Đoán bệnh qua nước tiểu
Bình thường nước tiểu có mùi khai, trong như nước suối hay hơi vàng. Khi nước tiểu có màu, mùi, vị khác lạ, đích thị cơ thể bạn có vấn đề.
Nhìn màu sắc
Màu vàng sẽ đậm hơn khi bạn uống chưa đủ nước hay ăn nhiều thịt, nhiều đồ chiên xào, 4 ly nước cam một ngày hay uống nhiều rượu bia. Nước tiểu cũng sẽ vàng khi bạn sốt hay uống các loại kháng sinh. Nước tiểu màu vàng, lại thêm vàng da, vàng mắt là dấu hiệu bệnh gan.
Nước tiểu có màu đỏ như nước rửa thịt chứng tỏ thận của bạn bị viêm nên các lỗ lọc to ra và đã cho hồng cầu đi ra theo nước tiểu. Nếu nước tiểu màu đỏ kèm theo đau lưng âm ỉ báo cho bạn nguy cơ sỏi thận. Viên sỏi “cù cựa” đã làm tổn thương mạch máu nhỏ và máu chảy ra theo nước tiểu. Có trường hợp mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh, xét nghiệm nước tiểu được chẩn đoán một câu xanh rờn: “Đái máu vi thể” tức là bạn nhìn mắt thường chưa thấy rõ màu hồng nhưng mỗi ngày bạn đã mất đi một ít máu qua nước tiểu gây thiếu máu. Nước tiểu màu đỏ còn gặp trong trường hợp nhiễm độc thủy ngân.
Ngửi nước tiểu
Mùi nồng thường gặp khi bạn ăn nhiều hành tỏi, măng tây, uống nhiều bia rượu. Uống cà phê rồi tiểu ra mùi cà phê như một bạn đọc 60 “xuân xanh” hỏi thường có thể sau đó bạn uống ít nước. Còn nếu bạn đã uống đủ số lượng nước cần mà vẫn ra mùi cà phê thì chứng tỏ cơ thể bạn không có enzym phân hủy cà phê nên chúng “chuồn” ra đường tiểu. Nước tiểu có mùi hôi gặp trong trường hợp nhiễm trùng đường tiểu. Đặc biệt rõ khi nam giới bị bệnh lậu sẽ có tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ, ra máu. Lúc này nước tiểu như một “bãi chiến trường” gồm máu, mủ gây đục và rất hôi. Phụ nữ bị nhiễm trùng tiểu, nước tiểu có màu vàng sậm cũng bay mùi hôi nhẹ.
Nếm nước tiểu
Nếm một chút nước tiểu thấy ngọt: tiểu đường nặng. Đó là chuyện thời xưa chưa có xét nghiệm, còn bây giờ không còn ai nếm nước tiểu.
Nước tiểu tung bọt
Bạn ngủ một đêm say sưa nhưng hai thận của bạn vẫn làm việc. Chúng lọc nước tiểu và cô đặc lại để bạn không bị bàng quang đánh thức. Nước tiểu buổi sáng sớm thường vàng và đàn ông đứng tiểu thấy chúng sủi bọt rồi tan ra liền. Đó là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu nước tiểu có bọt lại lâu tan và xảy ra trong tất cả những lần bạn tiểu thì đó là tình trạng “đái ra protein”. Đái ra protein có thể gặp khi phụ nữ mang thai, xét nghiệm thấy protein “có vết” trong nước tiểu. Nước tiểu được coi là bình thường nếu nồng độ protein không vượt quá 0,03 gam mỗi lít. Nhiều hơn tức là thận có vấn đề. Nếu bạn đi tiểu có bọt thường xuyên thì đây là dấu hiệu SOS báo cho biết thận có bệnh bởi bình thường hệ thống lọc của thận không cho những phần tử protein đi qua. Protein ra ngoài gặp nước trong bồn cầu sẽ tạo thành bọt. Nó giống như bảo vệ lơ là để kẻ gian vô cơ quan gây rối. Các nghiên cứu gần đây còn cảnh báo rằng: Protein niệu được coi là chỉ số đánh giá tuổi thọ của bạn. Những người có hai quả thận hoạt động tốt, protein niệu bình thường sẽ sống lâu hơn chừng 15 năm so với người thận yếu.
Khi tiểu có khí bay ra
Là khi bạn bị nhiễm trùng, vi khuẩn sinh ra khí. Cũng gặp trong trường hợp dò bàng quang-trực tràng, khí từ trong ruột chạy qua bàng quang mà vào nước tiểu.
Tiểu nhiều lần
Đàn ông ban đêm thức dậy đi tiểu nhiều lần hãy coi chừng tuyến tiền liệt phình to, đè ép vào bàng quang. Tiểu nhiều lần còn gặp trong viêm bàng quang, trong đó tiểu gắt, tiểu buốt là hai triệu chứng điển hình.
Tiểu không tự chủTức là bạn không kịp chạy đến nơi đi tiểu đã tè ra quần giống em bé dưới 3 tuổi. Tình trạng này gặp ở những phụ nữ sinh nhiều con, cơ thắt ở cổ bàng quang bị nhão, không còn khả năng kềm dòng nước đi ra (giống như cửa nhà bạn bị vênh, đóng không kín). Cũng gặp ở những người nhiễm trùng đường
tiểu không chữa trị triệt để.
Phòng bệnh cho thận bằng uống nước
Thận lọc máu để thải độc. Vì thế uống đủ nước là giúp thận thực hiện nhiệm vụ dễ dàng. Thiếu nước, thận khó lọc. Vậy uống bao nhiêu? Mỗi ngày bạn uống từ 2 lít đến 2,5 lít tùy theo đổ mồ hôi nhiều hay ít. Kỹ hơn thì bạn xem mình tiểu ra bao nhiêu thì uống bù bấy nhiêu nước. Uống nước tốt nhất là nước lọc, đừng uống nước ngọt hay bia, rượu. Không uống nước đá, đặc biệt một số người có thói quen uống nước đá khi ăn. Nước đá sẽ làm đông dầu mỡ của thức ăn khiến chúng rất khó tiêu.
Chưa kể nước đá không sạch sẽ là cầu nối đưa vi khuẩn vô ruột. Uống nước ấm giống như nhiệt độ cơ thể là tốt nhất. Mỗi sáng thức dậy bạn uống 300ml nước ấm giống như một cuộc thanh lọc cơ thể và giúp rửa sạch“bộ đồ lòng”. Trong ngày nếu có điều kiện bạn cũng nên uống nước ấm. Bạn nào hay tiểu đêm thì kết thúc việc uống nước trước 7 giờ tối.
Theo giáo sư David Wishart (Đại học Alberta, Canada): “Nước tiểu là một chất lỏng sinh học vô cùng phức tạp”. Đặc biệt, ta cứ tưởng thận lọc máu ra nước tiểu nhưng trong quá trình lọc lại xuất hiện khá nhiều chất không hề có trong máu. Vì thế nước tiểu vẫn còn nhiều điều phải khám phá.
(TH).
Những dấu hiệu cảnh báo bạn đã "chớm" bị bệnh thận
Phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh thận và cải thiện nó bằng một lối sống lành mạnh là việc làm cần thiết để bạn tránh cho mình nguy cơ suy thận.Cũng như gan, thận là bộ phận nội tạng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể.
Thận lọc máu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Thận là cửa ngõ đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.
Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong người, rối loạn điện giải, rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, ... thậm chí đe dọa sự sống của cơ thể.
Chính vì tầm quan trọng của thận nên sức khỏe thận luôn là điều bạn cần phải lưu tâm.
Việc phát hiện sớm những dấu hiệu suy yếu của thận cũng là một cách tích cực để bạn cải thiện nó, giúp tránh những nguy cơ suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Mặt cắt thận bị suy.
1. Những dấu hiệu cảnh báo thận có vấn đề:
Thay đổi thói quen đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…
Cơ thể bị phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay.
Chế độ ăn không hợp lý khiến cơ thể, đặc biệt là thận, tích tụ nhiều độc tố gây ra các hiện tượng trên. Thanh lọc cơ thể sẽ khiến cho bạn loại bỏ những độc tố đó.
Mệt mỏi: Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít ery-thropoietin (một loại hormone tạo ra tế bào hồng cầu chứa oxy) hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng.
Ngứa: Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
Hơi thở có mùi như nước tiểu: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi.
Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều của các chất thải trong máu (chứng urê huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
Đau chân hay cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.
2. Những giải pháp giúp thận luôn khỏe mạnh:
- Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
- Có chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol.
- Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp.
- Dừng hút thuốc lá, hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.
- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
Theo Đại Lộ
Bệnh thận thường diễn biến một cách âm thầm, lặng lẽ nên rất khó phát hiện và khi phát hiện ra thì bệnh thường đã ở giai đoạn suy thận rất khó điều trị.Thận là cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể. Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải và nước dư thừa từ máu.
Mỗi ngày, thận gạn lọc khoảng 200 lít máu và sản xuất khoảng 2 lít nước tiểu để đảm bảo cơ thể không có những chất tồn dư độc hại.
Thận trở nên suy yếu và được coi là có bệnh khi một phần hoặc toàn bộ phần thận mất khả năng thực hiện các chức năng bình thường.
Khi thận không thực hiện được chức năng của mình, điều đó rất nguy hiểm vì chất phế thải và dư lượng các chất độc hại cùng với nước sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Bệnh thận thường diễn biến một cách âm thầm, lặng lẽ nên rất khó phát hiện và khi phát hiện ra thì bệnh thường đã ở giai đoạn suy thận rất khó điều trị.
Bởi vậy, việc có 1 lối sống lành mạnh để giữ gìn sức khỏe thận và đề phòng những triệu chứng chứng tỏ thận có dấu hiệu suy yếu chính là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ suy thận.
Nếu bạn thấy cơ thể có những triệu chứng đáng ngại sau, có thể thận của bạn đang gặp vấn đề. Hãy kiểm tra và có biện pháp điều trị tích cực trước khi bệnh chuyển sang những giai đoạn nghiêm trọng.
1. Những thay đổi có thể gặp khi đi tiểu:
- Đi tiểu đêm thường xuyên: Nếu bạn bỗng dưng chuyển sang một giai đoạn cần đi tiểu đêm thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi chức năng lọc của thận bị suy yếu, nhu cầu đi tiểu sẽ gia tăng.
Tuy nhiên, đây còn là dấu hiệu của những căn bệnh khác như nhiễm trùng đường tiểu hoặc phì đại tuyền tiền liệt ở nam giới.
- Nước tiểu có nhiều bọt: Khi đi tiểu, bạn thấy nước tiểu có quá nhiều bọt, đặc biệt là bọt lâu tan thì chứng tỏ trong nước tiểu có quá nhiều protein. Điều này chứng tỏ chức năng thận của bạn đã bị rối loạn.
- Nước tiểu có máu: Khi thận hư, các tế bào máu có thể bị rò rỉ ra ngoài theo đường tiểu. Vì vậy bạn có thể thấy trong nước tiểu có máu. Tuy nhiên, triệu chứng này còn cảnh báo nhiều căn bệnh khác như khối u, sỏi thận hay bị nhiễm trùng...
- Những triệu chứng khác khi đi tiểu: Những dấu hiệu khác cảnh báo bệnh thận mà bạn có thể gặp phải là nước tiểu có màu tối, màu nhạt hơn bình thường, khi đi tiểu cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...
Ảnh minh họa
2. Những dấu hiệu khác cảnh báo bệnh thận:
- Phù: Một trong những chức năng chính của thận là loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Khi thận suy yếu, chất lỏng dư thừa không được loại bỏ và tích tụ lại trong cơ thể khiến bạn bị phù ở các bộ phận cơ thể như chân, tay, mặt, bàn chân, cổ chân...
- Ngứa: Khi thận bị suy, các chất thải không được đào thải khỏi máu gây nhiễm độc cơ thể. Một trong những biểu hiện của sự nhiễm độc là da bị ngứa.
- Đau chân, đau cạnh sườn: Người bị bệnh thận thường gặp các triệu chứng đau ở lưng hoặc sườn. Nguyên nhân là do các nang trong thận chứa đầy chất lỏng to lên và gây đau.
- Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều chất thải trong máu gây ra chứng ure huyết, chứng này có thể khiến bạn gặp tình trạng buồn nôn và nôn.
- Hơi thở có mùi nước tiểu: Chứng ure huyết do thận yếu cũng khiến cho hơi thở bạn có mùi amoniac.
- Mệt mỏi: Khi thận khỏe mạnh, chúng taọ ra hormone gọi là erythropoi-etin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.
Khi thận bị hỏng, hormone ery-thropoietin ít được tạo ra, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn. Chính vì vậy, đầu óc và hệ cơ sẽ nhanh chóng kiệt sức. Tình trạng này còn gọi là thiếu máu có liên quan đến thận.
- Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung: Khi thận yếu dẫn đến tình trạng thiếu máu thì não sẽ không được cung cấp đủ oxy. Dễ hiểu là bạn sẽ gặp cảm giác hoa mắt, chóng mặt và không thể tập trung.
Điều này còn dẫn đến cảm giác ớn lạnh cho dù bạn có đang ở trong một môi trường ấm áp.
- Cảm thấy hơi thở nông: Người bị thận có thể gặp cảm giác hơi thở của mình nông, không sâu, như bị hụt hơi. Nguyên nhân là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ lại trong 2 lá phổi, cộng với thiếu máu sinh ra chứng thở nông.
3. Cách phòng tránh bệnh thận:
- Uống đủ nước: Mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 - 2 lít nước đảm bảo cung cấp đủ nước cho thận làm việc tốt.
- Hạn chế dùng muối vì muối gây hại thận và là một trong những nguyên nhân tăng huyết áp.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm cho bệnh thận tiến triển nhanh hơn.
- Không dùng thuốc bừa bãi: Khi dùng thuốc cần có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sỹ vì có rất nhiều thuốc gây hại cho thận.
- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và thừa cholesterol.
Giải độc thận chính là làm sạch các chất cặn bã bám bẩn trong thận, giúp các đơn vị cầu thận hoạt động tốt hơn.
1. Vai trò của thận:
Thận giữ một vai trò quan trọng trong các cơ quan nội tạng. Nhiệm vụ chính của thận là lọc máu và chấ lỏng để duy trì cân bằng nước trong cơ thể. Mỗi ngày, thận lọc khoảng 200l máu và chất lỏng sau đó thải ra ngoài khoảng 1,5l nước.
Trong quá trình làm việc, thận sẽ đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể thông qua đường tiết niệu.
Đồng thời, thận cũng giữ trọng trách cân bằng độ pH, duy trì sẽ cân bằng điện giải trong cơ thể, sinh ra một số hormone có lợi cho việc hình thành tế bào máu.
Nếu thận của bạn khỏe mạnh để đảm nhiệm tốt vai trò của mình, thận sẽ đào thải hết các chất cặn bã và chất thải ra khỏi cơ thể.
2. Những cách thanh lọc thận đơn giản:
a. Bấm huyệt giải độc thận:
BS. Nogier, trong quyển “Acupuncture by Acupressure” xuất bản tại New York, Mỹ năm 1978 hướng dẫn một phương pháp rất đơn giản để kiểm tra thận có bị nhiễm độc hay không như sau:
Dùng ngón cái của tay phải ấn vào huyệt thái khê (vùng giữa đỉnh cao nhất của mắt cá chân trong và gân gót). Nếu ấn vào thấy đau tức là chức năng thận không được tốt, càng đau nhiều chức năng giải độc của thận càng kém.
Cách giải quyết: Dùng ngón tay day trên huyệt thái khê khoảng 1 phút, ngày 2 lần vào sáng lúc ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Duy trì day huyệt thái khê đều đặn trong thời gian dài sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt của chức năng thận, biểu hiện: Đi tiểu tốt, không bị đau lưng, mỏi gối, ngủ ngon hơn, khả năng sinh hoạt tình dục tốt hơn...
b. Giải độc thận bằng giấm táo:
Giấm táo là loại giấm có giá trị rất tốt trong việc giúp thanh lọc, giải độc thận. Trong quá trình lên men, giấm táo sản sinh ra acid acetic - một loại acid giúp lau sạch những mảng bám bẩn gây tắc nghẽn ống thận.
Khi dùng giấm táo để thanh lọc thận, không nên uống trực tiếp mà nên dùng 1,2 thìa nhỏ cho vào những món ăn phù hợp. Duy trì tần suất ngày 3 lần để có tác dụng thanh lọc tốt nhất.
c. Giải độc thận bằng chanh: Chanh là loại thực phẩm tốt nhất trong việc thanh lọc giải độc cơ thể. Những hàm lượng dinh dưỡng trong chanh như vitamin C, chất flavonoit - chất chống oxy hóa... có thể giúp làm sạch gan, thận, bàng quang, hệ tiêu hóa và phổi.
Mỗi ngày một cốc nước chanh vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy và chưa ăn sáng là cách mà bạn có thể áp dụng để thanh lọc cơ thể. Có thể thêm 1,2 thìa mật ong nhỏ cũng rất tốt.
Chú ý nên pha nước chanh với nước ở nhiệt độ thường, vì nếu pha bằng nước nóng sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng ở trong chanh.
Khi đã bị suy thận mà ăn nhiều trái cây như cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, táo… có nguy cơ tăng kali máu.
Hoa quả là đồ ăn được khuyến khích với hầu hết mọi người, ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên điều này chỉ đúng đối với những người bình thường hoặc những người bị bệnh thận chưa có suy thận và tiểu ít. Bởi vì khi đã bị suy thận mà ăn nhiều trái cây như cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, táo… có nguy cơ tăng kali máu.
Khi kali máu tăng là một cấp cứu nội khoa, bệnh nhân có thể tử vong rất nhanh nếu như tăng kali máu gây rối loạn nhịp tim. Cũng cần lưu ý rằng người bị suy thận chỉ nên uống nước đun sôi để nguội. Lượng nước qua ăn hoặc uống vào hằng ngày bằng số lượng nước tiểu/24 giờ cộng thêm từ 400-500ml.
Nên hạn chế nước đối với những người bị phù nhiều hoặc tăng huyết áp. Tuyệt đối không uống rượu bia, không nên uống các loại nước ngọt có ga vì dễ gây các biến chứng về đột quy, nhất là người suy thận có tăng huyết áp.
Theo Sức Khỏe & Đời sống
Để có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho người phải lọc máu ngoài thận không phải là chuyên dễ. Vì nó không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà quan trọng hơn nó còn làm chậm diễn tiến và hạn chế những ảnh hưởng thứ phát của bệnh.
Bạn biết gì về lọc máu ngoài thận?
Với bệnh nhân suy thận, khi thận không còn khả năng lọc máu thì đó là lúc cần phải tiến hành phương pháp lọc máu ngoài thận để duy trì sức khỏe. Hiện nay y học sử dụng hai phương pháp lọc máu ngoài thận đó là lọc cầu tay và lọc màng bụng.
Lọc cầu tay hay còn gọi thận nhân tạo là phương pháp điều trị phổ biến thường được dùng cho bệnh nhân suy thận mạn, mỗi tuần bệnh nhân phải lọc máu 3 lần. Cho máu bệnh nhân chảy vào những ống dẫn của máy lọc thận. Máu sẽ tiếp xúc với chất dịch do máy sản xuất qua một màng nhân tạo. Sau khi được lọc hết chất độc, máu lại được tiêm trả lại cho bệnh nhân. Máy lọc cũng tự động rút khỏi cơ thể một lượng nước nhất định.
Lọc ổ bụng là dùng ngay màng bụng của bệnh nhân để lọc, ống thông được cố định vĩnh viễn vào thành bụng. Cứ 30 phút một lần bơm dịch vào ổ bụng rồi hút dịch ra bằng máy.
Bệnh nhân lọc máu ngoài thận nên có chế độ ăn như thế nào?
Với mỗi bệnh nhân chạy thận hoặc người nhà chăm sóc bệnh nhân đều phải nắm rõ một nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn hàng ngày của người bệnh đó là: ăn tăng đạm, ít muối, giàu năng lượng, đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các yếu tố tạo máu.
Những lưu ý về dinh dưỡng
- Bệnh nhân cần ăn ít muối (ít natri, kali; phospho) để phòng tránh hiện tượng phù và các biến chứng ở tim của người bệnh. Nồng độ muối cao sẽ kích thích cảm giác khát và là yếu tố thuận lợi cho việc tăng cân giữa hai kỳ lọc máu, đồng thời làm cho huyết áp tăng cao và ngày càng nặng hơn. Khi lượng kali, phospho trong máu quá cao sẽ gây tình trạng rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến ngừng tim đột ngột.
- Hạn chế nước: Người bệnh điều trị thận nhân tạo theo chu kỳ luôn luôn phải hạn chế đưa nước vào cơ thể. Cần phải tránh sử dụng các loại nước ngọt thay vào đó uống nước canh rau, ăn các loại hoa quả như: táo, dâu, sơ ri, lê, mận…
- Bệnh nhân cần ăn nhiều chất đạm hơn như: thịt, cá, thịt gia cầm hay trứng. Các thực phẩm như nướng, hấp, ninh - hầm luôn được các bác sĩ tư vấn khuyên dùng thay cho các đồ chiên, rán.
- Các loại hạt khô như: lạc, đậu lăng; đỗ giàu protein nhưng những thực phẩm này không phải là lựa chọn tối ưu bởi nó chứa nhiều kali và phospho không tốt cho bệnh nhân lọc máu.
Ngoài chế độ ăn hàng ngày tập luyện thể dục đều đặn cũng là cách để bệnh nhân duy trì được sức khỏe.
Dinh dưỡng giàu protein?
Cùng với thực đơn tăng đạm giảm muối mỗi ngày, sản phẩm dinh dưỡng giàu protein Nepro 2 là người bạn đồng hành tin cậy của mỗi bệnh nhân chạy thận. Sau những giờ nằm lọc máu, một ly Nepro 2 thật sự cần thiết với người bệnh. Sản phẩm cung cấp nguồn đạm quý có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu và an toàn với bệnh nhân thận.
Nepro 2 cung cấp đủ 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Khi lựa chọn và sử dụng, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm bởi Nepro 2 không chứa lactose nên tránh tình trạng tiêu chạy ở những người bất dung nạp đường lactose. Chất xơ tự nhiên FOS trong Nepro 2 có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột giúp hấp thu thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa táo bón và các rối loạn tiêu hóa thường gặp.
Sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng Nepro 2 hoàn toàn không có cholesterol, cải thiện thành phần lipid máu phòng tránh các bệnh tim mạch và cao huyết áp. Nepro 2 bổ sung các Vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, C giúp củng cố hệ miễn dịch, canxi, vitamin D xây dựng và bảo vệ hệ xương, sắt B12 tạo máu, bổi bổ cơ thể.
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, thể dục hàng ngày, tinh thần luôn lạc quan là một trong những cách để người bệnh tăng cường sức khỏe “chiến đấu” lâu dài với căn bệnh nan y này, để mỗi ngày qua đi sẽ làm thêm được nhiều việc cho cuộc sống ý nghĩa hơn.
Theo Gia đình
Sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng Nepro 2 hoàn toàn không có cholesterol, cải thiện thành phần lipid máu phòng tránh các bệnh tim mạch và cao huyết áp. Nepro 2 bổ sung các Vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, C giúp củng cố hệ miễn dịch, canxi, vitamin D xây dựng và bảo vệ hệ xương, sắt B12 tạo máu, bổi bổ cơ thể.
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, thể dục hàng ngày, tinh thần luôn lạc quan là một trong những cách để người bệnh tăng cường sức khỏe “chiến đấu” lâu dài với căn bệnh nan y này, để mỗi ngày qua đi sẽ làm thêm được nhiều việc cho cuộc sống ý nghĩa hơn.
Theo Gia đình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét