Bạn thường đọc truyện cười chỉ để tìm kiếm những giờ phút thư giãn?
Một số truyện hài hước bề mặt, phía sau còn ẩn chứa các đạo lý rất thâm sâu, chúng như các cơn mưa dịu mát làm thanh lọc tâm hồn, dẫn bạn rời xa các tham vọng vật chất, dưới đây là các mẫu truyện bạn có thể đang cần nhất…
Một người phụ nữ đã có chồng gọi điện thoại cho một anh kiến trúc sư, nói mỗi lần tàu hỏa đi qua, giường ngủ của cô ta lại lắc lư.
“Không thể nào! Để tôi đến xem sao!”, anh kiến trúc sư nói.
Sau khi anh kiến trúc sư đến, người phụ nữ kia kiến nghị anh ta hãy nằm trên giường, trải nghiệm cảm giác khi tàu hỏa đi qua
Anh kiến trúc sư vừa nằm xuống giường, chồng của người phụ nữ bỗng nhiên trở về nhà. Anh ta nhìn thấy tình hình trước mặt, bèn nghiêm giọng hỏi: “Thằng kia! Mày nằm trên giường vợ tao làm gì hả?”.
Anh kiến trúc sư nơm nớp sợ hãi: “Tôi nói là đang đợi tàu hỏa, anh có tin không?”.
Suy ngẫm: Có câu “trung ngôn nghịch nhĩ” hoặc lời nói là thật có khi khó nghe hoặc nghe rất giả. Có những lời nói là giả, nhưng lại khiến người ta tin tưởng vô điều kiện.
2/ Học vấn và tiền bạcHai bố con nhà nọ đang đi ngang qua cổng một khách sạn 5 sao, bỗng nhìn thấy một chiếc xe hơi thương hiệu nổi tiếng lái vào cổng. Cậu con trai nói với cha mình bằng giọng điệu khinh thường: “Người ngồi loại xe này, trong đầu chắc chắn là chẳng có học vấn gì!”.
Ông bố nói bằng giọng điệu nhẹ nhàng: “Người nói những lời này, trong túi chắc chắn là không có tiền!”.
Suy ngẫm: Quan niệm về người và việc của bạn, nó phản ánh chân thực những gì bạn đang có trong tâm.
3/ Đánh vỡ bát đĩa
Sau bữa ăn tối, mẹ và con gái cùng rửa bát, bố và con trai ngồi xem ti vi trong phòng khách. Đột nhiên, trong nhà bếp truyền đến tiếng bát đĩa vỡ loảng xoảng, sau đó là một khoảng lặng dài. Cậu con trai nhìn bố mình, nói: “Chắc chắn là mẹ đánh vỡ bố ạ!”.
Ông bố: “Ồ? Sao con biết?”.
Cậu con trai: “Bởi vì mẹ không lên tiếng mắng chửi gì hết ạ!”.
Suy ngẫm: Chúng ta đã quen xét người xét mình bằng các tiêu chuẩn khác nhau, chúng ta luôn “nghiêm khắc với người khác, trong khi lại khoan dung với bản thân mình”.
4/ Thói quen lải nhải bên tai
Chị vợ đang nấu nướng trong nhà bếp, anh chồng cứ đứng bên lải nhải không ngừng: “Chậm thôi! Cẩn thận! Lửa lớn quá! Mau lên! Lật cá đi! Ôi cho nhiều dầu quá!”.
Chị vợ nói: “Em biết phải nấu nướng thế nào!”.
Anh chồng: “Em đương nhiên là biết, bà xã”.
Anh chồng bình tĩnh nói tiếp: “Anh chỉ là muốn em biết, khi anh lái xe, em ở bên lải nhải không ngừng, cảm giác của anh thế nào thôi!”.
Suy ngẫm: Học cách bao dung cho người khác không khó, chỉ cần bạn nghiêm túc suy xét ở góc độ và hoàn cảnh của đối phương để nhìn nhận vấn đề.
5/ Lợn
Một hôm, anh A lái xe trên một con đường nhỏ, khi anh ta đang nhìn ngắm phong cảnh tươi đẹp, thì tài xế của chiếc xe chở hàng đi ngược chiều bỗng hạ cửa kính xuống lớn tiếng nói: “Lợn!”.
Anh A càng nghĩ càng điên tiết, quyết định hạ cửa kính xuống quay đầu mắng chửi: “Mày mới là lợn ấy!”. Vừa mắng chửi xong, anh A bèn đụng phải một đàn lợn đi ngang qua đường.
Suy ngẫm: Hiểu lầm ý tốt của người khác, nó chỉ khiến bạn chịu thiệt thòi và làm nhục người ta thôi. Trước khi tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân, hãy học cách Nhẫn để tránh xảy ra những chuyện đáng tiếc.
6/ Quyến rũ
Một người đàn ông nước Anh và một người phụ nữ nước Pháp ngồi cùng một toa tàu hỏa. Người phụ nữ muốn quyến rũ người đàn ông nước Anh này. Sau khi cô ta cởi bỏ đồ nằm xuống, bèn kêu mình lạnh. Người đàn ông kia nhường chăn của mình cho cô ta, cô ta vẫn không ngừng kêu lạnh.
“Tôi phải làm thế nào để giúp cô đây?”, người đàn ông hỏi.
“Khi tôi còn nhỏ, mẹ của tôi đều dùng cơ thể của bà để sưởi ấm cho tôi.”
“Cô à, điều này thì tôi không thể giúp được rồi. Tôi không thể nhảy xuống tàu hỏa đi tìm mẹ cô được, phải vậy không?”.
Suy ngẫm: Người giỏi đoán lòng người là người đàn ông tốt. Người đàn ông không giỏi đoán lòng người có khi còn tốt hơn.
7/ Chiếc thìa múc thức ăn
Một vị khách bước vào một nhà hàng, gọi một phần súp, nhân viên phục vụ bưng lên cho anh ta ngay tức khắc.
Nhân viên phục vụ vừa đi, anh ta đã nói: “Xin lỗi, tôi không có cách nào dùng phần súp này”.
Nhân viên phục vụ lại bưng lên cho anh ta một phần súp khác, anh ta vẫn nói: “Xin lỗi, tôi không có cách nào dùng phần súp này”.
Nhân viên phục vụ đành gọi giám đốc.
Giám đốc cung kính gật đầu về phía anh ta, nói: “Chào quý khách, món súp này là món súp nổi tiếng của nhà hàng, được rất nhiều thực khách yêu thích, lẽ nào ngài…”.
“Ý tôi là, thìa đâu rồi?”.
Suy ngẫm: Có sai thì sửa, đương nhiên là chuyện tốt. Thế nhưng chúng ta lại thường sửa chữa những điều đúng đắn, giữ lại những điều sai lầm, kết quả là sai càng thêm sai.
8/ Điện báo
Một người Scotland đi London, muốn nhân tiện thăm một người bạn cũ, nhưng lại quên địa chỉ của người bạn cũ kia, thế nên đã gửi điện báo cho ông bố của mình: “Bố biết địa chỉ của XX không ạ? Bố trả lời con nhanh nhé!”.
Hôm đó, anh ta nhận được điện báo gấp: “Biết”.
Suy ngẫm: Khi cuối cùng chúng ta ai cũng tìm được đáp án đúng đắn nhất, thì có khi lại phát hiện ra rằng nó là đáp án vô dụng nhất.
9/ Giúp đỡ
Tại bưu điện, một bà già đi đến trước mặt một anh thanh niên, cất giọng khách sáo: “Xin hỏi, cháu có thể giúp bà viết địa chỉ lên tấm bưu thiếp này không?”.
“Đương nhiên là có thể ạ”, anh thanh niên làm theo yêu cầu của người già.
Bà già lại nói: “Giúp bà viết một vài câu, được không? Cảm ơn!”.
“Được ạ”. Sau khi anh thanh niên làm theo yêu cầu của người già, mỉm cười hỏi: “Bà còn cần cháu giúp gì không ạ?”.
“Ừm, còn một chuyện nhỏ nữa”, bà cụ nhìn vào tấm bưu thiếp nói: “Giúp bà viết thêm một câu bên dưới rằng, Chữ viết nguệch ngoạc, kính mong lượng thứ”.
Suy ngẫm: Nếu bạn không chịu giúp đỡ, người ta sẽ hận bạn một tuần. Nếu bạn giúp đỡ không đến nơi đến chốn, cũng thật không phải…
Hôm đó, anh ta nhận được điện báo gấp: “Biết”.
Suy ngẫm: Khi cuối cùng chúng ta ai cũng tìm được đáp án đúng đắn nhất, thì có khi lại phát hiện ra rằng nó là đáp án vô dụng nhất.
9/ Giúp đỡ
Tại bưu điện, một bà già đi đến trước mặt một anh thanh niên, cất giọng khách sáo: “Xin hỏi, cháu có thể giúp bà viết địa chỉ lên tấm bưu thiếp này không?”.
“Đương nhiên là có thể ạ”, anh thanh niên làm theo yêu cầu của người già.
Bà già lại nói: “Giúp bà viết một vài câu, được không? Cảm ơn!”.
“Được ạ”. Sau khi anh thanh niên làm theo yêu cầu của người già, mỉm cười hỏi: “Bà còn cần cháu giúp gì không ạ?”.
“Ừm, còn một chuyện nhỏ nữa”, bà cụ nhìn vào tấm bưu thiếp nói: “Giúp bà viết thêm một câu bên dưới rằng, Chữ viết nguệch ngoạc, kính mong lượng thứ”.
Suy ngẫm: Nếu bạn không chịu giúp đỡ, người ta sẽ hận bạn một tuần. Nếu bạn giúp đỡ không đến nơi đến chốn, cũng thật không phải…
Từ Ohay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét