Khi chúng ta đánh giá học sinh của mình, nền giáo dục của ta chỉ nhìn vào điểm số để đưa ra kết luận về triển vọng của cá nhân một con người. Điều đó là không có gì sai nếu chúng ta không coi đó là phương tiện hay thước đo duy nhất...
Tuy nhiên thật đáng buồn là hiện nay nó lại là thực trạng trong giáo dục của ta.
Kỳ thi kiểm tra kiến thức đã có mà phương Tây đặt tên là Proficiency Testchỉ đánh giá được một phần điều bạn biết chứ không thể hiện được khả năng của bạn trong việc tiếp thu và lĩnh hội cái mới. Đánh giá tiềm năng của con người mới là khó và các nước tiên tiến coi trọng Aptitude Test (đánh giá năng khiếu) quan trọng hơn rất nhiều "Proficiency Test".
Những chiếc cặp sách nặng oằn vai học sinh. Ảnh: GDVN
Tại Nhật Bản, người ta coi dạy cho trẻ con biết ước mơ quan trọng hơn rất nhiều việc truyền thụ kiến thức. Và như vậy nghĩa là càng hạ tầm quan trọng của "Proficiency Test" xuống sâu hơn nữa.
Phương pháp đó rất khác những gì đang diễn ra trong giáo dục của chúng ta:
1. Dạy quá nhiều kiến thức.2. Thi chỉ tập trung vào kiến thức và kiểu bài biết trước để luyện thi và luyện gà về kiến thức và thợ giải bài.
3. Không có khái niệm về Đánh giá năng khiếu (Aptitude Test) cho các trường chuyên biệt
4. Không dạy cho trẻ ước mơ, thậm chí có khi chê cười điều đó.
Chúng tôi xin đi vào vấn đề đầu tiên và cốt lõi nhất trong việc dạy cho trẻ biết ước mơ:
Hãy để các em trống rỗngNghe có vẻ lạ và phi lý, nhưng thực tế là thế. Bạn và tôi chúng ta có bao giờ lật lại vấn đề: tác hại của kiến thức và sự hiểu biết là gì không? Chắc là ít người trong chúng ta đã từng suy nghĩ về vấn đề này, và nếu có thì chắc cũng là rất hiếm hoi trong cuộc đời chạy đua nhau về kiến thức và bằng cấp như ngày nay.
Chúng tôi xin được trả lời luôn là: kiến thức, đặc biệt khi lượng kiến thức nhiều chính là thứ đầu tiên cản trở trí tưởng tượng của trẻ em. Trí tưởng tượng ư? Sao nó lại quan trọng đến thế?
Theo Albert Eistein thì trí tưởng tượng quan trọng hơn cả trí thông minh và sự hiểu biết. Trí tưởng tượng sinh động và không biên giới trẻ em sẽ đi đến với hai chân trời:
Sự tò mò ưa khám phá và Những khả năng dám ước mơ đến không tưởng.
Cũng theo Eistein: "Tôi không thông minh hơn bạn, tôi chỉ tò mò hơn bạn thôi" và: "kiến thức đưa ta đi từ A tới Z, còn trí tưởng tượng đưa ta đi khắp nơi"
Nếu chúng ta chỉ hô hào cổ vũ: "các em ơi hãy ước mơ đi" mà không dạy cho chúng việc suy nghĩ cách nào và làm gì để ước mơ thì việc làm đó sẽ là vô ích. Hãy nhớ bạn nhé: làm cho bé trống rỗng về đầu óc để cho chúng phát triển trí tưởng tượng không có biên giới. Từ đó các ước mơ lớn và buồn cười mới tới được với chúng.
Và chúng ta cũng cần nhớ thêm: trẻ em không cần ước mơ những thứ nghiêm túc của người lớn, hãy để ước mơ kéo chúng đến với các chân trời kiến thức và khám phá chứ không được để các kiến thức dẫn dắt ước mơ của chúng.
Có rất nhiều việc chúng ta có thể làm để giúp trẻ biết tưởng tượng và ước mơ, chẳng hạn như:
1. Hãy để trẻ ngồi và quan sát bầu trời đêm. Đặc biệt là vào hôm có trăng hoặc sao hoặc có cả hai.
2. Hãy để chúng tiếp xúc và làm bạn với thiên nhiên hoang dã: đồng cỏ, cánh đồng, thảo nguyên, rừng , sông hồ, núi non là những nơi bạn cần cho trẻ đến chơi và khám phá.
3. Hãy dạy và để cho trẻ tự chơi một mình.
4. Cho chúng đọc sách đúng và đủ về thế giới tự nhiên đặc biệt là về vũ trụ và Trái đất.
5. Dạy cho trẻ cảm nhận được âm thanh của tự nhiên. Nhìn ngắm thôi không đủ , chúng còn cần cảm được tự nhiên qua âm thanh. Hãy để trẻ ngồi một mình trong khu vườn xào xạc lá cây vào một trưa hè ở quê chẳng hạn. Lá cây xào xạc và gió vi vu là các ví dụ về âm thanh của tự nhiên mà trẻ cần được cảm thấy qua giác quan của chính chúng chứ không phải qua lời nó của người lớn.
6. Cho trẻ về quê và được tiếp xúc với đom đóm và các câu chuyện tưởng tượng.
...
Đừng để trẻ con lớn lên mới làm những việc này; hoặc bắt trẻ học nhiều và học suốt ngày như hiện nay chính là chúng ta đang giết chết nhiều thứ quý giá trong đứa trẻ. Và đó là những "cái chết" đáng buồn và vô tư nhất trong giáo dục.Nguồn:Tuần Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét