- NSƯT Thanh Hoàng qua đời vì ung thư

Diễn viên Cát Phượng cho hay, NSƯT Thanh Hoàng qua đời lúc 16h hôm nay (26/7) hưởng dương 55 tuổi.

Nghệ sĩ Cát Phượng cho biết, NSƯT Thanh Hoàng bị ung thư vòm họng vài năm nay. Tuy bị bệnh nhưng Thanh Hoàng sống lạc quan, vui vẻ, vẫn đi quay phim, đóng kịch bình thường. Thỉnh thoảng anh vào bệnh viện để điều trị. Gần đây sức khoẻ của nam nghệ sĩ xuống dốc, anh gầy đi nhiều.
NSƯT Thanh Hoàng sẽ được liệm vào sáng 27/7, sau đó đưa vào nhà tang lễ Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM). Lễ động quan diễn ra vào sáng chủ nhật, 29/7.
NSƯT Thanh Hoàng qua đời vì ung thư
NSƯT Thanh Hoàng vừa qua đời vì ung thư vòm họng

=>> Bàng hoàng nữ diễn viên Mai Phương mắc bệnh ung thư phổi ở tuổi 33
NSƯT Thanh Hoàng sinh năm 1963 trong một gia đình 5 anh em, do nhà nghèo, học hết lớp 9, anh phải nghỉ học làm công nhân xây dựng. Anh nung nấu ý nguyện vào học Trường Nghệ thuật sân khấu.
Năm 1984, tốt nghiệp trường Nghệ thuật Sân khấu 2, Thanh Hoàng bắt đầu lăn lộn với công việc ở Trung tâm Văn hóa quận Phú Nhuận, tham gia các hoạt động văn nghệ quần chúng, đóng và dàn dựng những vở kịch tham dự hội diễn nghệ thuật quần chúng.
Thanh Hoàng bắt đầu được khán giả chú ý đến qua các vai diễn được anh hóa thân độc đáo ở các bộ phim: Anh hai mắt mèo, Sợi dây đai, Ngôi nhà quê…
Thanh Hoàng trở nên nổi tiếng sau vở kịch Dạ cổ hoài lang diễn tại Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM năm 1994. 24 năm tuổi đời của Dạ cổ hoài lang cũng là 24 năm anh đã đi suốt chặng đường từ diễn viên, đạo diễn tới giám đốc Nhà hát kịch 5B.
Tình Lê

Những dấu hiệu sớm của ung thư miệng

Các triệu chứng của ung thư miệng bao gồm khó nhai, khối u và vết loét, và các đám trắng hoặc đỏ trong miệng. Phát hiện sớm và điều trị ung thư miệng có thể giúp ngăn ngừa ung thư phát triển thêm hoặc lan sang các nơi khác.

Ung thư miệng là do sự tăng trưởng và sinh sản không kiểm soát của các tế bào ở một số vùng của miệng. Nó có thể xảy ra trong má, dưới giữa và phía trước của lưỡi, hoặc trên lớp mô của miệng hoặc nướu răng.

Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 49.700 ca ung thư miệng mới, chiếm khoảng 3% tổng số chẩn đoán ung thư. Số nam giới có chẩn đoán ung thư miệng nhiều hơn phụ nữ.

Dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng của ung thư miệng

Nên đi khám bác sĩ nếu thấy bị khó nuốt và đau nhức vùng họng.

Các triệu chứng của ung thư miệng rất khác nhau, nhưng nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây kéo dài hơn 2 tuần thì nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán:
• khó nhai hoặc nuốt
• khối u hoặc vùng đau nhức ở miệng, họng hoặc trên môi
• đám màu trắng hoặc đỏ trong miệng
• khó cử động lưỡi hoặc hàm
• sụt cân không mong muốn
• đau hoặc loét không liền hoặc chảy máu
• sưng nề, đau, hoặc khối u bất cứ nơi nào trong miệng hoặc trên môi

Tuy nhiên, cần nhớ rằng đây không phải là những dấu hiệu chắc chắn của ung thư miệng, mà còn có thể do các bệnh khác, chẳng hạn như dị ứng hoặc nhiễm trùng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Các chuyên gia cho rằng những đột biến trong ADN của tế bào gây ung thư do kích thích tế bào tăng sinh bất thường và chết.

Mặc dù vẫn chưa rõ nguyên nhân ban đầu gây đột biến trong nhiều trường hợp, một số yếu tố cụ thể có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng.

• Sử dụng thuốc lá và rượu: Bất kỳ hình thức sử dụng thuốc lá nào cũng đưa các chất gây ung thư xâm nhập vào miệng, làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư miệng. Uống rượu nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ.

• Tuổi: Nguy cơ ung thư miệng tăng theo tuổi, với tuổi chẩn đoán trung bình là 62 tuổi.

• Nhiễm vi-rút u nhú người (HPV): Đây là bệnh lây qua đường tình dục có mối liên quan chặt chẽ với một số dạng ung thư miệng.

• Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Mặt trời phát ra các tia có thể gây bỏng môi và kích thích sự phát triển của ung thư miệng.

• Tình dục: Nam giới dễ phát triển ung thư miệng cao gấp đôi so với phụ nữ; tuy nhiên, không rõ tại sao.


Phòng ngừa

Tránh thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng.

Giống như hầu hết các loại ung thư khác, không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa ung thư miệng.

Một số yếu tố nguy cơ đối với ung thư miệng, chẳng hạn như giới tính nam hay lão hóa, là không thể ngăn ngừa được. 

Tuy nhiên, một số yếu tố lối sống có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng bao gồm:
• tránh thuốc lá
• uống rượu vừa phải
• duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
• sử dụng kem chống nắng, chắn nắng, hoặc sáp môi trên môi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
• tập thể dục thường xuyên
• duy trì vệ sinh răng miệng tốt
• thường xuyên đi khám nha sĩ để kiểm tra

Tại sao phát hiện sớm rất quan trọng?
Trong hầu hết các dạng ung thư, chẩn đoán sớm là rất quan trọng.
Điều trị ung thư miệng thường bao gồm phối hợp các liệu pháp, chẳng hạn như kết hợp xạ trị và hóa trị, sẽ hiệu quả hơn nhiều trong giai đoạn đầu. Nếu ung thư đã lan sang các vùng khác, sẽ khó cô lập và điều trị hơn.

Nếu ung thư không lan sang các mô xung quanh, tỷ lệ sống thêm 5 năm đối với ung thư miệng ởa môi, lưỡi và sàn miệng là từ 75 đến 93%. Tỷ lệ này giảm nếu ung thư đã lan đến các mô xung quanh.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm về ung thư miệng bao gồm vết loét ở miệng, các đám màu trắng hoặc đỏ, sưng nề và đau. Bất cứ ai gặp phải những triệu chứng này đều nên đi khám bác sĩ. Chẩn đoán sớm có nghĩa là cơ hội điều trị thành công cao hơn.
Ngừng hút thuốc và sử dụng các sản phẩm thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư miệng.

Cẩm Tú - Theo MNT



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét