- Cây Lát hoa sắp trồng trên đường phố Hà Nội

 Tên phổ thông : Lát Hoa 
Tên khoa học : Chukrasia Tabularis
Họ thực vật : Xoan – Meliaceae
Nguồn gốc xuất xứ : Vốn có nguồn gốc từ nhiều nước châu Á, bao gồm cả Việt Nam
Phân bổ ở Việt Nam : Cả nước, đặc biệt là miền Bắc.


A. Đặc điểm hình thái:
Thân, tán , lá: Lát hoa có thân thẳng, khi trưởng thành có thể cao 30 m, đường kính thân lên tới cả 100 cm; lá kép lông chim 1 lần chẵn, cuống chung dài 30-40 cm, mang 7-10 đôi lá chét mọc cách hoặc gần đối, dài 10-12 cm, rộng 5-6 cm, hình xoan hay mũi mác, đầu có mũi nhọn.
Hoa, quả, hạt: Hoa tự hình chùy ở đầu cành, mọc thẳng, về sau rủ dần xuống và có lông; hoa hoa lưỡng tính, màu vàng nhạt, đài có lông, tràng 5 cánh xòe rộng, mép cuốn lại, phủ lông mịn ở mặt ngoài. Quả hình cầu 4 – 5 ô, đường kính 3,5 – 5cm, khi chín nứt thành 4 – 5 rãnh, mùa quả chín tháng 10 – 12.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: Cây phát triển tương đối nhanh.
Phù hợp với: Cây Lát Hoa ưa đất tơi xốp, ẩm, nhiều mùn, đất còn tính chất rừng. Mọc tốt trên đất Feralit phát triển trên đá mẹ Granit, đá vôi.
Lát hoa cho gỗ đẹp, từ màu sắc đến thớ và vân gỗ, nên rất được ưa chuộng. Gỗ Lát hoa được dùng đóng đồ trang trí nội thất, đồ dùng gia dụng và cả đồ mộc mỹ nghệ. Nhựa cây màu vàng trong suốt có thể dùng pha trộn với nhiều loại nhựa khác để sử dụng. Hoa chứa chất nhuộm màu vàng và màu đỏ có thể nghiên cứu làm chất màu thực phẩm. Lá non và vỏ thân chứa khoảng 15-22% ta-nanh có thể tận dụng cho y học hoặc nhuộm sợi vải. 
Cây Lát hoa có tên khoa học là Chukrasia tabularis A. Juss thuộc họ Xoan (Meliaceae) được phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc nước ta từ Hà Tĩnh trở ra (Thanh Hóa, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu,…) trên các dạng địa hình đồi núi cao trên 800m, đồi núi thấp và thung lũng với kết cấu địa chất đá vôi, đá sỏi, đất feralit nghèo dinh dưỡng, thường mọc hỗn giao với các loài Trai, Nghiến, Bứa, Giổi, Lim…Đây là loài cây có giá có giá trị kinh tế cao vì gỗ tốt, vân đẹp, lõi đỏ, thớ mịn. Thường dùng làm đồ mỹ nghệ và đồ gia dụng cao cấp với giá trị thương phẩm cao. 

Để có cây giống đạt tiêu chuẩn trồng rừng, người ta thường gieo ươm từ hạt. Hạt giống Lát hoa có thể thu hái từ rừng tự nhiên ở những lâm phần tuyển chọn hoặc rừng giống chuyển hóa. Sau khi thu hái, bảo quản trong vòng 2 tháng thì tỷ lệ nẩy mầm có thể đạt từ 70% đến 75%, càng để lâu thì tỷ lệ nẩy mầm càng giảm. Cây sinh trưởng nhanh ở giai đoạn vườn ươm, một năm tuổi có thể cao 0,7m đến 0,9m.

Trong những năm qua, hành trình khôi phục lại rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng luôn được lãnh đạo các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện. Thông qua các chương trình dự án lớn như: PAM 4304, Định canh định cư, Dự án 327, 661, hỗ trợ trồng rừng sản xuất…, ngành Lâm nghiệp Đà Nẵng đã dẫn nhập thành công một số giống cây để phục vụ trồng rừng trên địa bàn như: Thông Caribeae, Thông đuôi ngựa, các dòng Phi lao 601, 701, Sao đen và một số dòng Keo tai tương, Keo lai, Keo lá tràm… Đặc biệt một số giống cây bản địa được khuyến khích đưa vào trồng rừng hàng năm như Chò đen, Kiền kiền, Chua trường, Ươi, Giổi…

Việc dẫn nhập thành công một số giống cây ngoại tỉnh và sử dụng giống cây bản địa trong khôi phục lại rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc là những thành tựu mà ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đạt được trong hơn hai thập kỷ qua là đáng trân trọng. Với hơn 28 loài cây lâm nghiệp được cơ cấu trồng rừng, trồng cây xanh đường phố, cây bóng mát ở khu dân cư, vùng nông thôn, trồng phòng hộ ven biển, khuôn viên trường học, bệnh viện, công sở… đã góp phần khôi phục lại độ che phủ rừng, tăng dần tỷ lệ che phủ của cây xanh trong đô thị, tạo nhiều không gian xanh, cảnh đẹp cho thành phố. Những thành quả trên tuy khiêm tốn, nhưng là kết quả của những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của nhiều thế hệ CBVC ngành lâm nghiệp – trong đó không ít người hiện nay không còn nữa để mà chứng kiến. Mặc dù vậy, bằng tình cảm với rừng, bằng trách nhiệm với thế hệ tiền bối, những thế hệ đi sau luôn tâm niệm và khát vọng thực hiện phát triển bền vững tài nguyên rừng, làm đẹp cảnh quan môi trường sống cho địa phương, cho xã hội. Bằng những hoạt động thực tiễn, thiết thực và cũng mang tính nhân văn sâu sắc, bằng những tư duy phát triển lâm nghiệp theo hướng mở đã góp phần cải tạo thế giới tự nhiên, góp phần thay đổi nhận thức của con người trong ứng xử với môi trường sống. Những giống mới dẫn nhập đã phát huy hiệu quả, những giống bản địa khuyến khích sử dụng nhằm tạo sự đa dạng sinh học cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới thành phố.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ - nhất là công nghệ sinh học như nhân giống vô tính, nuôi cấy mô, tế bào đã sản xuất ra hàng loạt giống tốt có chất lượng cũng như phong phú về chủng loại. Cùng với đó, công nghệ chế biến, bảo quản các sản phẩm sinh học ngày càng hiện đại tạo điều kiện lưu giữ nguồn gen lâu hơn, đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm cao hơn, tái tạo tế bào mới từ tế bào soma…Đây là điều kiện thuận lợi để công tác dẫn nhập giống mới, sản xuất giống bản địa có điều kiện phát triển nhằm tạo nên sự đa dạng về nguồn giống cây rừng, chủ động hơn trong công tác trồng rừng, trồng cây xanh cảnh quan môi trường. Thực tiễn cho thấy, công tác phát triển giống là khâu then chốt nhất vì nó quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của ngành trồng trọt, chăn nuôi. Và giống cây lâm nghiệp cũng không là ngoại lệ. Trong gần một thập niên trở lại đây, có thể nói lĩnh vực phát triển giống lâm nghiệp ở thành phố Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng vượt bậc trong việc phát triển giống cây bản địa (Chủ yếu như các loài Chò chỉ, Chò nâu, Sao đen, Keo các loại…). Các loài cây này được ưu tiên cơ cấu để phục vụ trồng rừng trong các dự án lớn cũng như trồng rừng sản xuất, trồng rừng phân tán trong nhân dân. Tuy nhiên hiện nay, nguồn giống cây bản địa ngày càng khan hiếm, những lâm phần lấy giống trước đây giờ đã thu hẹp dần, cây mẹ có chu kỳ sai quả thưa hơn, hạt giống thu hái khó khăn hơn, chủ yếu là bứng cây con dưới tán rừng tự nhiên dẫn đến số lượng hạn chế, chất lượng không thể kiểm soát theo quy trình sản xuất giống chung của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mặc khác, ngành Lâm nghiệp thành phố chưa xây dựng được khu rừng giống cây bản địa ở rừng tự nhiên hoặc rừng trồng để tạo nguồn cung cấp ổn định cho công tác phát triển rừng cũng như cung ứng ra bên ngoài

Trước thực tế như vậy, việc dẫn nhập một giống cây lâm nghiệp từ ngoại tỉnh vào gieo ươm, trồng khảo nghiệm để theo dõi khả năng thích nghi với nơi mới là điều cần thiết, phù hợp với xu hướng khách quan hiện nay. Nhiều tỉnh thành cũng đã có chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp thông qua các hoạt động nghiên cứu nhân giống, trồng khảo nghiệm, theo dõi khả năng thích nghi, chọn lọc nguồn giống phù hợp nhằm bổ sung và làm đa dạng hóa nguồn giống cho địa phương họ.

Qua phân tích tài liệu về đặc tính sinh vật học, đất đai, khí hậu, giá trị kinh tế và đặc biệt tính thích nghi của loài Lát hoa tại khu vực Trung trung bộ, chúng tôi nhận thấy rằng giống Lát hoa đã được cơ cấu trồng rừng ở các tỉnh (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp). Và mới đây, vào năm 2012 Sở Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Quảng Nam cũng đã đưa giống Lát hoa vào trồng rừng tại xã Chaval và Tapơ thuộc Huyện Nam Giang. Hiện nay, vườn ươm Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa cũng đã tiến hành gieo tạo khảo nghiệm trên luống, đang trong thời kỳ chăm sóc luống gieo nhằm đánh giá tỷ lệ nẩy mầm và tình hình sinh trưởng. Khi thành công sẽ tạo cây con thương phẩm phục vụ trồng rừng cho tỉnh Quảng Nam và trồng cây phân tán trên địa bàn thành phố Đà Nẵng khi được cấp trên chấp thuận.

Theo quan điểm của chúng tôi, việc nghiên cứu dẫn nhập giống Lát hoa vào bổ sung nguồn giống cây lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, phục vụ cho công tác phát triển rừng, trồng rừng cảnh quan, rừng sản xuất, cây xanh… là phù hợp với chủ trương của thành phố và ngành trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là nhu cầu thiết thực làm phong phú thêm cho hệ sinh thái rừng Đà Nẵng. Theo quy luật phát triển, việc dẫn nhập giống mới vào bổ sung nguồn giống hiện có tại một địa phương là nhằm tạo nên sự chủ động về nguồn giống, đa dạng sinh học trong vùng sinh thái rừng./.KS Lê Công Quang (BQL RĐD Bà Nà – Núi Chúa) Từ ngày 1/8, loạt cây trồng trên đường Hà Nội là cây mỡ sẽ được thay thế bằng cây lát hoa. Đây là loại cây trồng rừng kinh tế, làm đai phòng hộ che chắn hoặc trồng làm cây tôn tạo cảnh quan, cây xanh đô thị. Lát hoa là một loài thuộc họ Xoan , với tên khoa học là Chukrasia tabularis. Cây trưởng thành có thể cao 30m, tỏa bóng, tán lá đẹp, đường kính thân lên tới cả 100 cm. Nguồn: Cây xanh HL. Lá cây hình xoan hay mũi mác, đầu có mũi nhọn. Quả hình cầu hoặc bầu dục màu xám vàng đến nâu. Cây ưa sáng, mọc chậm, lúc nhỏ chịu bóng. Hoa tự hình chùy ở đầu cành, mọc thẳng, về sau rủ dần xuống và có lông. Hoa màu trắng kem, có mùi thơm nhẹ, kích thước hoa 1,2 - 1,5 cm. Mùa hoa từ tháng 4 đến thánh 5. Thân lát hoa thẳng, gốc có bạnh vè lớn, cành rậm, vỏ thân mầu nâu nhạt rạn nứt dọc. Khi trưởng thành, gốc cây có bạnh chắc chắn, thích hợp trồng ở vỉa hè rộng hoặc trồng trong công viên, khuôn viên công sở. Ảnh: cây lát hoa giống. Cây lát hoa phân bổ rộng rãi ở Cambodia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam. Nhiều nước trồng cây lát hoa công trình vì khả năng thích ứng với điều kiện đất trồng nông, ít đất của khuôn viên, vỉa hè. Gỗ củacây lát hoa thay thế cây mỡ ở Hà Nội được xếp vào loại gỗ quý, lõi gỗ màu hồng nhạt, vân màu nâu hồng và có ánh vân rất đẹp. Vì thế, giá của loại gỗ này dao động từ 9 đến trên 10 triệu/m3. Nhờ đặc tính gỗ có độ cứng và năng trung bình, ít co giãn, không bị mối mot, dễ chế tác hoạt tiết trạm trổ, gỗ lát hoa thường dùng để đóng bàn ghế, tủ, nội thất gỗ. Trung bình các bộ bàn ghế từ gỗ lát hoa có giá từ 27 đến trên 30 triệu đồng. Ngoài giá trị về kinh tế, trong Đông y, người ta dùng vỏ cây lát hoa để hạ sốt. Các vườn ươm ngoại thành Hà Nội thường cung cấp cây lát hoa các loại đường kính gốc từ 8-10cm và 12-15cm.
Từ ngày 1/8, loạt cây trồng trên đường Hà Nội là cây mỡ sẽ được thay thế bằng cây lát hoa. Đây là loại cây trồng rừng kinh tế, làm đai phòng hộ che chắn hoặc trồng làm cây tôn tạo cảnh quan, cây xanh đô thị.
Lát hoa là một loài thuộc họ Xoan , với tên khoa học là Chukrasia tabularis. Cây trưởng thành có thể cao 30m, tỏa bóng, tán lá đẹp, đường kính thân lên tới cả 100 cm. Nguồn: Cây xanh HL.
Lá cây hình xoan hay mũi mác, đầu có mũi nhọn. Quả hình cầu hoặc bầu dục màu xám vàng đến nâu. Cây ưa sáng, mọc chậm, lúc nhỏ chịu bóng.
Hoa tự hình chùy ở đầu cành, mọc thẳng, về sau rủ dần xuống và có lông. Hoa màu trắng kem, có mùi thơm nhẹ, kích thước hoa 1,2 - 1,5 cm. Mùa hoa từ tháng 4 đến thánh 5.
Thân lát hoa thẳng, gốc có bạnh vè lớn, cành rậm, vỏ thân mầu nâu nhạt rạn nứt dọc.
Khi trưởng thành, gốc cây có bạnh chắc chắn, thích hợp trồng ở vỉa hè rộng hoặc trồng trong công viên, khuôn viên công sở. Ảnh: cây lát hoa giống.
Cây lát hoa phân bổ rộng rãi ở Cambodia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam. Nhiều nước trồng cây lát hoa công trìnhvì khả năng thích ứng với điều kiện đất trồng nông, ít đất của khuôn viên, vỉa hè.
Gỗ của cây lát hoa thay thế cây mỡ ở Hà Nội được xếp vào loại gỗ quý, lõi gỗ màu hồng nhạt, vân màu nâu hồng và có ánh vân rất đẹp. Vì thế, giá của loại gỗ này dao động từ 9 đến trên 10 triệu/m3.
Nhờ đặc tính gỗ có độ cứng và năng trung bình, ít co giãn, không bị mối mot, dễ chế tác hoạt tiết trạm trổ, gỗ lát hoa thường dùng để đóng bàn ghế, tủ, nội thất gỗ.
Trung bình các bộ bàn ghế từ gỗ lát hoa có giá từ 27 đến trên 30 triệu đồng.
Ngoài giá trị về kinh tế, trong Đông y, người ta dùng vỏ cây lát hoa để hạ sốt.
Kallang Riverside Park; 2010.
Kallang Riverside Park; 2010. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét