ có đủ khả năng miễn dịch. Tuy nhiên viêm mũi sẽ trở thành bệnh lý khi tái phát quá nhiều lần hoặc đưa đến những biến chứng như viêm phổi, viêm tai...
Viêm mũi ở trẻ em chủ yếu là do virut. Khởi đầu virut xâm nhập làm rối loạn hoạt động bình thường của mũi và làm suy yếu sự đề kháng tại chỗ, tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, đưa đến sự bội nhiễm vi khuẩn.
Trẻ bị viêm mũi họng thường khởi đầu bằng hiện tượng ngạt mũi, chảy nước mũi, nhầy và ho. Trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn ói, tiêu chảy. Kèm theo các triệu chứng này cũng có thể có sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy vào mức độ viêm nhiễm của bé.
Các biểu hiện kéo dài 5-7 ngày rồi thuyên giảm, nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi.
3. Cách chăm sóc
- Nếu bé nhà bạn nhỏ dưới 2 tuổi, nhỏ mũi cho bé bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 4-5 lần. Với trẻ lớn hơn có thể dùng chai nước muối có vòi xịt, lực nước đi vào mũi bé sẽ mạnh hơn.
Khi xịt rửa mũi cho con, cần phải làm lúc trẻ thức, lúc trẻ mở miệng để màng hầu che kín giúp nước từ mũi không chảy vào họng. Bạn lần lượt xịt mỗi bên mũi bé, dùng 2 ngón tay bóp day 2 cánh mũi cho nước mũi chảy ra. Làm như vậy 2-3 lần mới rửa sạch được niêm mạc trong hốc mũi.
Với trẻ lớn đã biết xì mũi, sau khi rửa mũi cho trẻ, bạn hướng dẫn con dùng hơi xì mạnh ra ngoài. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ dùng dụng cụ hút mũi đã tiệt trùng, hút thật nhẹ nhàng đưa rỉ mũi bẩn ra ngoài.
Động tác hút mũi hay xì mũi cho trẻ rất quan trọng. Vì nếu không hút dịch sau khi nhỏ mũi thì tác dụng vệ sinh, rửa mũi hầu như không còn.
Ảnh: Getty images
- Cần cho trẻ uống nhiều nước ấm sẽ rất tốt cho việc long đàm (nếu có) trong cổ họng của bé, giúp bé bớt ho hơn. Và nếu bé sốt, cơ thể cũng sẽ mất nhiều nước nên cũng cần uống bù nước.
- Nếu trẻ sốt cao trên 380C, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và thuốc hạ sốt.
Dùng khăn bông cho vào nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ 37-40oC) vắt ráo, lau khắp người bé và xếp các khăn này để vào hai bên nách và bẹn, đổi khăn lần lượt đến khi nhiệt độ của trẻ dưới 38oC. Cho bé mặc quần áo mỏng, thoáng, nơi trẻ nằm phải thoáng, tránh gió mạnh, tránh quạt trực tiếp và vẫn phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Dùng thuốc hạ sốt nhóm paracetamol.
2. Khi nào cần đi bác sĩ?
Khi bạn thấy bé viêm mũi kéo dài trên 7 ngày, hoặc có triệu chứng nặng hơn như viêm mũi kéo dài, sốt cao liên tục, bé kêu đau trong tai, nghe kém, trẻ nhỏ hay dụi vào tai, nặng hơn như đau tai, chảy mủ tai, khàn tiếng, trẻ khó thở, khò khè thì phải kịp thời đưa trẻ đi khám để được chỉ định dùng kháng sinh.
4. Nên cho trẻ ăn uống như thế nào?
Có rất nhiều quan niệm phải kiêng khem món nọ món kia vì cho rằng thực phẩm đó dễ làm bé ho nhiều hơn, hoặc khi mẹ thấy bé hay ói thì lại ngại cho ăn, uống sữa. Thực tế, mẹ cần cho bé ăn với lượng dinh dưỡng như bình thường, với đủ nhóm thịt, cá, trứng, đậu, rau củ, trái cây... để cơ thể bé khỏe, nhanh phục hồi. Điều đáng nói là khi trẻ mắc bệnh này sẽ rất hay ho, nôn ói… nên mẹ cần kiên nhẫn. Nấu cháo loãng hơn bình thường. Cho trẻ ăn từng ít một, nhiều lần trong ngày, kể cả sữa và thức ăn đều được chia nhỏ. Để tránh bao tử quá đầy, trẻ ho sẽ dễ ói.
5 lưu ý khi bé viêm họng mẹ chớ chủ quan
Tuy đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả về sau như viêm amidan hay phổi bị tổn thương.
1. Triệu chứng của bệnh viêm họng
Viêm họng là tình trạng viêm (sưng) hoặc nhiễm trùng của các mô và cơ cấu trong họng của trẻ. Khi mắc bệnh này trẻ sẽ có dấu hiệu đau họng, nhức đầu,hai hạch nhân to, sần sùi, tiết dịch, hạch ở cổ và dưới hàm sưng to và đau.
Có nhiều trường hợp trẻ sẽ bị sốt khi bị viêm họng. Đối với trẻ tử 3-6 tháng tuổi, nếu bé sốt trên 38,5 độ C thì mức độ bệnh rất nghiệm trọng; đối với bé trên 6 tháng tuổi sốt ở mức sốt 39 độ C thì cần nhanh chóng hạ sốt an toàn cho con và đưa bé đi khám ngay.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm họng ở trẻ phần lớn là do virus gây bệnh như adeno, rhino, virus cúm, sởi…Bên cạnh đó, một số vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ trong số các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, các yếu tố như thay đổi thời tiết, khí hậu cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm họng
3. Trường hợp nguy hiểm cần đưa đi bệnh viện
Nếu người lớn nhận thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt cao hoặc xuất hiện các nốt phát ban trên người thì nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời. Tuy đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả về sau như viêm amidan hay phổi bị tổn thương.
4. Cách điều trị khi trẻ bị viêm họng
Đa số các trường hợp viêm họng và viêm đường hô hấp trên ở trẻ là do virus, do đó khi bệnh ở mức độ nhẹ, người lớn không cần cho bé uống kháng sinh. Các mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian hiệu quả để chữa bệnh viêm họng ở trẻ như gừng và mật ong, chanh và mật ong... Ngoài ra, mẹ có thể cho con uống các loại siro khi chớm có triệu chứng như Siro CottuF để hỗ trợ giảm đau họng, viêm họng, sổ mũi, cảm sốt cho bé nhanh.
Mẹ cần đảm bảo cho bé một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngăn ngăn ngừa và hạ sốt an toàn cho con, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ dễ ăn. Với trẻ sơ sinh, nếu bé bị viêm họng khiến họng đau và sưng thì mẹ cần cho bé bú nhiều sữa hơn. Với các bé bước vào tuổi ăn dặm thì các thực phẩm dành cho bé cần phải được nghiền min, nấu loãng để bé dễ nuốt hơn.
5. Cách phong tránh bệnh viêm họng ở trẻ
Để phòng tránh bệnh viêm họng ở trẻ, các mẹ nên:
- Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người và nhớ đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận khi cho bé ra ngoài vào những ngày nắng nóng.
- Mùa hè, không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn lạnh như kem
- Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
5 lưu ý khi bé viêm họng mẹ chớ chủ quan
Tuy đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả về sau như viêm amidan hay phổi bị tổn thương.
1. Triệu chứng của bệnh viêm họng
Viêm họng là tình trạng viêm (sưng) hoặc nhiễm trùng của các mô và cơ cấu trong họng của trẻ. Khi mắc bệnh này trẻ sẽ có dấu hiệu đau họng, nhức đầu,hai hạch nhân to, sần sùi, tiết dịch, hạch ở cổ và dưới hàm sưng to và đau.
Có nhiều trường hợp trẻ sẽ bị sốt khi bị viêm họng. Đối với trẻ tử 3-6 tháng tuổi, nếu bé sốt trên 38,5 độ C thì mức độ bệnh rất nghiệm trọng; đối với bé trên 6 tháng tuổi sốt ở mức sốt 39 độ C thì cần nhanh chóng hạ sốt an toàn cho con và đưa bé đi khám ngay.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm họng ở trẻ phần lớn là do virus gây bệnh như adeno, rhino, virus cúm, sởi…Bên cạnh đó, một số vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ trong số các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, các yếu tố như thay đổi thời tiết, khí hậu cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm họng
3. Trường hợp nguy hiểm cần đưa đi bệnh viện
Nếu người lớn nhận thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt cao hoặc xuất hiện các nốt phát ban trên người thì nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời. Tuy đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả về sau như viêm amidan hay phổi bị tổn thương.
4. Cách điều trị khi trẻ bị viêm họng
Đa số các trường hợp viêm họng và viêm đường hô hấp trên ở trẻ là do virus, do đó khi bệnh ở mức độ nhẹ, người lớn không cần cho bé uống kháng sinh. Các mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian hiệu quả để chữa bệnh viêm họng ở trẻ như gừng và mật ong, chanh và mật ong... Ngoài ra, mẹ có thể cho con uống các loại siro khi chớm có triệu chứng như Siro CottuF để hỗ trợ giảm đau họng, viêm họng, sổ mũi, cảm sốt cho bé nhanh.
Mẹ cần đảm bảo cho bé một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngăn ngăn ngừa và hạ sốt an toàn cho con, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ dễ ăn. Với trẻ sơ sinh, nếu bé bị viêm họng khiến họng đau và sưng thì mẹ cần cho bé bú nhiều sữa hơn. Với các bé bước vào tuổi ăn dặm thì các thực phẩm dành cho bé cần phải được nghiền min, nấu loãng để bé dễ nuốt hơn.
5. Cách phong tránh bệnh viêm họng ở trẻ
Để phòng tránh bệnh viêm họng ở trẻ, các mẹ nên:
- Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người và nhớ đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận khi cho bé ra ngoài vào những ngày nắng nóng.
- Mùa hè, không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn lạnh như kem
- Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét