Khi lái xe nên ngồi thẳng lưng với chân co ở vị trí cao hơn hông; bạn dễ bị đau dây chằng nếu lái với tư thế chùn vai, cong lưng...
Không nên: Không cúi hoặc xoay người để nâng vật nặng trong khi hai chân vẫn thẳng. Cố gắng tránh nâng vật ở vị trí cao hơn tầm vai. Nâng, vác vật không đúng cách có thể dẫn đến hội chứng đau khớp hoặc các vấn đề về đĩa đệm.
Nên: Làm việc ở tư thế đứng với một bàn chân đặt trên cao và thay đổi chân thường xuyên. Giữ đường cong tự nhiên của cột sống ở vị trí cân bằng bình thường. Khi di chuyển, giữ đầu cao, cố gắng rụt cằm để 2 mang tai ngang bằng vai nhất có thể. Ngón chân thẳng về phía trước. Mặc đồ thoải mái, hạn chế mang giày cao gót.
Không nên: Không đứng ở một tư thế quá lâu. Không cúi người khi chân vẫn thẳng. Không bước đi với dáng xấu, gù. Tránh đi hoặc đứng lâu khi mang giày cao gót vì dễ dẫn đến các hội chứng đau cơ xương khớp do tư thế.
Nên: Dịch chuyển chỗ ngồi về phía trước vô lăng để giúp gối co ở vị trí cao hơn hông. Luôn co gối để đỡ phần thắt lưng. Điều khiển vô lăng bằng cả 2 tay.
Không nên: Không lái xe trong tư thế ngồi 2 vai thòng xuống, chùn lưng, mất cân bằng vì dễ bị hội chứng đau cơ dây chằng. Không nên lái xe trong thời gian dài, khi thấy tay và mông tê cần cố gắng nghỉ ngơi.
Nên: Khi ngồi cần chú ý sao cho cả 2 bàn chân chạm sàn. Hai gối co ở vị trí cao hơn hông. Luôn ngồi dựa sát vào thành ghế. Luôn co gối để đỡ phần thắt lưng. Nếu chân ngắn, có thể đặt một chiếc ghế nhỏ hoặc chiếc hộp cứng để đặt đôi chân lên trên.
Không nên: Không ngồi ghế quá cao hoặc quá xa so với vị trí làm việc. Tránh chồm người hoặc cong lưng về phía trước lâu. Tránh để 2 vai thòng xuống vì dễ dẫn đến các hội chứng đau cơ xương khớp do sai tư thế.
Nên: Giấc ngủ buổi tối rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cột sống. Nên nằm trên nệm vững chắc. Bạn có thể nằm nghiêng, 2 đầu gối co, kẹp một chiếc gối nhỏ giữa 2 đầu gối, hoặc nằm ngửa, dùng một chiếc gối nhỏ kê dưới 2 nhượng chân.
Không nên: Không ngủ hoặc nằm trên nệm quá mềm, hình võng hoặc không vững chắc. Nằm sấp có thể khiến lưng của bạn bị căng dễ dẫn đến hội chứng đau cơ dây chằng.
Bác sĩ Paul D'Alfonso
Bác sĩ Paul D'Alfonso
Khi đang nằm mà muốn ngồi thì không nên bật dậy ngay, thay vào đó hãy nằm nghiêng người về phía cạnh giường, co hai gối lại, đưa hai chân ra ngoài, chống hai tay lên để ngồi dậy.
Bác sĩ khuyên mọi người khi có các biểu hiện tê nhức, đau mỏi, bất thường ở cổ, lưng, khớp gối, chân, tay nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và tư vấn hướng cải thiện. Nếu tình trạng nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn biện pháp điều trị không dùng thuốc gồm chỉnh sửa tư thế, tập luyện, vật lý trị liệu.
Nếu mức độ đau nhiều, cần chụp X-quang, MRI, CT để chẩn đoán kết hợp thuốc giảm đau, giãn cơ. Khi có các bằng chứng rõ ràng về tổn thương thần kinh, có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Nhiều trường hợp bệnh nhân cột sống được phát hiện sớm, chỉnh sửa lại tư thế vận động kết hợp các bài tập vật lý trị liệu có thể cải thiện đến 60-70%, hiệu quả điều trị tốt chỉ trong vài ngày đến một tuần. Sau đây là một số hướng dẫn của bác sĩ Chí để phòng tránh các bệnh lý về cột sống. Lưu ý: Những ảnh có dấu “X” là tư thế xấu không nên thực hiện.
1. Tư thế đứng:
Tư thế đứng cân bằng (ảnh giữa) là đúng.
Tư thế đúng: Để hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Giữ thẳng hai chân để trọng lực cơ thể cân bằng. Giữ lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng, mắt nhìn về phía trước (ảnh giữa).
Tư thế sai: Đầu chúi về phía trước lưng phẳng (ảnh trái) hoặc đầu chúi về phía trước, vai cong, cơ bụng yếu, lưng võng (ảnh phải).
2. Ngồi:
Tư thế sai (trái) và đúng (phải).
Tư thế đúng: Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Hai đầu gối giữ vuông góc. Hông giữ vuông góc với thân người. Lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng. Mắt nhìn về phía trước.
3. Tư thế nằm ngửa:
Khi nằm ngửa, nên giữ thẳng trục đầu - cổ - thân - chân. Không nên gối cao.
4. Nằm nghiêng:
Tư thế nằm nghiêng.
Tư thế đúng: Chân dưới co nhẹ gối và hơi đưa về phía trước. Chân trên hơi đưa về phía trước, gác trên gối ôm. Tay để trước mặt. Lưng thẳng, có thể hơi nghiêng người về phía trước hay phía sau.
5. Khiêng vật nặng, lấy vật dưới thấp:
Tư thế đúng (trước) và sai (sau).
Tư thế đúng: Dang rộng hai chân bằng vai. Cong hai gối, hạ thấp người xuống với lưng thẳng. Kéo sát vật nặng vào người bật thẳng hai chân đứng lên với lưng thẳng.
6. Đặt vật nặng xuống thấp:
Tư thế đúng (trước) và sai (sau).
Tư thế đúng: Ôm vật sát nặng sát vào người. Dang hai chân bằng vai. Cong hai đầu gối, từ từ hạ vật nặng xuống, giữ lưng thẳng.
7. Bế em bé:
Tư thế đúng (trái) và sai (phải).
8. Khi đứng yên:
Đổi chân khi đứng lâu.
Khi đứng lâu, nên chuyển sức nặng từ chân nọ sang chân kia khi đứng lâu hoặc dựa lưng vào tường.
9. Hạn chế mang giày cao gót vì sẽ làm tăng độ ưỡn cột sống thắt lưng:
Nên hạn chế mang giày cao gót.
10. Lấy vật trên cao hơn tầm đầu:
Tư thế sai (trái) và đúng (phải).
Nên đặt sát ghế vào vị trí cần lấy vật. Đứng lên một ghế vững chắc và độ cao phù hợp để lấy vật. Kéo sát vật vào người rồi từ từ bước xuống ghế. Nếu vật quá nặng nên nhờ thêm một người đứng dưới đỡ giúp.
11. Mang xách balo, cặp:
Tư thế đúng (trước) và sai (sau).
Nên đeo phía sau lưng bằng 2 dây đeo. Nên chia đều hai tay khi xách vật nặng.
12. Hạn chế làm việc một bên, xoay cổ quá mức:
Các tư thế sai.
13. Tư thế ngồi làm việc với máy tính:
Tư thế sai (trái) và đúng (phải).
14. Ngồi dậy từ giường và nằm xuống:
Tư thế đúng (trên) và sai (dưới).
Nằm nghiêng người về phía cạnh giường. Co hai gối lại. Thòng hai chân ra ngoài cạnh giường. Chống hai tay lên để ngồi dậy. Không nên ngồi bật dậy. Khi nằm xuống thì làm ngược lại các bước trên.
15. Làm việc dưới thấp:
Tư thế đúng (trái) và sai (phải).
Tư thế đúng: Quỳ hoặc ngồi trên một ghế nhỏ chắc chắn. Giữ thẳng lưng. Không nên ngồi xổm lâu, lom khom.
16. Tránh thói quen xấu:
Tránh khom lưng.
Tránh nằm sấp.
Nên tránh lắc cổ, bẻ cổ, xoắn vặn lưng quá mức, massage quá mạnh gây ê ẩm, nằm xem tivi, nằm nệm quá mềm, nằm võng nằm sấp. Không nên ngồi lâu, đứng lâu trên một giờ, các tư thế lom khom khi sinh hoạt, làm việc hàng ngày.
Theo Thi Ngoan - VnExpress
Căn bệnh này có thể gây teo cơ
Tại sao một số người hay bị tê tay, nhất là vào ban đêm khi ngủ thiếp đi và làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?
Tê tay khi ngủ thiếp có thể là một dấu hiệu ban đầu của hội chứng ống cổ tay - tình trạng ảnh hưởng đến khoảng 4-10 triệu người Mỹ.
Nếu bỏ qua nó có thể gây ra thiệt hại lâu dài, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa càng sớm càng tốt.
Hội chứng ống cổ tay là do thần kinh giữa bị chèn ép ở vùng cổ tay. Đây là một trong những chấn thương thầm lặng, hay xảy ra trên người nữ ở tuổi trung niên, bị tiểu đường, làm việc tư thế cổ tay gập như đánh máy...
Triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Tình trạng tê các đầu ngón tay ở ngón cái, ngón trỏ và nửa ngoài ngón đeo nhẫn là vùng do thần kinh giữa chi phối.
- Khi làm việc cổ tay ở thế gập nhiều như đánh máy, giặt quần áo sẽ làm tình trạng tê tay tăng lên.
- Đau, tê nhức, châm chích ở các ngón tay, đặc biệt các ngón cái, ngón hai, ba và phân nửa ngoài ngón áp út.
- Có thể thấy đau lan cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay, nhất là về đêm.
- Cầm nắm trở nên vụng về, đôi khi đau lên tới cẳng tay.
- Người bệnh nhẹ cảm thấy tê buốt như bị kim châm ở bàn tay; nặng hơn thì thấy rất đau ở bàn tay, có khi bỏng rát và nhức nhối cả cẳng tay và cánh tay, tay yếu và tê cứng.
Bệnh lâu ngày có thể gây teo cơ, khả năng cầm nắm yếu đi. Đo cơ điện đồ nơi tin cậy giúp thêm bằng chứng xác định chẩn đoán này. Gõ nhẹ vào nếp gấp lòng cổ tay – bàn tay cảm giác đau tê tăng lên.
Hãy điều trị ngay khi có những dấu hiệu ban đầu của hội chứng ống cổ tay nhé.
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay cũng được gọi là nén dây thần kinh. Các triệu chứng đầu tiên xảy ra là tê và ngứa ran ở bàn tay và cổ tay vào ban đêm. Khi tình trạng này diễn ra, các triệu chứng có thể xấu đi trong ngày.
Hội chứng ống cổ tay là phổ biến hơn ở phụ nữ và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến người trung niên.
Điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhất định để ngăn nó phát triển.
1. Nghỉ ngơi thường xuyên
Công việc đòi hỏi tay và cổ tay chuyển động lặp đi lặp lại nhiều có thể có tác động tiêu cực đến các triệu chứng đường hầm cổ tay. Bàn tay cần "nghỉ giải lao" thường xuyên giữa các buổi làm việc.
Bạn hãy đặt lịch nhắc nhở cứ 2-3 giờ lại cho tay nghỉ ngơi và tập thể dục một chút. Ngoài ra bạn nên tập thêm một số động tác co duỗi để toàn bộ cơ thể được khỏe mạnh.
2. Giữ cổ tay thẳng trong khi làm việc
Các nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng, Đại học California, Hoa Kỳ, xác nhận rằng có mối liên hệ giữa tư thế cổ tay và hội chứng ống cổ tay. Nếu cổ tay đặt sai tư thế trong thời gian làm việc có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng ống cổ tay.
Hãy điều chỉnh ghế để cánh tay đặt ngang bằng bàn phím. Cố gắng giữ cổ tay ở một vị trí trung lập không cần uốn.
3. Cân nhắc đeo nẹp cổ tay
Đeo nẹp giúp giữ cổ tay ở vị trí trung lập. Bạn nên đeo nẹp nếu phải gõ máy tính rất nhiều hoặc thường xuyên đè vào tay trong khi ngủ vào ban đêm. Khá khó để kiểm soát cổ tay trong khi ngủ và nẹp cổ tay có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể.
4. Tập các bài tập cổ tay
Các bài tập để căng cơ xung quanh cổ tay để đảm bảo rằng các dây chằng đi qua đường hầm cổ tay ở trong tình trạng tốt. Cố gắng duỗi, uốn cong cổ tay khi thực hiện các bài tập này.
5. Luôn giữ tư thế đúng
Tư thế đúng trong khi làm việc là rất quan trọng đối với nhiều bộ phận, đặc biệt là lưng.
Tư thế ngồi đúng chỉ ra rằng nếu ngồi sai một cách thường xuyên, dây thần kinh vai có xu hướng nén xuống, mà cuối cùng ảnh hưởng đến cổ tay và bàn tay. Ngồi thẳng lưng và chân phẳng trên sàn nhà.
6. Chườm đá cổ tay
Đá lạnh làm giảm đau ở cổ tay và bàn tay. Chườm đá lạnh lên cổ tay hoặc ngâm trong bồn đá trong vòng 5-10 phút. Phương pháp này không ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay nhưng sẽ làm giảm bớt nỗi đau mà nó gây ra.
Theo Brightside
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét