- Ăn uống một thực phẩm quá lâu sẽ gây hại

dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Thực phẩm ngày nay khiến người ta đau đầu, nào là mất vệ sinh, chứa hóa chất độc hại, rồi hàng giả nhái… Đúng là mối lo không nhỏ của xã hội. Nhưng giả như thức ăn, đồ uống có chất lượng tốt đi nữa thì liệu tự bản thân bạn đã biết sử dụng thế nào cho đúng chưa?

dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Ăn uống một thực phẩm quá lâu sẽ gây hại
Cuốn sách “Y tông tâm lĩnh” của cụ Hải Thượng Lãn Ông viết: “…Trong vị thuốc, mà không đủ cả ngũ vị là chua, cay, ngọt, mặn, đắng, mà mình uống lâu, có thể chết non. Những vị lạnh quá hay nóng quá chỉ nên dùng khi cần gấp, khí huyết đã hòa bình thời thôi.”
Rau củ quả thực phẩm cũng có tính có vị và được quy kinh (tỳ, phế, thận…) không khác chi với thuốc, có thể trị bệnh. Chẳng phải vì thế nên mới có phương pháp “thực dưỡng”? Tuy nhiên, từng loại thực phẩm không phải đều có đủ cả 5 vị, phần lớn là 1, 2, 3 vị. Như thịt thì thịt lợn vị mặn tính lạnh, bò vị ngọt tính mát, gà mái vị chua, gà trống vị ngọt… Ngũ cốc thì gạo tẻ vị ngọt tính mát, gạo nếp vị ngọt tính ấm, lúa mì vị ngọt hơi hàn, đậu đỏ có 2 vị là ngọt và chua, đậu đen và đậu xanh đều vị ngọt tính lạnh.
Trong Đông y nói: thiên có ngũ khí, địa có ngũ hành, con người có ngũ tạng. Qua học thuyết Ngũ hành mà thấy được “thiên, địa, nhân” có mối liên quan mật thiết. Trong ngũ vị, thì vị chua hay đi vào tạng can, đắng hay vào tạng tâm, ngọt hay đi vào tạng tỳ, cay hay vào tạng phế, mặn hay đi vào tạng thận. Nhưng vị gì cũng vậy nếu nhiều lại thiên thắng mà mất cân bằng từ đó sinh bệnh. Bởi vậy, ăn thực phẩm có 1 vị lâu sẽ có thể chết non, nên một bữa ăn cần phối hợp đủ 5 vị để cơ thể có trạng thái cân bằng, khỏe mạnh.
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Các vị thuốc trong Đông Y
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Ăn uống phải đi đôi với vận động tập luyện
Ăn uống đúng chưa đủ mà còn cần kết hợp với hoạt động thể chất.
Lượng thức ăn đưa vào cần phải có cơ quan nội tạng chuyển hóa. Theo Đông y, đồ ăn uống là âm cần phải có sự chuyển hóa của tạng phủ là dương để có thể tiêu hóa được bữa ăn mà vận động giúp cung cấp phần dương. Khi lượng âm trấp của đồ ăn cân bằng với công năng tiêu hóa của nội tạng thì bữa ăn đó sẽ hoàn hảo. Kết hợp việc ăn uống và vận động sẽ giúp thể chất to khỏe, các hoạt động các giác quan được nhanh nhạy.
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinhdinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Bữa ăn liên quan đến tình chí
Ăn uống đa dạng, vận động thường xuyên nhưng cơ thể vẫn mắc bệnh. Nguyên nhân đến từ tổn thương về tình chí mà gây ra bệnh, thường gọi là “tâm bệnh”. Cơ thể bạn là một thể thống nhất tâm – thân, nên tất nhiên khi bị thất tình lục dục quấy nhiễu thì bữa ăn sẽ có vấn đề.
Theo Đông y: “Giận hại can, mừng hại tâm, lo nghĩ hại tỳ, buồn hại phế, kinh sợ hại thận”. Theo quan hệ sinh khắc của học thuyết Ngũ hành thì 5 tạng tâm, can, tỳ, phế, thận có quan hệ qua lại lẫn nhau nên chỉ cần một tạng bị bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến các tạng khác. Mà để tiêu hóa được bữa ăn cung cấp khí huyết, tân dịch cho cơ thể thì cần cả 5 tạng tham gia. Vậy nên nếu giận, mừng, lo, buồn hay sợ đều sẽ gây hại đến việc này, dù cho có triệu chứng biểu hiện ra ngoài hay không nhưng chắc chắn có sự biến đổi bên trong. Tuy nhiên, tỳ làm chủ việc tiêu hóa, mà ngoài ra nó còn làm chủ việc tư duy nên đọc báo, xem tivi, suy nghĩ khi ăn… sẽ khiến việc tiêu hóa bị trở ngại.
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Tâm trạng không tốt dẫn đến việc tiêu hóa bị trở ngại
Nhiều lúc có tâm trạng vui vẻ thoải mái bạn ăn đồ ăn không sạch hay ôi thiu nhưng không có biểu hiện xấu gì. Do nếu thân thể của bạn vốn khỏe mạnh, lại có tâm tư bình hòa thì sẽ có đề kháng tốt chống lại tác nhân gây bệnh, cho dù bên trong có chịu tác động nhưng sẽ mau chóng khôi phục về trạng thái cân bằng. Ngược lại nếu thức ăn có đảm bảo mà tâm tư không tốt thì bữa ăn sẽ mất ngon, có thể có biểu hiện ra ngay như chán ăn, đầy tức, ợ hơi…
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Tâm trạng vui vẻ, thoải mái sẽ khiến việc ăn uống có lợi cho thân thể
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Ăn theo thói quen, sở thích đã đánh lừa tín hiệu của cơ thể
Phụ nữ mang thai có người thèm chua, lại có người thèm ngọt… đó là cơ thể đang cần những chất đó. Khi thai cần hình thành can thì cơ thể sẽ đòi vị chua vào, làm tâm sẽ đòi vị đắng, làm tỳ sẽ đòi vị ngọt… Bình thường cơ thể chúng ta khát là để báo hiệu cần uống nước, đói là cần ăn. Nếu thèm uống nước lạnh là cơ thể đang nóng, nước ấm là đang bị lạnh, thèm vị gì thì thiếu vị đó… thông qua đó thầy thuốc có thể xem xét tình trạng bệnh.
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Phụ nữ mang thai có người thèm chua, có người thèm ngọt…
Tuy nhiên, sở thích hay thói quen có thể bắt đầu từ tín hiệu của cơ thể nhưng nhiều khi là vì bắt chước người xung quanh, do tình cảm ham muốn mà ra, đã đánh lừa tín hiệu thực của cơ thể.
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinhdinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Ăn uống phù hợp với thời tiết sẽ giúp phòng bệnh
Dân gian có câu: “Mùa nào thức ấy”. Nếu ăn thực phẩm theo mùa sẽ mang lại sự an toàn trong mùa đó và phòng bệnh cho mùa tới. Bởi vì con người, thực và động vật đều bẩm thụ khí hậu của trời đất mà sinh ra và lớn lên.
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinhdinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinhdinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Các thứ ấy vào mùa đó sẽ chủ yếu có tính chất, khí vị của mùa ấy giúp con người thích nghi phát triển theo khí hậu của mùa. Tuy nhiên, người bị bệnh thì không hẳn vậy. Ví như người can huyết hư mà ăn thịt gà hay rau hẹ sẽ khiến bệnh nặng thêm (can thuộc mùa xuân, mùa xuân có lệnh thăng phát, nên thịt gà hay rau hẹ có tính thăng phát, nếu can huyết-khí đầy đủ thì sẽ thích nghi được, còn nếu cơ thể có can huyết đang hư yếu nên không cân bằng được mà còn thiên lệnh hơn).
Bởi vậy mới nói, tinh túy của ẩm thực gắn kết với quy luật của trời đất. Ẩm thực có mấy ai am hiểu – Có mấy ai vận dụng? Người mà cả hai điều đó đều có là biết lẽ tu dưỡng về ẩm thực vậy.
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Tiểu Vi

1 nhận xét: