- Sự thật việc dùng thớt gỗ bị mốc gây ung thư gan

Bệnh ung thư gan là 1 trong 3 loại ung thư phổ biến ở Việt Nam. Bệnh này liên quan đến độc tố do mốc sinh ra. Vậy thớt gỗ có là thủ phạm gây ra bệnh ung thư gan?

Ám ảnh thớt mốc
Mới đây, một chia sẻ đã được lan truyền trên cộng đồng mạng về nỗi lo bị ung thư gan sau câu chuyện một gia đình có 3 người ung thư gan ở Trung Quốc và sát thủ đó chính là nấm aflatoxin có trên thớt gỗ bị mốc.

Câu chuyện nhanh chóng được mọi người chia sẻ vì nó liên quan trực tiếp tới mọi gia đình. Gần như nhà nào cũng có thói quen sử dụng thớt gỗ, các đồ gia dụng bằng nhựa, đặc biệt là hộp nhựa để trữ thức ăn, bảo quản thực phẩm.

Theo như chia sẻ thì việc dùng thớt gỗ “khi cắt hoặc chặt thức ăn trên thớt, những mảnh vụn sẽ bám lại trên mặt thớt. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể. Trong đó độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được coi là nguy hiểm nhất.

Aflatoxin tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào dẫn đến gây quái thai, gây ung thư. Aflatoxin cũng được coi là chất gây ung thư mạnh nhất. Nếu hấp thu 2,5mg aflatoxin trong 89 ngày thì chỉ 1 năm sau đó cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan.
Điều đáng chú ý là việc chùi rửa bình thường cũng không thể rửa sạch aflatoxin. Aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao, lên đến hơn 280 độ C. Vì vậy biện pháp luộc nước sôi hoàn toàn vô dụng.

Để phòng tránh bệnh tật, mọi người phải nắm được những phương diệt khuẩn khoa học. Tốt nhất là nên đem chúng phơi nắng sau khi sau khi làm vệ sinh thớt sạch sẽ”.

Trao đổi với chúng tôi, TS Hoàng Đình Chân – Nguyên bác sĩ tại Bệnh viện K trung ương, cho biết, nguyên nhân gây ung thư gan có tác nhân là độc chất được sinh ra từ nấm có tên là aflatoxin B1.

Các nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội chỉ ra rằng aflatoxin B1 trong tổ chức gan của 83,3% số bệnh nhân ung thư gan nguyên phát. Các độc tố của aflatoxin B1 đã được cảnh báo rất nhiều nó liên quan tới ăn uống hàng ngày, khi chúng ta đưa các độc tố này vào cơ thể, và nó trú tại gan gây ra bệnh ung thư gan.
Aflatoxin là tinh thể trắng, bền với nhiệt, không bị phân hủy khi đun nấu ở nhiệt độ thông thường (ở 120 độ C, phải đun 30 phút mới mất tác dụng độc), do vậy, nó có thể tồn tại trong thực phẩm không cần sự có mặt của nấm mốc tương ứng; đồng thời, nó rất bền với các men tiêu hóa. 
Có 17 loại aflatoxin khác nhau nhưng thường gặp và độc nhất là aflatoxin B1.
Aflatoxin có trong nấm mốc nào?
Còn Giáo sư Nguyễn Lân Dũng – chủ tịch hội sinh học Việt Nam lo ngại khi người dân đang phải ăn rất bẩn, ăn phải rất nhiều chất gây ung thư có trên các loại rau cỏ, thực phẩm… trong đó có độc tố từ aflatoxin.
GS Dũng cho biết aflatoxin B1 gây ung thư gan là độc chất do một số nấm mốc tiết ra nhưng không phải độc tố này tiết ra từ tất cả các loại nấm mốc như thớt mốc, đũa mốc…
Theo GS Dũng loại mốc tự nhiên này nhưng sinh ra ở các loại ngũ cốc. Ví dụ aflatoxin có trong  lạc mốc, bắp, một số hạt có dầu khác, trong lúa gạo, khoai mì, sữa mốc và các sản phẩm thực phẩm chế biến từ các nguyên liệu này như cơm, xôi, tương, rượu để lên men tự nhiên gặp nấm mốc cũng sinh ra aflatoxin. 
GS Dũng cảnh báo aflatoxin B1 có trong các loại thực phẩm như tương mà ở một số nơi họ còn làm thủ công, để nấm mốc lên tự nhiên nên rất dễ sinh ra độc tố này.
P.Thuý- infonet
Cả nhà bị ung thư … có thể do vật dụng này!
“Cô Vương mắc bệnh ung thư, không lâu sau các thành viên khác trong gia đình cũng mắc bệnh ung thư. Cả gia đình bốn người đều mắc bệnh.”

Ngày 26 tháng 11 năm 2015 đài truyền hình Bắc Kinh đã phát sóng chương trình sức khoẻ “gia đình ung thư” đã phản ánh được một góc của tảng băng chìm. Ngày nay này càng có nhiều “gia đình ung thư” xuất hiện.

Có thể bạn sẽ nói, những gia đình như vậy chắc chắn là có thói quen không tốt hoặc có bệnh di truyền. Nhưng thực ra họ không có thói quen xấu, cũng chẳng có bệnh di truyền. Họ mắc bệnh ung thư chỉ là do họ đã sử dụng thớt không hợp vệ sinh. Chính điều này đã khiến mầm hoạ thâm nhập vào qua đường ăn uống, dẫn đến cả nhà liên tiếp bị ung thư.

Cảnh giác với thớt!
Có gia đình nào mà không sử dụng thớt? Vì thế mà phòng dịch vi khuẩn từ trên mặt thớt là điều vô cùng quan trọng mà mọi người đều cần lưu ý! Bây giờ chúng tôi muốn hỏi bạn: Thớt trong nhà bạn có sạch sẽ không? Có thường xuyên được làm sạch vệ sinh không? Vệ sinh thớt có đạt được mức rất sạch sẽ đạt chuẩn không?


Hãy tìm hiểu về 3 loại thớt khá thịnh hành hiện nay.
Thớt làm từ gỗ: chất liệu rất dày, độ bền cao, thích hợp để băm thịt hoặc chặt thái cá thực phẩm cứng. Mặt khác loại thớt này không chứa fooc-man-đê-hit, nhưng nhược điểm là khó rửa sạch, tính hút nước cao, lâu khô, nếu để thời gian dài trong môi trường ẩm ướt sẽ dễ dàng nổi mốc. Trong các loại thớt như thớt gỗ liễu, thớt gỗ tùng, thớt gỗ du…thì thớt làm từ gỗ liễu là tốt nhất, được ngâm trong dầu thực vật 2 giờ, khó nứt vỡ, có thể nửa tháng vệ sinh 1 lần.

Thớt làm từ trúc: đa số là được ghép lại, nên khó tránh khỏi có chứa fooc-man-đê-hit. Khi sử dụng không chịu được tác động mạnh. Nếu bạn mua loại thớt này, tốt nhất hãy chọn mua một hãng có tiếng, vì khi chế tạo thớt họ dùng keo dán có thành phần fooc-man-đê-hit tương đối thấp. Chất này khi xâm nhập vào thực phẩm, người ăn phải sẽ dẫn đến loét dạ dày, thậm chí là thủng, bục dạ dày.

Thớt nhựa: khá nhẹ, dễ dàng mang theo, nhưng phần lớn là do các anken, polyetylen tạo thành. Khi có nhiệt độ cao sẽ nóng chảy và sản sinh mùi nhựa. Loại thớt không đạt tiêu chuẩn còn tiết ra các chất hoá học có hại với cơ thể. Cho nên loại thớt này chỉ thích hợp thái các loại rau tươi và hoa quả.

Trong 3 loại thớt đã giới thiệu ở trên bạn không hề thấy xuất hiện nhân tố gây ung thư đúng không? Đừng vội, bây giờ chúng ta hãy cùng xem nhé!

Nhân tố gây ung thư trên thớt chủ yếu là các loại nấm do các cặn thức ăn thừa trên mặt thớt biến chất tạo thành. Trong đó độc tố nấm mốc là đáng sợ nhất và là nhân tố cấp 1 dẫn đến ung thư. Nếu một lần chỉ cần nuốt phải 1 mg độc tố này cũng có thể gây ra ung thư, và 20mg có thể gây tử vong.

4 từ “gia đình ung thư” mà bài viết đề cập tới phần mở đầu chính là muốn nói do thớt dùng trong gia đình vệ sinh không sạch để độc tố nấm mốc có cơ hội thâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Các bạn thân mến, đến đây bạn có nhận ra điều gì không? Thớt trong nhà nhất định phải rửa thật sạch, không được để nảy sinh mầm mống cái chết.

Nhưng chỉ rửa bình thường thì không thể rửa sạch hết độc tố nấm mốc, chúng rất giỏi chịu nhiệt độ cao, cần phải trên 280oC mới có thể tiêu diệt chúng. Nếu bạn chỉ dùng nước sôi 100oC thì chẳng có tác dụng gì với chúng. Tôi sẽ mách bạn một mẹo nhỏ: nấm mốc không chịu được kiềm, bạn chỉ cần dùng chất có tính kiềm mạnh là có thể diệt trừ chúng rồi!

Cách lựa chọn thớt gỗ an toàn
Trên bề mặt thớt bẩn chứa hàng triệu con vi khuẩn có khả năng gây bệnh như salmonella gây viêm dạ dày, ruột, sốt thương hàn và Ecoli gây tiêu chảy. Chính vì thế, bạn cần chọn mua, bảo quản, sử dụng thớt thích hợp với mục đích và từng nhóm thực phẩm khác nhau để giữ gìn sức khỏe cho cả gia đình.

Thớt gỗ có độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức ăn. Chúng có nhược điểm là dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong vênh, có mùn, nứt, dễ mục. Vì thế, khi sử dụng thớt gỗ, bạn lưu ý:

- Chọn thớt độ dày đều, không có mắt gỗ.

- Khi mới mua về, nên ngâm thớt trong nước muối mặn theo tỷ lệ: 200g muối/1lít nước, trong 24 giờ, sau đó phơi khô thoáng. Điều này giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.

Phương pháp làm sách thớt hàng ngày:
Sử dụng dấm để để rửa và khử trùng cho thớt.
Thớt khi đã dùng để cắt cá, thịt thường sẽ lưu lại trên đó mùi tanh rất khó làm sạch. Lúc này chúng ta chỉ cần dùng giấm ăn hàng ngày liền có thể làm mất đi mùi tanh hôi. Đổ một ít giấm lên mặ thớt, dùng chiếc giẻ sạch để lau vài lần, sau đó rửa lại bằng nước sạch, đặt thơn lên vị trí sạch sẽ thoáng mát để làm khô là được.

Dùng nước sôi để khử trùng
Sau khi sử dụng thớt, nếu như bạn muốn vệ sinh thớt. Sử dụng nước lã để làm sạch những vết bẩn bám trên bề mặt, sau đó có thể dùng nước đun sôi để rửa sạch thớt như vậy có tác dụng khử trùng vi khuẩn và những vết bẩn. Thớt đã được rửa sạch phơi nơi thoáng mát để làm 
khô.
Dùng muối ăn, trái chanh để làm sạch và khử trùng
Cách 1: Làm ướt thớt, rắc một lớp muối mỏng lên bề mặt, để chừng nửa tiếng sau rửa sạch, như vậy có thể diệt được rất nhiều vi khuẩn đảm bảo thớt vệ sinh sạch sẽ.

Cách 2: Cắt trái chanh làm đôi và vắt nước lên trên bề mặt của thớt, sau đó rắc muối vào những chỗ có nước chanh.
Dùng miếng chanh đã cắt, chà xát lên bề mặt của thớt theo hình vòng tròn, cho hỗn hợp chanh muối làm sạch bề mặt thớt. Sau đó rửa thớt dưới vòi nước đang chảy rồi dùng khăn thấm khô. Lặp lại quá trình trên với mặt sau của thớt


Dùng gừng tươi để khử trùng
Chỉ cần một mẩu gừng tươi nhỏ chà sát lên mặt thớt sau khi đã rửa qua một lần. Sau đó lại dùng nước sạch rửa sạch, rồi lại chà sát thêm một lần nữa lần nữa. Làm vài lần như vậy là có thể loại bỏ mùi tanh bám trên thớt.
Phơi dưới nắng to
Nếu như thời tiết tốt, có thể lấy thớt ra phơi dưới nắng to. Tia UV không những sẽ giúp diệt được vô số vi khuẩn, hơn nữa còn có thể loại bỏ được nước ẩm ướt tích lũy ở trong thớt giữ cho thớt luôn sạch sẽ và khô ráo.

Sử dụng riêng thớt chuyên biệt
Nếu như có điều kiện tốt nhất nên có hai chiếc thớt để dùng, một chiếc thái đồ sống một chiếc thái đồ chín, như vậy có thể phòng tránh vi khuẩn lây nhiễm chéo.

Quỳnh Chi  (Theo Meirihaowen)

Hiểm họa ung thư gan đến từ thớt, đũa gỗ bị mốc

Theo như thông tin gần đây được chia sẻ, sử dụng thớt và đũa gỗ bị mốc có thể gây ung thư gan. Thực hư có thật hay không.

Gần đây, cư dân mạng đang truyền tay nhau một đoạn chia sẻ được đăng trên một trang Facebook cá nhân. Đó là đoạn cảnh báo về một gia đình người Trung Quốc có tới 3 người mắc ung thư gan, và nguyên nhân đến từ việc sử dụng thớt gỗ, đũa gỗ bị mốc.


Thớt, đũa mốc có thể gây ung thư?
Theo như đoạn chia sẻ, việc sử dụng thớt gỗ lâu ngày trong điều kiện thiếu vệ sinh sẽ khiến cho thớt dễ lên mốc, để rồi tạo ra aflatoxin - một hoá chất rất nguy hiểm có khả năng gây ung thư.

Đoạn chia sẻ hiện đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Nhưng thực hư thì thế nào?

Không phải nấm mốc nào cũng có Aflatoxin

Aflatoxin từ lâu đã được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) xếp vào hàng hoá chất cực độc, và là một trong những tác nhân gây ung thư. Hoá chất này sinh ra từ nấm mốc, có dạng tinh thể trắng, không bị phân huỷ khi đun nấu thông thường nên rất khó xử lý.

Có 17 loại aflatoxin khác nhau nhưng thường gặp và độc nhất là aflatoxin B1. Được biết, 83% số bệnh nhân bị ung thư gan có sự xuất hiện của aflatoxin B1 trong đó.

Aspergillus flagus

Tuy nhiên, không phải nấm mốc nào cũng tạo ra Aflatoxin. Theo một số nghiên cứu của FDA thì chỉ 2 loại nấm duy nhất có thể hình thành Aflatoxin là 2 chủng nấm mốc Aspergillus flagus và Aspergillus parasiticus, và chúng không phải loại nấm trên thớt hoặc đũa gỗ.

Trên thực tế, Aspergillus flagus và Aspergillus parasiticus chủ yếu phân bố trên các loại nông sản được bảo quản không tốt như ngũ cốc, hạt có dầu (lạc, đậu tương...), các loại gia vị (ớt, tiêu, nghệ)... Và như đã nêu, Aflatoxin không dễ bị phân huỷ khi đun nấu thông thường, nên các sản phẩm như cơm, xôi, thậm chí cả rượu lên men từ gạo mốc cũng sinh ra aflatoxin.

Aflatoxin thường hình thành trên các loại ngũ cốc bảo quản không cẩn thận

Aflatoxin cũng có thể gây nguy hiểm cho gia súc nếu ăn phải. Vậy nên, từ lâu các chuyên gia đã khuyến cáo tuyệt đối không tiếc tiền mà cho gia súc, gia cầm ăn nông sản đã bị mốc.

Tóm lại, có thể kết luận được thông tin đang được chia sẻ là không chính xác. Chúng ta có thể nhiễm độc khi hấp thụ aflatoxin, nhưng đó là qua việc ăn phải thực phẩm không sạch. Đũa mốc và thớt mốc không liên quan trong chuyện này.

Nhưng cũng đừng sử dụng đũa mốc, thớt mốc
Vì dù không tạo ra độc tố gây ung thư gan, các loại nấm trên đũa hoặc nấm mốc có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của bạn, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các biến chứng nguy hiểm hơn. Hơn nữa, hãy nghĩ đến cảnh miếng thịt bạn đang ăn được thái trên một chiếc thớt đầy mốc, bạn còn muốn ăn nữa không?

Hãy rửa sạch thớt bằng muối và giấm sau khi sử dụng

Vậy nên, hãy đảm bảo rằng bạn cần vệ sinh thớt nhà mình thật cẩn thận sau khi sử dụng. Lưu ý để thớt ở nơi khô ráo, tránh những nơi ẩm ướt - môi trường hoàn hảo để hình thành nấm mốc.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên sử dụng thớt bằng nhựa cứng. Loại thớt này có ưu điểm là rẻ, cứng cáp bền vững và có phần bắt mắt. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu từ trường ĐH California, thớt nhựa có khả năng lưu trữ vi khuẩn rất cao, cao hơn rất nhiều so với thớt gỗ, thậm chí ngay cả sau khi chùi rửa.

Nguồn: US National Library (Theo J / Trí Thức Trẻ)

1 nhận xét:

  1. Dự án căn hộ Ecogreen City Tây Nam Kim Giang, Nguyễn Xiển |
    Chung cư cao cấp chung cư imperial plaza 360 giải phóng 360 Giải Phóng |
    Dự án Du an chung cu sao anh duong bản giao hưởng xanh |
    Chung cư sunshine Place nhịp sống Âu trong lòng phố Việt |
    Dự án Chung cư Vinhomes Riva City Hải Phòng - Khu đô thị bậc nhất |
    Dự án chung cư Chung cư FLC Phạm Hùng Phạm Hùng |
    Dự án liền kề roman plaza khu đô thị đắc địa nhất HN |
    Căn hộ du an chung cu ha tinh tiên phong thị trường bds bình dân |
    Dự án chung chung cu hateco Trần Hữu Dực kéo dài |
    Dự án chung cu tran thu do số 2 trần thủ độ |
    liền kề roman plaza
    liền kề roman plaza
    liền kề roman plaza

    Trả lờiXóa