"Về quê nghe tiếng chim bắt cô trói cột
Ngỡ ai treo kí ức ở trên cành
Ta mòn gót đi cùng trời cuối đất
Tóc trên đầu hao hết nửa phần xanh..."
Chim hót “Năm con sáu cột, bắt cô trói cột”!
Có nhiều người gọi là “chín cô bốn chục” (khi chê các cô rớt giá) hoặc “bốn cô chín chục” (khi các cô lên giá).
Ngỡ ai treo kí ức ở trên cành
Ta mòn gót đi cùng trời cuối đất
Tóc trên đầu hao hết nửa phần xanh..."
Chim hót “Năm con sáu cột, bắt cô trói cột”!
Có nhiều người gọi là “chín cô bốn chục” (khi chê các cô rớt giá) hoặc “bốn cô chín chục” (khi các cô lên giá).
Xin sơ lược sự tích của loài chim này.
- Ngày xưa, có một anh nông dân nghèo, phải làm rẽ năm sào ruộng của một phú ông trong làng. Phú ông là tay giàu có nhất tổng: ruộng đất, trâu bò nhiều không kể xiết. Thấy anh tính nết thực thà chăm chỉ, lúc nào cũng nộp lúa sòng phẳng, phú ông giao thêm cho anh nuôi trâu rẽ. Anh chí thú làm ăn, vừa làm ruộng, vừa nuôi trâu, chẳng mấy chốc đôi trâu đã phát triển thành năm con.
Ngày nọ, phú ông bỗng dưng... lăn ra chết, tất cả gia sản ruộng đất, trâu bò đều trở thành sở hữu của cô con gái độc nhất. Có điều, nhiều thứ phú ông giao cho các tá điền thì có cái đã làm văn tự hẳn hoi, có cái chưa kịp làm thì ông đã đột tử.
Cô con gái rất giống tính phú ông, cha nào con gái nấy, lại là người có mánh khóe vặt, không bao giờ chịu để mất không cho người ngoài dù là một vật nhỏ mọn. Tang cha xong, ả bắt đầu đi kiểm soát một lượt gia sản của cha để lại.
Ả đến nhà anh nông dân nghèo vừa lúc anh chăn trâu chưa về. Ả chỉ biết anh có nuôi trâu rẽ, nhưng cụ thể bao nhiêu con thì không rõ, không thấy phú ông ghi trong sổ sách, mà hỏi người ăn kẻ ở trong nhà thì họ mang máng nhớ rằng năm sáu con gì đó.
Ngày đó nuôi trâu không có chuồng, chỉ đóng một hàng cột nơi góc sân, tối về buộc mỗi con vào một cột. Lúc đến, ả đếm được sáu cái cột và lẩm nhẩm: “Sáu cột vị chi là sáu con trâu”.
Lúc anh lực điền đánh trâu về, ả đếm xuôi đếm ngược chỉ có năm con. “Quái lạ! Không lẽ nghe tin cha mình chết mà việc nuôi trâu lâu nay cha mình không bắt làm giấy tờ nên thằng cha này đã bán trộm một con chăng?”. Nghĩ thế, ả nói to: “Này anh! Còn một con nữa đâu rồi?”. Anh lực điền ngạc nhiên: “Cô nói con nữa là con nào? Tôi nuôi của cụ cả thảy chỉ năm con”. Ả cười ranh mãnh: “Nè, anh đừng qua mặt tui nghe, năm trâu sao lại sáu cột? Anh đừng nói là đã đánh lạc mất một con trong rừng đó nghe”.
Anh phân trần rằng có một cột gần gãy nên anh phải đóng một cột khác mà lu bu quá chưa kịp nhổ cái kia đi. Ả nào chịu nghe, cương quyết: “Không nói nhiều nữa, anh không tìm ra trâu thì khó mà sống với tôi. Năm trâu sao lại sáu cột?”.
Thấy ả lẩm bẩm mãi mấy tiếng “năm trâu sáu cột”, anh nổi xung lên, gắt: “Chỉ có bắt cô trói vào cột thì họa chăng mới thành sáu được!”. Ả cũng không phải là tay vừa, nhảy đựng lên xỉa xói anh đủ lời, đủ kiểu. Anh nghĩ, lâu nay mình ăn ở thật thà với phú ông, thế mà chừ đứa con gái này nó coi mình như phường gian xảo. Anh buồn bực bỏ đi vào rừng; ả bám sát theo chân anh. Ả bảo “năm trâu sáu cột” thì anh đáp lại “bắt cô trói cột”. Cả hai vào sâu trong rừng, vì mãi đối đáp nhau rồi lạc lối, bị đói khát mà chết.
Cả hai hóa thành chim, cùng sống chung trong một khu rừng, kiếm ăn từ nhá nhem tối cho đến mờ sáng, một con đằng này núi, một con đằng kia núi. Ngày qua ngày tiếng đối đáp vẫn chưa dứt, con mái kêu “năm trâu sáu cột” thì con trống kia đáp lại “bắt cô trói cột”.
Câu chuyện được dân gian hóa, nhằm giáo dục và cảnh tỉnh người lương thiện trước lòng tham lam, xảo trá của một số kẻ bất nhân trong xã hội...
Câu chuyện kết thúc sầu bi cũng là sự phản chiếu hiện tiền cái xấu ác trong xã hội loài người, trong đó người lương thiện luôn ở vào vế thất thế và cái ác cho dù có chết đi vẫn bị người đời lên án...
Về “dị bản” tên gọi của loài chim này, thời trước có “đuổi Tây đánh Nhật”, hoặc “khó khăn khắc phục”…
ĐNCT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét