- Sophia (Robot) đến VN, trả lời về "4.0", khiến mọi người vô cùng kinh ngạc

Hàng ngàn khoa học gia cam kết không phát triển robot trí thông minh nhân tạo

Đồng sáng lập của Google DeepMind và CEO của SpaceX chỉ là 2 trong số 2.400 cá nhân tham gia ký kết một thỏa thuận cam kết nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của các vũ khí chết người tự động hóa.
Theo TheGuardian, hàng nghìn nhà khoa học chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) đã tuyên bố sẽ không tham gia phát triển hoặc sản xuất các robot có thể nhận diện và tấn công con người mà không cần sự giám sát của người điều khiển.

Đồng sáng lập Google DeepMind, Demis Hassabis, và CEO SpaceX, Elon Musk, là 2 trong số hơn 2.400 cá nhân tham gia ký kết một thỏa thuận cam kết nhằm ngăn chặn các công ty quân sự và các quốc gia trong việc phát triển các hệ thống vũ khí chết người tự động hóa - được gọi là Laws.
Đây là động thái mới nhất đến từ các nhà khoa học và các tổ chức quan ngại về robot AI nhằm nêu bật lên những mối nguy hiểm của việc trao quyền định đoạt sự sống và cái chết vào tay các cỗ máy AI tối tân. Cam kết Laws tiếp nối những kêu gọi trước đó về một lệnh cấm đối với công nghệ mà các nhà khoa học tin rằng có thể dẫn đến sự ra đời của các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt thế hệ mới.
Được điều phối bởi Viện Tương lai Cuộc sống - một tổ chức trụ sở tại Boston, cam kết này kêu gọi chính phủ đồng ý với các quy tắc, luật lệ và quy định nhằm nêu gương xấu và đặt hoạt động phát triển robot giết người ngoài vòng pháp luật. Các cá nhân ký kết còn cam kết sẽ "không tham gia lẫn hỗ trợ cho hoạt động phát triển, sản xuất, giao dịch hay sử dụng các vũ khí chết người tự động hóa". Hơn 150 công ty và tổ chức liên quan AI đã ghi tên của họ vào bản cam kết này, và sẽ được công bố trong hôm nay tại Hội nghị Liên kết Quốc tế vaaf AI ở Stockholm, Thụy Điển.
Yoshua Bengio, một nhà tiên phong AI tại Viện Thuật toán Học máy Montreal, cho biết nếu cam kết này có thể "bêu xấu" các công ty và tổ chức quân sự đang phát triển vũ khí tự động hóa, ý kiến công chúng đối với các công ty và tổ chức này có thể sẽ đảo chiều. "Cách làm này đã từng thành công trước đây trong việc chấm dứt phát triển các loại mìn chôn dưới mặt đất, nhờ các hiệp ước quốc tế và hình thức làm nhục công cộng, dù các quốc gia lớn như Mỹ không hề ký hiệp ước cấm phát triển mìn. Các công ty Mỹ đã phải chấm dứt phát triển mìn" - ông nói. Bengio đã ký cam kết này để bày tỏ "quan ngại sâu sắc của mình về các vũ khí chết người tự động hóa".
Quân đội là một trong những nhà tài trợ lớn nhất, đồng thời tìm cách ứng dụng công nghệ AI phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Với các hệ thống máy tính tiên tiến, robot có thể thực hiện các nhiệm vụ bay trên không phận đối phương, điều hướng trên mặt đất, và thăm dò dưới biển sâu. Các hệ thống vũ khí tinh vi hơn nữa hiện đang được phát triển. Hôm thứ Hai vừa qua, thư ký bộ quốc phòng Gavin Williamson đã tiết lộ kế hoạch trị giá 2 tỷ bảng Anh nhằm sản xuất máy bay chiến đấu RAF thế hệ mới mang tên Tempest, với khả năng bay mà không cần phi công.
Các bộ trưởng Anh đã nhấn mạnh rằng nước họ không phát triển các hệ thống vũ khí chết người tự động hóa, và các lực lượng quân đội sẽ luôn kiểm soát những loại vũ khí họ đã triển khai. Nhưng các nhà khoa học cảnh báo rằng những tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực AI và các lĩnh vực khác cho thấy hiện nay, loài người đã có thể phát triển các vũ khí tinh vi có thể xác định, theo dõi và khai hỏa vào các mục tiêu con người mà không cần sự chấp thuận từ người điều khiển. Đối với nhiều nhà nghiên cứu, việc trao quyền định đoạt ai được sống và ai sẽ chết cho các cỗ máy là một hành vi vượt quá lằn ranh đạo đức.
"Chúng ta cần biến nó thành các quy tắc quốc tế, rằng các vũ khí tự động hóa là không thể chấp nhận được. Một con người phải luôn ở vị trí giám sát" - Toby Walsh, giáo sư về AI tại Đại học New South Wales, Sydney, đã ký cam kết, cho biết.
"Chúng ta không thể ngăn một người quyết tâm phát triển các vũ khí tự động hóa, cũng như chúng ta không thể ngăn họ phát triển vũ khí hóa học được" - ông nói thêm - "Nhưng nếu chúng ta không muốn các quốc gia bất hảo hay các lực lượng khủng bố dễ dàng truy xuất đến các vũ khí tự động hóa, chúng ta phải đảm bảo chúng không được bán rộng rãi bởi các công ty vũ khí".
Các nhà khoa học có thể chọn không làm việc trong các chương trình phát triển vũ khí tự động hóa, nhưng họ không thể kiểm soát được những điều mà các cá nhân và tổ chức khác có thể làm với những đột phá khoa học mà họ đã xuất bản. Lucy Suchman, một cá nhân tham gia ký kết khác, là giáo sư nhân chủng học thuộc khoa Khoa học và Công nghệ của Đại học Lancaster, cho biết ngay cả khi các nhà nghiên cứu không thể hoàn toàn kiểm soát việc người khác lợi dụng thành quả của mình, họ có thể can thiệp khi cần thiết.
"Nếu tôi là một nhà nghiên cứu thị giác máy móc đã ký cam kết, trước hết tôi sẽ hứa theo dõi công nghệ của tôi được ứng dụng như thế nào, và lên tiếng phản đối về những ứng dụng đó nếu chúng liên quan đến nhận diện mục tiêu tự động, và thứ hai, từ chối tham gia vào việc tư vấn lẫn trực tiếp giúp đỡ tích hợp các công nghệ đó vào một hệ thống vũ khí tự động hóa" - cô nói.
Minh.T.T
Sophia – robot đầu tiên được cấp quyền công dân đầu tiên trên thế giới đã tới Việt Nam. Trước những câu hỏi của khách mời, Robot Sophia trả lời bằng câu nói lưu loát, gãy gọn khiến mọi người vô cùng kinh ngạc.


Robot công dân đầu tiên – Sophia xuất hiện sáng nay tại Hà Nội

Robot Sophia  Quán quân sáng tạo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), là khách mời đặc biệt của Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 và Diễn đàn cấp cao Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày hôm nay.

Robot Sophia mặc áo dài Việt Nam khi xuất hiện tại sự kiện. Cô trả lời rất nhanh và lưu loát những câu hỏi đặt ra tại triển lãm.

Trả lời câu hỏi Việt Nam cần làm gì để không tụt hậu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Sophia cho hay: “Tôi là người đại diện cho kỷ nguyên 4.0. Việt Nam cần có sáng tạo về công nghệ để phát triển bền vững nhanh hơn. Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng, khai thác đúng mức phù hợp với Internet ở khắp nơi. Công nghệ giúp Việt Nam có bước nhảy vọt về năng suất lao động, các hoạt động kinh tế”.

Công nghệ sáng tạo ở các quốc gia như Việt Nam cần khuôn khổ chính sách. Chính phủ cần chú trọng khu vực tư nhân, các tổ chức như UNDP, các tổ chức cộng đồng… đảm bảo cho công nghệ như thế này mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

AI, trí tuệ nhân tạo cũng sẽ là bình diện quan trọng để hỗ trợ chúng ta trong quá trình phát triển đồng đều, toàn diện tại Việt Nam, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, các nhóm dễ bị tổn thương. Đồng thời, công nghệ giúp chúng ta có chính sách hỗ trợ những người ở nghèo nhất trong xã hội.

Theo Sophia, thách thức của cuộc cách mạng 4.0 liên quan đến thất thoát công ăn việc làm, sự nguy hiểm công nghệ giám sát, những người có quyền và tiền trong xã hội có nhiều cơ hội lợi thế hơn. Vì vậy, chúng ta cần đảm bảo hệ thống luật pháp để bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội.

“Trong cuộc cách mạng 4.0 con người cần trang bị kỹ năng cần thiết để hòa nhập với cuộc cách mạng này. Công nghệ giúp cho chúng ta có những lợi ích, cơ hội cho người nghèo”, Sophia cho biết.

Trước câu hỏi thách thức, cơ hội nào dành cho thế hệ trẻ trong cuộc cách mạng 4.0, Sophia trả lời: Thế hệ trẻ cần có kỹ năng của thế kỷ 21 như kinh doanh. Chúng ta có thể thấy VIệt Nam có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, đây là 1 trong những xu hướng rất tuyệt với. Các bạn sẽ làm tốt để đón đầu công nghệ trong tương lai.

L.HOA Nguồn: Lao Động
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì?




"Cách mạng Công nghiệp 4.0" đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.

Trong những ngày qua, khái niệm "Cách mạng Công nghiệp 4.0" được nhắc đến nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Cùng với đó là những hứa hẹn về cuộc "đổi đời" của các doanh nghiệp tại Việt Nam nếu đón được làn sóng này. Vậy cuộc cách mạng này nên được hiểu như thế nào?
Định nghĩa về Cách mạng Công nghiệp 4.0

Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.

Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau:

"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".

Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghệ của nhân loại. 


Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra như thế nào?
Nối tiếp từ định nghĩa của Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.

Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.

Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.
Cơ hội đi kèm thách thức và rủi ro toàn cầu

Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.

Máy móc thay thế lao động chân tay sẽ đẩy hàng triệu công nhân vào tình trạng thất nghiệp. Ảnh: Siemens.

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề này theo các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi.

Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể.

Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại. 

Khương Nha - Duy Tín






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét