Mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt Nam là 9,4g/ngày, gần gấp đôi mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Thói quen ăn mặn, tiêu thụ quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ rất quan trọng đối với tăng huyết áp và đái tháo đường…
Vì sức khỏe hãy giảm muối!
Thông tin tại hội nghị triển khai “Dự án tăng cường quản lý tăng huyết áp, đái tháo đường tại trạm y tế xã và truyền thông giảm ăn muối” do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức ngày 17/7 ở Hà Nội, TS Trương Đình Bắc- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam.
Cứ 10 người chết thì có 7 người chết do các bệnh không lây nhiễm. Dẫn chứng cho nhận định này, TS. Trương Đình Bắc cho biết thêm năm 2012 Việt Nam có 520 nghìn ca tử vong trong đó tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 73% (179 nghìn ca); có 43% ca tử vong trước 70 tuổi; gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm chiếm 66% tổng gánh nặng.
TS Trương Đình Bắc cũng nêu rõ: Bệnh tim mạch là bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất ở Việt Nam, là kẻ giết người số 1, chịu trách nhiệm cho trên 30% số ca tử vong trên toàn quốc.
TS Trương Đình Bắc- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phát biểu tại hội nghị
Tăng huyết áp và đái tháo đường là hai nguyên nhân quan trọng của bệnh tim mạch. Các yếu tố và hành vi nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm gồm: hút thuốc, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động thể lực, căng thẳng thường xuyên.
Đặc biệt, tiêu thụ quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ rất quan trọng đối với tăng huyết áp và đái tháo đường.
Theo báo cáo Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015, mức tiêu thụ muối hàng ngày ở nam là 10,5g/ngày; ở nữ là 8,3g/ngày/người, trung bình của người Việt Nam là 9,4g, gần gấp đôi mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là dưới 5g/người/ngày.
Trong khi đó tỷ lệ người mắc bệnh được phát hiện sớm và quản lý điều trị ở cộng đồng còn rất thấp. Có khoảng 60% người mắc tăng huyết áp và 70% người đái tháo đường chưa được phát hiện bệnh, chỉ có khoảng 14% bệnh nhân tăng huyết áp, 29% bệnh nhân đái tháo đường hiện đang được điều trị và gần 30% người có nguy cơ tim mạch được quản lý, điều trị dự phòng.
Chia sẻ thêm thông tin, TS Kidong Park – Trưởng Đại diện Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam nêu rõ, có một khoảng trống điều trị rất lớn với bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại Việt Nam.
Thói quen ăn mặn của người Việt là nguyên nhân gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường
Chia sẻ thêm thông tin, TS Kidong Park – Trưởng Đại diện Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam nêu rõ, có một khoảng trống điều trị rất lớn với bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại Việt Nam.
Một trong hai bệnh nhân tăng huyết áp không biết tình trạng tăng huyết áp của họ.
Hai trong ba bệnh nhân đái tháo đường không biết tình trạng đường huyết của họ. Chỉ có 1/8 bệnh nhân tăng huyết áp và ít hơn 1/3 bệnh nhân đái tháo đường đang nhận được dịch vụ quản lý bệnh tại các cơ sở y tế.
Một lý do quan trọng cho khoảng trống điều trị lớn của bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường là dịch vụ hầu như không có sẵn tại các trạm y tế xã.
Trước tình hình trên, dự án “Tăng cường quản lý tăng huyết áp, đái tháo đường tại trạm y tế xã và truyền thông giảm ăn muối” được triển khai tập trung vào các hoạt động như: khám, chẩn đoán, quản lý điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp đơn thuần và tăng huyết áp ổn định ở tuyến trên chuyển về; tư vấn, dự phòng thừa cân, béo phì, tiền đái tháo đường; phát hiện ca nghi ngờ đái tháo đường chuyển tuyến trên chẩn đoán xác định, đồng thời quản lý, cấp thuốc ngoại trú cho bệnh nhân ổn định theo đơn chỉ định do tuyến trên chuyển về; truyền thông nâng cao hiểu biết, thay đổi hành vi của người dân để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày...
Để tăng cường cho điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế của Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Quỹ Resolve, trong trong giai đoạn 2018-2019, Tổ chức y tế thế giới hỗ trợ cho 11 tỉnh trong việc nâng cao năng lực và tăng cường triển khai các hoạt động quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã lồng ghép với can thiệp giảm muối tại cộng đồng. Thời gian tới sẽ mở rộng hỗ trợ thêm khoảng 10 tỉnh.
“Đối với chương trình giảm muối, Tổ chức y tế thế giới và Tổ chức Resolve sẽ hỗ trợ để xây dựng các khuyến nghị về lượng muối tối đa trong một số thực phẩm chế biến sẵn và tồ chức chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về giảm ăn muối”, TS. Kidong Park nhấn mạnh.
Trong nhiều năm qua, WHO đã và đang hỗ trợ Việt Nam giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh không lây nhiễm. Đối với phòng, chống các bệnh tim mạch, gần đây WHO đã hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch quốc gia về truyền thông vận động giảm tiêu thụ muối giai đoạn 2018-2020 và Kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018-2020.
Thái Bình (suckhoedoisong)
Trước tình hình trên, dự án “Tăng cường quản lý tăng huyết áp, đái tháo đường tại trạm y tế xã và truyền thông giảm ăn muối” được triển khai tập trung vào các hoạt động như: khám, chẩn đoán, quản lý điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp đơn thuần và tăng huyết áp ổn định ở tuyến trên chuyển về; tư vấn, dự phòng thừa cân, béo phì, tiền đái tháo đường; phát hiện ca nghi ngờ đái tháo đường chuyển tuyến trên chẩn đoán xác định, đồng thời quản lý, cấp thuốc ngoại trú cho bệnh nhân ổn định theo đơn chỉ định do tuyến trên chuyển về; truyền thông nâng cao hiểu biết, thay đổi hành vi của người dân để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày...
Để tăng cường cho điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế của Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Quỹ Resolve, trong trong giai đoạn 2018-2019, Tổ chức y tế thế giới hỗ trợ cho 11 tỉnh trong việc nâng cao năng lực và tăng cường triển khai các hoạt động quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã lồng ghép với can thiệp giảm muối tại cộng đồng. Thời gian tới sẽ mở rộng hỗ trợ thêm khoảng 10 tỉnh.
TS Kidong Park – Trưởng Đại diện Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị
“Đối với chương trình giảm muối, Tổ chức y tế thế giới và Tổ chức Resolve sẽ hỗ trợ để xây dựng các khuyến nghị về lượng muối tối đa trong một số thực phẩm chế biến sẵn và tồ chức chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về giảm ăn muối”, TS. Kidong Park nhấn mạnh.
Trong nhiều năm qua, WHO đã và đang hỗ trợ Việt Nam giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh không lây nhiễm. Đối với phòng, chống các bệnh tim mạch, gần đây WHO đã hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch quốc gia về truyền thông vận động giảm tiêu thụ muối giai đoạn 2018-2020 và Kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018-2020.
Thái Bình (suckhoedoisong)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét