- Những gia vị có sẵn làm tăng sức đề kháng, đẩy lùi rất nhiều bệnh

Thường xuyên kết hợp những gia vị này trong ăn uống hàng ngày, các chuyên gia tin chắc bạn sẽ không cần đi khám bệnh nữa.

1. Nấm hương
Nấm thật là kỳ diệu, một nghiên cứu từ Đại học Florida phát hiện thấy ăn nấm hương mỗi ngày có thể làm tăng cường hệ miễn dịch cũng như giảm các protein viêm. Nấm có chứa nhiều hợp chất phốt pho nên cũng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch nhờ ổn định hệ vi khuẩn đường ruột, và về cơ bản bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.

2. Tỏi
Củ tỏi được xem như là vị thuốc bình dân nhưng vô cùng hiệu nghiệm, đặc biệt hiệu quả với các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, cảm cúm… 

Đó là nhờ hoạt chất allicin, các chất chống oxy hóa trong tỏi, chúng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, chống nấm, thậm chí là diệt tế bào ung thư. Tỏi cũng chứa các chất chống oxi hóa giúp loại bỏ các gốc tự do, vốn chịu trách nhiệm gây nên các bệnh mạn tính của cơ thể.

3. Tỏi đen
Tỏi tươi rất hữu ích nhưng có nhược điểm là dễ bị mùi nếu ăn nhiều, đồng thời còn gây kích ứng dạ dày với một số người.
Các nhà khoa học đã lên men tỏi tươi ở nhiệt độ cao và tạo ra tỏi đen. Tỏi đen không có mùi hôi, không còn tính độc nhưng dược tính cao hơn hẳn do những chất mới sinh ra trong quá trình lên men: chất chống oxy hóa, chất xơ ta… Tỏi đen vị ngọt dịu dễ ăn, được dùng để làm thuốc phòng trị nhiều loại bệnh: cảm cúm, tiêu hóa, xương khớp, tim mạch, ung thư, tiểu đường…

4. Quế
Quế thực sự là một trong những gia vị mạnh nhất, được biết đến nhiều nhất về khả năng cải thiện đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Chỉ dùng một nhúm nhỏ bột quế mỗi ngày có thể cắt giảm 12 – 30% mức triglyceride và cholesterol. Quế thậm chí có thể giúp ngăn ngừa đông máu, giúp tim hoạt động thông suốt.
Giống như nhiều gia vị khác, quế có các đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm. Nó đã được chứng minh có thể chế ngự vi khuẩn E.coli cùng nhiều loại vi khuẩn khác. Các nhà nghiên cứu gần đây còn phát hiện quế chứa chất chống ô xy hóa polyphenol, một “vệ sĩ” cho tim.

5. Rau mùi
Đây là một loại gia vị phổ biến trong việc nấu nướng ở VN. Hạt rau mùi đã được sử dụng từ hàng ngàn năm qua như một công cụ hỗ trợ tiêu hóa. Hãy uống một tách trà với hạt rau mùi tán nhuyễn (nhớ lọc nước trước khi uống). Loại thảo dược này có thể hữu ích đối với người bị hội chứng ruột kích thích, do nó giúp xoa dịu những cơn co thắt ruột có thể dẫn đến tiêu chảy.
Bên cạnh đó, tinh dầu rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, bao gồm E.coli và salmonella. Nó cũng đang được nghiên cứu về những lợi ích giảm cholesterol và đã được chứng minh có tác dụng này ở động vật.

6. Ớt xanh
Ớt xanh mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Nó giàu chất chống ôxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ bạn khỏi nhiều bệnh. Ngoài ra, ớt xanh còn giàu vitamin C giúp sáng da.

7. Nghệ
Với thuộc tính chống viêm và chống ôxy hóa, nghệ giúp làm lành các tổn thương. Nghệ còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, lọc máu. Bạn hãy kết hợp nghệ trong các món ăn yêu thích.

8. Thì là 
Thì là có tính nóng, giúp điều hoà âm dương, tốt cho tiêu hoá và là vị thuốc có tác dụng lợi sữa cho các bà mẹ mới sinh.

9. Tía tô
Với tính ấm, vị cay, tía tô là vị thuốc tuyệt vời để giải cảm, chữa ho và giảm đau. Giữa lúc mệt mỏi, bát cháo nóng hổi thơm sực mùi tía tô cùng ít hành lá sẽ giúp người ốm toát mồ hôi, nhẹ hẳn người. Khi bị ngộ độc do ăn hải sản, cũng có thể dùng tía tô để giải độc.

10. Rau răm 
Rau răm có tính ấm nóng nên thường được dùng ăn kèm với các món lạnh, vừa để tránh đau bụng lại tăng hương vị cho món ăn.
Rau răm có tác dụng kích thích tiêu hoá, chữa đầy hơi, kém ăn, chữa cảm sốt. Tuy nhiên lưu ý phụ nữ đang trong giai đoạn có kinh ăn nhiều răm răm dễ sinh rong huyết.

11. Húng quế
Húng quế vừa có vị ngọt lại vừa cay, hương thơm hăng nồng đặc trưng khó lẫn, thoảng vị quế, được dùng để ăn kèm với các loại thịt luộc, gỏi cuốn.
Lá húng được dùng để trị sổ mũi, đau đầu, đầy bụng, tiêu hoá kém, kinh nguyệt không đều. Lá húng còn có thể để đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, trị viêm da, eczema, sâu bọ đốt.

12. Mùi tàu (ngò gai)
Mùi tàu có hương thơm hơi hắc, tính ấm, thường được ăn sống và cả nấu chín, nhất là các món măng.
Mùi tàu giúp hạ cholesterol, đau bụng, khó tiêu, chữa cảm mạo, chữa đái dầm ở trẻ nhỏ. Sắc mùi tàu cùng vài hạt muối rồi ngậm và súc miệng nhiều lần cũng giúp bớt hôi miệng.

13. Hành
Hành là loại rau gia vị phổ biến nhất ở Việt Nam, có mặt trong các loại phở, bún nước… Đây là vị thuốc nam chứa kháng sinh tự nhiên giúp chữa ho, tiêu đờm, chữa sốt, cảm, giúp lợi tiểu, sát trùng… Hành giã nhỏ đắp lên mụn nhọt có thể làm tiêu mủ.

14. Cây diếp cá
Mặc dù có vị tanh khi ăn nhưng diếp cá có rất nhiều tác dụng chữa bệnh.
Diếp cá có chứa tinh dầu và kháng sinh tự nhiên, giúp sát trùng, chống viêm loét, lợi tiểu, chữa táo bón, có thể giã nhỏ cùng muối và đắp lên vết thương có mủ. Nhai một ít diếp cá với muối có thể chữa ho.

15. Rau ngổ
Ngổ có vị thanh mát, khi ăn sống thấy nhân nhẩn đắng nhưng nhai kỹ lại thấy ngọt trong miệng. Món canh chua theo kiểu miền Nam có thêm ít rau ngổ sẽ hấp dẫn tuyệt vời.
Ngổ tốt cho người bị tiểu đường, có tác dụng đào thải mỡ máu, hạ đường huyết, tốt cho những người có bệnh về gan, mất và thần kinh, chữa đầy bụng, băng huyết.

16. Gừng
Gừng cũng có tính chất chống vi khuẩn và có thể ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn khác nhau. Gừng cũng rất tốt để thưởng thức trong một ngày trời lạnh vì nó không chỉ làm bạn ấm từ trong ra ngoài mà còn khiến bạn đổ mồ hôi. Loại mồ hôi này không chỉ giúp thải độc cơ thể mà còn chứa một chất chống lại nhiễm trùng. Do đó, bổ sung gừng vào thực đơn thường xuyên cũng là cách tăng cường miễn dịch hiệu quả.



17. Tiêu đen
Ở Ấn Độ, tiêu đen rất được ưa chuộng bởi tiêu đen không chỉ được xem là gia vị mà nó còn là một bài thuốc quý. Tiêu đen giúp ấm ruột, ngăn ngừa chướng bụng đầy hơi, thúc đẩy mồ hôi đổ ra để các độc tố thoát khỏi cơ thể.

Ngoài ra, tiêu đen còn chứa hàm lượng piperin cao có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, chống oxy hóa, chống vi khuẩn và chữa sốt, giảm đau. Do đó, thêm tiêu đen vào món ăn là cách đơn giản giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn.


(DKN.TV)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét