Khổng Tử giảng: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”, ý nói rằng, người mà không giữ chữ tín thì không biết có thể thành người được không?
Cũng có người nói, chữ tín là sinh mệnh thứ hai của con người...
(Hình minh họa: Qua read01)
Cổ nhân thường giảng về: “Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa”, ý nói thuận cơ trời không bằng được địa lợi, được địa lợi lại không bằng được lòng người. Sức khỏe của con người cũng là như vậy, nhân luân ngũ thường, bản tính và thói quen của con người ảnh hưởng rất lớn đến sự khỏe mạnh của thân thể.
Trong tư tưởng “Trung dung” của mình, Khổng Tử có đưa ra “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” đều có liên hệ mật thiết với thân thể con người.
Trung y cổ đại cho rằng, con người có thể sống trên đời chính là dựa vào: Thận (Tiên thiên chi bản, hay cũng nói thận là cái gốc của sự sống) và Tì vị là “hậu thiên chi bản”. Nói thận là “tiên thiên chi bản” tức là không cách nào có thể dùng thuốc để bồi bổ và chữa trị mà chỉ có thể dùng tiết chế sắc dục, thủ đức tu thân để bảo dưỡng. Cho nên, thận là phải dưỡng chứ chữa trị thì chỉ vô ích.
Con người hiện đại tham dục vọng, sống buông thả phóng đãng, dùng thuốc để tu bổ thận là “bỏ gốc lấy ngọn,” “càng tu bổ càng trầm trọng.” Tỳ vị là “hậu thiên chi bản”, tất cả dinh dưỡng cần thiết của toàn thân thể đều là do tỳ vị chuyển hóa lương thực để nuôi dưỡng.
Vì vậy, nếu ở phương diện dục vọng mà con người không tiết chế, háo sắc thì sẽ làm tổn thương đến “tiên thiên chi bản” – Thận. Khi thận (thuộc Thủy) đã thiếu thốn nước thì gan (thuộc Mộc) sẽ chết khô và tất cả tạng phủ trong cơ thể người sẽ bị suy kiệt.
Nếu như con người không giữ được chữ tín thì “hậu thiên chi bản” là tỳ vị tất sẽ bị tổn thương trầm trọng. Nếu như thận và dạ dày đều bị tổn thương thì tính mạng của người này cũng không thể tồn tại lâu được.
Từ đó có thể suy rộng ra, nếu một quốc gia mà ở đó dâm loạn khắp nơi, loạn luân, không tin tưởng lẫn nhau, vô ơn vô nghĩa, đạo đức suy đồi thì thiên tai ắt sẽ không ngừng xảy đến, trăm dân lầm than, cơ cực, quốc gia cũng khó có thể giữ vững. Vì vậy, đề cao các giá trị “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” là một cách trực tiếp bảo vệ cho sinh mạng của mỗi người và mỗi một quốc gia.
Người xưa coi trọng tín nghĩa như thế nào?
Người bạn trong câu chuyện xưa này đã đặt chữ tín ở vị trí trọng yếu nhất, thậm chí còn cao hơn cả tính mạng của mình.
Trong “Sử ký, Loan Bố liệt truyện” có ghi chép rằng: “Đắc thiên lượng hoàng kim, bất như đắc quý bố nhất nặc”, tức là được trăm lạng vàng cũng không bằng được một lời hứa của Quý Bố.
Câu nói này liên quan đến câu chuyện: Thời Hán Sở phân tranh, Quý Bố là tùy tướng của Hạng Võ, là một người rất coi trọng chữ tín. Mỗi khi ông đã hứa hẹn với ai điều gì thì không bao giờ ông để thất hứa. Cho nên người đời xem lời hứa của Quý Bố rất có giá trị, ví là quý hơn cả trăm nén vàng vậy. Người đời sau nói: “Lời hứa đáng giá ngàn vàng“, đều có ý chỉ lời hứa có giá trị vô cùng to lớn.
Ngày nay lời hứa không đáng giá một đồng. Ngay cả hợp đồng lập ra cũng có hợp đồng giả, những thứ như công văn giả, văn bằng giả, giấy chứng nhận giả … ở khắp nơi đều có.
Người xưa khi nói thường hay dùng từ “tín nghĩa”, lời một khi đã nói ra thì cả đời sẽ phải thực hiện.
Nhân vật chính trong câu chuyện xưa, vì giữ lời hứa mà sẵn sàng trả giá bằng mạng sống của mình. Lời một khi nói ra thì có trời đất chứng giám, cho nên, đừng vì tùy hứng hứa rồi lỡ thất tín với người khác. Chúng ta cần phải noi gương người xưa, coi trọng chữ tín, như thế mới có thể khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.
An Hòa (dịch theo sự cho phép của tác giả)
Nhân (nhân từ, nhân ái): thuộc Mộc, đối ứng với lá gan.
Nghĩa (chính nghĩa): thuộc Kim, đối ứng với phổi.
Lễ (lễ phép, lễ độ): thuộc Hỏa, đối ứng với tim và máu.
Trí (trí tuệ, kiến thức): thuộc Thủy, đối ứng với thận.
Tín (tin tưởng, chữ tín): thuộc Thổ, đối ứng tỳ (lá lách) và vị (dạ dày).
Trung y cổ đại cho rằng, con người có thể sống trên đời chính là dựa vào: Thận (Tiên thiên chi bản, hay cũng nói thận là cái gốc của sự sống) và Tì vị là “hậu thiên chi bản”. Nói thận là “tiên thiên chi bản” tức là không cách nào có thể dùng thuốc để bồi bổ và chữa trị mà chỉ có thể dùng tiết chế sắc dục, thủ đức tu thân để bảo dưỡng. Cho nên, thận là phải dưỡng chứ chữa trị thì chỉ vô ích.
Con người hiện đại tham dục vọng, sống buông thả phóng đãng, dùng thuốc để tu bổ thận là “bỏ gốc lấy ngọn,” “càng tu bổ càng trầm trọng.” Tỳ vị là “hậu thiên chi bản”, tất cả dinh dưỡng cần thiết của toàn thân thể đều là do tỳ vị chuyển hóa lương thực để nuôi dưỡng.
Vì vậy, nếu ở phương diện dục vọng mà con người không tiết chế, háo sắc thì sẽ làm tổn thương đến “tiên thiên chi bản” – Thận. Khi thận (thuộc Thủy) đã thiếu thốn nước thì gan (thuộc Mộc) sẽ chết khô và tất cả tạng phủ trong cơ thể người sẽ bị suy kiệt.
Nếu như con người không giữ được chữ tín thì “hậu thiên chi bản” là tỳ vị tất sẽ bị tổn thương trầm trọng. Nếu như thận và dạ dày đều bị tổn thương thì tính mạng của người này cũng không thể tồn tại lâu được.
Con người nếu không “tín” thì sẽ không có “nghĩa”, nói chi đến lòng biết ơn? Khi ấy, họ sẽ đề phòng lẫn nhau, dẫn đến việc coi nhau như kẻ địch, quan hệ giữa người với người sẽ trở nên căng thẳng.
Từ đó có thể suy rộng ra, nếu một quốc gia mà ở đó dâm loạn khắp nơi, loạn luân, không tin tưởng lẫn nhau, vô ơn vô nghĩa, đạo đức suy đồi thì thiên tai ắt sẽ không ngừng xảy đến, trăm dân lầm than, cơ cực, quốc gia cũng khó có thể giữ vững. Vì vậy, đề cao các giá trị “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” là một cách trực tiếp bảo vệ cho sinh mạng của mỗi người và mỗi một quốc gia.
Người xưa coi trọng tín nghĩa như thế nào?
(Hình minh họa: Qua jianshu.com)
Có một câu chuyện “Ba nghìn dặm không mất tín”, kể về hai người bạn gặp nhau vào khoảng đầu mùa xuân. Trước khi chia tay, chủ nhà hỏi người bạn của mình rằng, khi nào thì lại đến chơi. Người bạn kia hẹn vào tết Trung thu sẽ tới để hai người cùng uống rượu ngắm trăng.
Đến tết Trung thu, chủ nhà mang rượu và thức ăn ra hoa viên sau nhà, không ăn không uống mà kiên trì ngồi chờ bạn mình đến.
Đến lúc gần tới canh 3, chủ nhà nhìn thấy người bạn kia quả nhiên đi đến, nhưng chỉ đứng ngoài cửa hoa viên hỏi: “Hiện tại chưa qua canh 3 nên vẫn tính đang là ngày rằm chứ?”.
Chủ nhà trả lời bạn: “Chưa qua, chưa qua, đương nhiên vẫn là rằm tháng tám rồi. Tôi biết rõ ngài nhất định sẽ đến, bởi vì trong trí nhớ của tôi thì ngài chưa thất tín với tôi bao giờ. Xin mời, mau vào cùng tôi uống rượu ngắm trăng”. Chủ nhà nói xong liền chạy lại cổng của hoa viên để mời bạn vào.
Người bạn vội nói: “Xin ngài đừng qua đây! Vì gặp chuyện đặc biệt nên ta không thể gặp ngài đúng hẹn. Ta từng nghe có người nói, con người mà trút bỏ đi thân thể rồi thì chỉ trong tích tắc, nguyên thần có thể đi ngàn dặm đường.
Cho nên, vào canh hai ta đã trút bỏ đi thân thể của mình để có thể đi ba nghìn dặm đến đây trước canh ba. Giờ ta đã ở đây rồi, xem ra lời ấy cũng không phải hư truyền. Ta với ngài giờ đã là Âm Dương cách biệt, nhưng dù sao thì ta cũng đã giữ được lời hứa với ngài”.
Cho nên, vào canh hai ta đã trút bỏ đi thân thể của mình để có thể đi ba nghìn dặm đến đây trước canh ba. Giờ ta đã ở đây rồi, xem ra lời ấy cũng không phải hư truyền. Ta với ngài giờ đã là Âm Dương cách biệt, nhưng dù sao thì ta cũng đã giữ được lời hứa với ngài”.
Người bạn trong câu chuyện xưa này đã đặt chữ tín ở vị trí trọng yếu nhất, thậm chí còn cao hơn cả tính mạng của mình.
Trong “Sử ký, Loan Bố liệt truyện” có ghi chép rằng: “Đắc thiên lượng hoàng kim, bất như đắc quý bố nhất nặc”, tức là được trăm lạng vàng cũng không bằng được một lời hứa của Quý Bố.
Câu nói này liên quan đến câu chuyện: Thời Hán Sở phân tranh, Quý Bố là tùy tướng của Hạng Võ, là một người rất coi trọng chữ tín. Mỗi khi ông đã hứa hẹn với ai điều gì thì không bao giờ ông để thất hứa. Cho nên người đời xem lời hứa của Quý Bố rất có giá trị, ví là quý hơn cả trăm nén vàng vậy. Người đời sau nói: “Lời hứa đáng giá ngàn vàng“, đều có ý chỉ lời hứa có giá trị vô cùng to lớn.
Ngày nay lời hứa không đáng giá một đồng. Ngay cả hợp đồng lập ra cũng có hợp đồng giả, những thứ như công văn giả, văn bằng giả, giấy chứng nhận giả … ở khắp nơi đều có.
Người xưa khi nói thường hay dùng từ “tín nghĩa”, lời một khi đã nói ra thì cả đời sẽ phải thực hiện.
Ngày nay, chữ “tín nghĩa” thường được ghi thành “tín dự” (tín tâm và danh dự), chỉ khác nhau một chữ, nhưng ý nghĩa thì đã sai khác ngàn dặm. Đa số từ ấy ngày nay chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân của mình chứ không hề nói tới đạo nghĩa.
Nhân vật chính trong câu chuyện xưa, vì giữ lời hứa mà sẵn sàng trả giá bằng mạng sống của mình. Lời một khi nói ra thì có trời đất chứng giám, cho nên, đừng vì tùy hứng hứa rồi lỡ thất tín với người khác. Chúng ta cần phải noi gương người xưa, coi trọng chữ tín, như thế mới có thể khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.
An Hòa (dịch theo sự cho phép của tác giả)
Nghiêm khắc với bản thân là con đường dẫn đến đạo đức cao thượng
Có một thiền sư đã nói: “Tâm bình thế giới bình”, hay Phật gia có câu: “Tu kỷ lợi ư dân”, đại ý là, người tu luyện, tu sửa chính mình, thì không những có lợi cho mình, mà còn có lợi cho mọi người dân.
Trong tâm tôi vẫn còn có chủ nhân
Hứa Hoành là nhà tư tưởng, nhà giáo dục và là nhà thiên văn lịch pháp kiết xuất cổ đại. Một năm vào mùa hạ, xảy ra loạn lạc, Hứa Hoành cùng rất nhiều người cùng chạy nạn. Khi đi qua Hà Dương, do đường dài xa xôi, lại mùa hè nóng nực, mọi người đều cảm thấy đói khát khó bề chịu nổi.
Lúc này có người đột nhiên phát hiện ra ở ven đường gần đó có một cây lê rất lớn, trên cây đầy những trái lê mát ngọt. Thế là mọi người đều tranh nhau trèo lên cây lê hái quả ăn, duy chỉ có một mình Hứa Hoành vẫn ngồi ngay ngắn dưới gốc cây không hề động tâm.
Mọi người đều cảm thấy kỳ lạ, có người hỏi Hứa Hoành: “Tại sao ông không hái mấy quả lê giải khát?”. Hứa Hoành trả lời: “Không phải lê của mình, sao có thể hái bừa”. Người hỏi không nín được cười phá lên, nói rằng: “Hiện nay thời cuộc loạn như thế này, mọi người ai nấy đều chạy nạn, chủ nhân của cây lê này đã không còn ở đây từ lâu rồi. Không có chủ nhân, việc gì ông phải ý tứ?”.
Hứa Hoành nói: “Cây lê không có chủ nhân, chẳng lẽ cái tâm của tôi cũng không có chủ nhân sao?”. Hứa Hoành vẫn trước sau như một nhất định không hái lê.
Hai bình đậu của đại học sỹ Từ Bạc đời Minh
Đại học sỹ Từ Bạc đời Minh từ nhỏ thiên chất thông minh, khắc khổ học hành. Từ Bạc thuở thiếu thời tính tình trầm tĩnh, cử chỉ già dặn. Khi ông học ở trường tư thục, chưa từng nói cười cẩu thả. Một hôm thầy giáo phát hiện ra ông thường lấy một quyển sổ nhỏ từ trong túi ra xem, cho rằng đó là đồ chơi của trẻ con, đến khi lại gần mới phát hiện ra, đó là quyển sách nhỏ do chính Từ Bạc chép các ngữ lục kinh điển Nho gia, do đó thầy vô cùng tán thưởng ông.
Từ Bạc còn học theo cổ nhân, không ngừng tự kiểm điểm ngôn hành của mình, trên bàn học có đặt hai cái bình, chứa đậu đen và đậu vàng (đậu tương). Mỗi lần trong tâm nảy sinh một thiện niệm, hoặc nói một câu thiện ngôn, hoặc làm một việc thiện, ông bèn cho một hạt đậu vàng vào bình. Ngược lại, nếu ngôn hành có gì sai trái, ông bèn bỏ một hạt đậu đen vào bình kia.
Ban đầu, đậu đen nhiều, đậu vàng ít, ông không ngừng nỗ lực phản tỉnh kiểm điểm mình, khích lệ mình. Dần dần đậu đen và đậu vàng bằng nhau. Ông lại tiếp tục nghiêm khắc hơn yêu cầu bản thân. Dần dà, bình đậu vàng càng ngày càng nhiều, so sánh ra thì đậu đen quá ít ỏi, không đáng kể. Mãi cho đến sau này ông làm quan, ông vẫn giữ thói quen này.
Nhờ ước thúc và khích lệ lâu dài như thế này, ông đã không ngừng tu luyện bản thân, hoàn thiện phẩm đức của mình, sau này cuối cùng cũng đã trở thành một danh thần đức cao vọng trọng của một thời.
Những ước thúc tiêu chuẩn cao của Từ Bạc đối với hành vi của mình đã biểu thị ra ý thức tự luật rất mãnh liệt của ông. Mặc dù khi ở một mình, ông cũng tự giác nghiêm khắc giữ kỷ luật, cẩn thận đối đãi với mỗi lời nói mỗi việc làm của mình. Cẩn thận khi ở một mình (Thận độc) là cảnh giới tối cao của tự giác chấp hành kỷ luật (tự luật).
Nó khiến cho một người làm việc độc lập, không có ai giám sát vẫn có thể giữ mình không bị vật chất khống chế, mà lại không hề lơi lỏng mức độ tự giám sát bản thân, cẩn thận tự giác chiểu theo chuẩn mực đạo đức để quy phạm hành vi lời nói của mình, vẫn luôn luôn giữ tự giác đạo đức như xưa.
***
Lão Tử nói, “Đạo mất thì mới sinh đức, đức mất thì mới sinh nhân, nhân mất thì mới sinh nghĩa, nghĩa mất thì mới sinh lễ”. Khi mà cả lễ nghi, phép tắc cư xử giữa người, hiếu thuận cha mẹ, kính trọng người trên, hiếu đễ với anh chị, trung tín với bạn bè, nhường nhịn với người dưới… cũng bị mất thì sinh ra pháp luật, hình phạt để răn đe, cưỡng ép con người.
Thời thượng cổ, khi các Thánh nhân như vua Nghiêu, Thuấn cai quản, họ đều là những người tu Đạo, đồng hóa với Đạo, nên mọi hành động, lời nói, chính lệnh đã hợp với Đạo, nên cũng không cần giảng về Nhân. Thời đó con người cũng sống chân thật, đơn giản, thuần thiện, chất phác, cả xã hội đều rất gần với Đạo, nên cũng không cần giảng nhân nghĩa, lễ nghĩa, phép tắc, luật pháp, hình phạt. Đây là thời kỳ dùng Đạo và Đức cai quản xã hội.
Đến thời nhà Thương, con người đã xa rời chính Đạo, say mê vào các phương thuật, vu thuật, phong khí đồng cốt thịnh hành. Những kẻ giả Thần, giả Thánh, giả tu khuynh loát triều chính và xã hội. Các nghi thức tế lễ càng ngày càng cầu kỳ, càng chú trọng lễ vật cúng tế, và đã xuất hiện tế sống động vật, rồi đến tế sống người, chôn người sống theo người chết. Xã hội bắt đầu đi vào mê tín, dã man. Đây là thời kỳ Đạo mất, Đức mất, trong khi Nhân chưa được sinh ra.
Nhà Chu ứng với Thiên mệnh xuất hiện, diệt Thương Trụ, dẹp phong khí đồng cốt, trừ các tệ nạn man rợ, xây dựng nền chính trị nhân nghĩa, lấy lễ nhạc giáo hóa muôn dân. Đây chính là thời kỳ dùng Nhân trị. Tuy nhiên, xã hội con người phức tạp, nhiều vùng chưa được giáo hóa, nên phải dùng thêm Lễ – Nhạc để giáo hóa muôn dân, quy chính lại nhân tâm, trừ bỏ những tàn tích tà ác rơi rớt lại sau thời nhà Thương.
Đến thời Xuân Thu, thời mà Khổng Tử nói là “Lễ băng nhạc hoại”, nền Nhân chính của nhà Chu đã mai một, lễ nhạc không còn thuần thiện nữa. Lễ nghi phép tắc bị bãi bỏ, các chư hầu, lãnh chúa phong ấp đều đua nhau lấn chiếm đất của nhau, đánh giết nhau, ai ai cũng muốn mình làm vua làm chúa, muốn thống trị kẻ khác. Còn nhạc vũ không còn mang những âm vận hài hòa với tự nhiên, hợp với Đạo nữa, các khúc nhạc xưa bị bãi bỏ, chư hầu các nước đua nhau đặt ra các khúc nhạc riêng, đều là những khúc nhạc dâm dật, hưởng lạc.
Khổng Tử ứng với Thiên mệnh sinh ra để khôi phục lại nền Nhân chính và chế độ Lễ nhạc thời Chu của Chu Công, Văn Vương, Võ Vương. Nhưng Khổng Tử đi chu du liệt quốc truyền bá tư tưởng Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, của Nho học, nhưng xã hội suy vi, lòng người sa sút, không nước nào tiếp thu.
Các nước chư hầu chỉ muốn sao tranh giành chiếm đoạt được thêm đất đai bờ cõi, thêm tài sản, của cải, nhân lực, nên chỉ áp dụng các tư tưởng binh gia (quân sự) và pháp gia (luật pháp). Đây chính là thời Lễ mất thì sinh pháp luật. Thời này điển hình là nhà Tần áp dụng hình pháp của Thương Ưởng, tuy khiến xã hội ổn định tạm thời, nhưng người người e dè sợ sệt nhau, rồi cuối cùng cũng sinh loạn lạc.
Từ thời Hán trở đi, tư tưởng Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín được áp dụng vào quản lý xã hội, đã mở ra thời kỳ thịnh trị của nhà Đường, và duy trì xã hội khá ổn định khoảng 2000 năm mãi đến đầu thế kỷ 20. Tư tưởng Nho gia cũng lan tỏa, phát triển khắp các nước Á Đông, và sau này còn có ảnh hưởng lớn đến các nước phương Tây.
Trong xã hội hiện nay, có luật pháp mà nhiều người vẫn không tuân theo, các tệ nạn xã hội trộm cắp, cướp giết, lừa đảo, tham nhũng, buôn gian bán lận, cậy quyền thế bẻ cong pháp luật, cậy tiền tài mua chuộc hối lộ tư pháp, dân oan khiếu kiện khắp nơi. Rồi các tệ nạn xã hội như nghiện ma túy, cờ bạc, đề đóm, mại dâm, ấu dâm, buôn bán phụ nữ, buôn bán người, bắt cóc tống tiến, ngoại tình, nát rượu… cũng xảy ra mọi lúc mọi nơi, khiến con người trở nên trơ lì, vô cảm với các tệ nạn xã hội.
Xã hội như thế này chưa từng xuất hiện trong lịch sử. Xưa lễ mất thì sinh pháp luật. Con người vẫn sợ sự trừng phạt của pháp luật mà không dám làm càn. Ngày nay pháp luật không được tôn trọng, có thể nói là pháp luật mất thì sinh loạn. Ấy vậy mà vẫn nhiều người vẫn ung dung nhởn nhơ, coi rằng xã hội như thế này là bình thường, là yên ổn, bình yên thì đúng là không thể hiểu nổi. Có lẽ họ so sánh với giai đoạn chiến tranh, hoặc so sánh với mấy khu vực đang có chiến tranh loạn lạc trên thế giới, nên mới có cách nhìn như vậy.
Để xã hội thái bình thịnh trị, người dân yên ổn, an cư lạc nghiệp, không phải lo cướp giật, trộm cướp, không phải lo cho an toàn của con em và bản thân cũng như gia đình, thì chỉ có mỗi người chúng ta tự đặt ra tiêu chuẩn cao cho mình, và tự giác chấp hành, cho dù chỉ có một mình cũng không vi phạm.
Nghĩa là “tự luật” (tự giác tuân thủ luật pháp, kỷ luật) sẽ là tiêu chuẩn đánh giá bậc chính nhân quân tử với bậc ngụy quân tử, kẻ giả nhân giả nghĩa, đánh giá bậc chân tu với kẻ giả tu, đánh giá người ngoan Đạo với kẻ giả Đạo. Tự luật sẽ phân biệt chính xác thật giả chính tà, những kẻ dựa vào vị trí, quyền hành, chức nghiệp, vẫn rao giảng dạy mọi người, nhưng thực chấp miệng Nam Mô bụng bồ dao găm, nếu dùng “tự luật” soi xét, thì sẽ cháy nhà ra mặt chuột ngay thôi.
Tự luật sẽ giúp bản thân đạo đức phẩm hạnh cũng như cảnh giới tinh thần nâng cao, và giúp cho xã hội yên bình trở lại. Người tự luật sẽ luôn thấy tâm thái yên bình, do lúc nào cũng có chủ nhân làm chủ con tim. Có một thiền sư đã nói: “Tâm bình thế giới bình”, hay Phật gia có câu: “Tu kỷ lợi ư dân”, đại ý là, người tu luyện, tu sửa chính mình, thì không những có lợi cho mình, mà còn có lợi cho mọi người dân.
Nam Phương (DKN.TV)
7 hành vi tội lỗi Grandhi chỉ ra cho thấy cội nguồn sự suy yếu của xã hội
Café là thức uống khó chiều và không phải ai cũng mê. Một tách café ngon không chỉ bởi nguyên liệu, cách pha, mà còn ở tâm thái thưởng thức. Nếu cuộc sống là café, còn công việc, tiền bạc, địa vị xã hội là những chiếc cốc, thì mong bạn nhớ rằng: Thưởng thức café, đừng thưởng thức những chiếc cốc.
Chuyên mục ‘Café cuối tuần’ ra mắt với hy vọng sẽ là nơi giãi bày về những vấn đề trong cuộc sống, nơi độc giả có thể tâm bình khí hòa NHÌN và NGẪM về cuộc đời, để sống đơn giản, nói chân thành và yêu rộng lượng… Mong bạn sẽ luôn an nhiên, tự tại để thưởng thức trọn vẹn tách café dành cho riêng mình!
***
7 tội lỗi này mà Gandhi đưa ra là một danh sách hoàn chỉnh những hành vi của con người đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với xã hội. Với niềm tin mạnh mẽ vào sức mạnh tối cao của đạo đức, Gandhi đã tạo ra bản danh sách 7 điểm này để cảnh báo toàn xã hội về những yếu tố cội nguồn gây ra sự suy yếu của xã hội con người.
Đạo đức là một tập hợp các giá trị bao gồm những đức tính thuộc về đức tin, công dân và gia đình. Gandhi giới thiệu danh sách này với mong muốn tạo nên một hướng dẫn cho người dân tránh khỏi những tại họa tất yếu sẽ xảy đến nếu rời xa đạo đức chân chính. Hãy cùng điểm lại 7 loại hình tội lỗi xã hội này với con mắt hướng vào chính bản thân mình, từ đó chọn lựa được cách sống đúng đắn hơn, dừng việc góp sóng thành bão trong sự xuống dốc của xã hội hiện thời.
1. Kinh doanh nhưng không mang theo đạo đức trong tâm
Tham vọng của con người là một trong những thành tố quan trọng tạo nên những tội lỗi xã hội. Khi là một người kinh doanh chỉ để ý tới lợi ích cá nhân, bạn có thể tìm ra tất cả các lý do để bao biện cho những hành động của mình. Sự thành công của cá nhân trở thành một lời biện hộ cho những quyết định và những hành động không thể chấp nhận.
Thậm chí rất nhiều người nghĩ rằng họ là những nhà kinh doanh “tốt”. Tuy nhiên, họ đều kết thúc bằng việc đầu hàng vô điều kiện cái gọi là “phải thực tế”. Họ coi những người làm kinh doanh lấy đạo đức và sự thành tín làm trọng là những kẻ viển vông và ngây thơ. Nhưng những ý tưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của “lợi ích cá nhân”, hay “tính thực tế” sẽ đốt cháy ranh giới mong manh giữa cái đúng và cái sai, cái thiện và cái ác. Đồng thời những tư tưởng này chính là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển ngày càng lớn mạnh của cái gọi là “luật rừng”.
Thật đáng buồn khi người ta không nhận ra rằng tội ác này đang phát triển rất mạnh mẽ trong xã hội chúng ta. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, các mặt hàng nhái dù có thể mang tới nguy hại cho người tiêu dùng nhưng vẫn được sản xuất buôn bán rộng khắp trên thị trường.
2. Tìm cầu hạnh phúc thư thái mà quên mất lao động chăm chỉ
Lao động không đơn giản chỉ mang ý nghĩa là phương tiện để bạn kiếm tiền, nó còn mang đến cho bạn cả Phẩm giá. Sống dựa trên tiền bạc của người khác sẽ dần thui chột những khả năng và ý chí của bạn, đồng thời biến bạn trở thành một thành phần “ăn bám” của xã hội.
Những tiện ích mà bạn thụ hưởng nên đến từ sự lao động chân chính. Bởi nếu thiếu đi một mục tiêu để hướng đến trong cuộc sống, con người sẽ rất dễ rơi vào cảm giác chán nản bản thân mình. Họ cũng sẽ nhanh chóng rơi vào cảm giác cuộc sống nhàm chán, vô vị và chông chênh. Sự chăm chỉ mang lại ý nghĩa lớn cho cuộc sống của con người.
Nhìn ở một góc độ khác, tội lỗi này cũng tương ứng với những trường hợp con cái sinh ra và sống trong gia đình giàu có nhưng lại không nhận được sự quan tâm, giáo dục của cha mẹ. Sinh ra đã sống trong những điều kiện vật chất tốt nhất, lại không được cha mẹ dạy về giá trị của những của cải trong gia đình, nên những đứa trẻ con nhà giàu này thường rơi vào sự ăn chơi xa đọa. Họ cũng là đối tượng dễ dàng rơi vào những cạm bẫy của xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc.
3. Giáo dục nhưng không đề cao phẩm cách
Giáo dục là một quá trình toàn diện và nếu không được chú trọng đúng mực, nó có thể dẫn đến một tội lỗi xã hội khác nghiêm trọng không kém. Tội lỗi này sẽ đến khi con người chỉ coi giáo dục đơn thuần là việc nhồi nhét những kiến thức, tri thức mới vào tâm trí con người, với mục đích biến người đó trở thành chuyên gia nhưng lại quên mất trang bị cho họ những kiến thức nền tảng về “phẩm giá của con người”.
Người việt có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” chính là mang ý nghĩa này. Việc dạy dỗ con trẻ cần là quá trình song song giữa trang bị tri thức và rèn luyện tính cách. Steven Covey, một tác giả nổi tiếng của người Mỹ có một hình dung rất cụ thể về vấn đề này. Theo ông việc bỏ quên sự rèn giũa nhân cách, phẩm giá cho học sinh sẽ giống như đặt một chiếc xe đua mạnh nhất vào tay một đứa trẻ vị thành niên vừa hút ma túy. Nó sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được.
Nhưng giáo dục nhân cách, phẩm giá không được dừng lại ở những bài học hình thức trong nhà trường. Các thầy cô cần phải là những người có được những giá trị chắc chắn trong tâm hồn. Chỉ có vậy họ mới có thể truyền đạt và giúp học sinh rèn luyện những điều này một cách thực chất. Điều này đồng nghĩa với việc các thầy cô giáo cần là những người giữ gìn được nhân cách cao đẹp của mình.
4. Chính trị không theo nguyên tắc
Lãnh đạo cần có nguyên tắc. Những nguyên tắc này không phải do con người đặt ra. Sâu xa hơn để có thể thực hiện tốt vai trò này, các nhà lãnh đạo là những người cần phải nắm vững những chân lý – những nguyên tắc cốt lõi của sự sống. Nếu có thể hướng xã hội tuân theo những nguyên tắc này, các nhà lãnh đạo mới có được sự đồng thuận một cách tự nhiên. Nếu đi ngược lại với những chân lý này, người lãnh đạo sẽ khiến xã hội lâm vào tình trạng loạn lạc.
Những bậc vua chúa xưa tại Trung Hoa là một trong những ví dụ tiêu biểu cho việc lãnh đạo đất nước dựa trên việc quan sát sự vận hành của đất trời, “thuận theo thiên ý”. Những quy luật này sẽ dẫn dắt và giúp các vị quân vương có được những quyết sách sáng suốt giúp quốc gia đạt được tình trạng “quốc thái dân an”.
5. Làm khoa học nhưng không có nhân tính
Khoa học được sinh ra để phục vụ con người. Nhưng rất nhiều những thí nghiệm khoa học trong lịch sử không thực sự đạt được mục đích này. Nhiều khoa học gia đã nhân danh việc tìm ra sự thật để tiến hành những thí nghiệm đáng sợ trên chính con người và các loài động vật. Không có nhân tính rất nhiều những ý tưởng khoa học điên rồ đã được đưa ra.
Không có nhân tính, nhiều nhà khoa học cũng không có cho mình những tiêu chuẩn đánh giá nên hay không nên phát triển ý tưởng của mình. Nó biến khoa học trở thành một điều đáng sợ với cuộc sống của con người. Những thí nghiệm như ghép đầu người, những phát minh như nhựa hóa xác sống sẽ mang đến điều gì cho nhân loại? Và thử hỏi, với những thí nghiệm, mẫu vật rùng rợn ấy, khía cạnh khoa học nào được chứng minh ở đây?
6. Vui vẻ không đi kèm với trách nhiệm
Việc tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống là một điều hoàn toàn chính đáng. Mỗi con người đều có quyền đi tìm những điều mang tới sự vui thích cho các giác quan và tâm hồn của mình. Tuy nhiên, nếu bạn để cảm giác vui thú này chiếm lĩnh, khi nó trở thành khoái lạc, mọi chuyện sẽ tiến triển theo chiều hướng tiêu cực. Cùng một điều mang đến cảm giác vui vẻ ấy có thể mang tới những nỗi đau lớn.
Gandhi tin rằng sự điều độ là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Vui vẻ nhưng có kiểm soát và đi kèm với trách nhiệm chính là khả năng kiểm soát sự cân bằng trong cuộc sống của mỗi người. Nhiệm vụ của bạn là không để sự vui thú lấn át và làm tổn hại đến những giá trị khác của bản thân mình.
Tội lỗi này dường như đang phản ảnh rõ nét trong cuộc sống hiện đại. Những người đàn ông bê tha, thích nhậu nhẹt, hoặc tình trạng ngoại tình tràn lan, phổ biến chính là những biểu hiện rõ nét cho loại tội lỗi này.
7. Tham gia tôn giáo nhưng không có sự dâng hiến
Với Gandhi điều này có thể được áp dụng cho mọi tôn giáo và tín ngưỡng tâm linh. Nếu bạn giữ trong tâm trí một đức tin chân chính và mạnh mẽ bạn cần luôn sẵn sàng để biết tất cả những điều bên trong tâm trí và trái tim bạn trở thành những hành động cụ thể, nhất quán với đức tin ấy.
Tham gia tôn giáo nhưng không có sự hy sinh cũng đồng nghĩa với việc bạn có đức tin nhưng không bao giờ thực sự sống với đức tin ấy. Đó là một tội lỗi lớn bởi vì bạn đang khiến tất cả những điều mà bạn tin mất đi hết những giá trị của chúng.
Một bộ phận lớn những nhà tu hành ở Việt Nam đang mắc phải tội lỗi nghiêm trọng này. Mọi người biết tới họ là những người mang tín tâm vào giáo lý của Đức Phật. Nhưng họ để cuộc sống của mình chìm trong những dục vọng không khác gì người bình thường khác. Họ không còn là những người khiến những điều Phật dạy hiển hiện trong cuộc sống. Con người hiện đại dần mất niềm tin vào tôn giáo, vào những điều hướng thiện và tốt đẹp cũng một phần vì lý do này.
Hy Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét