- Đặc trưng tính cách tuổi Sửu

Kiếm sống vất vả. Không có nhiều duyên phận với tiền bạc hay đại phú đại quý, nghĩa là giàu sang thường chẳng tới lượt. Phải xa quê kiếm sống, tự lực cánh sinh.

Cũng có thể có người sống khỏe, tích cóp được chút đỉnh, nhưng cũng chẳng đáng kể.


Giao tiếp kém. Tính bộc trực, thẳng thắn, nghe sao nói vậy, không thích chốn đông người, trầm lắng ít nói, nên không thích hợp về kinh doanh buôn bán, hay các mối quan hệ xã hội kém, nên tài vận cũng thường dễ nhất thời bị nghiêng ngửa, tuột mất khỏi tay.

Thiếu linh hoạt. Đây là khuyết điểm lớn nhất của họ, không tiếp thu lời khuyên chân thành của bạn bè, cuối cùng thường chỉ khăng khăng với chính kiến của mình, độc đoán, chuyên quyền, bỏ ngoài tai mọi lời nói.

Đặc trưng tính cách của người thuộc tuổi Sửu (Trâu) có thể được hiểu và diễn giải như sau:
Người cầm tinh con Trâu có tính thật thà, luôn biết chịu đựng, hay cố chấp, không khéo giao tiếp, là nữ thì hay cả tin vào những lời nói ngon ngọt của người khác nên luôn bị thất bại, hối hận không kịp, phải hết sức thận trọng. Người này trầm mặc ít nói, không được trọng dụng, nhưng có thái độ mềm mỏng, làm việc cần cù cố gắng, hoạt động độc lập, nhiệt tình, chắc chắn, luôn quan tâm đến tiền tài, sớm phải sống xa nhà, tự gây dựng sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng, thời thiếu niên sống hạnh phúc, thời trung niên phải chịu nhiều đau khổ, tinh thần bất an, cuối đời hưởng phúc, gặp chuyện rắc rối trong hôn nhân.

Người tuổi Sửu (Trâu) luôn sống có trách nhiệm, thiết thực, cần cù chăm chỉ, cho nên trong công việc được cấp trên tin cậy và đánh giá rất cao. Dù trong công việc gặp một số khó khăn, nhưng nhờ sức chịu đựng hơn người đã giúp họ khắc phục khó khăn và kiên trì đến cùng. Người này sống để làm việc, họ là người thu được lợi ích và thành quả nhờ sự nỗ lực trong công việc, nhưng lại không dám nói thẳng suy nghĩ của mình, cho nên người ngoài rất khó để hiểu được họ. Với cá tính của người tuổi Sửu (Trâu), dù có xảy ra tranh chấp với người khác cũng không thể hiện sự bất mãn của mình, mà chờ khi mọi người bình tĩnh lại rồi mới tiếp tục hợp tác.

 Ổn định, cần cù chịu khó, giàu tính sáng tạo, luôn nhìn thẳng vào thực tế đều là ưu điểm của người tuổi Sửu (Trâu), nhưng nếu xét về mặt tư duy thì người này khiến người ta liên tưởng tới sự chậm chạp, cực đoan và cố chấp. Khuyết điểm lớn nhất của họ là thiếu tính linh hoạt, không tiếp thu lời khuyên chân thành của bạn bè, cuối cùng thường chỉ khăng khăng với chính kiến của mình, độc đoán, chuyên quyền. Họ là người coi trọng quan niệm truyền thống, vì thế phải sửa ngay những khuyết điểm này, nên thông cảm cho người khác.

Người tuổi Sửu (Trâu) không biết thổ lộ tình cảm của mình. Họ tương đối bảo thủ, thích thể hiện bằng cách gián tiếp. Dù là nam hay nữ mà sinh năm này đều chân thành, chất phác, hầu như không lãng mạn, do vậy nếu là đối tượng đang theo đuổi thì không biết tán tỉnh bạn tình.

Người tuổi Sửu (Trâu) khi đã nổi cáu thì rất hung dữ, khiến người ta không dám lại gần. Tính cách bất ổn này đôi khi phá hỏng hình tượng của họ. Họ thể hiện rõ sự yêu ghét người khác, tuyệt đối không quan hệ với người mình không ưa một cách gượng gạo, nhưng trong lòng luôn có ham muốn lãnh đạo người khác, cho nên thường chăm sóc người sống dựa vào mình khá chu đáo. Họ thuộc tuýp người thích làm việc cùng với người tâm đầu ý hợp.

Tài vận đến vào cuối năm, về công việc cũng có thể giải quyết ổn thoả. Số phận của người sinh năm Sửu thuộc kiểu tài cao thành đạt muộn, vả lại do lòng tự tôn quá cao, tính cách mềm mỏng, rất thích thể hiện mình, nên không thích hợp với những công việc làm một cách âm thầm lặng lẽ. Khi bước vào thế giới của viên chức nhà nước, chỉ cần sửa tính nóng vội thì cuối đời tất sẽ có một vị trí xứng đáng.

Đặc trưng tính cách nổi bật của người tuổi Sửu qua những người nổi tiếng có thể khái quát như sau:

Tài cao thành đạt
Hán Chiêu Liệt Đế Lưu Bị (161-223) là người đã xây dựng Thục Hán thời Tam quốc.

Ông trị vì từ năm 221 đến năm 223. Người huyện Trác, nay là huyện Trác tỉnh Hà Bắc. Ông là con cháu đời sau của hoàng tộc Đông Hán Viễn Chi. Tự là Huyền Đức, ngay từ nhỏ nghiệp nhà sa sút, phải cùng với mẹ làm nghề đan giày, bện chiếu để sống. Trong cuộc dấy binh cuối thời Đông Hán, ông tham gia vào cuộc chiến tranh chấn áp quân khởi nghĩa Hoàng Cân (cuộc khởi nghĩa nông dân quy mô lớn do Trương Giốc cầm đầu). Ông từng theo Công Tôn Toản, Tào Tháo, Viên Thiệu, Lưu Biểu. Sau này áp dụng chủ trương của Gia Cát Lượng liên kết với Tôn Quyền chống lại họ Tào, năm Kiến An thứ 30 (năm 208) đã liên kết với Tôn Quyền đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, chiếm lấy Kinh Châu, từ đó lực lượng lớn mạnh dần. Sau đó lại giành lấy Ích Châu và khu vực Hán Trung. Năm 221 xưng đế, lấy quốc hiệu là Hán, đóng đô ở Thành Đô, niên hiệu là Chương Vũ.
……………………….
Cuộc đời truyền kỳ
Lý Bạch (701-162) là nhà thơ danh tiếng Nhất thời Đường, được hậu bối tôn làm “Thi tiên”. Tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Ngay từ nhỏ đã bộc lộ rõ tài năng hơn người, học rộng hiểu nhiều, ông rất thích làm thơ và có những bài thơ khá nổi tiếng. Ông cũng rất thích ngao du đây đó và đã từng làm hiệp sĩ. Vì được thưởng ngoạn hầu hết các cảnh đẹp của đất nước nên kinh nghiệm sống cũng rất phong phú. Đầu năm Thiên Bảo từng được phong làm Hàn Lâm, nhưng không được trọng dụng trong lĩnh vực chính trị, lại bị lớp người quyền quý dèm pha, được hơn một năm ông dời kinh thành Trường An, hoài bão chính trị chưa được thực hiện khiến ông cảm nhận rõ lối sống sa đọa của tập đoàn thống trị. Năm Thiên Bảo thứ 3 ông kết bạn với Đỗ Phủ tại Lạc Dương. Trong cuộc nổi loạn An Lộc Sơn, vì có ý nguyện muốn dẹp loạn nên đã làm bộ hạ của tiết độ sứ Vĩnh Vương Lý Lân, vì có liên quan đến tội làm phản nên ông bị đày đến vùng Dạ Lang, trên đường đi ông được tha nên liền đi xuống phía đông tiếp tục cuộc ngao du đây đó. Tuy nhiên do tuổi cao sức yếu nên ông đành đến Đang Đồ ở nhờ nhà anh họ là Lý Dương Băng. Phong cách thơ của ông phóng túng, giàu trí tưởng tượng, lời thơ bay bổng tự nhiên, âm luật hài hòa, ông là nhà thơ thuộc trường phái lãng mạn vĩ đại nhất của Trung Quốc sau thời Khuất Nguy
……………………
Học vấn hơn người
Tô Thức (1037-1101) là nhà văn nổi tiếng thời Bắc Tống. Người Mỹ Sơn, nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tự là Tử Chiêm, hiệu là Đông Pha cư sĩ. Do phản đối biến pháp của Vương An Thạch nên bị đẩy ra khỏi kinh đô đến xứ Hàng Châu làm Thông phán, sau đó làm tri phủ ở Mật Châu, Từ Châu và Hồ Châu. Năm Nguyên Phong thứ hai, ông bị kết tội làm thơ phỉ báng triều đình nên bị bắt giam vào ngục, sau bị cách chức chuyển đến Hoàng Châu làm chức Đoàn luyện phó sứ. Năm 1085 vua Triết Tôn lên ngôi, Thái Hoàng Thái Hậu đương chính, ông được gọi về kinh nhận chức Trung thư xá nhân, rồi chức Hàn lâm học sĩ kiêm Thị độc học sỹ, nhưng không được lâu lại bị chuyển sang Hàng Châu, Dĩnh Châu và Định Châu.

Năm 1093 vua Triết Tôn mới chính thức cầm quyền, ông lại bị đày tới Huệ Châu và đảo Hải.

Năm 1100 vua Huy Tôn lên ngôi, ông được đại xá cho về, năm sau lâm bệnh qua đời ở Thường Châu. Nhìn chung ông là người nổi nhất trong số Bát đại gia thời đó, vì văn thơ của ông rất hay, rất phong phú và khoáng đạt, còn tư tưởng và tính tình cũng phức tạp nhất. Bát đại gia là 8 văn hào lớn mà trong đó có ba người thuộc gia đình họ Tô, đó là Tô Tuân (cha của Tô Thức), Tô Thức và Tô Triệt (em trai Tô Thức)
…………………………….
Cuộc đời kiên nghị
Đào Tiềm (365-427), tự là Uyên Minh, hiệu là Ngũ Liễu tiên sinh, là nhà thơ nổi tiếng thời Đông Tấn, tính tình cao thượng, không màng danh lợi, ham học, giỏi thơ văn, ông có viết truyện “Ngũ Liễu tiên sinh” để ví mình. Nhà nghèo lại có cha mẹ già, ông phải ra làm chức Tế tửu - chức quan nhỏ trong huyện, nhưng không chịu gò bó nên trả ấn từ quan. Về sau ông lại ra làm huyện lệnh Bàng Trạch, được hơn 80 ngày, nhân cuối năm có phái viên đốc hưu đến huyện, nha lại khuyên ông ăn mặc chỉnh tề để đón tiếp. Ông ngậm ngùi than rằng: “Tại sao ta lại có thể vì năm đấu gạo mà phải chịu còng lưng?” Sau khi từ quan về ông vui cảnh an bần lạc đạo, lấy tiếng đàn, câu thơ, chén rượu làm vui.
……………………….
Biết tìm con đường phát tài
Đó là trường hợp của nhà kinh doanh bất động sản Michel Clein (Mỹ). Năm 17 tuổi, khi quyết định ra kinh doanh, M. Clein tra tìm danh mục 400 người giầu nhất nước Mỹ, phát hiện thấy quá nửa trong số người này dựa vào kinh doanh bất động sản, liền lập tức chọn hướng kinh doanh này.

Vụ làm ăn đầu tiên là mua lại toà nhà cũ đồ sộ của một chủ mắc nợ với giá rẻ 5 triệu đô la, nhưng chưa thanh toán ngay mà chỉ ký kết giao kèo. Sau khi có quyền điều hành ngôi nhà, lập tức ông cho quảng cáo thu hút khách mua và bán lại với giá 7,2 triệu đô la. M. Clein sau đó tiếp tục mua đi bán lại nhiều ngôi nhà đồ sộ khác và trở nên giàu có.
………………………….
Biết suy nghĩ điểm mấu chốt
Đó là trường hợp của Walt Disney, ông chủ tuổi Sửu của hãng phim hoạt hình nổi tiếng nhất thế giới hiện nay. Ban đầu ông làm nhiều phim hoạt hình nhưng thất bại. Một lần bỗng nhiên ông phát hiện phải tìm ra hình ảnh mấu chốt trong phim qua vai chính thì mới đi được vào lòng khán giả nhỏ tuổi. Thế là hình ảnh chú chuột Mickey tinh khôn vừa đáng yêu, vừa đáng ghét lên phim, đã trở thành nhân vật yêu thích không chỉ của trẻ em mà của tất cả mọi người trên thế giới. Năm 1937, bộ phim hoạt hình màu dài tập “Công chúa Bạch Tuyết” đầu tiên ra đời. Chi phí làm phim lên tới 1,5 triệu đô la với sự tham gia của 700 họa sĩ, nhưng đã mang lại cho ông lợi nhuận 14 triệu đô la và 18 giải Oscar. Mấu chốt của phim là hình ảnh Bạch Tuyết.
………………….
Xem tuổi làm ăn tuổi Sửu
Doanh nghiệp thành lập năm Sửu
* Hãng Fox Film được William Fox thành lập năm 1913 (Quý Sửu). Có tầm nhìn tốt cho tương lai, ngay từ đầu Fox Film đầu tư vào kỹ nghệ thu âm mới cho phim và lấy bằng sáng chế hệ thống âm thanh Movietone để thu tiếng vào phim trong khi những hãng khác vẫn chưa để ý. Đến năm 1915, Fox đã có vị trí độc quyền trong ngành sản xuất phim và ảnh hưởng khá mạnh đối với nền công nghiệp điện ảnh. Fox Film sản xuất phim và chiếu chúng trong hệ thống rạp của mình. Dần dà Fox Film cũng bắt đầu sản xuất những chương trình tin tức quốc tế hàng tuần Fox Movietone Newsreels. Cùng với sự thành lập Viện hàn lâm nghệ thuật và khoa học điện ảnh Mỹ, Fox Film bắt đầu truyền thống tạo ra những bộ phim thắng giải Oscar. Năm 1935, Fox Film kết hợp với Twentieth Century Pictures, do Daryll Zanuck thành lập năm 1933 sau khi ông rời hãng Warner Brothers. Công ty này sau đó chính thức trở thành Twentieth Century- Fox Film Corporation (viết tắt là Twentieth - Century Fox).

* Được gia đình Toyoda sáng lập năm 1937 (Đinh Sửu), Toyota Motor hiện đã trở thành công ty sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới. Theo ước tính, tổng thu nhập hàng năm của tập đoàn đạt 212.39 tỉ USD, sản xuất và bán ô tô đạt 4.72 triệu USD chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007, lợi nhuận đạt 15.09 tỉ USD (xếp trên cả General Motors). Toyota đang làm chủ và điều hành các hãng: Toyota, Lexus, Scion, có cổ phần chính tại Daihatsu Motors (nhà sản xuất ôtô con), Hino Motors (hãng chuyên sản xuất các loại xe tải thương mại), và đồng thời nắm cổ phần nhỏ tại Fuji Heavy Industries, Isuzu Motors và Yamaha Motors. Theo số liệu thống kê gần đây nhất, Toyota hiện đang có tổng cộng 522 công ty con. Toyota tạo công ăn việc làm cho hơn 310.000 người trên khắp thế giới, 38.000 trong đó là ở Bắc Mỹ.

* Nguồn gốc của Nokia bắt đầu vào năm 1865 (Ất sửu) khi người kỹ sư mỏ Fredrik Idestam thành lập một nhà máy bột gỗ trên bờ sông Tammerkoski tại Tampere thuộc miền Tây Nam Phần Lan. Trong suốt 138 năm thành lập và phát triển, Nokia từ một hãng sản xuất giấy đã trở thành một tổng công ty cung ứng nhiều sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng, và hiện nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới về truyền thông di động. Năm 1960, Nokia bước vào thị trường thiết bị viễn thông và đã thành lập tại Finnish Cable Works một bộ phận chuyên về điện tử tập trung sản xuất các thiết bị truyền vô tuyến. Ngày nay, Nokia bao gồm hai tập đoàn kinh doanh: Nokia Mobile Phones và Nokia Networks. Nokia Mobile Phones là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Nokia Networks là một nhà cung cấp hàng đầu cơ sở hạ tầng mạng di động, băng thông rộng và IP và các dịch vụ có liên quan.
……………………..
Người sinh năm Sửu chọn lựa đối tác làm ăn buôn bán
Theo quan niệm của người Trung Quốc cổ xưa, người tuổi Sửu muốn làm ăn phát đạt khi hợp tác với những người có tuổi như sau:

Ất Sửu:
Nam giới và nữ giới hợp với các tuổi Ất Sửu, Mậu Thìn, Tân Mùi.

Đinh Sửu:
Nam giới hợp với các tuổi Canh Dần, Quý Tỵ, Giáp Ngọ, Bính Thân;
Nữ giới hợp với các tuổi Mậu Dần, Canh Thìn, Giáp Thân.

Kỷ Sửu:
Nam giới hợp với các tuổi Canh Dần, Quý Tỵ, Giáp Ngọ, Bính Thân, Mậu Tý, Đinh Hợi;
Nữ giới hợp với các tuổi Canh Dần, Quý Tỵ, Giáp Ngọ.

Tân Sửu:
Nam giới hợp với các tuổi Quý Mão, Ất Tỵ, Bính Ngọ;
Nữ giới hợp với các tuổi Quý Mão, Ất Tỵ, Kỷ Dậu.

Quý Sửu:
Nam giới hợp với các tuổi Quý Sửu, Ất Mão, Đinh Tỵ, Kỷ Mùi;
Nữ giới hợp với các tuổi Quý Sửu, Ất Mão, Đinh Tỵ.
-----------------
Vận khí cuộc đời tuổi Sửu

Vận khí của tuổi Sửu theo ngũ hành

l. Người tuổi Sửu thuộc mệnh gì?
Năm sinhCan chiNạp âm

1901 1961 2021
Tân SửuBích thượng Thổ
(Đất trên tường)
1913 1973 2033Quý SửuTang giá Mộc
(Gỗ cây dâu)
1925 1985 2045Ất SửuHải trung Kim
(Vàng trong biển)
1937 1997 2057Đinh SửuGiản hạ Thuỷ
(Nước dưới khe)
1949 2009 2069Kỷ SửuTịch lịch Hoả
(Lửa sấm sét)

2. Mệnh lý của người tuổi Sửu
Địa chi: sinh năm Sửu.
Ngũ hành: Sửu thuộc Thổ.
Ngũ thường: Thổ thuộc tín.
Hướng may mắn: đông nam, chính nam và chính bắc.
Màu may mắn: xanh lam, đỏ, tím; kỵ màu trắng, xanh lục.
Số may mắn: 9, 1; số hung: 3, 4.
Hoa may mắn: hoa uất kim hương, vạn niên thanh, hoa đào.

3. Ưu khuyết điểm của người tuổi Sửu
Ưu điểm: Làm việc thận trọng, hành động từ tốn, có thói quen làm đâu chắc đấy.
Không dễ chịu tác động của người khác hoặc của môi trường, làm việc theo quan điểm và năng lực của mình. Trước khi hành động luôn suy nghĩ chín chắn, vả lại cũng có trước có sau, có niềm tin vững chắc, có thể lực tốt. Luôn phân biệt rõ đúng sai, luôn kiên nhẫn theo đuổi mục tiêu trong sự nghiệp. Có ham muốn thể hiện cái tôi rất mạnh, vì vậy không thích hợp làm những việc tiến hành một cách lặng lẽ, sinh ra vốn là người lãnh đạo ưu tú. Là nữ biết lo liệu việc nhà, là mẫu người nội trợ truyền thống, rất coi trọng việc giáo dục con cái. Tuy không mấy hoà hợp trong hôn nhân, nhưng lại có thể tham gia vào sự nghiệp với tinh thần nhiệt tình, có thể trở thành nhà doanh nghiệp tài ba. Có tính kiên nhẫn, dám vươn lên, cho nên có thể đạt được mục tiêu của mình.
Thật thà đôn hậu là tính cách bẩm sinh, rất yêu quê hương đất nước, có lý tưởng và hoài bão, đề cao công việc và gia đình, thuộc tuýp người bảo thủ tôn trọng quan niệm truyền thống.

Khuyết điểm: Là nữ thì thiếu sự nhu mỳ, nếu có thể nhận thấy được những thiếu sót của mình và thay đổi cách sống chặt chẽ, lạnh lùng, tích cực thể hiện mình thì cũng có thể được bù đắp xứng đáng về tình cảm. Có tính cam chịu mệt nhọc và oán trách, lại có tính cố chấp không nghe theo lời khuyên, thường quên ăn uống điều độ, nên có vấn đề về dạ dày.

Bảo thủ, không biết xoay xở. Ăn nói vụng về, không khéo giao tiếp. Là người không tin tưởng người khác, kiên quyết giữ ý kiến của mình, trầm mặc ít nói. Thích làm theo ý của mình, mặc ai muốn nói gì thì nói, cố chấp, không biết hợp tác. (Các khuyết điểm trên nếu sửa chữa thì có thể khắc phục được).

4. Ngũ hành của người tuổi Sửu
Kim: Người tuổi Sửu mang mệnh Kim có tính cách hiếu động, nên cuộc sống luôn bận rộn. Suốt ngày bận bịu tới mức quên ăn quên ngủ. Người tuổi Sửu thường có mối nhân duyên tốt, được mọi người đánh giá cao. Đường vận mệnh chủ đạo là: sớm được hưởng bổng lộc và vinh hoa phú quý, thời trung niên ổn định, cuối đời hưởng phúc. Nếu có một vài bất ngờ nhỏ có thể sẽ gây tổn thương nhẹ, nên lưu ý điều này. Khi tiếp xúc với người khác giới phải hết sức
thận trọng, là nam không thể kết thân với người phụ nữ đã có chồng, là nữ không nên kết thân với người đàn ông đã có vợ, để tránh trở thành người thứ ba. Nam nữ đã có gia đình phải thận trọng xử lý chuyện tình cảm, đôi bên luôn phải tôn trọng và nhìn nhượng lẫn nhau, nếu không e là cuộc hôn nhân sẽ gặp đèn đỏ, càng không thể để xuất hiện người thứ ba. Người tuổi Sửu không biết tiết kiệm tiền của, cho nên tiền kiếm được rất khó để lâu được, bởi vậy cứ có tiền trong tay là họ đi mua ngay bất động sản, vì đây là món hàng luôn đảm bảo giá trị.

Mộc: Người tuổi Sửu mang mệnh Mộc là người có tính hiếu động, có tinh thần thấy việc nghĩa thì hăng hái làm, luôn bênh vực kẻ yếu, có thể chăm sóc bạn bè một cách vô tư.
Nhưng người thuộc mệnh này thường có tính cách quá kiên cường, thẳng thắn, cương trực, dễ đắc tội với mọi người, đó là khuyết điểm của họ. Không nên vì những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống mà xảy ra những cuộc tranh chấp với người yêu của mình, vì điều này rất ảnh hưởng đến chuyện tình cảm. Là người đã có gia đình cũng không nên vì chuyện con cái mà sinh ra cãi cọ, hãy trân trọng tình cảm của mình, bảo vệ gia đình mình, năng kết nối với người yêu và người thân. Không nên vì chuyện tiền bạc mà đôi co với người khác, vì vậy phải lưu ý những điều sau: thứ nhất, không nên có thói quen xấu chơi cờ bạc; Thứ hai, không nên vay tiền cho người khác; Thứ ba, mua một ít đồ thực dụng. Khi kinh tế khó khăn, có thể được quý nhân phù trợ, mọi vấn đề vướng mắc có thể giải quyết dễ dàng.

Thủy: Người tuổi Sửu mệnh Thủy là người luôn phải chịu đựng gian khổ, rất cố gắng làm việc, không thích gây tai tiếng, thấy cái hay không lừa đối, thấy cái xấu không sợ sệt, có tinh thần chính nghĩa, là nhà lãnh đạo giỏi. Tính cách khá chủ quan, không dễ khuất phục người khác, nhưng suy nghĩ không thấu đáo, nếu trở thành bạn hoặc kết bạn với người tuổi Sửu hoặc tuổi Tỵ thì sự nghiệp có thể thành công. Về tình cảm, người mệnh Thủy chưa có gia đình chẳng mấy chốc mà gặp được đối tượng lý tưởng khiến người ta phải ngưỡng mộ. Nhưng người này không nên để xảy ra những cuộc tranh chấp, gây tai tiếng với bạn bè, để kẻ xấu thừa dịp gây rắc rối cho mình. Người này thường hay được bạn bè giúp đỡ mà phát tài, có những người bạn có thể giới thiệu bạn kiêm thêm chức vụ hoặc hợp tác làm một số vụ làm ăn nhỏ. Cơ hội vớ được của bất chính rất ít.

Hỏa: Người mệnh Hỏa là người khá tự tư, có cách nhìn thiển cận, tâm địa hẹp hỏi, làm việc theo chủ nghĩa hiện thực, thiếu tình người, khó trở thành bạn thân. Người này vất vả từ nhỏ, tốt nhất nên học tốt lấy một nghề trong đó nghề thủ công mỹ nghệ rất có lợi cho họ, hoặc nghề mang tính thiết kế cũng có thể gặt hái được một số thành quả nhất định. Người này khá thông minh, nhưng dễ bị cám dỗ, khiến chức vụ lung lay, tư tưởng mông lung, không có chính kiến của riêng mình, biểu hiện trong hôn nhân là tình cảm không ổn định, có nguy cơ phải ly hôn. Chỉ có người sinh cùng năm mệnh Thủy mới có thể duy trì lâu dài mối quan hệ với họ.
Người mệnh Hỏa đặt ra yêu cầu rất cao trong tình yêu, thuộc kiểu người bốc đồng, tình yêu của họ đến rất nhanh mà đi cũng rất nhanh, làm bạn hợp với người khác giới có tính cách cởi mở, năng động. Người mệnh Hỏa luôn đặt kế hoạch sống một cách có tính toán. Về tài vận, cả đời sống ổn định, việc thu chi có thể ở mức cân bằng, trong cuộc sống thường ngày ngoài khoản thu nhập ổn định, cũng có thể thu được một số khoản tiền bất ngờ.

Thổ: Người mệnh Thổ là người thông minh, luôn tính toán kỹ lưỡng làm việc quyết đoán, dám làm dám chịu, không làm những việc khiến mình phải chịu thiệt thòi, mạnh dạn, tự tin, để đạt được mục tiêu có thể không tiếc phải dốc hết cả túi tiền, nhưng rất hay tự ái, thích nổi bật trước đám đông, không dễ khuất phục người khác. Người mệnh Thổ là người trung thực, không hay so đo tính toán khi hợp tác với người khác, không biết lừa gạt, là người cộng tác và người bạn tốt. Người tuổi Sửu đa số sau tuổi trung niên mới được hưởng phúc, thời trẻ phải bôn ba, phải chịu đựng gian khổ và vất vả, đến tuổi trung niên và những năm cuối đời mới được hưởng phúc. Người mệnh Thổ rất hiếu kỳ trong chuyện yêu đương, có đặc điểm thu hút người khác giới, nhưng nên nhớ không được quá chìm sâu vào chuyện tình cảm, tránh xảy ra những rắc rối không cần thiết cho mình. Tài vận của người mệnh Thổ tương đối thuận lợi, nhưng những khoản hay phải chi cũng rất lớn, dù mình phải vất vả mới kiếm được tiền cũng đều phải dốc sạch vào những khoảng chi lớn. Do đó phải lên kế hoạch giảm bớt khoản chi của mình.
------------------
Vận khí tuổi Sửu theo giờ, tháng sinh
1. Người tuổi Sửu theo tháng sinh
- Sinh tháng Giêng: có khả năng đánh giá sức mạnh của bản thân, có thể chuyển bại thành thắng. Có của ăn của để, vật chất đầy đủ. Có sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật. Vãn niên cuộc sống dư dật, tài lộc dồi dào. Buồn về gia cảnh. Thích hợp với nghề luật sư, nhà văn, nhà hoạt động xã hội.

- Sinh tháng Hai: nhiều mộng mơ ham cái đẹp. Nóng vội hấp tấp, muốn làm việc lớn nhưng không có điều kiện. Hay giật mình. Hay gặp rắc rối, vận xui vì tự tôn tự cao, quá mạnh dạn. Cuộc đời phiền muộn nhiều hơn niềm vui. Thuận lợi trong đường tình ái, có tài trong bài bạc. Nghề thích hợp là làm các công việc tỷ mỷ như thợ kim hoàn, trang trí nội thất, thiết kế mỹ thuật, làm thơ văn... hoặc các công việc đòi hỏi cơ bắp.

- Sinh tháng Ba: tính độc lập rất cao, thích tự bản thân hoàn thành công việc, thích ăn ngon mặc đẹp. Có năng lực tự giải quyết vấn đề và công việc. Cuộc đời bình yên vô sự, vãn niên sự nghiệp mới thành. Cuộc sống vật chất dư dật. Tự cao tự đại nên hay trắc trở. Nghề thích hợp là thầy thuốc, tài chính kế toán, kinh doanh...

- Sinh tháng Tư: thông minh kiên cường, tham vọng quyền thế hơn người hay cạnh tranh kịch liệt để đoạt quyền đoạt lợi. Nhưng đường công danh xa vời, tài năng còn thiếu, hay bị người khác chỉ huy thúc bách, không được toàn quyền hành động. Cô đơn vất vả, tài lộc không nhiều; ít gặp may. Thọ không cao. Nghề nghiệp thích hợp là thiết kế, thợ cơ khí, thời trang...

- Sinh tháng Năm: người đơn giản, lạc quan, mạnh mẽ, thẳng thắn. Hay theo đuổi những mục tiêu không tưởng mà chẳng thu được gì. Trong công việc ít được tự do hành động nên không hiệu quả. Nên thận trọng, nhẫn nại, tránh viển vông, cuối cùng cũng đạt kết quả.
Nghề nghiệp thích hợp là kiến trúc, thợ thủ công, hành chính sự nghiệp. Nói chung người tuổi Sửu sinh tháng này gặp rất nhiều cơ cực.

- Sinh tháng Sáu: tính cách thất thường, lúc trầm lắng thích nghiên cứu, nhưng lúc động hay tham gia vào các hoạt động cuồng nhiệt. Do tính cách này mà hay bị người khác hiểu lầm. Cuộc đời cũng phân nửa như tính cách: nửa đời lận đận, nửa đời như ý. Tính tình điềm đạm, hay gặp may, được người giúp, con đường sự nghiệp hay gặp những biến động lớn.
Làm những công việc có tính sáng tạo sẽ thành công lớn như viết văn, phê bình...

- Sinh tháng Bảy: người sống ôn hòa, gia đình yên ổn, thăng tiến gặp thời, cả đời phong lưu, hanh thông. Hầu như làm gì cũng thuận lợi. Người có ý thức cộng đồng nhưng gia trưởng. Có khả năng sáng tạo và cảm hứng nghệ thuật, ít bạn. Công việc thích hợp là lĩnh vực nghệ thuật, dẫn chương trình...

- Sinh tháng Tám: giỏi giao tiếp, quan hệ rộng và được nhiều người mến mộ. Được hưởng phúc của tổ tiên. Không giàu, song cả đời bình an, danh lợi song toàn, con cháu thành đạt. Có khả năng nghệ thuật. Công việc thích hợp là bưu chính viễn thông, du lịch, vận tải, truyền thanh truyền hình, ca sĩ, nấu ăn.

- Sinh tháng Chín: sống ôn hòa, thông minh, sống trung thực, có tri thức. Không giỏi giao tiếp nhưng giỏi kiếm tiền. Mưu sự như ý, mọi sự nói chung thành công gặp hung hóa cát, cả đời mãn nguyện. Thích hợp với công việc nghiên cứu, thiết kế mỹ thuật, sáng chế...

- Sinh tháng mười: tự lập ngay còn trẻ sống tha hương và phóng khoáng. Có trí thông minh, chí cao nghĩa cả. Khi đặt mục tiêu thì thực hiện đến cùng. Thời trẻ gian nan, vãn niên thành đạt. Công việc thích hợp là tổ chức kinh doanh, kinh tế đối ngoại, tổ chức du lịch...

- Sinh tháng Mười Một: người có tầm nhìn, xuất hiện và giải quyết sự việc đúng lúc, đúng thời điểm. Con đường công danh rộng mở, nhưng khó thành công vì quá tự tin. Cuộc sống vật chất dư thừa, công danh không thành. Công việc thích hợp là nhân viên nghiệp vụ, vận động viên, thợ cơ khí…


- Sinh tháng Mười Hai: tính khí cứng rắn, hiếu thắng, không chấp nhận thất bại, sẵn sàng làm lại từ đầu. Thiếu đầu óc thực tế, sống theo logic riêng của bản thân nên khó thành công trong sự nghiệp. Một đời bình thường, gia đạo an vui. Công việc thích hợp là những việc quy mô nhỏ, kinh doanh nhỏ…
------------------
2. Người tuổi Sửu theo giờ sinh 
Sinh giờ Tý: sản nghiệp vững vàng, mưu sự dễ thành, đông con đông cháu, về già an nhàn.
 
Sinh giờ Sửu: thông minh mẫn tiệp, đa tài, nổi tiếng văn chương, dễ gặp chuyện buồn.
 
Sinh giờ Dần: cuộc sống luôn bị gò bó, vạn sự khó thành, gặp nạn được cứu.
 
Sinh giờ Mão: gặp nhiều trắc trở, hành động cẩn trọng mới thành công. Làm ảnh hưởng tới người thân vì việc của mình.
 
Sinh giờ Thìn: lành ít dữ nhiều, luôn gặp điều phiền toái, bế tắc. Đề phòng bị người phá.
 
Sinh giờ Tỵ: đời sống vật chất đầy đủ, bạn bè trước sau không như một.
 
Sinh giờ Ngọ: ham mê các cuộc tình, đa mang tình cảm, dễ trùng hôn.
 
Sinh giờ Mùi: một đời hạnh phúc không như ý, đề phòng lao tù phạm pháp.
 
Sinh giờ Thân: cuộc đời luôn thuận lợi, may mắn nhiều về phúc lộc.
 
Sinh giờ Dậu: đề phòng bệnh tật hao tài. Gặp nhiều gian nan.
 
Sinh giờ Tuất: lưu lạc quê người, xa quê làm ăn phát đạt. Hay bị miệng tiếng.
 
Sinh giờ Hợi: có nhiều tài năng, lưu lạc giang hồ.

----------------
Vận khí tuổi Sửu theo từng năm
1. Vận khí lưu niên của người tuổi Sửu ở năm Tý
Người tuổi Sửu gặp năm Tý, vận hành chính cung, gặp may mắn và thuận lợi trong công việc, tuy có bệnh nhưng không cần thuốc thang vẫn tự khỏi được, gặp hung luôn hoá cát, trong năm có người âm ngăn cản, có một vài khó khăn nhỏ, lúc này nếu biết rút lui thì chỉ trong một tháng mọi cản trở sẽ được hoá giải.
Vào năm Tý, người tuổi Sửu đã có những biến động nhỏ, nhưng khi bước vào năm Tý thì càng có những biến động lớn hơn. Nữ tuổi Sửu sẽ có sức hấp dẫn lớn vào năm Tý, thân hình quyến rũ, có khí chất mới. Nữ tuổi Sửu nên dịch chuyển nhiều vào năm Sửu, có thể chuyển công tác, du lịch để những chuyển đổi đó ngày một tốt hơn lên. Người tuổi Sửu cần cù, cố chấp, không thích thay đổi, sống khép kín, giàu linh tính và có khả năng lĩnh ngộ tốt.
 
Nam tuổi Sửu có số đào hoa, đặc biệt là sau khi kết hôn thì càng đào hoa, nếu phát huy hết số đào hoa thì có thể bị bệnh tật. Năm Tý là năm tốt cho người tuổi Sửu kết hôn, nhân duyên cực kỳ hưng thịnh.
 
Về phương diện sự nghiệp và tài vận: Vào năm Tý, người tuổi Sửu đại lợi khi đi xa, có nhiều người giúp đỡ. Nếu năm Tý, người tuổi Sửu mở rộng quan hệ ngoại giao thì có thể đặt nền móng tốt cho sự nghiệp. Vào năm Tý, người tuổi Sửu có sao Thái Tuế chiếu rọi trên cao, lại có hai vì sao may mắn chiếu tỏa cho nên nếu đầu tư toàn lực vào công việc thì có thể thành công lớn. Người tuổi Sửu sinh năm 1949 có thể bồi dưỡng nghiệp vụ vào năm Tý. Người sinh năm 1961 làm công tác văn hóa sẽ giành được nhiều thành tựu. Người sinh năm 1973 có thể giành được tài vận, đặc biệt là vào tháng 5, 11. Sự nghiệp của người tuổi Sửu đại lợi vào năm Tý, nên đầu tư kinh doanh vào tháng 3, 6, 9 và 12. Vào năm Tý, người tuổi Sửu cần tập trung toàn lực vào công việc mà đàng hoàng tiến lên.
Năm Tý là năm có đầy cảm giác biến đổi của người tuổi Sửu, cũng là một năm mở mang sự nghiệp. Người tuổi Sửu không thích xử lý những sự biến ảo nhưng không có cách nào chống lại được.
 
Tóm lại, vào năm Tý, người tuổi Sửu may mắn mọi việc, niềm vui tràn ngập, gặt hái được nhiều thành công, tuy có thể ốm đau nhưng dễ chữa khỏi, bởi vì chuột với trâu kết hợp với nhau khi gặp hung sẽ hóa cát. Giữa năm có người âm cản trở, nên rút lui nếu gặp khó khăn, sau một tháng trở ngại sẽ qua, nếu cứ đương đầu với khó khăn e rằng hối không kịp.
------------------ 
2. Vận khí lưu niên của người tuổi Sửu ở năm Sửu
Người tuổi Sửu gặp năm Sửu, vận mệnh bình thường, không có công danh, tiền tài lợi lộc ít, làm việc thường bị cản trở. E sẽ gặp chuyện đau lòng, công việc trong năm không có gì thay đổi. Tuy biết cách tích góp, nhưng làm kinh doanh phải thận trọng, nếu vẫn quyết tâm làm thì có thể thu được một ít lợi lộc.
Vào năm Sửu, người tuổi Sửu có đại biến, là bước đầu tiên để hướng tới tương lai, có nhiều thay đổi lớn. Cuộc đời người tuổi Sửu thay đổi không nhiều, hai năm trước có nhiều khó khăn nhưng đến năm Sửu bắt đầu chuyển hướng tốt đẹp.
Bước vào năm Sửu, người tuổi Sửu phạm phải sao Thái Tuế. Vì trâu gặp trâu nên có nhiều biến động. Sao Thái Tuệ chủ việc chuyển nhà, chuyển công tác, du lịch lập nghiệp. Năm Sửu, người tuổi Sửu còn có sao Hoa Cái giá làm cho nên có thể đạt nhiều công danh, thành tựu, đa tài, đa nghệ, có sức mạnh lấn át cả những người khác. Người tuổi Sửu sống thực tế, không thích thay đổi, nhưng đối với họ năm Sửu là năm bộc lộ rất nhiều tài năng.

Năm Sửu, người tuổi Sửu có những đột phá nhỏ khiến họ phiền não ít nhiều. Lại thêm sao hung Đại Hao, phá cho nên tài vận của người tuổi Sửu không được thuận lợi, nhưng có sao Địa Giải hóa giải những điều không may mắn. Chỉ cần người tuổi Sửu cẩn thận, không đầu tư tài sản lung tung thì tất có giành được bước đi ban đầu tốt đẹp.
 
Về phương diện sự nghiệp và tài vận: Năm Sửu, người tuổi Sửu giành được hoàn cảnh sáng nghiệp mới, được rất nhiều người giúp đỡ. Sao Hoa Cái dẫn dụ khiến bạn nói năng có sức thuyết phục và mở ra thế vận làm lãnh đạo. Năm Sửu, tài sản của người tuổi Sửu nên bất động, chú ý cẩn thận vào tháng 3, 6, 9, 12. Ngoài ra cần chú ý rằng bạn có thể hao tài tốn của vì năm Sửu. Người sinh năm 1913, 1925, 1973 có khí chất cao vào năm Sửu, sự nghiệp tài vận cũng tương đối đạt được thành tựu cao. Người sinh năm 1973 cần cẩn thận trong chuyện làm ăn. Người sinh năm 1949, năm 1961 nên nghỉ ngơi, chờ đợi cơ hội. Người sinh năm 1985 có bước đột phá về học nghiệp.

Tóm lại, vào năm Sửu, vận thế của tuổi Sửu bình thường, công danh không thuận, tài lợi ít, hay gặp khó khăn trắc trở, đã không gặt hái được thành công mà e rằng còn có chuyện đau lòng. Nếu theo đuổi kinh doanh đến cùng thì cũng thu được lợi nhuận, tốt nhất là tu dưỡng tinh thần và sức khỏe chờ cơ hội. Có thể nói năm Sửu rất nhạt nhẽo với người tuổi Sửu.
------------------ 
3. Vận khí lưu niên của người tuổi Sửu ở năm Dần
Người tuổi Sửu gặp năm Dần, lành nhiều dữ ít, trong nhà có chuyện cưới xin, gặp gỡ người thân. Cuối năm hơi trục trặc, làm việc gì cũng không theo ý muốn. Có cơ hội nắm bắt danh lợi, nên làm những điều hay lẽ phải. Năm này phải cố gắng nhiều, nên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, thu ít chi nhiều.
Người tuổi Sửu trung thực, cần cù chịu khó, nhưng hơi cố chấp, không nhanh nhạy.
Khi họ bước vào năm Dần, do có sao Thái Dương chiếu rọi cho nên nam nữ đều có thế vận đẹp. Hơn nữa, sao Thái Dương có thể hóa giải những điều không may mắn do các sao hung đưa đến. Có thể thấy, thế vận của người Sửu vào năm Dần không có thay đổi gì nhiều, trong đó người sinh năm 1949 và năm 1985 có thế vận tương đối tốt. Người tuổi Sửu nên lưu ý rằng năm Dần là năm đại lợi tiến công, đỉnh cao là vào tháng 7 và tháng 8.

Về phương diện sự nghiệp tài vận: Vào năm Dần, người tuổi Sửu cần chú ý giữ gìn vào tháng 5 và 6; không nên tính chuyện làm ăn, quan hệ với người ngoài khó thành. Người sinh năm 1961 và năm 1973 nên cẩn thận vì có thể hao tài tốn của liên miên. Năm Dần, người tuổi Sửu nên cẩn thận trong mọi sự. Muốn giành được đại lợi vào năm Dần, người tuổi Sửu chỉ còn cách ngồi trên thuyền câu cá, xem ra đại lợi nhất vào tháng 4, 7 và 8. Vào năm Dần, người tuổi Sửu không nên chuyển đổi công tác, nên ổn định công việc và tránh thị phi.

Năm Dần là năm nên cẩn thận và cũng là năm kết hôn, nhưng cũng là năm cô độc, bệnh tật của người tuổi Sửu.

Người tuổi Sửu thường mất bình tĩnh trước những việc đột ngột xảy ra, tiềm ẩn chứng bệnh thần kinh. Năm Dần, người Sửu nên giữ gìn thịnh vận, lấy ổn định làm thắng lợi, qua năm Dần, đến năm Mão là năm khó khăn, cho nên cần sắp đặt mọi việc từ năm Dần. Cho nên, năm Dần cũng là năm tích luỹ của người tuổi Sửu.

Tóm lại, vào năm Dần, người tuổi Sửu gặp may nhiều, ít rủi, gia đình có thêm người, biết nắm bắt cơ hội nhưng tránh nôn nóng, nếu biết lựa chọn chờ thời cơ thì sẽ thành công, tìm việc ở nơi xa cũng có thể thành, nhưng khó mà biết được khi nào mới trở về. Đây được coi là một năm vất vả với người tuổi Sửu.

------------------------ 
4. Vận khí lưu niên của người tuổi Sửu ở năm Mão
Người tuổi Sửu gặp năm Mão, thường gặp chuyện trái đạo lý, gặp hoạ từ trong nhà, cho nên nếu muốn đối phó với bên ngoài thì trước tiên phải dẹp yên bên trong, phải vạch trần âm mưu, nhìn thấu bản chất, nín nhịn người khác thì hoạ tất sẽ tan biến, phải tu tâm dưỡng tính, cả năm sống bình yên. Năm này tài vận không lý tưởng, không được đầu tư tuỳ tiện, nên đề phòng là hơn.

Năm Mão, người tuổi Sửu đặc biệt chú ý đến một hiện tượng kỳ lạ. Người sinh vào mùa thu, mùa đông thì tốt, nhưng người sinh vào mùa xuân hạ lại xấu. Người sinh năm 1973 thế vận tương đối biến đổi lớn vào năm Mão, có quý nhân phù trợ, thu được đại lợi. Người sinh năm 1961 giành được tài vận và có tình yêu vào năm Mão. Người sinh năm 1949 đại lợi.

Năm Mão người tuổi Sửu gặp nhiều chuyện phiền phức, vấn đề nhân sự phức tạp, cần chú ý giữ gìn sức khỏe.

Về phương diện sự nghiệp và tài vận: Trong năm Mão, người tuổi Sửu phấn đấu trong nghịch cảnh, luôn gặp khó khăn trở ngại. Vì thế, nên dốc toàn lực tiến công vào tháng Giêng, 4, 7 và 8 thì sẽ không dễ thất bại. Năm Mão, người tuổi Sửu không nên tác chiến, phòng tai nạn dưới nước. Người sinh năm 1961, 1985 nên tập trung vào các lĩnh vực đầu tư. Người sinh năm 1973 đại lợi khi đi xa, học nghiệp có chiều tiến bộ. Người tuổi Sửu làm công tác nghệ thuật giành được nhiều thành tựu vào năm Mão.

Có thể nói, năm Mão là năm thoái của người tuổi Sửu, cũng là năm chú ý đến sức khoẻ. Năm Mão, người tuổi Sửu không thắng lợi, cũng không biết thua. Không có vì sao may nào giáng xuống cho nên thế vận không tiến triển. Là năm tiến tu học nghiệp của người tuổi Sửu, cần nhẫn nại, cẩn thận xử lý mọi công việc. Năm Mão là năm đặc biệt khó khăn với người tuổi Sửu.

Tóm lại, vào năm Mão, người tuổi Sửu không mấy thuận lợi, có họa đến nhà, huynh đệ tương tàn, nên nhường nhịn tránh cãi vã để tránh tai họa, tĩnh tâm thì sẽ bình yên.
 -----------------------
5. Vận khí lưu niên của người tuổi Sửu ở năm Thìn

Người tuổi Sửu gặp năm Thìn, họa có phúc có, cát hung như nhau, muốn hành động nhưng không được, làm việc thường không theo ý muốn. Năm này nên thuận theo tự nhiên, nên lùi một bước tiến hai bước, cần làm thì làm, không cần thì thôi, không lo lắng về chuyện ăn ở, thuận lợi. Cả năm nên thận trọng là hơn, muốn phát tài thì nên biết chờ đợi thời cơ. Năng làm việc thiện.

Năm Thìn, có sao Thái Âm là vì sao cát chiếu tỏa cho nên thế vận của người tuổi Sửu dần dần tốt lên. Nhưng vào năm này, người tuổi Sửu vẫn còn nhiều sao hung chiếu mệnh cho nên số vận vẫn bình thường, người sinh vào mùa xuân và mùa hạ có thế vẫn tốt hơn là người sinh vào mùa thu, mùa đông. Vào năm Thìn, người tuổi Sửu vẫn cần rất cẩn thận bởi vẫn còn có rất nhiều chuyện phiền phức.

Năm Thìn cần có bước tiến công nhưng e rằng trợ lực không đủ. Người tuổi Sửu cần sự che chở của các vì sao Dậu, Tỵ của tam hợp và Tý của Lục hợp thì mới có thể hưng thịnh. 

Có thể thấy, vào năm Thìn người tuổi Trâu nên hòa vào mọi người mà mượn sự trợ giúp của những người tuổi Tý, tuổi Dậu, tuổi Tỵ.

Năm Thìn, người tuổi Sửu nên thâm nhập vào lĩnh vực nghiên cứu, phát triển tài năng, giành được đại lợi trong hợp tác, đầu tư. Người sinh năm 1973 có nhiều tài vận, rất thích hợp với việc đầu tư, nhưng có thể rất dễ phát phì cho nên cần ăn kiêng. Gia vận của người sinh năm 1925 có chiều tốt đẹp hơn. Người sinh năm 1985 học nghiệp bình thường, nên tham gia công tác đoàn thể. Vào năm Thìn, tháng đẹp nhất của người tuổi Sửu là tháng 12, tháng xấu nhất là tháng Giêng và tháng 7. Năm Thìn có sao Thái Dương chiếu mệnh người tuổi Sửu, nhưng nữ tốt hơn nam, nam tuổi Sửu không nên kết hợp làm ăn hay đi đứng cùng với nữ tuổi Sửu vì sẽ bị sao hung gây trở ngại, làm hao tổn đến tài vận.

Năm Thìn là năm bình thường với người tuổi Sửu là năm tốt nhất để kiến lập mối quan hệ giao hảo tốt đẹp. Đây cũng là năm hợp tác của người tuổi Sửu cho nên họ cần mở rộng sự hợp tác thì sẽ thành công, nên tìm hiểu và lượng thứ cho người khác. Điều quan trọng nhất trong năm Thìn là người tuổi Sửu phải hợp quần, nhìn ra vốn quý của tình hữu nghị. Biết hợp tác với người sẽ thành công.
Năm Thìn, người tuổi Sửu có phúc và họa ngang nhau, “hành sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Mỗi khi gặp duyên kỳ ngộ thì như huyền ảo. Năm nay thuận theo tự nhiên, nên không cần lo đến cơm áo gạo tiền.
-------------------- 
6. Vận khí lưu niên của người tuổi Sửu ở năm Tỵ
Người tuổi Sửu gặp năm Tỵ, kinh tế khá giả, nhưng người sinh tháng lẻ không có phúc hưởng thụ, người sinh tháng chẵn cũng nên biết chộp thời cơ, năm này hay xảy ra tranh cãi, không thận trọng khi kết bạn, khó biện minh cho quan điểm của mình, luôn muốn khóc, nếu muốn hoá giải có thể nuôi ba con rùa trong nhà.

Vào năm Tỵ, người tuổi Sửu tài vận hanh thông, cầu mưu được lợi, là năm gặt hái và thành công. Năm này, người tuổi Sửu có dư niềm vui, tài vận mở mang.
Về phương diện sự nghiệp, tài vận: Vào năm Tỵ, người tuổi Sửu mọi chuyện dễ thành, không bận rộn, dễ được lợi, có nhiều điều thị phi về lĩnh vực công việc, bị hại bởi bạn thân, tình cảm không ổn định. Những sóng gió xuất hiện trong công việc sẽ bổ sung cho những nguy cơ nảy sinh, ban đầu người tuổi Sửu có thể trở tay không kịp, nhưng lâu dần có thể cởi bỏ được những nguy cơ tiềm ẩn.
Vào năm Tỵ, người tuổi Sửu có thần tài soi sáng, của cải đại vượng, thu được khoản tiền lớn. Người độc thân không được gì, nhưng người đã có đôi thì của cải vào như nước, tuy vậy vẫn cần phải nắm lấy thời cơ nếu không sẽ để tuột mất. Năm này nhiều của nhưng cũng nhiều tranh chấp, nhiều kiện tụng và cũng có nhiều điều thị phi.
 ---------------------
7. Vận khí lưu niên của người tuổi Sửu ở năm Ngọ
Người tuổi Sửu gặp năm Ngọ, năm này có số đào hoa, thường tự chuốc điềm gở hoặc bệnh tật vào người, đánh đổi bằng sự mất mát tiền của, không có gì phải ân hận. Cuối năm có quý nhân phù trợ, thuận buồm xuôi gió, mất lại lấy về, luôn vui vẻ.
Năm Ngọ, người tuổi Sửu không gặp nhiều thuận lợi, có nhiều đố kỵ, dễ bị người hại, có những phiền phức không cần thiết, có hao tổn nên đã trừ được nguy cơ tán tài, may mà có sao Thiên Đức chiếu mệnh cho nên biến hung thành cát, mở ra vận thế tốt.
Về phương diện tài vận: Vào năm Ngọ, tài vận của người tuổi Sửu bình thường không có gì đột phá, có nhiều cơ hội, được quý nhân giúp đỡ, nhưng thiếu thuận lợi.
Về phương diện sự nghiệp: Nửa năm sau đẹp hơn nửa năm trước, có thể nói khổ trước sướng sau. Đến mùa hạ thì bắt đầu có những tin tức tốt, tất cả những nỗi phiền muộn đều hết từ sau tháng 7.
Vào năm Ngọ, người tuổi Sửu vì quá tin tưởng người khác mà có nhiều hao tổn, bị kẻ tiểu nhân hại, tình anh em mờ nhạt không nên quá thành thực mà lao vào những phiền phức.
Năm Ngọ, người tuổi Sửu nên cẩn thận trong giao lưu với bạn hữu, nhất là càng phải cẩn thận với bạn bè cùng giới.
Đây được coi là năm đào hoa với người tuổi Sửu tuy vậy lại tiêu hao nhiều tiền của cho căn bệnh thập tử nhất sinh, cuối năm có quý nhân phù trợ, thuận buồm xuôi gió, mất gì lại được nấy.

--------------------- 
8. Vận khí lưu niên của người tuổi Sửu ở năm Mùi
Người tuổi Sửu gặp năm Mùi, năm này hay mất của, biết vươn lên, không câu nệ tiểu tiết, không nghĩ đến chuyện hại người, nên đề phòng người khác. Đầu năm không suôn sẻ, từ thất bại có thể bước tới thành công. Cuối năm gặp may, nên tham gia đầu tư để thu lợi nhuận.
Trong năm này nếu đeo trên người trang sức màu vàng như vòng ngọc thì có thể gặp nhiều may mắn, đồng thời cũng tránh được điềm dữ.
Năm Mùi là năm có nhiều khiêu chiến với người tuổi Sửu. Họ có thể rất dễ nổi cáu vì chịu nhiều áp lực. Chính vì vậy, người tuổi Sửu nên kiên cường đối mặt với những thách thức, coi nhẹ những điều không may mắn, tích cực; lạc quan để biến năm Mùi thành năm may mắn đối với bản thân mình.
Năm Mùi, người tuổi Sửu gặp sao chiếu mệnh xấu, khó tránh khỏi duyên phận, nếu hiểu đạo lý thì có thể được an nhàn, chuyển xấu thành tốt, tạo dựng nhân sinh tốt đẹp.
Năm Mùi, người tuổi Sửu cần làm nhiều việc trái với ý muốn, gặp nhiều chuyện kích động, có hao tài tốn của, làm nhiều việc không hợp với thói quen, kỳ thực đó là sự biến đổi của nhân sinh, mỗi thời khắc biến đổi của bạn chỉ là sự khẳng định tốt hơn cho bạn, nên bạn cần có thái độ tự nhiên khi đối mặt với những chuyển biến đó. Người tuổi Sửu trung thành, thật thà, rất dễ tin người cho nên cũng dễ bị lợi dụng. Năm Mùi là năm người tuổi Sửu gặp tiểu nhân chắn đường, cho nên dễ bị hại. Vì những lý do đó cho nên vào năm Mùi, người tuổi Sửu nên cẩn thận với những đột phá vốn có, cần chú ý về mọi phương diện.


Về phương diện tài vận: Người tuổi Sửu gặp nhiều may mắn vào nửa năm sau bắt đầu từ tháng 7, tài vận hanh thông nhưng hao tài tốn của, may có sao cát chiếu mệnh cho nên biến hung thành cát.
Năm Mùi, người tuổi Sửu có danh nhưng hao tài tốn của, anh em ruột thịt mâu thuẫn với nhau, tuy có nhiều chuyện vui nhưng trong lòng lại buồn rầu, cần cố gắng, tránh cứng nhắc, đề phòng người hại, đầu năm khó khăn, giữa năm gặp trở ngại, nhưng cuối năm dần dần thuận lợi. Tập trung đầu tư vào cuối năm, sẽ thu lại lợi nhuận.

----------------------- 
9. Vận khí lưu niên của người tuổi Sửu ở năm Thân

Người tuổi Sửu gặp năm Thân, đại cát, công việc có nhiều tiến triển, hưởng phúc hưởng thọ, cũng có thể là được gặp người thân, cưới xin hoặc thêm con thêm cháu, có nhiều tin vui. Nên đề phòng những lúc vui hoá buồn, đắc ý vênh váo, nên biết thoả mãn với những gì đã có. Nói chung đây là năm có nhiều việc đáng mừng, tài vận tốt, nên thường xuyên cầu xin Bồ Tát phù hộ độ trì cho mình, nên thờ thần Bồ Tát ở gian nhà chính, mỗi ngày thắp một nén hương để cầu xin thần ban tài lộc.
Vào năm Thân, thế vận của người tuổi Sửu có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tốt. Năm này người tuổi Sửu vốn dễ nổi nóng cho nên cần cực kỳ nhẫn nại vào năm Thân.
Người tuổi Sửu không có nhân duyên vào năm Thân, có nhiều việc gia đình cần giải quyết, có nhiều quý nhân phù trợ, trong thời khắc nguy hiểm luôn có người giúp đỡ, khiến họ phát triển thuận lợi các kế hoạch của mình.


Về phương diện tài vận: Tài vận tốt gặp may mắn.
Về phương diện sự nghiệp: Năm Thân người tuổi Sửu gặp nhiều cơ hội, có được có mất. Tiếc là người tuổi Sửu tương đối dễ tin người, trong quá trình phát triển sự nghiệp, vì quá tin người mà dễ bị tổn hại.

Người tuổi Sửu vốn có tính cố chấp, cho nên thường đánh mất phong độ trong quá trình tiến công hay thoái thủ. Chính vì thế, người tuổi Sửu nên mở rộng quan điểm, nên bao dung và lượng thứ cho người khác thì tự nhiên vận thế sẽ tốt đẹp hơn. Với người tuổi Sửu, có thể nói năm Thân là năm đại cát, đại lợi, gia đình có thêm người, cần đúng mực khi có chuyện vui, biết dừng biết đủ, khống tự mãn, phòng tiểu nhân hãm hại.
-------------------- 
10. Vận khí lưu niên của người tuổi Sửu ở năm Dậu
Người tuổi Sửu gặp năm Dậu, dữ nhiều lành ít, luôn gặp thiên tai nhân hoạ, nếu kết thân với nhiều người tốt thì có thể sống bình yên đến cuối năm, năm này việc cầu tài không thành, không nên đánh bạc và gây gổ với người khác, năng đi lễ chùa, cầu xin Bồ Tát phù hộ độ trì cho cuộc sống được bình yên, tại gian nhà chính nên treo bức tượng Quan Âm Bồ Tát, mỗi ngày thắp hương cầu khấn để thần linh ban phước.
Về phương diện tài vận: Tài vận bình thường, không tốt lắm.


Về phương diện sự nghiệp: So với hai năm trước, vào năm Dậu, sự nghiệp của người tuổi Sửu có chiều hướng đi lên rõ rệt. Do năm Dậu có sao cát chiếu mệnh nên có tiền tài tự đến với người tuổi Sửu, hơn nữa còn có thể tích lũy được tiền của. Năm Dậu rất thích hợp để người tuổi Sửu chuyển đổi công tác, có thể được coi là một năm đầy biến động và cũng là năm đầy may mắn với người tuổi Sửu. Từ đó, có thể nói sự nghiệp của họ cũng rất tốt đẹp.

Vào năm Dậu, người tuổi Sửu có quyền lực, có nhiều người giúp đỡ, tiếc rằng có sao bạch Hổ chiếu mệnh cho nên có xảy ra nhiều chuyện ngoài dự tính, xuất hiện vấn đề về sức khỏe, thường không đủ sức lực để gánh vác công việc.
Năm Dậu là năm tích trữ của người tuổi Sửu thế vận của họ trong 5 năm trước năm Dậu không ngừng tốt lên, tuy vậy họ không nên chuyển chỗ ở vì sẽ gặp nhiều khó khăn. Chiến lược của người tuổi Sửu trong năm Dậu là: Tất cả nên giữ nguyên như cũ, nỗ lực kiếm tiền.
Năm Dậu cũng là năm có bước ngoặt về sức khỏe của người tuổi Sửu nên nếu có điều kiện thì cần tranh thủ nghỉ ngơi. Vào năm Dậu, người tuổi Sửu không nên sợ thay đổi, điều tốt nhất cũng như điều xấu nhất đều không đến với họ.
Nếu họ tiếp tục đi theo con đường trung dung thì nên sống có nghệ thuật hơn nữa.
Đây là năm rủi ít may nhiều với người tuổi Sửu, giữa năm có tai hoạ, có hao tài tốn của, may có sao Nguyệt Đức chiếu nghiêng cho nên có chút tiền bạc, nên kết bạn rộng, giữ cho tâm bình khí hòa thì cuối năm sẽ được vinh hiển.
--------------------- 
11. Vận khí lưu niên của người tuổi Sửu ở năm Tuất
Người tuổi Sửu gặp năm Tuất, sự nghiệp thuận lợi, nên tìm kiếm nhiều cơ duyên. Khó tích góp tiền của, số đào hoa, nhưng trong năm lành nhiều dữ ít, vẫn sống trong vui vẻ. Cả năm nên tính toán cẩn thận là hơn, khi điều kiện có biến chuyển thì nên tiếp tục đầu tư lập nghiệp, nhưng tuyệt đối không được háo sắc, nếu không sẽ tự huỷ hoại tiền đồ của mình. Người tuổi Sửu trong năm này nếu đeo miếng ngọc bội hình rồng phượng thì có thể đại cát đại lợi.
Người tuổi Sửu sống thành thực, chân thành, dễ bị người khác lấn át. Tính tình của họ cương trực, tự tin, khả năng thích ứng kém, hay suy nghĩ bởi những chuyện vặt vãnh, dễ nổi nóng. Vào năm Tuất, thế vận của người tuổi Sửu rất bình thường, không có nhiều biến động, nên lấy thủ thế làm phương thức sống để cầu an.
Về phương diện sự nghiệp: Vào năm Tuất, người tuổi Sửu có hai sao cát chiếu mệnh, đó là sao Phúc Tinh và Thiên Đức cho nên sự nghiệp bình ổn, cơ hội không nhiều, nếu như có thay đổi thì cần phải đi xa lập nghiệp. Vì năm Tuất là năm thuận lợi nhất để người tuổi Sửu di chuyển, lại chịu ảnh hưởng của sao chiếu mệnh cho nên họ có nhiều cơ hội đi xa. Có thể thấy, vào năm Tuất, tài vận của người tuổi Sửu tương đối ổn định, không có sự lo buồn, là một năm đầy niềm vui.
Người sinh năm 1961, sau đó là người sinh năm 1973 đại lợi vào năm Tuất. Người sinh năm 1961 sẽ đạt được đại lợi khi đi công tác, có nhiều cơ hội phát triển. Người sinh năm 1925 và sinh năm 1985 có quý nhân giúp đỡ về phương diện sự nghiệp, vận thế của người sinh năm 1973 rất bình thường, tài vận kém hơn năm Thìn, đẹp nhất vào tháng 4 và tháng 8.
Người tuổi Sửu gặp nhiều điều thị phi vào năm Tuất, cho nên cần cẩn thận về phương diện sự nghiệp, cần cẩn thận hơn nữa với người tuổi Thìn, tuổi Mùi, tuổi Tuất.
Năm Tuất là năm tiêu phí vô biên của người tuổi Sửu. Họ phải hao tài tốn của không ít, nhưng phần lớn chỉ là chi tiêu cho bản thân, vì thế không thể tính toán vào loại chi tiêu có mục tiêu.
Người tuổi Sửu rất được ái mộ vào  năm Tuất. Tình duyên tốt đẹp.
Năm Tuất, người tuổi Sửu có sự nghiệp thuận lợi, danh lợi song toàn, có cầu tất ứng, người đơn thân chiếc bóng cần đề phòng sự tiêu hao tiền của. Năm nay cũng là năm đào hoa với người tuổi Sửu, có gặp kiện tụng, nên tách việc chung ra khỏi việc riêng. Có thể nói đây là năm vui nhiều rủi ít của người tuổi Sửu.

-------------------- 
12. Vận khí lưu niên của người tuổi Sửu ở năm Hợi
Người tuổi Sửu gặp năm Hợi, năm hạn bất lợi, làm việc không thành, tiến thoái đều gặp trở ngại, may mà cuối năm có quý nhân phù trợ, nên chịu khó làm việc, không sợ gặp nạn.
Trong năm này tuy tài vận không mấy khả quan, nhưng chỉ cần sống cần cù tiết kiệm là có thể tích góp được tiền của, năm này tránh chơi trò đỏ đen, nếu không sau này có hối hận cũng không kịp, nên chơi với người tốt, nhất định sẽ gặp quý nhân.
Người tuổi Sửu không thích biến động trong tình cảm, tiềm ẩn chứng bệnh suy nhược thần kinh. Họ hay tin người, hay giúp đỡ người khác một cách mù quáng.
Năm Hợi, người tuổi Sửu có sao Thiên Mã chiếu mệnh nên đây được coi là nằm có nhiều chuyển biến với họ. Vào năm Hợi, người tuổi Sửu không nên chuyển nơi ở, chuyển đổi công tác hoặc thay đổi tâm lý thì sẽ may mắn, trong đó thích hợp nhất là nên thay đổ vào tháng 4 và tháng 10.
Về phương diện sự nghiệp và tài vận: Người tuổi Sửu đại lợi khi đi xa vào năm Hợi, được rất nhiều người giúp đỡ, hợp nhất với người tuổi Tỵ và người tuổi Dậu. Năm này, sự nghiệp của người tuổi Sửu có chiều hướng mở rộng, là một năm tốt đẹp để mở mang sự nghiệp. Tuy vậy, đây là năm người tuổi Sửu gặp nhiều chuyện phiền phức, tài vận tốt nhất là vào tháng 8 và tháng 12.
Năm Hợi, người tuổi Sửu có thể bị mất của. Vì thế nên tránh tuyệt đối gửi hàng hóa người khác để không bị tổn hại nghiêm trọng, nên cẩn thận khi trả tiền cho người khác. Tránh cờ bạc đỏ đen, kể cả sổ xố.
Năm Hợi là năm du lịch với người tuổi Sửu, trong đó ẩn chứa nhiều xung động, cho nên đó cũng là năm bôn ba của người tuổi Sửu. Vào năm này, người tuổi Sửu không nên vội vã mà phải biết chờ đợi. Vận thế của người sinh năm 1961 và năm 1973 tương đối tốt đẹp, nên lấy sự tiến công làm thượng sách trong biến động.

Với người tuổi Sửu thì năm Hợi là năm bất lợi, công danh thành bại nhiều lần, ít thành công, tiến thoái đều bị cản trở, có họa từ trong nhà, cuối năm có quý nhân phù trợ, nên cố gắng làm việc để tránh tai họa lớn, cẩn thận tìm hiểu thì thu được món lợi nhỏ.

Xem tuổi kết hôn tuổi Sửu  
Nhiều người chỉ nói một cách đơn giản Tứ hành xung (Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất Sửu Mùi, Tý Ngọ Mão Dậu) hay Tam hợp (Thân Tý Thìn, Sửu Tỵ Dậu, Dần Ngọ Tuất, Hợi Mão Mùi) mà không chú ý đến ngũ hành hay đặc tính âm dương của tuổi là nói sai căn bản, không có cơ sở. Việc xem tuổi kết hôn cần dựa trên các nguyên tắc, hay các thứ tự sau:
 
l. Xem bảng “Vòng giáp phương Đông” cuối phần 4, xác định bản mệnh thuộc hành gì?
Sở dĩ cần biết bản mệnh là hành gì, vì cùng là tuổi Sửu nhưng có tới 5 hành, ví dụ:
 
Ất Sửu (1925): Hải trung Kim
Đinh Sửu (1937): Giản hạ Thuỷ
Kỷ Sửu (1949): Tích lịch Hoả
Tân Sửu (1961): Bích thượng Thổ
Quý Sửu (1978): Tang giá Mộc
Ngũ hành khác nhau, cá tính sẽ khác nhau.
 
2. So sánh ngũ hành xem tương sinh hay tương khắc
Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ tượng trưng cho sự muôn mặt của vũ trụ luôn tồn tại hai mặt tương sinh và tương khắc, nên mọi cảnh vật mới có thể được tuần hoàn ổn định, do sự tuần hoàn này của ngũ hành, mà tính lâu dài của vạn vật trong thế giới này mới được đảm bảo.
Sự phát triển và thay đổi của mọi sự vật trong giới tự nhiên đều được hình thành từ 5 vật chất cơ bản không ngừng vận động, kế thừa và bổ sung cho nhau, 5 vật chất này là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, cũng chính là ngũ hành có nhắc đến trong mệnh lý.
 
Ngũ hành có những đặc tính dưới đây:
Mộc: Phát triển, có trật tự;
Hỏa: Nóng, vươn lên;
Thổ: Sinh sôi, phát triển;
Kim: Yên tĩnh, thu sát;
Thủy: Lạnh, hướng xuống.
 
(1) Tương sinh:
Có ý chỉ sự sinh sôi phát triển, đặc biệt như quan hệ mẹ con, có ý nghĩa chỉ sự yêu thương, may mắn và suôn sẻ.
Tương sinh tức là thứ tự Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc. Có nghĩa là, tương sinh chính là ngũ khí Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ lần lượt sinh ra đối phương, là quan hệ thuận, khí được sinh ra từ Thuỷ, sau đó lại đến chu kỳ sinh Hoả, vòng tuần hoàn cứ lặp đi lặp lại như vậy.
Người nào sinh nhập là có lợi, người nào sinh xuất thường chịu hy sinh, mất mát cho người kia.
 
Ví dụ: Kim sinh Thuỷ, thì Kim là sinh xuất, Thuỷ nhận được sinh, nên là sinh nhập. Khi đó tuy là có lợi, nhưng người hành Kim thường chịu hy sinh mất mát nhiều hơn cho người hành Thuỷ. Nếu vợ hành Kim, sẽ hỗ trợ nhiều cho sự nghiệp của chồng. Dẫu sao tương sinh là có lợi.
 
Chuyển sinh thành khắc:
Bất cứ sự vật nào đều có một điểm giới hạn, ngũ hành tương sinh tất nhiên tốt, nhưng tốt quá sẽ ẩn náu những vận rủi, đó chính là đạo lý “sự vật phát triển đến cực điểm” thì sẽ chuyển hoá theo hướng ngược lại”. “Kim” được sinh ra nhờ “Thổ”, nhưng nếu có quá nhiều “Thổ”, “Kim” sẽ bị “Thổ” che lấp, thế là “Thổ” quá nhiều nên lại hạn chế “Kim”, đây chính là hàm nghĩa của “chuyển sinh thành khắc”.
 
Kim sinh ra nhờ Thổ, Thổ nhiều thì che lấp Kim; 
 
Thổ sinh ra nhờ Hoả, Hoả nhiều thì làm cháy Thổ; Hoả sinh ra nhờ Mộc, Mộc nhiều chặn nước; Mộc sinh ra nhờ Thuỷ, Thuỷ nhiều thì làm trôi Mộc; Thuỷ sinh ra nhờ Kim, Kim nhiều sẽ làm đục Thuỷ.
 
(2) Tương khắc:
Chỉ sự quy định và khống chế lẫn nhau, tương sinh là lần lượt sinh ra đối phương, trái ngược hoàn toàn với tương khắc.
Tức là Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, có thể nói, chúng có quan hệ suy giảm lẫn nhau. Mộc bị Kim ràng buộc, Mộc lại ràng buộc Thổ, cứ tuần hoàn lặp đi lặp lại như vậy.
Người nào khắc nhập là người bị đè nén, kiểm soát còn người nào khắc xuất là người gây thiệt hại cho người kia.
 
Ví dụ: Thổ khắc Thuỷ, thì Thổ là khắc xuất, Thuỷ là khắc nhập, Là bất lợi khó khăn, do người hành Thổ hay đè nén làm người hành Thuỷ suy yếu, tàn lụi. Dẫu sao tương khắc làm hôn nhân gặp khó khăn trắc trở.
 
Ngũ hành phản khắc:
Thông thường, dùng rìu (Kim) là có thể chặt được gỗ (Mộc), nhưng gỗ càng cứng thì độ mài mòn của rìu càng nặng, thậm chí có thể làm hỏng rìu. Đây chính là “phản khắc”.
 
Kim khắc Mộc, Mộc cứng lại làm hỏng Kim; Mộc khắc Thổ, Thổ nặng lại làm gãy Mộc;
Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ nhiều lại càn quét Thổ; Thuỷ khắc Hoả, Hoả mạnh lại làm khô Thuỷ; Hoả khắc Kim, Kim nhiều lại làm tắt Hoả.
 
(3) Tương hoà
Tương hoà là cùng hành, như Mộc hoà Mộc, Kim hoà Kim,... Hiện tượng này sinh ra hai trạng thái hoặc cực tốt hoặc cực xấu. Sau khi kết hôn có lúc làm ăn phát đạt, thuận lợi nhanh chóng, nhưng có lúc sụp đổ vô phương cứu chữa. Tóm lại, tương hoà là tốt nhưng không trọn vẹn.
 
Ví dụ:
Chồng sinh năm 1955 Ất Mùi (Sa trung Kim)
Vợ sinh năm 1961 Tân Sửu (Bích thượng Thổ)
Không thể phát ngôn tuỳ tiện là tứ xung được, vì Thổ sinh Kim, vợ hy sinh cho chồng, vì chồng con là rất tốt, rất hợp, vợ sẽ phó tá giúp chồng gây dựng sự nghiệp, công thành danh toại.
 
3. So sánh hành với mệnh hai tuổi để biết âm hay dương 
Việc xem tuổi âm hay tuổi dương sẽ cho biết vợ chồng có hài hoà lâu dài hay vẫn còn dở dang cách trở.
 
(1) Cùng âm, hoặc cùng dương (còn gọi là Nghịch lý âm dương)
Xét theo âm dương, hai vợ chồng yêu thương hoà hợp, dễ thông cảm do tính khí như nhau, nhưng hạnh phúc gia đình không trọn vẹn. Đó là do hai tính cách tương đồng, khó san sẻ, nhất là hai người tính tình cứng rắn sẽ dễ bất hoà, hoặc hai người tính cách mềm yếu sẽ mất sức hấp dẫn lẫn nhau.
 
(2) Một âm, một dương (Thuận lý âm dương)
Xét theo âm dương, hai vợ chồng kết hôn thuận lợi, hài hoà dễ dàng, tốt đẹp trọn vẹn, thường hỗ trợ lẫn nhau, sự nghiệp bền vững.
Tóm lại, xem về tuổi vợ chồng có hợp không, cần xem chi tiết theo 3 trình tự trên, thì việc giải đoán mới tạm coi như tổng quát và dễ dàng được chấp nhận.
Theo cách tính đó, cô dâu tuổi Sửu nên cưới vào tháng 5 và 8.
Con trai tuổi Sửu tránh cưới vào năm Thân.

Con gái tuổi Sửu tránh cưới vào năm Dần.

Bảng “vòng giáp phương Đông”
Tuổi Dương Tuổi Âm Bản mệnh
 
Giáp Tý
1864, 1924, 1984
 
Ất Sửu
1865, 1925, 1985
 
Hải trung Kim
 
Bính Dần
1866, 1926, 1986
 
Đinh Mão
1867, 1927, 1987
 
Lô trung Hỏa
 
Mậu Thìn
1868, 128, 1988
 
Kỷ Tỵ
1869, 1929, 1989
 
Đại lâm Mộc
 
Canh Ngọ
1870, 1930, 1990
 
Tân Mùi
1871, 1931, 1991
 
Lộ bàng Thổ
 
Nhâm Thân
1872, 1932, 1992
 
Quý Dậu
1873, 1933, 1993
 
Kiếm phong Kim
 
Giáp Tuất
1874, 1934, 1994
 
Ất Hợi
1875, 1935, 1995
 
Sơn đầu Hỏa
 
Bính Tý
1876, 1936, 1996
 
Đinh Sửu
1877, 1937, 1997
 
Giang hạ Thủy
 
Mậu Dần 1878, 1938, 1988 Kỷ Mão
1879, 1939, 1999 
Thành đầu Thổ
 
Canh Thìn
1880, 1940, 2000
 
Tân Tỵ
1881, 1941, 2001
 
Bạch lạp Kim
 
Nhâm Ngọ
1882, 1942, 2002
 
Quý Mùi
1883, 1943, 2003
 
Dương liễu Mộc
 
Giáp Thân
1884, 1944, 2004
 
Ất Dậu
1885, 1945, 2005
 
Tuyền trung Thủy
 
Bính Tuất
1886, 1946, 2006
 
Đinh Hợi
1887, 1947, 2007
 
Ốc thượng Thổ
 
Mậu Tý
1888, 1948, 2008 
Kỷ Sửu
1889, 1949, 2009
 
Tích lịch Hỏa
 
Canh Dần
1890, 1950, 2010
 
Tân Mão
1891, 1951, 2011
 
Tòng bạch Mộc
 
Nhâm Thìn
1892, 1952, 2012
 
Quý Tỵ
1893, 1953, 2013
 
Tràng lưu Thủy
 
Giáp Ngọ
1894, 1954, 2014
 
Ất Mùi
1895, 1955, 2015
 
Sa trung Kim
 
Bính Thân
1894, 1956, 2016
 
Đinh Dậu
1897, 1957, 2017
 
Sơn hạ Hỏa
 
Mậu Tuất
1898, 1958, 2018
 
Kỷ Hợi
1899, 1959, 2019
 
Bình địa Mộc
 
Canh Tý
1900, 1960, 2020
 
Tân Sửu
1901, 1961, 2021
 
Bích thượng Thổ
 
Nhâm Dần
1902, 1962, 2022
 
Quý Mão
1903, 1963, 2023
 
Kim bạch Kim
 
Giáp Thìn
1904, 1964, 2024
 
Ất Tỵ
1905, 1965, 2025
 
Phú đăng Hỏa
 
Bính Ngọ
1906, 1966, 2026
 
Đinh Mùi
1907, 1967, 2027
 
Thiên hà Thủy
 
Mậu Thân
1908, 1968, 2028
 
Kỷ Dậu
1909, 1969, 2029
 
Đại trạch Thổ
 
Canh Tuất
1910, 1970, 2030
 
Tân Hợi
1911, 1971; 2031
 
Thoa xuyến Kim
 
Nhâm Tý
1912, 1972, 2032
 
Quý Sửu
1913, 1973, 2033 
Tang giá Mộc
 
Giáp Dần
1914, 1974, 2034
 
Ất Mão
1915, 1975, 2035
 
Đại khê Thủy
 
Bính Thìn
1916, 1976, 2036
 
Đinh Tỵ
1917, 1977, 2037
 
Sa trung Thổ
 
Mậu Ngọ
1918, 1978, 2038
 
Kỷ Mùi
1919, 1979, 2039
 
Thiên thượng Hỏa
 
Canh Thân
1920, 1980, 2040
Nhâm Tuất
1922, 1982, 2042
 
Tân Dậu
1921, 1981, 2041
Quý Hợi
1923, 1983, 2043
 
Thạch lựu Mộc
 
Đại hải thủy  (nước biển lớn)

KIM: KIM THẮNG HOẢ, DÙNG LÀM ĐỒ ĐỰNG
 
Kim sinh Thuỷ, Thuỷ nhiều Kim chìm;
Kim thắng Thuỷ, Thuỷ cản trở Kim.
Kim khắc Mộc, Mộc nhiều Kim hỏng;
Mộc yếu mà gặp Kim, tất sẽ gãy.
Thổ sinh Kim, Thổ nhiều Kim lấp;
Thổ sinh Kim, Kim nhiều Thổ biến.
 
HOẢ: HOẢ THẮNG THUỶ, GIÚP ÍCH CHO NHAU
Hoả sinh Thổ, Thổ nhiều Hoả yếu;
Hoả thắng Thổ, có thể dập lửa.
Hoả khắc Kim, Kim nhiều sẽ dập lửa;
Kim yếu gặp lửa, ắt sẽ bị nóng chảy.
Hoả sinh nhờ Mộc. Mộc nhiều Hoả mạnh;
Mộc sinh ra Hoả, Hoả nhiều thiêu đốt Mộc.
 
THUỶ: THUỶ THẮNG THỔ, TẠO THÀNH AO HỒ
Thuỷ sinh Mộc, Mộc nhiều hạn chế Thuỷ;
Thuỷ thắng được Mộc, tạo khí thế cho Mộc.
Thuỷ khắc Hoả, Hoả nhiều Thuỷ khô;
Hoả yếu gặp Thuỷ, tất sẽ bị dập tắt.
Thuỷ sinh nhờ Kim, Kim nhiều Thuỷ đục;
Kim sinh Thuỷ, Thuỷ nhiều nhấn chìm Kim.
 
THỔ: THỔ THẮNG THUỶ, CÓ THỂ LƯU THÔNG
Thổ sinh Kim, Kim nhiều làm thay đổi Thổ;
Thổ thắng được Kim, hạn chế Kim.
Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ nhiều cuốn trôi Thổ;
Thuỷ yếu gặp Thổ, tất sẽ bị tắc.
Thổ sinh nhờ Hoả, Hoả nhiều làm cháy Thổ;
Hoả sinh Thổ, Thổ nhiều làm yếu Hoả.
 
MỘC: MỘC THẮNG KIM, NHIỀU SỨC CHỐNG ĐỠ
Mộc sinh Hoả, Hoả nhiều làm cháy Mộc:
Mộc thắng Hoả, hạn chế hoạt động của Hoả.
Mộc khắc Thổ, Thổ nhiều làm gãy Mộc;
Thổ yếu gặp Mộc, ắt sẽ bị trũng xuống.
Mộc sinh nhờ Thuỷ, Thuỷ nhiều trôi Mộc;
Thuỷ Sinh Mộc, Mộc nhiều hạn chế thuỷ.
 
Vạn vật trong vũ trụ nếu chỉ gia tăng, và tiếp tục phát triển, thì tất sẽ mang đến kết quả bi thảm, vì vậy, còn phải có sự loại trừ tất yếu. Do ngũ hành là tượng trưng cho vạn vật trong vũ trụ, nên việc suy xét về hai mặt tương sinh tương khắc là lẽ đương nhiên, nói cách khác, trong tương khắc có tương sinh, trong tương sinh có tương khắc.


Tìm hiểu qua về chọn hướng phong thuỷ
Theo “Bát trạch minh kính”, bát quái chia thành hai loại là quẻ Đông tứ (Chấn, Tốn, Khảm, Ly) và quẻ Tây tứ (Càn, Cấn, Khôn, Đoài). Nếu mệnh và trạch cùng loại là tốt.
Mệnh Đông tứ là người ngũ hành thuộc Thuỷ, Mộc, Hoả. 

Mệnh tây tứ là người ngũ hành thuộc Thổ, Kim.
Về phương vị, Đông tứ trạch bao gồm Đông, Đông Nam, Nam, Bắc; 
Tây tứ trạch gồm Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc.

Việc phân chia này có thể quy vào bảng sau cho dễ nhớ:



Đông tứTây tứ
 
QuẻChấn, Tốn, Khảm, LyCàn, Cấn, Khôn, Đoài
 
MệnhThuỷ, Hoả, MộcThổ, Kim
TrạchĐông, Đông Nam, Nam,BắcTây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc
 

Bố trí của mệnh Ly (Hoả)
Nam tuổi Sửu sinh năm 1937, 1973, 2009, nữ tuổi Sửu sinh năm 1949, 1985 thuộc Ly

Phương vị: Người mệnh Ly Hoả có 4 hướng tốt là Nam (Phục vị), Đông Nam (Thiên y), Bắc (Diên niên) và Đông (Sinh khí).


Trong đó có 4 hướng xấu là Đông Bắc (Hoạ hại), Tây Bắc (Tuyệt mệnh), Tây Nam (Lục sát) và Tây (Ngũ quỷ).


Để phân biệt trong hình trên những chỗ có hướng tốt chúng tôi để chữ in đậm, còn hướng xấu để chữ in thường.
 
Chọn hướng cửa nhà: (Hướng về phương vị tốt) Loại người này khi chọn hướng cửa làm nhà, nên lấy tọa Nam hướng Bắc (trường tồn, bền vững, thích hợp người sinh năm 1937, 1949, 1973), tọa Bắc hướng Nam (bình ổn); tọa Tây Bắc hướng Đông Nam (sức khoẻ, mau lành bệnh, thích hợp người sinh năm 1937, 1949) hoặc toạ Tây hướng Đông (phát triển, thích hợp người sinh năm 1973, 1985 hoặc 2009).


Chọn phòng ngủ: (Nằm ở phương vị tốt hợp với bản mệnh) Cũng như vậy, nên chọn phòng ngủ ở các hướng Bắc, Nam, Đông và Đông Nam.
 
Hướng đặt đầu khi ngủ: cũng nên đặt theo các hướng này thì tinh thần sẽ sảng khoái, dễ đi vào giấc ngủ. Còn nếu đặt các hướng Đông Bắc, Tây Nam và Tây Bắc rất dễ mất ngủ, đặt dầu quay hướng Tây sẽ hay ngủ mê.
 
Hướng đặt bếp: Hướng cửa bếp cũng như hướng cửa, phải quay về phía tốt. Miệng
bếp tốt nhất hướng về Đông, làm như vậy có thể khiến tinh thần sung mãn, tăng thêm sức sống. Nếu gia chủ mắc bệnh lâu năm khó chữa, nên chuyển hướng cửa bếp sang phía Đông Nam, như vậy sẽ giúp người đó mau lành bệnh.
 
Có một điều cần chú ý, là chọn hướng nhà, cửa nhà thường áp dụng cho đàn ông, trừ phi nhà không có đàn ông mới lấy tuổi phụ nữ, còn hướng bếp hướng giường ngủ đa phần dựa vào tuổi phụ nữ.
 
 Màu sắc:
Màu sắc thích hợp là đỏ, tím, da cam. Màu sắc không thích hợp là màu đen, xám.
Nên dùng màu hồng, hoặc vàng nhạt làm màu phòng ngủ.
Con số:
Số thích hợp cho người mệnh Ly Hoả là số 9. Người có ngũ hành là Hoả nên dùng nhiều con số này, ví dụ treo tranh 9 con rồng hoặc ở tầng thứ 9, 19.
Người có ngũ hành là Hoả không nên dùng con số 1.
 
Các điều nên và tránh của người mệnh Hoả được liệt kê vào bảng sau:



HoảNênTránh
Màu sắcĐỏ, tím, da camĐen, xám, xanh lam
 
Con số91
 
Bố trí của mệnh Càn (Kim)
Nam tuổi Sửu sinh năm 1949, 1985, nữ tuổi Sửu sinh năm 1937, 1973, 2009 thuộc Càn

Phương vị: Người mệnh Càn Kim có 4 hướng tốt là Tây Bắc (Phục vị), Đông Bắc (Thiên y), Tây Nam (Diên niên) và Tây (Sinh khí).

Trong đó có 4 hướng xấu là Đông Nam (Hoạ hại), Nam (Tuyệt mệnh), Bắc (Lục sát) và Đông (Ngũ quỷ).

Để phân biệt trong hình trang sau những chỗ có hướng tốt chúng tôi để chữ in đậm, còn hướng xấu để chữ in thường.

Chọn hướng cửa nhà: (Hướng về phương vị tốt) Loại người này khi chọn hướng cửa làm nhà, nên lấy tọa Đông Bắc hướng Tây Nam (trường tồn, bền vững, thích hợp người sinh năm 1937), tọa Đông Nam hướng Tây Bắc (bình ổn); tọa Tây Nam hướng Đông Bắc (sức khoẻ, mau lành bệnh, thích hợp người sinh năm 1937, 1949) hoặc toạ Đông hướng Tây (phát triển, thích hợp người sinh năm 1973, 1985).
 
Chọn phòng ngủ: (Nằm ở phương vị tốt, hợp với bản mệnh) Cũng như vậy, nên chọn phòng ngủ ở các hướng Tây Nam, Tây, Tây Bắc và Đông Bắc.
 
Hướng đặt đầu khi ngủ: cũng nên đặt theo các hướng này thì tinh thần sẽ sảng khoái, dễ đi vào giấc ngủ. Còn nếu đặt các hướng Đông Nam, Bắc và Nam rất dễ mất ngủ, đặt đầu quay hướng Đông sẽ hay ngủ mê.
 
Hướng đặt bếp: Hướng cửa bếp cũng như hướng cửa, phải quay về phía tốt. Miệng bếp tốt nhất hướng về Tây, làm như vậy có thể khiến tinh thần sung mãn, tăng thêm sức sống.
Nếu gia chủ mắc bệnh lâu năm khó chữa, nên chuyển hướng cửa bếp sang phía Đông Bắc, như vậy sẽ giúp người đó mau lành bệnh.
 
Có một điều cần chú ý, là chọn hướng nhà, cửa nhà thường áp dụng cho đàn ông, trừ phi nhà không có đàn ông mới lấy tuổi phụ nữ; còn hướng bếp hướng giường ngủ đa phần dựa vào tuổi phụ nữ.
 
Màu sắc:
Màu sắc thích hợp là trắng, bạc. Màu sắc không thích hợp là màu hồng.
Tuy nhiên màu thích hợp có cảm giác lạnh lẽo, nên pha thêm các màu khác như màu xanh để tạo một màu trang nhã.
 
Con số:
Số thích hợp cho người mệnh Càn Kim là số 6, 7. Người có ngũ hành là Kim nên dùng nhiều con số này, ví dụ mua 6 cái phong linh hoặc sống ở tầng 6, 7.
Người có ngũ hành là Kim không nên dùng các con số 9.
 
Các điều nên và tránh của người mệnh Kim được liệt kê vào bảng sau:



KimNênTránh
Màu sắcTrắng, bạcTím, hồng, da cam
 
Con số6, 79
 
 


Bố trí của mệnh Chấn (Mộc)
Nam và nữ tuổi Sửu sinh năm 1925, 1961, 1997 đều thuộc Mộc.

Phương vị: Người mệnh Chấn Mộc có 4 hướng tốt là Đông (Phục vị), Bắc (Thiên y), Đông Nam (Diên niên) và Nam (Sinh khí).

Trong đó có 4 hướng xấu là Tây Nam (Hoạ hại), Tây (Tuyệt mệnh), Đông Bắc (Lục sát) và Tây Bắc (Ngũ quỷ).

Để phân biệt trong hình trên những chỗ có hướng tốt chúng tôi để chữ in đậm, còn hướng xấu để chữ in thường.

Chọn hướng cửa nhà: (Hướng về phương vị tốt) Loại người này khi chọn hướng cửa làm nhà, nên lấy tọa Tây Bắc hướng Đông Nam (trường tồn, bền vững, thích hợp người sinh năm 1925), tọa Tây hướng Đông (bình ổn); tọa Nam hướng Bắc (sức khoẻ, mau lành bệnh, thích hợp người sinh năm 1925, 1961) hoặc toạ Bắc hướng Nam (phát triển, thích hợp người sinh năm 1997).
Chọn phòng ngủ: (Nằm ở phương vị tốt, hợp với bản mệnh) Cũng như vậy, nên chọn phòng ngủ ở các hướng Bắc, Nam, Đông và Đông Nam.
 
Hướng đặt đầu khi ngủ: cũng nên đặt theo các hướng này thì tinh thần sẽ sảng khoái, dễ đi vào giấc ngủ. Còn nếu đặt các hướng Tây, Tây Nam và Đông Bắc rất dễ mất ngủ, đặt đầu quay hướng Tây Bắc sẽ hay ngủ mê.
 
Hướng đặt bếp: Hướng cửa bếp cũng như hướng cửa, phải quay về phía tốt. Miệng bếp tốt nhất hướng về Nam, làm như vậy có thể khiến tinh thần sung mãn, tăng thêm sức sống. Nếu gia chủ mắc bệnh lâu năm khó chữa, nên chuyển hướng cửa bếp sang phía Bắc,
như vậy sẽ giúp người đó mau lành bệnh.
Có một điều cần chú ý, là chọn hướng nhà, cửa nhà thường áp dụng cho đàn ông, trừ phi nhà không có đàn ông mới lấy tuổi phụ nữ; còn hướng bếp hướng giường ngủ đa phần dựa vào tuổi phụ nữ.
 
Màu sắc: Màu sắc thích hợp là xanh, xanh lá cây. Màu sắc không thích hợp là màu trắng, xám.
Nên dùng màu xanh, xanh nhạt để làm màu phòng ngủ.
 
Con số:
Số thích hợp cho người mệnh Chấn Mộc là số 3, 4. Người có ngũ hành là Mộc nên dùng nhiều con số này, ví dụ đặt 3 bồn cây hoặc ở tầng thứ 3, 4.
Người có ngũ hành là Mộc không nên dùng các con số 6, 7.
 
Các điều nên và tránh của người mệnh Mộc được liệt kê vào bảng sau:



MộcNên  Tránh
 
Màu sắcXanh, xanh lá câyTrắng, xám
 
Con số3, 46, 7
 

Một số yêu cầu khi đặt tên


1. Tránh đặt tên tục, tên xấu
Họ tên là một công cụ trong giao tiếp qua lại, trong đa số các trường hợp đều để lại ấn tượng đầu tiên cho mọi người. Do đó khi chọn tên phải tránh những từ ngữ dung tục tầm thường, như con gái dùng “Hoa Cúc”, “Mận”... tạo ra cảm giác quê mùa, mọi người rất dễ dựa vào cái tên này để cho rằng người phụ nữ này chắc sống trong môi trường kinh tế tự nhiên tự
cung tự cấp, chẳng bao giờ ra ngoài, quan niệm tư tưởng cũng lạc hậu, là người phụ nữ điển hình không có học vấn, không có hoài bão. Còn nếu là con trai đặt tên là “Vinh, Hoa, Phú, Quý”, “Giầu”, “Có”… cũng tạo ra cảm giác dung tục, tầm thường.
 
Sau khi đặt tên, thông thường Bộ Công an cho rằng không nên sửa đổi, trừ phi có điều kiện thay đổi họ tên theo quy định của pháp luật. Do đó phải thật cẩn thận khi đặt tên cho con, tránh dùng từ quá dung tục, nếu không trẻ chưa giao tiếp đã bị mọi người coi thường, ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.
Một số người đặt tên thích dùng những từ “thường dùng” lại dễ nghe như Hoa, Hương, Anh, Lệ, Hồng... gây ra hàng loạt tên giống nhau. Theo thống kê của chúng tôi, với 1000 người, cái tên thường dùng ở Hà Nội là Nga, Lan, Vân, Thanh (nữ), và Hùng, Tuấn, Sơn, Dũng (nam). Ở thành phố Hồ Chí Minh lại là Anh, Lan, Dung, Hương (nữ), và Minh, Bình; Dũng, Tuấn (nam).

Tên lặp lại nhiều cũng tạo nên sự dung tục, không tạo ra cảm giác thẩm mỹ. Trong xã hội nhiều người trùng họ tên, không những không có lợi cho bản thân mà còn dẫn tới “vấn đề xã hội”, gây khó khăn cho bưu chính, viễn thông, điện thoại, ngân hàng, thăm hỏi bạn bè, thống kê quản lý, thậm chí còn tạo cơ hội cho tội phạm mạo danh, đạo danh (ăn trộm tên).

Trong thời kỳ chiến tranh và sau ngày giải phóng, nhiều đứa trẻ được đặt là “Hoà Bình”, “Thống Nhất”, “Quốc Khánh”, “Trung Thành”, “Thành Công”, “Quyết Chiến”, “Giải Phóng”,... đại diện cho diện mạo của cả một thời kỳ. Nhưng đặt tên như vậy đã làm nhiều người quá kích động theo xu hướng chính trị tạo nên sự mù quáng, không kiềm chế, không ít người bỏ tên cũ mà đổi lại tên theo xu hướng nhiều người thích, tỏ quyết tâm đi theo trào lưu xã hội. Dưới sự ảnh hưởng đó mà không ít xí nghiệp hoặc sản phẩm cũng bỏ qua văn hoá dân tộc vốn có, khắp nơi đều “Hồng” hay “Quốc”. Tuy nhiên xu hướng đó đã không còn, nhiều người muốn đổi lại tên cho hợp với thời đại.

Đúng hay sao phải trải qua sự khảo nghiệm và chứng minh của quá trình lịch sử, một số tên như “Văn Cách”, “Kháng Chiến”, “Hồng Quân”,... nghe thật nực cười và cũng thật đáng buồn.

Một cái tên hay phải tạo ra cảm giác nhẹ nhàng, còn cái tên dung tục tạo ra tâm lý không vui, cũ rích thường tạo ra ác cảm, nên cố gắng tránh.
  
2. Đặt tên tránh hời hợt
Hời hợt là chỉ việc đặt tên quá nông cạn. Ý nghĩa của tên quá nông, thiếu tu dưỡng, tạo cảm giác tầm thường khi mới gặp mặt, thậm chí cảm thấy vô vị. Những cái tên này có Nguyễn Nhị, Vương Đại Hữu, Trương An Sinh, Đào Thị Sen. Những cái tên chẳng khác gì hòn đá ráp chưa được gia công gọt rũa, tuy cũng có tên người nhưng chẳng có nghệ nhân, là tố chất văn hoá lạc hậu, ý thức thẩm mỹ kém. Họ tên có nội dung duy nhất ý nghĩa nông cạn, không làm người khác chú ý, không tạo ra ấn tượng tốt đẹp, chỉ có độ sâu nhất định mới làm cho họ tên không bị vô vị nhạt thếch như cốc nước lọc.

Mặt khác, “ý nghĩa” không sâu sắc sẽ không đạt yêu cầu nội hàm của họ tên, hoàn toàn khác với phương thức biểu đạt thẳng thắn của họ tên. Phương thức này cũng có thể dẫn đến kết quả nông cạn, nhưng chủ yếu do nội dung không sâu sắc, hời hợt tạo ra.

Trong đó có hai nguyên nhân chính. Một là phần tên của họ tên chỉ có một chữ, khi đặt cạnh họ có ý nghĩa đơn giản dễ hiểu, như một vũng nước trong mà nông, có thể trông thấy đáy, do đó thiếu ý nghĩ sâu xa, như Cao Sơn, Mân Nguyệt,... Hai là phần tên có hai chữ nhưng không sáng tạo, nội dung vẫn đơn giản, như Lý Kiến Quốc, Nguyễn Quốc Cường.

Làm gì để giải quyết vấn đề này? Một là phải cố gắng để họ tên liên quan với nhau, làm nội hàm của mối liên hệ này trở nên phong phú sâu sắc chứ không hời hợt, ý nghĩa đa dạng, chứ không phải một “đống hổ đốn” đơn điệu. Như vậy vừa có thể kết hợp hài hoà giữa họ và tên, vừa có kết cấu mới mà ý nghĩa sâu xa.

Đặt tên phải có hàm súc một chút, Đào Duy Anh với nghĩa “giữ vững sự anh minh”, Hoàng Văn Thụ với nghĩa “tiếp thu học vấn”, Nguyễn Chí Thanh với nghĩa “ý chí thanh cao”.

Ngược lại, cái tên Nguyễn Văn Giàu, Trần Tuấn Kiệt, Đặng Thị Khoái,… sẽ kém đi nhiều phần.
 
3. Tránh đặt tên thô kệch
Hình dáng thô kệch sẽ tạo cho người ta cảm giác không đẹp mắt, họ tên cũng như vậy, tạo cảm giác thô kệch, dễ gây hiểu nhầm, cho rằng không có học thức, qua loa đại khái, thô tục. Thế nào là “thô kệch”. Đó là tên thô tục, hoặc không chú ý đến cách dùng từ, giữa các từ có vẻ thô, ví dụ: Nguyễn Thị Khoái, Thu Thanh, Thiên Lôi, Lôi Công, Định Cân,…

Nam giới đặt tên thô kệch còn tạm chấp nhận được, nhất là khi phẩm chất của họ tốt, nhưng nếu phụ nữ dùng tên “thô kệch” sẽ dở hơn rất nhiều. Thử nghĩ xem những chị em đặt tên là “Gái”, “Tươi” sẽ có hiệu quả như thế nào?
Đặt tên phải rõ ràng, dễ đọc mới tạo ta cảm giác đẹp đẽ. Những tên thô kệch, khó đọc hoặc đọc lên gây buồn cười, nhiều lúc làm người ta phải ghê sợ.
 
4. Cách đặt tên cho nam
Từ sau chế độ mẫu hệ tan rã đến ngày hôm nay, nam giới luôn đóng vai trò chủ đạo trong các mối quan hệ xã hội. Trải qua hàng ngàn năm văn hoá, phong tục đặt tên cho con trai không những được chú trọng mà nó còn hoàn toàn khác biệt với phong tục đặt tên cho con gái.

Trước hết tính tình nam giới hoàn toàn khác phụ nữ, nam giới khoẻ khoắn, khoáng đạt, có ý chí và khí phách mạnh mẽ mà phụ nữ không có được. Thứ đến là vai trò quan trọng của nam giới trong gia đình và xã hội. Nam giới là cột chống và cái ô che chở cho cả gia đình, là hy vọng nối nghiệp của quan niệm cũ, là người kế thừa những hiển hách hào hùng của tổ tông, đồng thời cũng là sức lao động chính trong xã hội. Do địa vị và vai trò khác nhau của nam giới, phong tục đặt tên cho nam giới cũng có những đặc trưng rõ nét.

Từ xưa bé trai vẫn được yêu chuộng hơn bé gái, bởi có một phần lớn người coi như niềm gửi gắm của tương lai, do vậy một hình thức đặt tên là dùng những từ rạng rỡ vẻ vang.

Những người có kỳ vọng lớn vào con trai kế nghiệp, thường đặt tên có liên quan đến kế thừa, như Lê Khả Kế, Phan Kế Bính, Vương Ứng Thời, Phạm Kế Thế, Mã Kế Phụ, Lữ Kế Tổ... Nếu gửi gắm nhiều vào sự tiếp nối lại đặt tên là Nguyễn Quang, Lê Thái Tổ; biểu thị sự phát triển sẽ đặt tên là Phạm Thế Anh, Nguyễn Quang Huy, Bùi Thế Hiển, Lương Thế Vinh, Chu Quang Tống, Chư Cát Tiên, Lê Huy Đình, Hoàng Tông Anh,...

Nhiều người muốn sử dụng tên như phát triển nước nhà, xây dựng Tổ quốc, ví dụ:
Đổng Kiến Quốc, Chấn Hưng, Tề Thế, Nguyễn Quốc Hùng, Kiến Công,...
Còn rất nhiều họ tên về chí hướng hay đạo đức như Dương Thế Đức, Trần Đức Lương, Điền Trọng Lương, Vũ Minh Thiện, Phan Trọng Nhân, Lư Thế Kiệt,...

 Có những ví dụ khá thú vị ở đây, đại văn hào đời Thanh là Tào Tuyết Cần được đặt tên trước khi sinh mẹ ông rất thích ăn rau cần dưới tuyết. Rau cần không phải sạch sẽ, nhưng “Tuyết Cần” lại là loại bỏ hết vết bẩn. Tô Đông Pha cũng hay dùng từ “Cần” trong thơ của mình. Vì thế mà Tào Triêm đổi tên cho mình thành “Tuyết Cần”.

Một trường hợp nữa là Nhạc Phi, khi vị anh hùng này được sinh ra, có một đàn chim bay qua nóc nhà, cha ông là Nhạc Hoà liền đặt tên là “Nhạc Phi”, tự Bằng Cử.
Một số tên nam giới tỏ rõ sự mạnh mẽ, không hề mềm mại. Có rất nhiều tên như vậy, nếu không biểu thị ý chí nghị lực thì cũng là khoẻ khoắn, chính nghĩa hay sức sống, ví dụ Khúc Chí Dũng, Phạm Quang Lợi, Nguyễn Kiên Cường, Lê Chí Cường, Phương Lập Thiên, Vương Thế Cương, Đinh Văn Chất, Thượng Hải Sơn, Trương Phong Nghị,...

Ngoài phần đông những họ tên về phẩm cách chí hướng, những cái tên biểu thị sức khoẻ trường thọ, thăng quan tiến chức cũng hay được sử dụng, như Lưu Phúc Thuận, Phan Thiện Thọ, Chu Đình Linh, Nguyễn Mạnh Linh, Cao Hành Kiện, Nguyễn Hữu Phú, Lê Kim Phát, Trần Ngọc Bảo, Tuỳ Liên Khoa, Âu Dương Đạt Tôn,...

Hoàng đế kiến quốc triều Minh là Chu Nguyên Chương ban đầu cũng chỉ là tham gia khởi nghĩa nông dân, và không ngừng vươn lên, dần dần cảm thấy “Thiên tướng sẽ rơi vào mình” nên đổi tên thành “Nguyên Chương”. Bởi Nguyên có nghĩa là thứ nhất, còn Chương là ngọc đẹp (thường chỉ người con trai), với ý nghĩa “Ngọc đẹp đệ nhất thiên hạ”, “Hảo hán đệ nhất thiên hạ”, như vậy người đầu tiên bước lên ngai vàng không phải ông thì là ai? Từ cái tên này có thể thấy dũng khí và tham vọng quyền lực của Chu Nguyên Chương. Nhưng cũng chính cái tên này đã khích lệ ông không ngừng vươn lên cuối cùng trở thành vị quân vương.

Tóm lại, đặt tên nam giới không chỉ thể hiện chí hướng, phẩm hạnh mà còn thể hiện ý chí tiến cử, hoài bão to lớn. Do tên nam giới có một yêu cầu thẩm mỹ chung, trong một chừng mực nào đó phản ánh trạng thái cạnh tranh quyết liệt trong xã hội, là sự khích lệ lớn cho nam giới trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
 
5. Cách đặt tên cho nữ
Phụ nữ có đặc trưng khác hẳn nam giới trong xã hội. Trong chế độ phong kiến nước ta, do phụ nữ bị áp bức, nên phong trào giải phóng phụ nữ phát triển, địa vị xã hội phụ nữ được nâng cao, nhưng văn hoá đặt tên lại không thể xoá nhoà được ảnh hưởng của văn hoá truyền thống hàng trăm năm. Xét từ góc độ triết học, văn hoá thẩm mỹ dùng tên cho phụ nữ cũng phản ánh địa vị xã hội và văn hoá đạo đức của phụ nữ. Tuy phụ nữ có khác biệt với nam giới về mặt sinh lý nhưng ảnh hưởng của họ về tên đẹp không sâu sắc và nặng nề như luân lý xã hội và đạo đức truyền thống đối với tên của họ.

Trước hết là sự khác biệt giữa nam và nữ. Điều này thể hiện ở việc phụ nữ thường dùng tên nữ tính, và rất chú trọng khi chọn dùng tên phụ nữ. Điều này bắt nguồn từ nữ thần vá trời Nữ Oa trong truyền thuyết thần thoại, là người phụ nữ đầu tiên có tên, sau này phụ nữ dựa vào đó để đặt tên cho đến tận ngày hôm nay. Như Hằng Nga trên cung trăng, Mạnh Khương Nữ “khóc đổ Trường Thành”, Âu Cơ “đẻ bọc trăm trứng”,.... Những tên này đều có bộ nữ để phân biệt giới tính với nam giới…

Ở Việt Nam trước đây hay dùng chữ Nữ, Thị làm tên đệm để phân biệt, ví dụ Trần Thị Dung, Đoàn Thị Điểm, Bùi Thị Xuân,...

Thứ đến là dung mạo và cử chỉ của phụ nữ khác với nam giới, sự khác biệt này cũng thể hiện trên họ tên, do vậy tên đẹp thường dùng từ chỉ dung mạo xinh xắn, sinh động, yêu kiều. Những tên như vậy là Lệ, Hiền, Nhã, Kiều, Hảo, Diễm, Nhan, Vân, Diệu,... Ví dụ Mỹ Lệ, Diễm Quỳnh, Ngọc Trâm,…

Do phụ nữ có cử chỉ nhẹ nhàng, lại thêm cơ thể kiều diễm, nên mọi người cũng hay dùng những từ về hoa, tuyết, nguyệt để đặt tên cho phụ nữ, như Hoa, Thảo, Liễu, Lan, Mai, Cúc, Liên, Hạnh,… hay tên kép như Thu Cúc, Bích Liên, Kim liên, Quế Anh, Phong Lan,...

Ngoài ra do ảnh hưởng của luân lý đạo đức tam cương ngũ thường, công dung ngôn hạnh,... trong xã hội hiện nay vẫn còn một số người không chịu thay đổi suy nghĩ, thể hiện ở tư tưởng trọng nam khinh nữ khi đặt tên, nhiều phụ nữ tên là Nô, Nhi,... điều này không phù hợp với xu hướng thẩm mỹ và giá trị quan của xã hội hiện đại, vì quá khiêm tốn thành ra không thích hợp. Mặt khác, tên phụ nữ lại tỏ ra thân phận cao quý của mình, khác với bình thường, như Cơ, Quân, Tiên,... ví dụ Trần Ái Quân, Nguyễn Thuỷ Tiên,...

Văn hoá khuê phòng cũng thể hiện trong tên gọi phụ nữ, nhiều tên gọi của phụ nữ dùng những vật quý trong khuê phòng như trang sức, hay những thứ chơi đùa... Có phụ nữ trực tiếp lấy cái tên khuê các. Biểu hiện về trang sức có Thoa, Hoàn, Châu,... về trang phục có Tú, Quần,... về mỹ phẩm có Hương, Phấn,... ngoài rà còn có những đồ vật nhỏ khác như Bình, Trâm, Tuyến, Đài,....

Đặt tên là ngọc, vàng bạc cũng thường gặp, trong đó cũng có trang sức của phụ nữ, ví dụ Châu, Ngọc Ngân, Bích,…

Sử dụng màu sắc để đặt tên cho phụ nữ cũng là một đặc trưng lớn, như Thái, Lục, Hồng, Thanh, Lam, Tố, Hoàng, Thuý, ứng dụng của những từ này khá rộng, ví dụ Nguyễn Ánh Hồng, Mai Kim Hồng,...

Quá lạm dụng những từ ngữ đẹp để đặt tên cho phụ nữ cũng trở thành một tập tục, những từ tả cảnh tượng trưng cho vẻ đẹp mềm mại nữ tính như Thu Nguyệt, Minh Nguyệt, Thuý Vân, Bích Vân, Băng Tâm, Thu Tuyết,... Ngoài ra còn một số từ biểu thị tình cảm như Hạnh, Huệ, Quyên,... Còn chọn tên cho bé gái như thế nào lại tuỳ thuộc vào quan niệm thẩm mỹ của từng người.

Còn một cách nữa là đặt tên theo đức hạnh của người phụ nữ. Nhiều quan niệm truyền thống đã ăn sâu vào trí óc mọi người, họ cho rằng con gái tốt phải hiền thục, dịu dàng, đoan trang, nhẹ nhàng,... và lấy đó để đặt tên cho phụ nữ. Tôi cho rằng có thể sử dụng những tên này, nhưng không nên quá lạm dụng, bởi phụ nụ ngày nay đã chú ý đến sự tự lập, thay đổi quan niệm, hướng tới độc lập bình đẳng, họ tên không thoả đáng sẽ gây ra nhiều bất tiện.

Một hình thức nữa là lấy tên nam giới cho đẹp, được biểu hiện ở hai phương diện:
- Một là, dùng tên gọi nam giới đặt tên như Tử, Quân, Khanh... 
- Hai là, đặt tên bằng những từ thể hiện nam tính như Nhược Nam, Hải Nam...
 Tôi nhắc tới điều này không để bình luận, mà chỉ nhắc nhở không thể lạm dụng, càng không được “quá lửa”.

Thời đại hiện nay là thời đại tôn trọng phụ nữ, nam nữ bình đẳng, nhiều quan niệm và tư tưởng cũ đã dần dần bị đào thải, do vậy khi đặt tên cho bé gái hay bé trai đều cần chú ý.

Về phương diện có tên đẹp thì nam hay nữ đều có quyền bình đẳng như nhau.
 
6. Cách vay mượn từ đẹp đặt tên
Có rất nhiều từ Hán Việt có nghĩa đẹp để lựa chọn. Nhưng do tâm lý mô phỏng bắt chước của mọi người quá nghiêm trọng, thích theo mọi người, chạy theo những cái tên thông dụng đang thịnh hành, do vậy nắm vững thêm một số từ hay sẽ có ích cho bạn trong khi đặt tên. Để tiện tham khảo, chúng tôi phân loại như sau:

(1) Từ tốt lành trong xưng hô
Bá, xưng hô với người lớn tuổi nhất hoặc những thứ tốt nhất, ví dụ Trần Huyền Bá, Lâm Bá Cừ, Lê Bá Tình,...
 
Công, xưng hô với người lớn tuổi, cũng tỏ ý tôn trọng. Như Vương Công Minh, Chu Công Cẩn,...
 
Hữu, gọi bè bạn, có ý bạn hữu, hữu nghị. Dùng vào họ tên, tỏ ý hoà hảo, ví dụ Trương Học Hữu, Dương Hữu Sơn, Nguyễn Hữu Huân, Thạch Trúc Hữu,...
 
Hầu, chỉ người đạt tới tước công hầu, nay ít được dùng do bị hiểu thô thiển thành hầu hạ.
 
Khanh, xưa vua gọi thần là khanh, cách gọi yêu quý giữa vợ chồng hay bạn hữu cũng là Khanh, đặt tên là Khanh biểu thị tình cảm, như Thiếu Khanh, Ái Khanh, Mai Khanh,...
 
Ngô, Ngã, Kỉ là ngôi thứ nhất, vận dụng thoả đáng cũng có tên hay, như Vương Kiện Ngô, Chu Cảnh Ngã,...
 
Quân, xưng hô giữa anh em bạn bè, như Đặng Lệ Quân, Tố Quân, Tú Quân, Quân Bằng,...
 
Tân, gọi khách một cách lịch sự, tiếp khách gọi là tiếp tân. Tên là Tân có Lê Hiếu Tân, Trần Đình Tân, Ngọc Tân, Trúc Tân,.
 
Thần, xưng hô của quan lại với vua, tỏ ý kính trọng, tôn thờ. Đặt tên là thần có ý nghĩa trang trọng, như Đỗ Lương Thần, Bùi Kính Thần,...
 
Thúc, xưng hô với người thứ ba, hay là vai trò thứ yếu, như Lê Thúc Nhân, Trương Thúc Trí, ...
 
Tử, là tên gọi của nam giới xưa, thường đặt tên cho người có tiếng, như Khổng Tử, Lão Tử, Tử Quân, ... Tuy nhiên nay ít dùng hơn do đồng nghĩa với Tử (chết).
 
Trọng, xưng hô với người lớn tuổi thứ hai, cũng có nghĩa là ở giữa, hài hoà, ví dụ Lê Trọng Cảnh, Triệu Trọng Niên,...
 
(2) Mượn trợ từ biểu thị may mắn
Bản thân trợ từ không có ý nghĩa thực tế, chỉ là hư từ, có tác dụng bổ trợ, liên kết, nếu kết hợp với từ hợp lý sẽ tạo ra họ tên có ý nghĩa, đáng chú ý. 
 
Các trợ từ hay gặp là Khả, Dĩ, Nhược, Chi, Dã, Nhiên,... 
Ví dụ:
Lấy Khả đặt tên: Lê Khả Phiêu, Lý Khả Minh, Ngô Bất Khả, Thường Thích Khả,...
Lấy Dĩ đặt tên: Chu Dĩ Cát, Hồ Dĩ Nhiên, Lê Dĩ Giai,...
 
Lấy Như đặt tên: Khương Như Tuyệt, Như Ngọc, Như Ý, Như Vân, Như Hiền, Tuấn Như,…
 
Lấy Nhược đặt tên: Nguyễn Nhược Pháp, Thẩm Nhược Ngọc, Trần Văn Nhược, Triệu Nhược Hải,...
 
Lấy Chi đặt tên: Kim Vi Chi, Vương Hiến Chi, Trịnh Tư Chi, Giản Chi, Khánh Chi, Nguyễn Đổng Chi ...
 
Lấy Nhiên đặt tên: Hạo Nhiên, Ân Nhiên, Trần Thiên Nhiên, An Nhiên, ...
 
(3) Dùng từ khen ngợi
Mậu, có ý hưng thịnh, đầy đủ. Thường dùng cho tên con trai, như Chu Thời Mậu, Trương Ngọc Mậu, Lý Mậu Thịnh, Thạch Tổ Mậu, Đổng Mậu Kiệt, ...
 
Nhạn, chỉ người có tài. Đặt tên là Nhạn tỏ vẻ lịch sự, ví dụ: Lê Nhạn Sinh, Hoàng Thông Nhạn, Tào Nhạn Phương, Quỳ Hải Nhạn,...
 
Sơ, có ý ban đầu, sơ khai, hy vọng. Như Lục Chí Sơ, Lê Thanh Sơ, Mã Dần Sơ, Hạ Lạp Sơ,...
 
Sỹ, gọi người học hành, ví dụ Trần Sỹ Hoàng, Lê Sỹ Nguyên, Lưu Sỹ Lương, Đặng Sỹ Kiệt,...
 
Thái, có nghĩa là cao to, ví dụ: Vương Thái Hoà, Nguyễn Thái Vận, Lê Quang Thái, Lê Thái Tổ, Nguyễn Thái Tuệ, Ôn Thái Mỹ, Kỷ Kiện Thái,...
 
Uy, có nghĩa là uy nghiêm, tôn quý. Đặt tên là Uy tạo ra vẻ khoẻ khoắn, ví dụ Lê Khả Uy, Triệu Uy Kiệt, Lê Thái Uy, Dương Uy...
 
Vận, chỉ vận lành, như Nguyễn Vận Lai, Đỗ Hảo Vận, Hà Vận Hồng,...
 
Viễn, có ý là xa rộng. Đặt tên là Viễn có ý lý tưởng cao xa, như Vương Chí Viễn, Cao Viễn Phi, Lê Tư Viễn,…
 
Vĩ, có nghĩa là vạm vỡ, hùng vĩ. Đặt tên là Vĩ tỏ vẻ nam tính, ví dụ Trương Vĩ Tường, Lưu Trí Vĩ, Lê Vĩ Cường, Đỗ Tuấn Vĩ,…
 
Vĩnh, lâu dài, vĩnh cửu. Đặt tên là Vĩnh như Hoàng Vĩnh Tân, Lê Vĩnh An, Nguyễn Trọng Vĩnh, Triệu Vĩnh Tuệ, Trần Vĩnh Quý, ...
 
(4) Từ về đạo đức, nho nhã
Đạo, đạo lý, đạo đức: Trần Hưng Đạo, Vương Đạo Chính, Lê Đạo Nguyên, Hoàng Đạo Thành, Liễu Đạo Thanh, Lỗ Đạo Chân,.
 
Đức, đức hạnh, đạo đức, phẩm đức: Lê Thủ Đức, Nguyễn Xuân Đức, Nguyễn Đức Minh, Trần Minh Đức, Dương Tổ Đức, Thường Tán Đức, Lưu Bồi Đức, Lý Đức Luân, Chu Đức Đẳng,...
 
Chính, chính trực, ngay thẳng: Lưu Văn Chính, Triệu Đức Chính, Hà Chính Thân, Hồ Huyền Chính, Cố Chính Chí,...
 
Dật, ẩn dật, thoát tục: Lưu Dật Tiên, Hà Dật Vân, Trần Dật Phi, Tạ Tuệ Dật,...
 
Doãn, công bằng, thích hợp: Hoàng Doãn Bình, Tô Doãn Tiên, Lưu Chí Doãn, Vương Doãn Thành...
 
Hiền, hiền tài: Phạm Vĩ Hiền, Trần Thúc Hiền, Vương Hiền Trí, Chương Hiền Kiệt, Hử Hiền Minh, ...
Hiếu, hiếu thuận, trung hiếu: Nguyễn Trọng Hiếu, Lê Đức Hiếu, Vương Hiếu Thuần, Lộ Hiếu Thiên, Thạch Hiếu Thượng,...
 
Huệ, ân huệ, nhân ái: Triệu Huệ Nhân, Chu Nhã Huệ, Ngô Huệ Kiệt, Trương Huệ Tồn, Điền Huệ Lan, Ngô Ái Huệ, Lý Văn Huệ,...
 
Kính, tôn kính, kính yêu: Đinh Lễ Kính, Nguyễn Trung Kính, Hạ Kính Chi, Tôn Kính Tu,...
 
Linh, thông minh linh hoạt: Huy Linh, Hà Thái Linh, Gia Linh,...
 
Nghĩa, chính nghĩa, đạo nghĩa, nhân nghĩa: Hà Hải Nghĩa, Nghĩa Đức Nghĩa, Lê Minh Nghĩa, Phạm Nhân Nghĩa, Tư Mã Nghĩa, Giáp Nghĩa Cử,...
 
Tư, tưởng nhớ, lưu luyến: Trịnh Tư Viễn, Trương Học Tư, Lê Tư Đức,...
 
Trung, trung thành, ý chí không lay dời: Lê Quốc Trung, Lê Trung Thuận, Triệu Trung Tường, Trần Trung Nghĩa,...
 
Văn, ý nghĩa ngược với võ: Trương Văn Viễn, Trần Văn Hùng, Nguyễn Chí Văn, Hà Văn Mỹ, Thúc Văn Tú, Lý Bác Văn,...
 
Vũ, vũ trụ, thế giới. Thường dùng cho tên nam giới như: Trần Phi Vũ, Trương Trí Vũ, Lê Vũ Thạch, Tăng Vũ Huy,...
 
Ngoài ra còn các từ như Liêm, Nhân, Thành, Nho,... có liên quan đến đạo đức tốt đẹp truyền thống, thường thấy ở tên của người xưa: Hiếu Nho, Hữu Liêm, Thành Đại, Thành Nghĩa, Giáo Nho,...
 
(5) Những từ có động tác tốt đẹp
Kiến, kiến thiết, xây dựng: Vương Kiến Nghiệp, Lê Kiến Văn, Trần Kiến Công,... ngoài ra còn có Kiến Quốc, Kiến Văn, Trí Kiến,...
 
Kế, kế tục, phát triển: Phan Kế Bính, Dương Kế Nghiệp, Lưu Kế Văn, Lê Khả Kế, Tôn Kế Tiên, Triệu Kế Chí,...
Thừa, kế thừa, gánh vác: Vương Thừa Vũ, Lê Thừa Đức, Phan Thừa Minh, Trình Thừa Huy,...
 

Phẩm, phẩm hạnh: Dật Phẩm, Nhất Phẩm, Diệp Hảo Phẩm, Chu Đức Phẩm,...

Chữ dùng đặt tên người tuổi Sửu
Chữ nên dùng:
Đặt tên nếu có bộ Chấm thuỷ, sống yên vui, sung sướng, trên dưới hoà thuận.
 
Thuỷ                      nước
Vĩnh                        bơi
Gang                     sông
Tuyền                    suối, nguồn
Thuần                    thật thà
Băng                     băng đá, lạnh
Thanh                      trong sáng
 
Có bộ Nhân đứng, chữ Mộc, chính nghĩa và lợi ích rõ ràng, liêm chính.
 
Đại                              đời đời
Giai                          tốt đẹp
Tiên                           xinh đẹp
Hưu                              vui vẻ
 
Chữ không nên dùng:
Có chữ Nguyệt, khổ cực bơ vơ.
Có chữ Điền, chữ Xa, chữ Mã, làm việc vất vả cả đời.
Có chữ Thạch, chữ Sơn dễ cô độc, không làm lợi cho gia đình, kết hôn và có con muộn sẽ đại cát.
Có chữ Huyết, chữ Hệ, chữ Đao, chữ Lực, chữ Kỷ, không suôn sẻ, kiêng xe sợ nước.  
…………………

BẢNG TÍNH GIỜ HOÀNG ĐẠO

Chú ý: chữ tô đậm hay có chữ cái “Đ” là giờ hoàng đạo

Cung Phi
NămÂm lịch
 
Nam Nữ
 
Ngũ hành
 
1924
 
Giáp TýTốnKhônHải trung Kim
1925
 
ẤT sửuChấnChấnHải trung Kim
1926
 
Bính DầnKhônTốnLô trung Hoả
 1927
 
- Đinh MãoKhảm CấnLô trung Hoả
 
1928
 
+ Mậu ThìnLyCànĐại lâm Mộc
1929
 
- Kỷ TỵCấn ĐoàiĐại lâm Mộc
 
1930
 
+ Canh NgọĐoài CấnLộ bàng Thổ
 
1931
 
- Tân MùiCàn LyLộ bàng Thổ
 
1932
 
+ Nhâm thânKhônKhảmKiếm phong Kim
1933
 
- Quý DậuTốn KhônKiếm phong Kim
 
1934
 
+ Giáp TuấtChấnChấn Sơn đầu Hoả
1935
 
- Ất HợiKhônTốnSơn đầu Hoả
1936
 
+ Bính TýKhảmCấnGiản hạ Thuỷ
1937
 
- Đinh SửuLyCànGiản hạ Thuỷ
1938
 
+ Mậu DầnCấnĐoài  Thành đầu Thổ
 
1939
 
- Kỷ MãoĐoàiCấnThành đầu Thổ
1940
 
+ Canh ThìnCànLy
1941
 
- Tân TỵKhônKhảmBạch lạp Kim
1942
 
+ Nhâm NgọTốnKhônDương liêu Mộc
1943
 
- Quý MùiChấnChấnDương liễu Mộc
1944
 
+ Giáp ThânKhônTốnTuyềntrung Thuỷ
1945
 
- Ất DậuKhảmCấnTuyền trung Thuỷ
1946
 
+ Bính TuấtLyCànỐc thượng Thổ
1947
 
- Đinh HợiCấn ĐoàiỐc thượng Thổ
 
1948
 
+ Mậu TýĐoàiCấnTích lịch Hoả
1949
 
- Kỷ SửuCànLyTích lịch Hoả
1950
 
+ Canh DầnKhôn KhảmTùng bách Mộc
 
1951
 
- Tân MãoTốnKhônTùng bách Mộc
1952
 
+ Nhâm ThìnChấn ChấnTràng lưu Thuỷ
 
1953
 
- Quý TỵKhônTốnTràng lưu Thuỷ
1954
 
+ Giáp NgọKhảm CấnSa trung Kim
 
1955
 
- Ất MùiLy CànSa trung Kim
 
1956
 
+ Bính ThânCấn ĐoàiSơn hạ Hoả
 
1957
 
- Đinh DậuĐoài CấnSơn hạ Hoả
 
1958
 
+ Mậu TuấtCàn LyBình địa Mộc
 
1959
 
- Kỷ HợiKhôn KhảmBình địa Mộc
1960
 
+ Canh TýTốn KhônBíchthượng Thổ
1961
 
- Tân SửuChấn ChấnBích thượng Thổ
 
1962
 
+ Nhâm DầnKhôn TốnKim bạch Kim
 
1963
 
- Quý MãoKhảm CấnKim bạch Kim
 
1964
 
+ Giáp ThìnLy CànPhú đăng Hoả
 
1965
 
- Ất TỵCấn ĐoàiPhú đăng Hoả
 
1966
 
+ Bính NgọĐoài CấnThiên hà Thuỷ

1967
 
- Đinh MùiCàn LyThiên hà Thuỷ
 
1968
 
+ Mậu ThânKhôn KhảmĐại trạch Thổ
 
1969
 
- Kỷ DậuTốnKhônĐại trạch Thổ
1970
 
- Canh TuấtChấn ChấnThoa xuyến Kim
1971
 
- Tân HợiKhônTốnThoa xuyến Kim
1972
 
+ Nhâm TýKhảmCấnTang giá Mộc
1973
 
- Quý SửuLy CànTang giá Mộc
 
1974
 
+ Giáp DầnCấn ĐoàiĐại khê Thuỷ
 
1975
 
- Ất MãoĐoài CấnĐại khê Thuỷ
 
1976
 
- Bính ThìnCàn LySa trung Thổ
 
1977
 
- Đinh TỵKhôn KhảmSa trung Thổ
 
1978
 
+ Mậu NgọTốn KhônThiênthượng Hoả
 
1979
 
- Kỷ MùiChấnChấnThiênthượng Hoả
1980
 
+ Canh ThânKhôn TốnThạch lựu Mộc
 
1981
 
- Tân DậuKhảm CấnThạch lựu Mộc
 
1982
 
+ Nhâm TuấtLy CànĐại hải Thuỷ
 
1983
 
- Quý HợiCấn ĐoàiĐại hải Thủy
 
1984
 
+ Giáp TýĐoài CấnHải trung Kim
 
1985
 
- Ất SửuCàn LyHải trung Kim
 
1986
 
+ Bính DầnKhôn KhảmLô trung Hoả
 
1987
 
- Đinh MãoTốn KhônLô trung Hoả
 
1988
 
+ Mậu ThìnChấn ChấnĐại lâm Mộc
 
1989
 
- Kỷ TỵKhôn TốnĐại lâm Mộc
 
1990
 
+ Canh NgọKhảmCấnLộ bàng Thổ
1991
 
- Tân MùiLy CànLộ bàng Thổ
 
1992
 
+ Nhâm ThânCấn ĐoàiKiếm phong Kim
 
1993
 
- Quý DậuĐoài CấnKiếm phong Kim
 
1994
 
+ Giáp TuấtCàn LySơn đầu Hoả
 
1995
 
- Ất HợiKhôn KhảmSơn đầu Hoả

1996
 
+ Bính TýTốn KhônGiản hạ Thuỷ
 
1997
 
- Đinh SửuChấn ChấnGiản hạ Thuỷ
 
1998
 
+ Mậu DầnKhôn TốnThành đầu Thổ
 
1999
 
- Kỷ MãoKhảm CấnThành đầu Thổ
 
2000
 
+ Canh ThìnLyCànBạch lạp Kim
2001
 
- Tân TỵCấn ĐoàiBạch lạp Kim
 
2002
 
+ Nhâm NgọĐoài CấnDương liễu Mộc
 
2003
 
- Quý MùiCàn LyDương liễu Mộc
 
2004
 
+ Giáp ThânKhôn KhảmTuyền trung Thủy
 
2005
 
- Ất DậuTốn KhônTuyền trung Thủy
 
2006
 
+ Bính TuấtChấn ChấnỐc thượng Thổ
 
2007
 
- Đinh HợiKhôn TốnỐc thượng Thổ
 
2008
 
+ Mậu TýKhảm CấnTích lịch Hoả
 
2009
 
- Kỷ SửuLy CànTích lịch Hoả
 
2010
 
+ Canh DầnCấnĐoàiTùng bách Mộc
2011
 
- Tân MãoĐoài Cấn 
Tùng bách Mộc
2012
 
+ Nhâm ThìnCàn LyTràng lưu Thủy


2013
 
- Quý TỵKhôn KhảmTràng lưu Thủy
 
2014
 
+ Giáp NgọTốn KhônSa trung Kim
 
2015
 
- Ất MùiChấn ChấnSa trung Kim
 
2016
 
+ Bính ThânKhôn TốnSơn hạ Hoả
 
2017
 
- Đinh DậuKhảm CấnSơn hạ Hoả
 
2018
 
+ Mậu TuấtLy CànBình địa Mộc
 
2019
 
- Kỷ HợiCấn ĐoàiBình địa Mộc
 
2020
 
+ Canh TýĐoài CấnBích thượng Thổ
2021
 
- Tân SửuCàn LyBích thượng Thổ
 
2022
 
+ Nhâm DầnKhôn KhảmKim bạch Kim
 
2023
 
- Quý MãoTốn KhônKim bạch Kim
 
2024
 
+ Giáp ThìnChấn ChấnPhú đăng Hoả
 
2025
 
- Ất TỵKhôn TốnPhú đăng Hoả
 
2026
 
+ Bính NgọKhảm CấnThiên hà Thuỷ
 
2027
 
- Đinh MùiLy CànThiên hà Thuỷ
 
2028
 
+ Mậu ThânCấn ĐoàiĐại trạch Thổ
 
2029
 
- Kỷ DậuĐoài CấnĐại trạch Thổ
 
2030
 
+ Canh TuấtCàn LyThoa xuyến Kim
 
2031
 
- Tân HợiKhôn KhảmThoa xuyến Kim
 
2032
 
+ Nhâm TýTốn KhônTang giá Mộc
 
2033
 
- Quý sửuChấn ChấnTang giá Mộc
 
2034
 
+ Gáp DầnKhônTốnĐại khê Thuỷ
2035
 
- Ất MãoKhảm CấnĐại khê Thuỷ
 
2036
 
+ Bính ThìnLyCànSa trung Thổ

2037
 
- Đinh TỵCấn ĐoàiSa trung Thổ
 
2038
 
+ Mậu NgọĐoài CấnThiên thượng Hoả
 
2039
 
- Kỷ MùiCàn LyThiên thượng Hoả
 
2040
 
+ Canh ThânKhôn KhảmThạch lựu Mộc
 
2041
 
- Tân DậuTốn KhônThạch lựu Mộc
 
2042
 
+ Nhâm TuấtChấn ChấnĐại hải Thuỷ
 
2043
 
- Quý HợiKhôn TốnĐại hải Thuỷ
 
2044
 
+ Giáp TýKhảm CấnHải trung Kim
 
2045
 
- Ất SửuLy CànHải trung Kim
 
2046
 
+ Bính DầnCấn ĐoàiLô trung Hoả
 
2047
 
- Đinh MãoĐoài CấnLô trung Hoả
 
2048
 
+ Mậu ThìnCàn LyĐại lâm Mộc
 
2049
 
- Kỷ TỵKhôn KhảmĐại lâm Mộc
 
2050
 
+ Canh NgọTốn KhônLộ bàng Thổ
 
2051
 
- Tân MùiChấnChấn  Lộ bàng Thổ
 
2052
 
+ Nhâm ThânKhôn Tốn  Kiếm phong Kim
 
2053
 
- Quý DậuKhảm CấnKiếm phong Kim
 
2054
 
+ Giáp TuấtLy CànSơn đầu Hoả
 
2055
 
- Ất HợiCấn ĐoàiSơn đầu Hoả
 
2056
 
+ Bính TýĐoài CấnGiản hạ Thuỷ
 
2057
 
- Đinh SửuCàn LyGiản hạ Thuỷ
 
2058
 
+ Mậu DầnKhôn KhảmThành đầu Thổ
 
2059
 
- Kỷ MãoTốn KhônThành đầu Thổ
 
2060
 
+ Canh ThìnChấn ChấnBạch lạp Kim
 
2061
 
- Tân TỵKhôn TốnBạch lạp Kim
 
2062
 
+ Nhâm NgọKhảm CấnDương liễu Mộc
 
2063
 
- Quý MùiLy CànDương liễu Mộc
 
2064
 
+ Giáp ThânCấnĐoàiTuyền trung Thuỷ
2065
 
- Ất DậuĐoài CấnTuyền trung Thuỷ
 
2066
 
+ Bính TuấtCàn LyỐc thượng Thổ
 
2067
 
- Đinh HợiKhôn KhảmỐc thượng Thổ
 
2068
 
+ Mậu TýTốnKhônTích lịch Hoả
2069
 
- Kỷ SửuChấn ChấnTích lịch Hoả
 
2070
 
+ Canh DầnKhôn TốnTùng bách Mộc
 
2071
 
- Tân MãoKhảm CấnTùng bách Mộc
 
2072
 
- Nhâm ThìnLy CànTràng lưu Thuỷ
 
2073
 
- Quý TỵCấn ĐoàiTràng lưu Thủy
 
2074
 
+ Giáp NgọĐoàiCấn  Sa trung Kim
 
2075
 
- Ất MùiCàn LySa trung Kim
 
2076+ Bính ThânKhôn KhảmSơn hạ Hoả
 
2077
 
- Đinh DậuTốn KhônSơn hạ Hoả

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét