Tam Cương Ngũ Thường giúp người xưa duy trì hạnh phúc gia đình
Trong văn hóa cổ truyền Trung Quốc, để duy trì trật tự xã hội, người ta cần tuân thủ Tam Cương (vua – tôi, cha – con, phu – thê) và Ngũ Thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Cụ thể hơn, gia đình là tế bào của bất kỳ xã hội nào. Như vậy, sự hòa thuận giữa vợ và chồng là nhân tố trọng yếu để duy trì sự ổn định của xã hội.
Tục ngữ Trung Quốc có câu, “Cô âm bất sinh, độc dương bất trưởng”. Nói cách khác, âm và dương là tương phụ tương thành và là hai phần của một hệ thống động. Hôn nhân giữa nam và nữ là đánh dấu mối quan hệ thần thánh giữa hai phần bổ sung đối lập để tạo ra những thế hệ mới cho phép nhân loại sinh tồn và phồn vinh.
Theo những tiêu chuẩn đạo đức truyền thống văn hóa Trung Hoa, một cuộc hôn nhân hợp pháp cần có sự thu xếp của mai mối, sự đồng thuận của cha mẹ, và sự ban phước của Thiên thượng. Những nghi thức bắt buộc cần phải có cho một lễ cưới là tân nương và tân lang cần phải khấu đầu (quỳ gối và cúi lạy thật thấp sao cho đầu chạm xuống nền để thể hiện sự tôn kính tuyệt đối: nhất bái Thiên Địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái. Khi một người đàn ông và một người phụ nữ cưới hỏi theo cách này, gia đình mới của họ mới có một cơ sở vững chắc để phát triển như một tế bào của xã hội.
Đạo lý “Thiên nhân hợp nhất” nhấn mạnh rằng người chồng trong một gia đình là dương và người vợ là âm. Nam nhân phải chịu trách nhiệm về những công việc bên ngoài và nữ nhân phải chủ trì những công việc bên trong. Nam nhân phải làm việc chăm chỉ để trợ giúp gia đình của mình, và nữ nhân cố gắng là người vợ hiểu chồng và thương con. Khi người vợ tạo được một sự nghiêm chính, thì cho dù người chồng ở gần hay xa, anh ta luôn mong mỏi trở về nhà. Cả hai người đều hiểu rằng mối duyên tiền định đã mang họ lại với nhau, cho nên họ phải có sự tôn trọng lẫn nhau một cách sâu sắc. Nam nhân thì dương cương, lanh lợi và bao quát, trong khi nữ nhân thì âm nhu, dịu dàng và biết nghe lời. Bất chấp những khác biệt, họ biết làm thế nào để khoan dung và quan tâm tới người kia. Xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau, hôn nhân của họ là rất bền vững, gia đình ấm cúng hạnh phúc, và cuộc sống của họ hài hòa mỹ mãn.
Tuân thủ Tam Cương và Ngũ Thường là những tiêu chuẩn đạo đức mà người xưa truyền lại để giúp người Trung Quốc duy trì trật tự gia đình và xã hội. Trong suốt 5.000 năm lịch sử Trung Quốc, những ai tuân theo những tiêu chuẩn này có thể có một gia đình hưng vượng, phú quý, phúc đức. Những ai vi phạm những tiêu chuẩn này chỉ thấy tan gia bại sản, gia đình khốn đốn. Rốt cuộc, thiện và ác đi đôi với nhau. Tục ngữ có câu “Gia đình tích thiện, tất có việc mừng; gia đình tích ác, tất có tai ương”.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc xem sự tồn tại và tiến trình của nhân loại là được định đoạt bởi những quy luật tự nhiên và mọi thứ là được Thiên thượng an bài. Một người nam nhân và một người nữ nhân sẽ không bao giờ kết hôn nếu họ không có duyên phận trở thành vợ chồng. Cách tìm ra người bạn đời như thế nào không quan trọng, nó thông qua những nỗ lực cá nhân của họ, sự giới thiệu bởi những người khác hay được sắp đặt bởi phụ mẫu, nhưng anh ấy hoặc cô ấy sẽ chắc chắn lập gia đình với chính cùng một người nếu họ có duyên phận trở thành vợ chồng. Hôn nhân sẽ trở thành như thế nào đều tùy thuộc vào mối tiền duyên giữa người chồng và người vợ. Liệu nó thành công hay thất bại, thì chính là do đức và nghiệp của cặp đôi đã tích tụ trong những đời trước của họ biểu hiện.
Nam nhân nên có trách nhiệm với nữ nhân, người đã đặt sự tin tưởng toàn bộ cuộc đời vào anh ta. Nữ nhân, trái lại, nên quan tâm tới người chồng của mình. “Vạn ác dâm vi thủ”, dâm loạn tạo ác nghiệp rất lớn. Ngay khi ai đó dâm loạn, số phận tốt đẹp của anh ta hoặc chị ta sẽ bị khấu trừ, và anh ta hoặc chị ta có lẽ chỉ còn nghiệp để lại cho con cháu.
Tác giả: Minh Huệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét