Còn dám mơ gì hơn
Chúng ta thấy báo đài nhà nước thường đưa tin những chuyện thời sự nóng hổi như đánh bom liều chết ở các nước hồi giáo, chiến sự ở các nước đang xảy ra tranh chấp, biểu tình đòi công lý ở các nước phát triển, tử hình cấp dưới vô tội vạ ở Bắc Triều Tiên..vv… trong khi những tin tức về cuộc sống sung túc ở các nước tiên tiến, về môi trường sống lý tưởng, về thành tựu giáo dục- y tế- an sinh XH…vv... thì lại ít được đề cập tới. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi, họ làm vậy là vì mục đích gì?
Để kể cho mọi người nghe câu chuyện sau:
“Có 2 đứa trẻ đang chơi với nhau rất vui vẻ. Đột nhiên, một đứa được cho rất nhiều quà bánh, quần áo đẹp, còn đứa kia đứng trơ mắt ra nhìn mà không có gì cả. Bạn có thể hình dung đứa trẻ không có quà sẽ tủi thân, buồn bã như thế nào, mặc dù tình trạng của nó vẫn y như 5 phút trước đây, lúc còn đang vui. Phần lớn nỗi khổ của con người không phải vì họ khổ, mà vì so sánh thấy người khác sướng hơn mình. Giả sử cũng vẫn đứa trẻ không có quà ấy lại đứng giữa một đám trẻ lang thang, đói khát ngoài đường phố, có thể nó sẽ thấy mình đột nhiên trở thành công chúa hay hoàng tử nhỏ cũng nên.”
“Có 2 đứa trẻ đang chơi với nhau rất vui vẻ. Đột nhiên, một đứa được cho rất nhiều quà bánh, quần áo đẹp, còn đứa kia đứng trơ mắt ra nhìn mà không có gì cả. Bạn có thể hình dung đứa trẻ không có quà sẽ tủi thân, buồn bã như thế nào, mặc dù tình trạng của nó vẫn y như 5 phút trước đây, lúc còn đang vui. Phần lớn nỗi khổ của con người không phải vì họ khổ, mà vì so sánh thấy người khác sướng hơn mình. Giả sử cũng vẫn đứa trẻ không có quà ấy lại đứng giữa một đám trẻ lang thang, đói khát ngoài đường phố, có thể nó sẽ thấy mình đột nhiên trở thành công chúa hay hoàng tử nhỏ cũng nên.”
……..
Đó, mục đích duy nhất của truyền thông một chiều là như vậy. Thay vì đặt bạn vào vị trí đứa trẻ không được quà cùng với thắc mắc là vì sao mình tốt, mình giỏi vậy mà không được nhận quà như đứa trẻ kia thì người ta lại đưa bạn vào tình huống thứ 2, tức là cảm thấy mình đã là công chúa hay hoàng tử giữa đám trẻ lang thang cơ nhỡ kia rồi, còn dám mơ gì hơn.
Xã hội Việt Nam hiện tại giống y câu chuyện kể trên, họ cho bạn so sánh cuộc sống của mình với người khác, có điều là bạn chỉ được so sánh với những người khổ hơn, hoành cảnh thê thảm hơn để an phận với cuộc sống thực tại mà thôi. Bởi thế nên ta thấy, giới trẻ hiện nay toàn đem thời chiến tranh ra so sánh khi nói về sự phát triển của Việt Nam rồi lấy đó làm tự hào, ít thấy ai lấy các nước cùng có xuất phát điểm như Việt Nam để mà so sánh cả (chỉ trừ một số ít được tiếp cận với thông tin đa chiều).
Nói về sự thành công của việc nhồi sọ, đố tìm ai vượt qua được .............................
THEO FB HOANG THE NHAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét