Với khả năng tiêu diệt 12.000 tế bào ung thư trên mỗi tế bào khỏe mạnh, ngải đắng có đủ điều kiện để được liệt vào danh sách các phương pháp điều trị ung thư đang ngày càng tăng.
Ngải cứu có thể tiêu diệt 12.000 tế bào ung thư /tế bào khỏe mạnh.
Theo các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Life Sciences, Cancer Letters, và Anticancer Drugs, artemisinin, một dẫn xuất của cây ngải cứu trước đây thường được sử dụng trong y học Trung Quốc, có thể tiêu diệt các tế bào ung thư với tỷ lệ 12.000 tế bào ung thư trên mỗi tế bào khỏe mạnh, có nghĩa là nó có thể là một thuốc ít tác dụng phụ.
Điều tuyệt vời là một mình artemisinin có thể tiêu diệt các tế bào ung thư có chọn lọc trong khi những tế bào bình thường không bị ảnh hưởng. Artemisinin có tính chọn cao hơn khoảng 100 lần đối với các tế bào ung thư hơn các tế bào thường. Nó còn có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư mạnh gấp 34.000 lần so với với các chất có cấu trúc tương tự.
Henry Lai và đội ngũ các nhà nghiên cứu từ Đại học Washington đã lợi dụng khả năng hấp thụ sắt của tế bào ung thư, họ kết hợp artemisinin với sắt để tăng khả năng tiêu diệt ung thư của artemisinin. Các nhà khoa học gọi hợp chất này là con ngựa Trojan.
Vì các tế bào ung thư nhận biết transferrin, một loại protein chứa sắt trong máu, như protein vô hại tự nhiên, nên chúng hấp thu hợp chất mà không biết rằng một quả bom artemisinin đang ẩn dấu bên trong.
Từ nhiều thế kỷ trước, Trung Quốc đã sử dụng chiết xuất từ cây ngải đắng để chữa bệnh. Nhưng cách điều trị này đã biến mất từ lâu và mới được phát hiện trở lại nhờ vào một bản thảo cổ đề cập đến công thức thuốc.
Trung Quốc đã sử dụng chiết xuất từ cây ngải cứu để chữa bệnh từ nhiều thế kỷ trước.
Hiện Đại học Washington đã cấp phép cho Artemisia Biomedical Inc., một công ty do Lai, Sasaki và Narendra Singh thành lập ở Newcastle, Washington, để tiếp tục phát triển và thương mại hóa “con ngựa Trojan”. Thử nghiệm trên người sẽ mất ít nhất vài năm nữa.
Artemisinin đã có sẵn, Sasaki nói và hy vọng hợp chất của họ có thể được sản xuất với giá rẻ để giúp bệnh nhân ung thư tại các nước đang phát triển.
FDA đã phê duyệt cho phép sử dụng artemisinin để điều trị sốt rét, rất an toàn và dễ sử dụng. Nó không tốn kém và có tác dụng trên tất cả các loại ung thư nhưng hiện tại vẫn chưa tìm được phương thức điều trị phù hợp. Các nhà khoa học thực sự cần thêm thời gian để tìm ra cách điều trị ưu thế hơn cả điều trị bằng chiếu xạ, phẫu thuật và hóa trị cho bệnh nhân ung thư.
Dưới đây là bản tóm tắt nghiên cứu:
Artemisinin phản ứng với sắt để tạo thành các gốc tự do tiêu diệt các tế bào. Vì các tế bào ung thư hấp thu số lượng tương đối lớn chất sắt hơn các tế bào bình thường, nên chúng nhạy cảm hơn với tác dụng độc hại của artemisinin.
Trong nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng artemisinin có hại với các tế bào ung thư hơn tế bào bình thường. Trong nghiên cứu hiện tại, chúng ta gắn đồng hóa trị artemisinin lên huyết tương mang sắt. Chúng được vận chuyển vào tế bào, và hoạt động thông qua sự tiêu hóa nội bào qua trung gian. Các tế bào ung thư có nhiều gốc tự do này hơn trên bề mặt và tiêu hóa nội bào cũng diễn ra mạnh mẽ hơn các tế bào bình thường.
Nhờ những phát hiện đó, hợp chất này hoàn toàn có khả năng được phát triển thành một loại thuốc mang lại hy vọng mới cho các bệnh nhân ung thư.
Minh Tâm, theo Cosmic Scientist
Tác dụng phong thủy của cây ngải cứu
Cây ngải cứu là một loài thực vật rất phổ biến và thân thuộc với đời sống của chúng ta, là phương thuốc chữa bệnh dân gian, cũng đồng thời là một món ăn ngon miệng.
Có lẽ, chính bởi vì sự gần gũi đó, cây ngải cứu đã đi vào đời sống tinh thần của con người, mang một ý nghĩa văn hóa rất đậm nét.
Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, tính ôn, nhập tỳ can thận. Sách “Bản thảo cương mục” viết: “Lá ngải cứu có thể dùng làm thuốc, tính ôn, vị đắng, không độc, tính thuần dương, thông mười hai kinh lạc, có tác dụng hồi dương, lý khí hoạt huyết, trừ hàn thấp, cầm máu, an thai…, cũng thường được dùng trong châm cứu”. Do đó, ngải cứu là một vị thuốc thường thấy trong dân gian từ rất lâu đời, dùng để cầm máu, giảm đau, sát trùng, kháng khuẩn, chữa đau bụng, phong thấp… Thân và lá ngải cứu đều có mùi thơm, có thể xua đuổi ruồi muỗi, thanh lọc không khí, kháng khuẩn. Hơn nữa, xông hơi ngải cứu còn tác dụng dưỡng sinh, có lợi cho sức khỏe.
Theo truyền thuyết, vị danh tướng thời Hán - Phiêu Kỵ tướng quân Hoắc Khứ Bệnh trong một lần hành quân, để tìm được nguồn nước, ông bèn cho người đào xuống đất một cái hố, chất cỏ ngải cứu vào hố rồi đốt cho khói bốc lên thật dày, sau đó dùng đất lấp kín hố lại. Nếu như xung quanh đó chỗ nào có khói bốc lên, thì chỗ đó có nguồn nước. Truyền thuyết này không biết có chính xác hay không, nhưng có thể thấy đặc tính xua lạnh trừ ẩm thấp của loài cỏ này.
Thời cổ đại, ngải cứu có thể được dùng để xem bói như cỏ thi. Thời nguyên thủy cho đến thời Thương Chu, người xưa thường dùng mai rùa và cỏ thi để bói toán. Các học giả đời sau nghiên cứu khảo chứng rằng, rất có thể loại cỏ thi mà người cổ đại dùng chính là cái loài ngải trừ tà ngày nay.
Ngoài ra, ngải cứu còn là một loại nhiên liệu để nhóm lửa rất tốt. Vào thời xưa, lửa rất quan trọng với con người và do đó, cây ngải cứu cùng những đặc tính thần kỳ của nó đã có một vị trí hết sức quan trọng. Sách “Nhĩ Nhã” gọi ngải cứu là “băng đài”, vì người xưa đem lá ngải giã nhỏ, sau đó đặt dưới tụ điểm của miếng băng đá hoặc miếng kính lõm bằng đồng để châm lửa.
Có lẽ chính vì những đặc điểm kỳ diệu đó của loài cỏ này mà trong phong thủy, ngải cứu được tôn sùng là một thứ cỏ thần có thể trừ tà, khử chướng khí, xua cái lạnh lẽo ẩm thấp, tinh lọc bách độc. Đối với người xưa, bệnh tật, ruồi muỗi, rắn rết cũng chính là những loài ma quỷ tai ác hại người, do đó, họ thường treo ngải cứu lên trước cửa nhà, vừa để xua đuổi ruồi muỗi rắn rết, vừa để xua đuổi tà ma, nhất là vào ngày Tết Đoan Ngọ. Sách “Kinh Sở tuế thời ký” viết: “Con người hái lá ngải cứu, đem treo trước cửa nhà, có thể trừ khí độc”.
Ngải cứu là vật thuần dương, trong phong thủy có thể dùng để chuyển hóa năng lượng trên các đồ vật, đồ gia dụng cũ. Theo quan niệm ngày xưa, đốt một ít lá ngải cứu đem xông trước những đồ vật hoặc đồ gia dụng cũ khoảng ba mươi giây, có thể trừ khử khí xấu của đồ vật cũ, đem đến tài vận thịnh vượng, mọi việc xuôi chèo mát mái.
Trần Hoàng Ly (Đầu tư Bất động sản)
Rùng mình trước những tác dụng phụ đáng sợ của lá ngải cứu
Tuy có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều ngải cứu cũng có thể gây ra ngộ độc, chân tay rung giật, ảo giác, viêm thần kinh...
Ngài cứu hay còn gọi là ngải điệp, có vị đắng, cay ấm, làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều. Lá ngải sao cháy có tác dụng cầm máu.
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính. Dùng ngoài, có thể làm cho niêm mạc da bị nóng rát, đỏ ửng. Dùng uống trong với liều khoảng 3-5g có tác dụng kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, ăn ngon miệng hơn. Nhưng dùng liều cao có thể dẫn tới phản tác dụng hoặc bị trúng độc. Sau đây là một số tác hại khi ăn ngải cứu quá nhiều.
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính
Dễ gây sảy thai
Khi có thai, nếu chị em ăn ngải cứu với tần suất 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Nó có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Chính vì thế, phụ nữ có thai nên chú ý khi ăn ngải cứu để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Khi có thai, nếu chị em ăn ngải cứu với tần suất 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Nó có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Chính vì thế, phụ nữ có thai nên chú ý khi ăn ngải cứu để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai dễ gây sảy thai hoặc sinh non
Gây biến chứng đối với người bị viêm gan
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
Nguy hiểm đối với người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thế nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
Ngải cứu có thể gây nguy hiểm đối với người bị rối loạn đường ruột cấp tính, người bị viêm gan
Gây ngộ độc
Nếu dùng với liều 3 - 5g ngải cứu khô (9 - 15g ngải cứu tươi), có thể giúp kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, cho bạn cảm giác ăn ngon miệng hơn. Nhưng nếu bạn dùng liều cao và thường xuyên có thể phản tác dụng hoặc bị ngộ độc.
Biểu hiện của ngộ độc thông thường là miệng và họng bị kích thích nhẹ, cảm giác khô, khát. Sau khoảng nửa giờ do dạ dày, ruột bị viêm cấp tính, sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị; đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, nôn…
Ảnh hưởng thần kinh
Nếu dùng quá nhiều ngải cứu, thần kinh trung ương của bạn có thể bị hưng phấn quá mức, dẫn tới cục bộ hoặc toàn thân co giật. Sau vài lần có thể khiến chân tay co cứng, nói nhảm, thậm chí tê liệt do các tế bào não bị tổn thương. Sau khi được điều trị, bạn vẫn có thể phải hứng chịu một số di chứng về mất trí nhớ, ảo giác...
Theo vtc.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét